Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu mẹ cần cảnh giác!

Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh; trước tiên MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu vết mổ đẻ bị nhiễm trùng là gì trong bài dưới đây nhé.

Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Vết thương bị nhiễm trùng là tình trạng vết thương bị nhiễm vi khuẩn hoặc có các vi sinh vật khác cư trú. Tình trạng này gây ra sự chậm lành vết thương hoặc làm vết thương xấu đi. Hầu hết các vết thương bị nhễm trùng thường bị nhiễm khuẩn.

Tình trạng vết thương bị nhiễm trùng xảy ra khi khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải hoặc không thể đối phó với sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Nhiễm trùng vết thương do phẫu thuật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Có nhiều yếu tố rủi ro gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh như:

  • Béo phì
  • Sinh mổ trước đó
  • Chuyển dạ hoặc phẫu thuật kéo dài
  • Chăm sóc trước khi sinh kém (ít đến bác sĩ)
  • Dùng steroid lâu dài (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch)
  • Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn ức chế miễn dịch (như HIV)
  • Viêm màng ối (nhiễm trùng nước ối và màng bào thai) khi chuyển dạ
  • Mất máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ, sinh nở hoặc phẫu thuật
  • Thiếu kháng sinh dự phòng hoặc mổ cấp cứu

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

hình ảnh dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

Sau khi sinh mổ, bạn cần theo dõi tình trạng của vết mổ sau sinh và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh dưới đây cần phải sắp xếp thời gian đến bệnh viện sớm nhé.

  • Đi tiểu đau
  • Đau bụng nặng
  • Sốt cao hơn 38ºC
  • Chảy mủ từ vết mổ
  • Sưng, nóng, đỏ, đau chỗ vết thương
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Chảy máu có cục máu đông lớn
  • Chảy máu làm ướt một miếng băng trong vòng một giờ
  • Đau ở chỗ rạch không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn

>> Bạn có thể xem thêm: Tụ dịch sẹo vết mổ tử cung sau sinh: Mẹ sinh mổ cần cẩn trọng điều này!

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng sau sinh xảy ra sau 30 ngày sinh mổ và được phân thành 3 loại sau:

Nhiễm trùng bề mặt: Liên quan đến phần nông gồm da và mô dưới da của vết mổ. Bạn có thể có các triệu chứng từ vết mổ như chảy mủ, sưng, đau, đỏ, …

Nhiễm trùng vết mổ sâu: Liên quan đến các mô mềm sâu hơn như cân, cơ. Các triệu chứng như sưng, nóng đỏ, đau vùng vết mổ, chảy mủ, nứt vết mổ tự phát, siêu âm hay thăm khám phát hiện nhiễm trùng lan đến các lớp sâu. Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, các xét nghiệm cận lâm sàng bất thường.

Nhiễm trùng cơ quan hoặc các khoang: Nhiễm trùng sâu ảnh hưởng đến cơ quan xung quanh vết mổ như viêm hay áp xe khoang phúc mạc, nhiễm trùng quanh tử cung. Triệu chứng toàn thân thường rầm rộ, sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, đau vùng vết mổ, tử cung ấn đau… Các xét nghiệm cận lâm sàng và hình ảnh bất thường giúp hổ trợ chẩn đoán.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ lưu lại ngay 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp nhé!

Điều trị nhiễm trùng vết mổ

Sau khi bạn đã hiểu rõ hơn tình trạng vết mổ sau sinh nhiễm trùng; chúng ta cần tìm hiểu thêm về cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Điều trị nhiễm trùng vết mổ sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng: nhiễm trùng bề mặt, nhiễm trùng sâu hay nhiễm trùng nội tạng hoặc các khoang cơ thể (khoang phúc mạc).

– Liệu pháp kháng sinh: Thường là đường tĩnh mạch, tốt nhất là nuôi cấy định danh vi khuẩn làm kháng sinh đồ trước khi điều trị, sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và điều chỉnh theo lâm sàng + kháng sinh đồ.

– Làm sạch vết thương đúng cách: Làm sạch vết thương định kì, loại bỏ mô chết, mủ, máu; có thể cần dẫn lưu vết thương, tháo bỏ chỉ khâu, để hở, may lại thì hai.

Mổ lại để giải quyết ổ nhiễm trùng: Trong trường hợp nhiễm trùng cơ quan hay khoang cơ thể, có thể cần mổ lại để giải quyết ổ nhiễm trùng.

Thời gian điều trị dài ngắn, ngoại trú hay nội trú, các xét nghiệm cần làm,… tuỳ mức độ và đáp ứng của bệnh nhân.

Ngăn ngừa vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng

Ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần nắm rõ các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau đây:

1. Sau khi từ bệnh viện về nhà

  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi, tránh gắng sức, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn, tuy nhiên không phải nằm trên giường bất động. Khi còn đau, cần tập vận động tại chỗ, đi lại nhẹ nhàng. Khi hết đau nên sinh hoạt, nghỉ ngơi tương đối.. Vận động là yếu tố rất quan trọng cho việc phục hồi vết thương, tránh nhiễm trùng vết mổ cũng như nhiễm trùng hậu sản khác.
  • Thử nghiệm với các tư thế cho con bú: Bạn có thể bắt đầu cho con bú sau khi sinh mổ. Bạn nên áp dụng các tư thế cho con bú trong giai đoạn hồi phục vết mổ như tư thế bế cặp chặt, tư thế nằm cho bú… để vết mổ không bị đau.
  • Tìm cách giảm đau: Để làm dịu vết mổ, bác sĩ có thể khuyên dùng ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.

>> Xem thêm: Để dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ hiệu quả, mẹ phải lưu tâm điều này!

2. Cách làm sạch vết mổ

  • Bạn nên thay băng 1 ngày/lần hoặc khi miếng băng bị dơ hoặc ướt. Sau vài ngày khi vết thương khép miệng và khô, có thể để hở và vệ sinh mỗi ngày 1 lần.
  • Đừng cố rửa sạch vùng da quanh vết thương bị dính keo của miếng băng. Bạn có thể tắm và lau khô vết mổ bằng khăn sạch.
  • Giữ vùng vết thương sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng nhẹ và nước. Tuy nhiên, bạn không nên chà vào vết thương, chỉ cần để nước chảy qua vết thương khi tắm là đủ.
  • Đừng ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi, cho đến khi bác sĩ cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần kiêng để vết thương ngâm nước cho đến 3 tuần sau khi phẫu thuật.

3. Khi sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi tương đối
  • Tránh làm việc nặng, môi trường nóng nực
  • Tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể mỗi ngày, không nằm phòng tối, ẩm, nóng
  • Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, cho con bú mẹ

[inline_article id= 301787]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh rồi. Hãy luôn đảm bảo thực hiện đúng các cách ngăn ngừa nhiễm trùng để vết mổ được hồi phục nhanh chóng nhé.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹ lưu lại ngay 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp nhé!

Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật trên vùng bụng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường vào vùng bụng, xẻ một đường ở thành trước tử cung để đưa thai nhi ra ngoài. Mặc dù sinh mổ có những ưu điểm nhất định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ

Vết mổ sau sinh nếu bị viêm, nhiễm hoặc bị tác động ngoại lực từ bên ngoài rất dễ bục, rách. Sau đây là một số dấu hiệu mẹ cần lưu tâm vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ đẻ hoặc bục vết mổ đẻ.

  • Vết mổ sau sinh bị đau nhói bên trong.
  • Sốt, vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng gây nóng rát.
  • Vết mổ sau sinh bị cứng và đau
  • Cảm thấy nhói mỗi khi cử động.
  • Vết mổ có thể tiết dịch, mùi hôi
  • Vùng bụng dưới bị đau tức, ngực bị cương đau.
  • Vết mổ có dấu hiệu bị hở, rỉ máu, thịt bên trong có vẻ như lồi ra. 

Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, mẹ cần nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế địa phương để được xử lý kịp thời, tránh vết mổ sau sinh nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí đây còn là dấu hiệu bục vết mổ đẻ khi mang thai.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sinh mổ nên ăn rau gì để sữa về nhiều và mẹ nhanh hồi phục sức khỏe?

Yếu tố nguy cơ gây bục vết mổ đẻ

Ngoài nhận biết dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ cần biết nguy cơ để phòng tránh. Đó là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ bản thân khỏi biến chứng nguy hiểm này. 

Vết mổ đẻ tăng nguy cơ rủi ro, dễ bục hoặc nhiễm trùng nếu:

  • Việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau sinh chưa đúng cách khiến vết thương nhiễm khuẩn, vết mổ đẻ bị sưng mủ.
  • Vận động quá mạnh sau sinh mổ không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến vết mổ, dễ khiến vết mổ xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ khi mang thai.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Quan hệ sớm sau sinh, nhất là các tư thế, hành động mạnh bạo có thể ảnh hưởng tới vết mổ, làm động vết mổ, dẫn đến rách. Đây cũng là dấu hiệu bục vết mổ đẻ khi mang thai xong.
  • Vết mổ bị ngâm trong nước cũng dễ bị bục, bung chỉ.
  • Việc ho, hắt hơi quá mạnh nhưng không dùng tay đỡ bụng cũng có thể khiến vết mổ bị bục, đứt chỉ.
  • Chà sát, bôi kem khi vết mổ chưa lành cũng sẽ khiến mẹ đau vết mổ sau sinh.
  • Vệ sinh không đúng cách

Do đó để tránh nguy cơ bục vết mổ đẻ sau sinh, mẹ cần chăm sóc và kiêng cữ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có nguy hiểm không?

Vết mổ bao lâu thì lành? Dấu hiệu vết mổ đang lành tốt

Vết mổ bao lâu thì lành? Dấu hiệu vết mổ đang lành tốt

Vết khâu từ các ca sinh mổ sẽ có mức độ lành khác nhau, do đó dấu hiệu vết mổ đang lành của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Các vết khâu trên da sẽ lành sau 5-10 ngày. Các vết khâu bên dưới (trong lớp cơ) sẽ mất nhiều thời gian hơn và sẽ không lành hoàn toàn trong 12 tuần.

Về cơ bản, sau 2 tuần, vết mổ đẻ trông tốt lên rất nhiều. Ở tuần đầu tiên, nếu mẹ chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc không bị nhiễm trùng hậu sản, các lớp da bên ngoài sẽ bắt đầu kết dính với nhau. Lúc này sẽ khó xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Dấu hiệu vết mổ đang lành là vết mổ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vết mổ liền miệng sẽ tạo thành một đường mảnh. Ở một số mẹ khác, vết mổ có thể dày và rộng hơn, phần da nhô cao. 

[key-takeaways title=””]

Khoảng 3 tháng sau sinh, vết thương có thể được xem là lành, không còn lo bục vết mổ đẻ. Tuy nhiên, vết mổ tử cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đó là lý do bác sĩ khuyên khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ là 2-3 năm.

[/key-takeaways]

Trong quá trình chăm sóc vết mổ đẻ, mẹ hãy thường xuyên theo dõi để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Hơn nữa, mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bục vết mổ đẻ hay nhiễm trùng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành và Top 5 sản phẩm giảm đau tầng sinh môn cho mẹ sinh thường

Lưu ý để vết mổ nhanh lành, không bị bục hoặc nhiễm trùng

Bên cạnh dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ cần biết cách chăm sóc vết mổ để nhanh lành. Từ đó, mẹ cũng hạn chế tối đa nguy cơ bục vết mổ hoặc nhiễm trùng.

Không nhấc vật nặng hoặc vận động mạnh: Điều này sẽ làm căng cơ bụng, nhất là trong 3 tháng đầu. Từ đó, gây đau và tăng nguy cơ gây bục vết mổ đẻ.

Tập đi bộ: Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị xơ hóa tử cung. Nhưng nếu đi lên hoặc xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận. Mẹ cần đi chậm rãi để tránh va chạm vết thương. Nếu muốn tập thể dục, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không để vết mổ tiếp xúc với nước: Để vết mổ nhanh lành, bạn không nên để vết mổ tiếp xúc với nước cho đến khi vết mổ khô hoàn toàn.

Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết mổ: Mẹ không được chạm vào vết mổ nếu chưa rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cũng tránh chà xát hoặc ấn vào vết mổ để tránh gây ra các dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Mặc quần áo vừa vặn: Mẹ tránh mặc quần áo bó sát gây ma sát làm đau, nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Dùng kem dưỡng chứa vitamin E: Sau khi vết mổ liền miệng và khô hẳn, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm có vitamin E thoa lên vùng vết thương để bổ sung độ ẩm.

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Những thực phẩm quan trọng sau sinh mổ là thịt, sữa, trứng, đậu nành và các loại hạt. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung vitamin C, giúp xây dựng thành tế bào, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ: Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón. Vì táo bón sẽ gây áp lực lên ổ bụng, tác động đến vết mổ. Đây cũng là một trong những nguyên gây ra các dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Không nên lái xe trong 45 ngày sau khi phẫu thuật: Điều này giúp ngăn ngừa bục vết mổ đẻ.

Kiêng quan hệ: Mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ ít nhất 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn

Những lưu ý để vết mổ nhanh lành, không bị bục hoặc nhiễm trùng

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Ngoài việc theo dõi để nhận biết dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ hãy cố gắng chú ý đến cơ thể nhiều hơn, nhất là trong 6 tuần đầu sau sinh. Vì đây là giai đoạn mẹ trải qua nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần cũng như dễ mắc các bệnh hậu sản.

[inline_article id=288812]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có nguy hiểm không?

Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ
Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có sao không?

Hầu hết các vết thương sau sinh mổ đều lành và chỉ để lại một đường sẹo mờ, không lồi ở phía trên “vùng kín”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết mổ sau sinh bị cứng; vết mổ sau sinh bị mưng mủ, chảy dịch, tấy đỏ khá nguy hiểm.

Vì sao vết mổ sau sinh bị cứng?

Khi sinh mổ, cơ thể bạn sẽ chịu 2 vết rạch. Một đường rạch trong tử cung và một đường rạch ở bụng dưới. Mẹ có thể cảm thấy vết thương sau sinh bị đỏ, hơi đau, thậm chí có dịch trong suốt chảy ra. Điều này là bình thường ở 1-2 tuần đầu tiên.

Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này có phần nặng nề hơn về mức độ, vết mổ sau sinh bị mưng mủ, cứng sưng, thì đó là dấu hiệu viêm nhiễm.

Một cuộc khảo sát cho thấy có từ 2-15% các ca sinh mổ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Nguyên nhân do vết thương tiếp xúc với vi khuẩn và các vi trùng trong môi trường. Các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết mổ sau sinh khác nhau, chẳng hạn viêm mô tế bào hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

[inline_article id=150808]

Vi khuẩn Staphylococcus aureus là “thủ phạm” phổ biến gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Ngoài ra còn có vi khuẩn Enterococcus và Escherichia coli (E.coli). Nhiễm trùng có thể cục bộ, hoặc lan rộng sang các mô và tấn công một cơ quan nào đó, chẳng hạn bàng quang hay đường tiết niệu.

Tuổi tác, tình trạng thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, mang thai đôi cũng có thể gia tăng nguy cơ vết mổ sau sinh bị mưng mủ. Những chị em phải kiểm tra âm đạo quá nhiều lần, quá trình sinh nở và ca mổ diễn ra quá lâu, sử dụng gây mê ngoài màng cứng hoặc phụ nữ thường xuyên sảy thai thì cũng dễ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, hoặc vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng cứng, mưng mủ.

Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (uống một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu thuật và kết thúc trong vòng 24 giờ) cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm.

Vết mổ đẻ bị mưng mủ làm thế nào? Làm sao để tránh tình trạng này xảy ra? Bạn hãy tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân khiến vết mổ bị nhiễm trùng.

nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ không tốt

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

  • Vết mổ bị sưng cứng, sờ thấy u sưng bất thường, vùng da xung quanh tấy đỏ và đau. Bạn có thể ngửi thấy mùi hôi khó chịu từ chỗ vết thương, nhìn thấy dịch trong suốt chảy ra.
  • Vết mổ sau sinh bị chảy mủ
  • Một chỗ nào đó trên vết thương, khi bạn ấn vào thì thấy rất đau.
  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Chân bị đau và sưng.
  • Bụng khó chịu.
  • Sốt trên 38°C, đổ mồ hôi.
  • Đau đầu, đau mình mẩy, ớn lạnh.
  • Lờ đờ, khó tập trung.
  • Vết thương bị bục.

[inline_article id=241004]

Những nguyên nhân khác khiến vết mổ sau sinh bị cứng bất thường

Tụ máu: Máu có thể bị tích tụ ở các mô xung quanh vết mổ, hình thành một cục u và dần dần vùng da xung quanh đó sẽ đổi màu giống như bị bầm. Khoảng 2 tuần sau sinh mổ thì tình trạng này sẽ biến mất, máu sẽ tan và rỉ ra giữa kẽ vết thương.

Mô sẹo: Việc phẫu thuật khiến các mô trong cơ thể bị vỡ, thôi thúc cơ thể sản xuất nhiều collagen hơn để làm lành vết thương. Trong hơn 3 tháng, collagen tích tụ là lượng máu về đây cũng tăng, khiến vết thương (vết sẹo) lồi đỏ lên. Sau đó, collagen ở vết thương sẽ phân giải, lượng máu giảm và vết sẹo sẽ trở nên phẳng mịn, nhạt màu. Sẹo sẽ mờ dần trong 2 năm, sau đó thì không mờ nữa.

vết mổ sau sinh bị cứng có sao không?
Rất hiếm khi mẹ bị sẹo lồi sau sinh

Thoát vị rạch: Sau khi mổ, các cơ thành bụng trở nên yếu hơn và một mô nào đó có thể phồng lên sau lớp cơ yếu ở vùng xương chậu. Nếu bị thoát vị rạch, bạn sẽ cảm thấy đặc biệt đau chỗ vết mổ và đau hơn khi di chuyển, ho hoặc nâng vật nặng.

Lạc nội mạc tử cung: Trường hợp này khá hiếm. Nội mạc tử cung sau khi rụng thì không thoát ra ngoài theo đường kinh nguyệt, mà lại trôi ngược vào khoang xương chậu, dính vào sẹo mổ và các cơ quan ở thành bụng. Mỗi tháng nội mạc tử cung đều rụng, tích tụ hình thành u ở vết mổ. U này đặc biệt đau vào kỳ kinh.

[inline_article id=182166]

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

  • Trước khi bước vào ca mổ, mẹ nên cố gắng duy trì cân nặng ổn định, không quá tăng cân. Đảm bảo đường huyết ổn định.
  • Vết mổ sau sinh có thể bị ngứa bởi vì dây thần kinh ở khu vực này đã bị đứt. Để xoa dịu vết ngứa, bạn có thể thoa kem chống nắng hoặc chườm đá từ 5-10 phút.
  • Không nên đụng chạm, gãi hay chà xát khu vực này. Kể cả sau này, bạn cũng không nhất thiết phải “kì ghét” vết mổ. Khi tắm, bạn để nước xà phòng chảy tự nhiên qua vết thương, sau đó tắm sạch với nước và thấm khô khu vực này.
  • Mặc áo quần rộng rãi, nên để vết thương được khô thoáng giúp tăng tuần hoàn máu, không nên băng gạc. Không mặc quần cọ xát vào vết thương.
  • Nếu chỉ khâu không tự tiêu sau 3 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ để rút chỉ, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu.
  • Dùng miếng dán silicone, gel hoặc kem silicone cũng có thể giúp ngăn ngừa sẹo.
Miếng dán silicone có thể giúp ngăn ngừa sẹo
Miếng dán silicone có thể giúp ngăn ngừa sẹo, mẹ nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng
  • Hạn chế vận động nặng, không tập thể dục cường độ nặng hoặc các động tác đòi hỏi bạn phải gập người, vặn người ở khu vực này. Không mang vác đồ nặng hơn cơ thể.
  • Tránh đi bơi, tắm ngâm mình lâu trong bồn nước, tránh tắm bồn.

Vết mổ sau sinh bị cứng, vết mổ sau sinh bị mưng mủ là một tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Do đó bạn nên phòng ngừa bằng cách không sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, tránh để nhiễm trùng gây ra biến chứng đáng tiếc khiến việc cho con bú mẹ bị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám để phát hiện các trường hợp thoát vị rạch hoặc lạc nội mạc tử cung để có phương hướng điều trị kịp thời.

Xuân Thảo