Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật mẹ nên tham khảo

Thức ăn hằng ngày trong thực đơn ăn dặm của bé cần bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, nếu trẻ chán ăn, mẹ nên tránh không cho con ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính, sẽ làm cháu mất cảm giác ngon miệng, chán ăn. Đồng thời, khi nuôi dạy con chị em nên thay đổi cách chế biến mới để kích thích khẩu vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng.

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật cần có đủ các bữa ăn như sau:

  • 3 bữa ăn chính ( ăn bột hay cơm nhão)
  • 2 bữa ăn phụ (trái cây)
  • Bú sữa (bú mẹ hoặc bú bình khoảng 500-600ml ngày).

Theo đó, nguyên tắc cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng nhẹ cân phải đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm chất bột đường (bột), chất đạm (thịt,cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (rau, trái cây).

thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 1
Bé 10 tháng tuổi cần có thực đơn đa dạng để tránh bị biếng ăn

Nếu thiếu một trong số các thành phần đó đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Ví dụ nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K.. vì các vitamin này được hòa tan trong dầu.

Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-700 ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…). Đặc biệt lưu ý, từ 19h đến sáng hôm sau, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa.

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn gồm những gì?

Một số món ăn dinh dưỡng cho thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật rất đa dạng. Mẹ có thể tham khảo các món cháo cho bé 10 tháng như sau:

Cháo gà nấm rơm

Nguyên liệu

  • Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Gà nạc 30g (2 muỗng canh)
  • Nấm rơm 30g (4 – 5 cái)
  • Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước 250ml (đầy 1 chén)
  • Chút xíu mước mắm iốt hoặc muối iốt

    thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 2
    Món cháo gà nấm rơm vừa dễ làm vừa bổ dưỡng

Cách làm

  • Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã dập nấu sẽ nhanh trong 20 phút – 30 phút với 1 bát nước đầy.
  • Gà nạc, nấm rơm bằm nhuyễn hòa vài muỗng nước cho tan chế vào cháo đã chín cho sôi lại vài phút
  • Đổ cháo ra chén, cho 2 muỗng dầu ăn, nêm hơi nhạt một chút.
  • Có thể cho chút hành ngò băm nhuyễn nếu bé thích.

Cháo lươn khoai môn cà rốt

Nguyên liệu:

  • 15g gạo tẻ, 50g khoai môn, 40g lươn, 40g cà rốt, gia vị: 10g dầu, chút xíu muối hoặc nước mắm

Cách làm:

  • Nấu gạo với khoai môn 45 phút
  • Lươn rửa sạch, bỏ gân đỏ của lươn, hấp và tán nhỏ
  • Cà rốt xắt hạt lựu
  • Cho hỗn hợp cháo và khoai môn vào nồi, cho vào ½ chén nước.
  • Cho cà rốt vào, đậy nắp 5 phút.
  • Sau đó cho lươn vào nồi.
  • Nêm 2 đến 3 giọt nước mắm.
  • Để nguội 2 đến 3 phút, cho 10g dầu ăn vào khuấy đều

    thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 3
    Cháo lươn cũng là một món ăn phù hợp khẩu vị bé 10 tháng tuổi

Bột thịt rau dền

Nguyên liệu

  • Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
  • Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
  • Rau dền 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
  • Chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.

Cách làm

  • Rau dền cắt thật nhuyễn
  • Bột gạo + ít nước hòa tan
  • Thịt băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra
  • Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín
  • Thả rau muống vào nấu sôi lên cho mềm rau, sau đó cho bột vào khuấy tiếp cho chín bột.
  • Trút ra chén cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.
  • Nên nêm nhạt.

[inline_article id=211536]

Cháo ếch lá sen

Nguyên liệu:

  • Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g, hành.

Cách làm

  • Gạo nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Ếch làm sạch, băm nhỏ cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu, hành.
  • Sau đó cho ếch vào ninh cùng cháo, đến khi cháo nhừ hãy cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi.
  • Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị.
  • Đây là bữa sáng cho bé 10 tháng tuổi rất phù hợp.

Thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm

Bé 10 tháng tuổi đã có sự linh hoạt và thích quấn mẹ. Chị em có thể thu xếp thời gian để chăm sóc và cho bé ăn dặm như sau:

  • 7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ rồi chơi trên sàn nhà hoặc trên giường.
  • Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ đưa bé đi dạo hoặc cùng mẹ làm việc nhà.
  • 10h sáng: Bé ngủ khoảng 30 đến 60 phút.
  • 11h: Bú mẹ.
  • 12h – 1h trưa: Ăn trưa. Mẹ nên thường xuyên đổi bữa cho bé với đa dạng các loại bột thịt, bột rau, trứng và sữa.
  • 1h – 2h chiều: Giờ chơi trong nhà (nghe nhạc, chơi bóng hoặc tập đi)
  • 2h chiều: Ngủ 2 đến 3 tiếng trong nôi.
  • 4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi hoặc chơi cùng các bé khác trong nhà.
  • Trước 7h tối: Mẹ tắm cho bé rồi để bé chơi cùng bố.
  • 8h tối: Mẹ đọc truyện và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ và đi ngủ. Bé sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn trong nôi qua đêm.

Nhìn chung khi trẻ biếng ăn, mẹ nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên. Trong giai đoạn này bạn nên dành nhiều thời gian bên bé, giải thích động viên bé.

Đồng thời nên thay đổi thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn. Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn và thời gian ăn không kéo dài quá 30 phút/1 bữa… Các bữa ăn của bé nên hạn chế hoặc không dùng gia vị vì sẽ ảnh hưởng sức khỏe bé

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Công thức chuẩn xác tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Một nghiên cứu gần đây của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong suốt 24 giờ giờ đầu sau khi sinh có thể lên tới 200ml ngày và cần bú mẹ 8 – 12 lần. Lượng sữa mẹ bé tiêu thụ trung bình khoảng 750ml/ ngày đối với các bé từ 1-6 tháng tuổi. Tùy thuộc vào số lần bé bú mỗi ngày, mẹ có thể xác định số lượng sữa bé cần.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng

Vì trẻ sinh non lên khả năng bú, nuốt vfa thở chưa thực sự hoàn chỉnh, chuyện bú không no trong 1 lần là chuyện bình thường. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).

Lượng sữa cho bé ngày đầu tiên

Trẻ sơ sinh trong ngày đầu tiên cần 60-70 ml/kg. Sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho 1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).

Ví dụ: Trẻ sinh 1.500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 70 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 10- 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 8 – 10ml cho/ cữ.

lượng sữa cho trẻ sơ sinh 1
Dựa vào cân nặng mẹ có thể tính được lượng sữa cho bé

Khi trẻ được 8 ngày tuổi

Nếu khoảng cách giữa 2 cữ ăn là 2 giờ thì lúc này sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kg: (70ml thêm + 70ml ngày đầu = 140ml), ta tính theo công thức sau:

(140ml x 1,5kg) / 10 – 12 cữ =  17- 20 ml/cữ.

Sữa bột dành cho trẻ non tháng thì lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Ví dụ: Trẻ ăn 150ml sữa mẹ chỉ nên cho 50ml sữa bột.

Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn:

  • Trẻ 1.500 gram cách 1,5 tiếng.
  • Trẻ 2.000 gram cách 2 tiếng.
  • Trẻ 3.000 gram cách 3 tiếng.

Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Lượng sữa cho bé theo tháng tuổi

Tất cả các cách tính lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh chỉ là ở mức tương đối. Dưới đây là lượng sữa cho bé từ tuần thứ 2 trở đi:

  • Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú
  • Khi bé đang ở giữa từ 2 tháng đến 6 tháng nhu cầu sữa tăng lên khoảng 105-210ml sữa
  • Lúc 6 tháng tuổi trở lên, mỗi lần bú có thể đạt từ 210-240ml sữa. Tổng lượng sữa một ngày khoảng 900ml

Đến tuổi trẻ ăn dặm lượng sữa mỗi ngày bé cần sẽ giảm xuống. Và đến khi bạn đã thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đa dạng thì lượng sữa mỗi ngày cần khoảng 600ml.

Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Dựa theo cân nặng của trẻ để tính tương đối chính xác lượng sữa cho bé. Tùy nhu cầu mà mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp:

1 đến 3 tuần  30 – 90ml x 10 lần/ngày
3 tuần đến 3 tháng 90 – 120 ml x 6 lần/ngày
 3 đến 6 tháng 120 – 230 ml x 5 lần/ ngày
6 đến 9 tháng 70 – 240 ml x 6 lần/ngày
 9 đến 12 tháng 200 – 250 ml x 4 lần/ngày
 12 tháng trở nên 120ml x 4 lần trên ngày

Bảng ml sữa chuẩn cho bé

Dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì lượng ml sữa mỗi ngày cho bé đều tương đương. Đương nhiên, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 Cân nặng của bé  Tổng lượng sữa trong ngày  Lượng sữa mỗi cữ bú
 2.265 gr 390 ml 48.75 ml
 2.491 gr 429 ml 53.625 ml
 2.718 gr 467 ml  58.375 ml
 2. 944 gr 507 ml 63.375 ml
3.171 gr 546 ml 68.25 ml
3.397 gr 584 ml 73 ml
3.600 gr 639 ml 79.875 ml
 3.850 gr 664 ml 83 ml
4.00 gr 720 ml 90 ml
4.303 gr 741 ml 92.625 ml
4.500 gr 801 ml 100.125 ml
4,756 gr 819 ml 102.375 ml
4.900 gr 879 ml 109.875 ml
5.209 gr 897 ml 112.125 ml
5.400 gr 960 ml 120 ml
5.662 gr 976 ml 122ml
5.889 gr 1.015 ml 126.875ml
6.115 gr 1.053 ml 131.625 ml
6.400 gr 1.119 ml 139.875 ml
6.704 gr 1.155 ml 144.375 ml
6.795 gr 1.172 ml 146.25 ml
7.021 gr 1.210 ml 151.25 ml

Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Trong thời gian đầu sau sinh nếu chưa “gọi được sữa về” mẹ có thể áp dụng một vài mẹo dưới đây:

  • Thường xuyên cho bé bú để kích thích cơ thể tạo sữa. Cho bé bú đều hai bên ngực
  • Áp dụng đúng cách cho con bú
  • Khi bé bú và nuốt chậm, dùng tay ép sữa ra khỏi ngực để dồn toàn bộ lượng sữa trong ngực cho bé. Nếu đã dùng tay mà dòng sữa vẫn có xu hướng chậm lại, chuyển sang ngực bên kia. Tiếp tục đổi qua lại giữa hai ngực cho đến khi bé đã no hoặc ngừng nuốt.
  • Kích thích cơ thể tạo sữa bằng cách dùng máy hút sữa giữa các lần cho bé bú. Nếu cần thiết, có thể cất giữ phần sữa hút được cho bé đến khi nguồn sữa được cải thiện.
  • Tránh sử dụng núm vú giả. Khi bé khóc, cho bé ngậm vú vì động tác bú của bé sẽ kích thích tạo sữa.
  • Những bà mẹ khẳng định mình thực sự có quá ít sữa thì nên kiểm tra tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp đã được chứng minh có ảnh hưởng xấu đến lượng sữa tiết ra.
  • Nếu bạn phân vân không biết con mình có được uống đủ sữa không hoặc sữa của mình có đủ hay không, đừng ngại tìm đến chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ.
  • Xem xét sử dụng các loại thảo dược lợi sữa được nhiều người công nhận. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về thảo dược hoặc các trung tâm y tế uy tín về tính an toàn của các loại cây cỏ này trong thời kỳ cho bé bú.

[inline_article id=108262]

Dựa vào công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ hoàn toàn có thể an tâm cho bé cho bé bú bình mà không sợ quá no hay nôn trớ, trào ngược dạ dày. Đừng quên căn chỉnh những ngày đầu tiên để biết chính xác bé cần gì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Canh đúng thời điểm cho bé ăn dặm giúp con phát triển vượt trội

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ 6 tháng tuổi, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé trong giai đoạn này, ăn dặm chủ yếu để bé quen dần với mùi vị thực phẩm.

Khuyến cáo là vậy, nhưng tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau. Nhiều bé sẽ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4-5 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới.

  • Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Tăng cân đều đặn
  • Bé có xu hướng dùng tay cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng
  • Có vẻ “thèm thuồng” khi nhìn ba mẹ ăn
  • Bé luôn cảm thấy đòi, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày
  • Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách
Tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Phải đến tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng để đón nhận thực phẩm khác ngoài sữa

Bé ăn dặm sớm, mẹ lo đủ đường

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho bé ăn dặm sớm sẽ không giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt hơn mà ngược lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí sự phát triển của trẻ.

Dễ gây tổn thương thận

Trẻ dưới 4 tháng tuổi (17 tuần tuổi) có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa đủ sức tiêu hóa protein, lipit từ thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Khi đó, thận của bé sẽ phải “tăng ca” mới có thể tiêu hóa hết nguồn dưỡng chất này.

Hơn nữa, tiếp xúc với thực phẩm từ sớm, bé cưng có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi phân ngoài sống.

Nguy cơ béo phì cao hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm và nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. So với bé ăn dặm đúng chuẩn, bé ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì tăng gấp 3 lần.

Nguy cơ nghẹt thở

Khi bé chưa sẵn sàng, sự hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu và họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt cũng chưa hoàn thiện, bé dễ bị sặc và nghẹn, bởi lưỡi chưa có khả năng đẩy thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.

Nguy cơ khi cho bé ăn dặm trễ

Trẻ 6 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung thêm năng lượng cũng như lượng sắt cần thiết.

Cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Thậm chí có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa, cho trẻ ăn dặm trễ cũng dễ hình thành tâm lý phản kháng, khó chấp nhận thực phẩm dạng rắn.

[inline_article id=79183]

Quy tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Bắt đầu và kết thúc chuẩn

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ 6 tháng tuổi, hoặc khi có dấu hiệu sẵn sàng. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn trước 17 tuần tuổi. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý kết thúc thời gian ăn dặm khi bé 24 tháng tuổi.

Kéo dài thời gian ăn dặm của trẻ nhỏ có thể dẫn đến vài rắc rối như: trẻ chậm nhai, khó hòa nhập với trường lớp do có chế độ ăn khác…

Ăn từ ít đến nhiều

Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Một khi quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.

Từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới thử đến các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con nhé!

Cho bé làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.

[inline_article id=109048]

Cân đối các nhóm thực phẩm

Giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm.

  • Nhóm bột đường: gạo, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các loại đậu…
  • Nhóm chất béo: dầu, bơ, các loại hạt có dầu
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây.

Ngoài lựa chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ hợp lý cùng kiểu ăn truyền thống thì mẹ cũng có thể chọn cho con phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp tăng bổ sung nhiều dưỡng chất cho con toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Vitamin cho trẻ biếng ăn, mẹ đừng “lạc lối” giữa những lời khuyên

Trong các loại vitamin cho trẻ biếng ăn, vitamin B1 được nhắc đến thường xuyên và “nổi danh” hơn cả. Thông tin từ các tài liệu y khoa cho biết vitamin B1 chịu trách nhiệm cho việc sản xuất năng lượng trong cơ thể, giúp điều tiết sự chuyển hóa đường, đảm bảo thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng.

Trường hợp trẻ bị thiếu B1, quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại rất lớn, vì dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Bé bị táo bón do chướng bụng sẽ làm giảm sự thèm ăn ở bé. Tuy nhiên, trẻ đâu chỉ biếng ăn vì thiếu B1 mà còn rất nhiều nguyên nhân khác.

vitamin cho trẻ biếng ăn
Mẹ đừng chỉ vì ý muốn của mình mà ép con phải uống vitamin “thèm ăn”

Biếng ăn không phải bệnh, vitamin không phải thần dược

Cần phải nhắc đi nhắc lại một điều quan trọng với các bậc cha mẹ đang nuôi dạy con trong giai đoạn ăn dặm và tập ăn thô, biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và tâm lý nhưng chắc chắn không phải bệnh cần thuốc chữa.

Không phải bệnh nên không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh dành cho trẻ em hay thuốc bổ. Nếu có chỉ bác sĩ mới là người biết chính xác nhất. Đừng nóng vội mà mua vitamin quảng cảo về dùng cho con, hệ quả không tốt sẽ hiện diện không sớm thì muộn.

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, biếng ăn có thể do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa tiết đủ enzym tiêu hóa, gây ra chướng bụng, đầy hơi, trào ngược, nôn ói… Tới tuổi đến trưởng có thể là do biếng ăn tâm lý: Bị ép ăn, ăn khi chưa đói, thức ăn không hợp khẩu vị…

Nhiều phụ huynh sốt ruột, thấy con biếng ăn lại vội mua ngay vitamin bổ sung cho bé mà không lường trước thừa vitamin cũng chính là con đường tích độc tố trong cơ thể trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định các sản phẩm vitamin chỉ có tác dụng giúp bổ sung cho bé, còn việc bé có thể hấp thu được các dưỡng chất đó hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Có bé uống nhiều loại vitamin nhưng cân nặng vẫn không hề tiến triển.

Lỗi chính là do hệ tiêu hóa của bé. Muốn bé ăn ngon, tăng cân đều, khỏe mạnh, ăn ngon phải bắt nguồn từ một hệ tiêu hóa khỏe.

Lượng vitamin cần thiết cho trẻ

Việc bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn có mục đính chính là cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của trẻ do các bữa ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ cho trẻ.

Tùy theo chỉ số cơ thể của từng bé mà mỗi loại viatmin sẽ cần bổ sung một lượng nhất định. Theo nghiên cứu của Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, đã thống kê ra lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ có độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi. Hàm lượng được thống kê trong bảng sau:

Vitamin và khoáng chất Đơn vị RDA cho trẻ0-4 tuổi UL cho trẻ0-4 tuổi
Vitamin A IU 1333 3000
Vitamin C mg 25 650
Vitamin D IU 600 3000
Vitamin E IU 10 447
Vitamin K mcg 55 ND
Vitamin B6 mg 0.6 40
Vitamin B12 mcg 1.2 ND
Calcium mg 1000 2500
Chromium mcg 15 ND
Copper mcg 440 3000
Iodine mcg 90 300
Magnesium mg 130 110
Iron mg 10 40
Phosphorus mg 500 3
Selenium mcg 30 150
Sodium g 1.2 1.9
Zinc mg 5 12

Các đơn vị đo lường sau được sử dụng trong bảng là: mcg, mg, g và IU.

  • 1.000 mcg (micrograms) = 1 mg (milligram)
  • 1.000 mg (milligrams) = 1 g (gram)
  • IU (International Unit) là một đơn vị đo lường cho các giá trị của một chất, dựa trên hoạt động sinh học có hiệu lực.
  • Chỉ số RDA là hàm lượng tối thiểu các chất dinh dưỡng mà một người khỏe mạnh phải có thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung.
  • Chỉ số UL là hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa một người có thể hấp thu mỗi ngày mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu không có đủ dữ liệu để đánh giá, dữ liệu sẽ ghi là ND (không xác định).

Có nên cho trẻ uống b1?

Đã từ rất lâu rồi, thông tin uống vitamin B1 giúp kích thích trẻ thèm ăn, ngon miệng được “truyền miệng” rộng rãi trên các mạng xã hội. Đúng là B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn, nhưng không phải bất cứ trẻ nào biếng ăn cứ cho uống B1 là hiệu quả.

vitamin cho trẻ biếng ăn 1
Bé có cần uống thêm viatmin B1 hay không la do bác sĩ quyết định

Các bác sĩ luôn khuyên, khi trẻ biếng ăn cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân, không tự tiện dùng thuốc kể cả vitamin B1 hay làm theo kinh nghiệm người này người kia mách.

Liều dùng b1 cho trẻ em

Sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn vì thừa hay thiếu B1 đều nguy hiểm như nhau. Thiếu vitamin B1 dễ gây bệnh Beriberi với những dấu hiệu tổn thương thần kinh, thừa vitamin B1 gây dị ứng, choáng. Dùng vitamin B1 quá liều sẽ có hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh bắp thịt, tim mạch đập nhanh, chuột rút, phù nề.

[inline_article id=44303]

Vitamin cho trẻ biếng ăn, khi chọn mua bất kỳ thương hiệu nào, trong hay ngoài nước mẹ đều cần tới lời khuyên của bác sĩ sau khi thăm khám sức khỏe của bé. Đừng dại dột mà mua đại kẻo tiền mất tật mang.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Khám phá những công dụng tuyệt vời của dầu gấc đối với trẻ em

Theo kinh nghiệm dân gian, dầu gấc được xem là thần dược để ngăn chặn suy dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá của bé. Mỗi ngày chỉ cần bổ sung một chút dầu gấc vào thực đơn ăn dặm thì bé sẽ luôn khoẻ mạnh, vui vẻ.

Công dụng của dầu gấc với trẻ em

Các mẹ biết không, trong dầu gấc, hàm lượng chất béo, vitamin A và vitamin E rất dồi dào. Đây đều là các thành phần dinh dưỡng rất tốt cho khả năng hấp thu của những bé ốm yếu, còi cọc. Ngoài hàm lượng chất béo, vitamin A và vitamin E ra, dầu gấc còn là nguồn cung cấp Omega 3 và omega 6 rất tuyệt vời.

Những chất dinh dưỡng này không chỉ giúp tăng sức đề kháng tốt cho trẻ để chống lại bệnh vặt theo mùa mà quan trọng hơn cả là thúc đẩy trí não bé phát triển thông minh hơn.

Tác dụng của dầu gấc với mắt

Dầu gấc còn được xem là một loại thuốc bổ mắt, lượng vitamin A có trong dầu gấc sẽ là nguồn dưỡng chất giá trị cho đôi mắt của bé. Đặc biệt đây là nguồn dưỡng chất tự nhiên, dễ hấp thu và không gây độc hại cho cơ thể bé.

công dụng của dầu gấc với trẻ em1
Dầu gấc chứa nhiều vitamin A giúp bé sáng mắt

Bổ sung nguồn vitamin A từ dầu gấc cho bé sẽ giúp bé tránh được tình trạng bị khô da, giảm thị lực, thủng giác mạc, giảm sức đề kháng…Vì vậy trong giai đoạn phát triển của trẻ cần bổ sung lượng vitamin A hàng ngày và thường xuyên.

Sức đề kháng chỉ là chuyện nhỏ

Beta caroten và Lycopen vốn là hai thành phần rất quan trọng trong dầu gấc. Đây đều là những thành giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và tránh xa bệnh sau khi sinh. Thậm chí hàm lượng Lycopen trong cà chua cũng không bằng với cả dầu gấc đấy các mẹ!

Tăng chiều cao cho trẻ

Trong giai đoạn phát triển, cha mẹ cũng cần bổ sung các nguồn dưỡng chất để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và dầu gấc là một lựa chọn không thể thiếu được.

công dụng của dầu gấc với trẻ em 2
Ngoài công dụng sáng mắt, dầu gấc còn giúp bé tăng chiều cao

Hàm lượng beta caroten trong dầu gấc sẽ là nguồn dưỡng chất cho sự tăng trưởng của hệ xương. Từ đó giúp trẻ có một sự tăng trưởng bình thường và một sự phát triển chiều cao hợp lý. Theo nghiên cứu cho biết thì hàm lượng beta caroten trong gấc là cao nhất so với các loại quả khác.

Cách sử dụng dầu gấc bồi bổ cho bé

Muốn phát huy công dụng của dầu gấc với trẻ em bạn cần phải biết được cách sử dụng dầu gấc vào bữa ăn hàng ngày cho bé. Hàm lượng dinh dưỡng có trong dầu gấc khi được bổ sung một cách hợp lý sẽ giúp bé có đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển.

Cách cho trẻ dùng dầu gấc tốt nhất là trộn dầu vào bát cháo, bột hoặc bát súp rồi cho ăn. Bạn chỉ cần bổ sung vào bữa ăn của bé một thìa dầu gấc bằng thìa cà phê.

công dụng của dầu gấc với trẻ em 3
Trộn dầu gấc vào bột, cháo ăn dặm là cách dùng dầu gấc tiện lợi nhất cho bé

Đến thời kì bé ăn cơm được thì trong các món ăn của trẻ thay vì sử dụng dầu ăn, phụ huynh có thể sử dụng dầu gấc để thay thế. Hàm lượng chất béo có trong dầu gấc khá cao nên nó có thể thay thế các loại dầu ăn đơn thuần.

Một lưu ý cho các mẹ khi sử dụng dầu gấc cho con đó là phải bảo quản dầu gấc tốt, tránh để bé sử dụng dầu đã hỏng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Cách tự nấu dầu gấc để bồi bổ cho trẻ

Việc chế biến dầu gấc cho bé cũng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần tìm mua hoặc hái trái gấc chín rồi làm theo những bước như sau:

  • Bổ đôi quả gấc chín, lấy thớ đỏ và bỏ hạt. Sau đó dàn ra khay phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60o C cho se màng đến khi sờ không dính tay và khô hẳn.
  • Tiếp theo, đem gấc cắt nhỏ và đồ chín, ép nóng được dầu nguyên chất. Dầu này phải đun cách thủy cho bốc hết hơi nước, nếu không dầu sẽ biến mầu và mất tác dụng sau hơn 1-2 tháng.
  • Hoặc cho màng gấc khô đã xay nhỏ vào dầu lạc (hoặc mỡ lợn) với tỷ lệ một phần màng và hai phần dầu. Đun nóng 60-70o trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Để nguội, gạn dầu, bỏ bã.
  • Dầu gấc thu được có mầu đỏ cam, mùi vị thơm ngon. Thông thường, cứ 30-50 quả gấc sẽ được một lít dầu nguyên chất.

[inline_article id=210096]

Chăm sóc cho bé là công việc không hề dễ dàng, việc lựa chọn thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho bé qua 1 số giai đoạn ở trong giai đoạn phát triển cũng khác nhau. Đặc biệt các mẹ nên ghi nhớ công dụng của dầu gấc với trẻ em để lựa chọn đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm ngon ngất ngây

Cá chép là thực phẩm dễ chế biến nhưng nấu cháo ăn dặm từ cá chép thì cần cầu kỳ hơn. Công thức nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm đang được rất nhiều chị em quan tâm và tìm kiếm, đặc biệt là các mẹ. Vậy đâu là cách nấu cháo vừa dễ làm vừa bổ dưỡng cho bé yêu thưởng thức?

Những dưỡng chất có trong cá chép

Cháo cá chép là một trong số các món ăn dặm lý tưởng dành cho bé từ 5 – 6 tháng sau khi sinh. Trong cá chép chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

Điển hình là vitamin, chất béo, axit amin, lutamic, glycine và các loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt… Những dưỡng chất này giúp bé khỏe mạnh, chắc xương, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não tinh thần.

cháo cá chép cho bé 1
Cá chép không chỉ có tác dụng an thai mà còn rất tốt cho bé ăn dặm

Chính bởi vậy mà các mẹ không nên bỏ qua món cháo cá chép trong thực đơn ăn uống của con yêu của mình đâu đấy. Nếu biết cách nấu cháo cá chép cho bé đúng chuẩn, món ăn này sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, hợp khẩu vị của bé mà chẳng lo bị tanh đâu nhé.

Cách nấu cháo cá chép cho bé 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 con cá chép: Nấu cháo cho bé ăn dặm mẹ nên dùng cá chép thịt, nấu cháo cho bà bầu thì dùng cá chép trứng sẽ ngon hơn.
  • 1/4 bát gạo tẻ
  • 1 bát gạo nếp
  • Gừng tươi
  • Hành khô, hành lá, thì là
  • Gia vị: dầu ăn, chút ít nước mắm

Sơ chế nguyên liệu

  • Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ
  • Hành lá, thì là rửa sạch, xắt nhỏ
  • Gừng nạo vỏ, đập dập
  • Gạo vo sạch.
  • Cá chép mua về đánh vảy, bỏ mang, mổ ruột. Xát với chút muối hạt hoặc có thêm rượu trắng thì tốt. Rửa sạch cá, để ráo nước.

[inline_article id=209750]

Mẹ chú ý với cá chép tươi nên làm sạch, rửa sạch. Lưu ý là cạo bỏ hết phần màng đen ở trong bụng cá đi nhé. Sơ chế cá xong, chị em có thể khử mùi tanh của cá bằng nhiều cách. Chẳng hạn như rửa bằng nước vo gạo, xát chanh, muối và gừng tươi.

Luộc hoặc hấp cá chép

Cho cá chép vào nồi nước, thả gừng đập dập và chút muối hạt vào, luộc chín. Nếu muốn giữ cá chép được ngọt, các mẹ có thể hấp cá, tuy nhiên thời gian cá chín sẽ lâu hơn 1 chút.

Sau khi cá chín, gỡ thịt cá chép. Cách nấu cháo cá chép cho bé cần chú ý ở công đoạn này, cần cẩn thận để tránh sót xương cá trong cháo. Phần xương mẹ có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước như lọc cua.

cháo cá chép cho bé 2
Cháo cá chép có mùi vị ngon ngọt tự nhiên, mẹ không cần thêm gia vị để bảo vệ sức khỏe bé

Mẹ nhớ giữ lại phần nước luộc hoặc nước hấp cá chép, lọc qua rây để loại bỏ cặn, gừng, để nước cá được trong. Dùng phần nước này cho vào 1 cái nồi, cho gạo đã vo sạch vào, vặn nhỏ lửa, ninh nhừ.

Nấu cháo cá chép

Cho ít dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô, cho thịt cá chép vào xào lên. Sau đó trút cá chép vào nồi nước cá đang ninh, khuấy đều, nêm lại gia vị rồi đậy vung, vẫn để lửa nhỏ, ninh cho cháo cá chép chín nhừ.

Khi cháo cá chép chín, gạo chín mềm, nhừ và dẻo mịn, mùi cháo cáo chép thơm hấp dẫn, vị vừa ăn, mẹ cho hành lá, thì là xắt nhỏ vào, khuấy đều 1 lần rồi tắt bếp, múc cháo ra bát.

Những lưu ý khi chế biến và thưởng thức

Cá chép là nguyên liệu được đưa vào danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu từ rất xưa. Những dưỡng chất có trong cá chép không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp ích cho sự phát triển trí não của trẻ.

Món ăn đã có vị ngọt thanh tự nhiên của xương cá và beo béo của thịt cá cùng với vị thơm của gạo và rau củ càng làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Khi chế biến mẹ không cần cho thêm gia vị sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

cháo cá chép cho bé 3
Bé có thể ăn dặm với cháo cá chép từ tháng thứ 6 trở đi

Cách nấu cá chép cho bé hơi tốn công ở khâu gỡ xương cá, ninh cháo. Còn lại thì mọi công đoạn khác khá đơn giản, nguyên liệu cũng dễ tìm, chưa kể chi phí cũng không hề đắt.

Cháo cá chép nên ăn khi nóng, vừa thổi vừa ăn sẽ rất ngon và thơm. 1 tuần mẹ nên chế biến món cháo cá chép ngon này 1 lần cho bé, xen kẽ với các khẩu phần ăn dinh dưỡng khác.

Ngoài cách nấu cháo cá chép cho bé này, các mẹ cũng có thể biến tấu 1 chút với cá chép để tạo ra những món ăn ngon, bổ dưỡng cho cả nhà khác. Ví dụ như canh cá chép đậu đỏ, cháo cá chép đậu xanh, cháo cá chép hành nghệ, cháo cá chép với bí đỏ… Như vậy sẽ giúp bé hứng thú với món ăn hơn và cũng được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân: 4 tiêu chí không được bỏ qua

Trước khi tìm hiểu về sữa giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhân mẹ cần xác định cột mốc trẻ sơ sinh là chỉ ở giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi. Giai đoạn đầu sau khi sinh này trẻ cần dung nạp những dưỡng chất tốt nhất để có thể phát triển toàn diện các hệ cơ quan.

Sữa mẹ và thực phẩm tự nhiên an toàn và hoàn hảo nhất đới với em bé mới sinh. Trong một năm đầu đời, mỗi tháng bé có thể tăng từ 500gr đến 1,5 kg.  Tuy nhiên vì một số lý nào nào đó, nguoofnt ự có ít ỏi của mẹ ngày càng ít thì lựa chọn sữa công thức là điều bắt buộc.

trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân 1
Nếu sữa mẹ không dồi dào mẹ có thể dùng sữa công thức để thay thế

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Thông thường nếu mẹ hạ sinh một em bé có cân nặng từ 3-3,5kg được coi là mức cân lý tưởng cho sự phát triển của trẻ sau này. Nếu bé có cân nặng dưới 2,5kg nhưng sinh đủ tháng rất có thể trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Còn sinh thiếu tháng là sinh non.

Rất hiếm nhưng vẫn có một số trẻ bị tụt cân sinh lý trong tuần đầu sau sinh, khoảng 5-10% cân nặng. Nhưng từ tuần từ 2 trẻ tăng cân rất nhanh. Trường hợp bé tiếp tục sụt cân, mẹ cần đưa đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên do.

Trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1-1,2kg, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 bé tăng đều 600gr/tháng. Càng về sau thì tốc độ bứt phá cân nặng càng chậm. Cụ thể từ tháng thứ 6 đến 1 tuổi trẻ chỉ tăng chừng 3-400gr/tháng. Với trẻ từ 1-10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Ngoài ra, để tính cân nặng của bé mẹ có thể dựa vào 3 cột mốc chính như sau:

  • 10-14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh
  • 5-6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh
  • 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân?

Dù lượng sữa mẹ có ít ỏi nhưng mẹ nên “cố hết sức” để bé có thể được bú dòng sữa mát lành này. Về sữa công thức cho trẻ sơ sinh thường thì có 3 dạng sữa chính: Pha sẵn, sữa cô đặc và sữa bột.

Sữa dạng pha sẵn

Đây là loại sữa được đánh giá là tiện lợi nhất. Mẹ hoàn toàn không mất thời gian cho việc đong đếm hay pha sữa, chỉ cần mở nắp là cho trẻ uống được ngay. Sữa đảm bảo vệ sinh đặc biệt thuận tiện khi với ai lần đầu làm mẹ, chưa biết tìm loại sữa pha nào an toàn. Về giá thành, sữa pha sẵn đắt hơn sữa bột khoảng 20%. Sữa pha sẵn sau khi mở nắp chỉ để được 48 giờ.

Sữa dạng cô đặc

Với dạng sữa công thức này bạn cần pha chung với nước. Tỷ lệ sữa và nước thường là 1:1, nhưng tốt nhất mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất trên nhãn hộp! So với loại pha sẵn, sữa cô đặc rẻ hơn và ít cồng kềnh hơn.

Sữa bột

Đây là lựa chọn thông dụng với hầu hết mẹ bỉm sữa Việt. Vừa kinh tế vừa thân thiện với môi trường. Dù mất nhiều thời gian pha, tiệt trùng bình sữa và phải làm chính xác theo dưỡng dẫn nhưng thời gian sử dụng sau khi mở nắp được 1 tháng.

trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân
Sữa bột được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn vì giá thành hợp lý dù phải lỉnh kỉnh đong, pha…

4 tiêu chí quan trọng để chọn sữa cho bé

Khi tìm mua sữa công thức, mẹ cần xem xét đến hình thức, các thành phần của sữa như protein, carbohydrate và những dưỡng chất khác. Tốt nhất, mẹ nên chọn loại sữa phù hợp nhất với bé và điều kiện tài chính. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý đến 4 tiêu chí sau:

Chọn dòng sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh

Nếu bé phải bú sữa công thức ngay sau khi chào đời đây là tiêu chí đặc biệt. Vì mọi cơ quan trrong cơ thể của bé chưa hoàn thiện, non yếu nên mẹ chỉ được chọn dòng sữa được sản xuất dành riêng cho giai đoạn sơ sinh để đảm bảo các chất được cung cấp là phù hợp.

Các loại sữa tăng cân nhanh cho trẻ sơ sinh sẽ được nghiên cứu nhằm đưa ra công thức với hàm lượng các dưỡng chất phù hợp nhất với nhu cầu phát triển của trẻ tránh gây thừa hay thiếu hụt chất.

Sản phẩm có đủ dinh dưỡng

Muốn trẻ tăng cân nhanh và đúng chuẩn nên chọn cho trẻ dòng sản phẩm được sản xuất với công thức có hệ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Khi trẻ được cung cấp hệ dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp trẻ sẽ có sự phát triển chỉ tiêu cân nặng cao.

Sữa phải dễ hấp thu, dễ tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa của trẻ giai đoạn sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện, do đó hãy chọn cho bé dòng sản phẩm sữa mát, sữa có chứa hàm lượng FOS cao tránh gây táo bón ở trẻ. Nhờ hệ tiêu hóa tốt, lượng dưỡng chất vào cơ thể được hấp thu tối đa sẽ mang lại hiệu quả tăng cân tốt nhất cho bé.

Thương hiệu uy tín

Thị trường sữa có nhiều phân khúc, nhiều thương hiệu. Mẹ sẽ hoa mắt chóng mắt khi đứng trước hằng hà xa số các loại sữa với nhiều mức giá khác nhau. Để đảm bảo sản phẩm chọn lựa là sản phẩm an toàn cho con trẻ hãy chọn các hàng sản xuất uy tín trên thị trường sữa.

[inline_article id=38670]

Trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân? Rõ ràng không dễ dàng để chọn đúng sữa cho bé ngay lần đầu. Hệ tiêu hóa của bé chắc chắn phải chịu một số thử thách để tìm ra loại sữa phù hợp nhất. Mẹ và bé cùng kiên trì nhé!