Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng chuẩn vàng cho bé sinh mổ

Dinh dưỡng – Điều mẹ cần quan tâm hàng đầu khi chăm sóc bé sinh mổ

Trước tiên, bạn cần biết rằng hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ [3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sinh mổ có thể gây ra sự khác biệt về hệ vi sinh đường ruột giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường [2]. Do đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ gặp một số bất lợi về sức khỏe, bao gồm các vấn đề đối với:

Hệ miễn dịch

Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch [4]. Bởi có đến khoảng 70% – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [5]. Trong khi đó, trẻ sinh mổ lại có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do không được tiếp xúc với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Vì vậy, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng kém hơn so với trẻ sinh thường. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa… Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần và nguy cơ này có thể kéo dài đến khi trẻ 5 tuổi [2], [6].

Hệ hô hấp

hô hấp trẻ sinh mổ

Khác với trẻ sinh thường, lồng ngực của trẻ sinh mổ không phải chịu lực ép khi đi qua ống sinh nên có thể dẫn đến tình trạng còn sót dịch ối trong phổi. Từ đó gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau… [2] Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần so với trẻ sinh thường [7].

Hệ tiêu hóa

Sinh mổ có thể làm giảm đi sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [4]. Qua đó, trẻ sinh mổ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [1]

Chính vì trẻ sinh mổ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn nên việc đảm bảo dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ từ những ngày đầu đời là rất quan trọng. Theo khuyến cáo, bạn cần đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cho con bú cũng là cách gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé tốt nhất [8].

Sữa mẹ – Dinh dưỡng chuẩn vàng cho bé sinh mổ

dinh dưỡng chuẩn vàng cho bé sinh mổ

Đối với trẻ sơ sinh nói chung và bé sinh mổ nói riêng, sữa mẹ là lựa chọn tối ưu vì bú mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và giảm tỷ lệ gặp phải các vấn đề sức khỏe về sau như tiểu đường, béo phì, hen suyễn… [8] Hầu hết các thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, canxi, sắt… trong sữa mẹ đều dễ hấp thu, phù hợp đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh [8], [9]. Một số thành phần dinh dưỡng chính mà em bé có thể nhận được khi bú mẹ [8]:

  • Protein: Sữa mẹ chứa hai loại protein chính là whey (60%) và casein (40%). Sự cân bằng giữa các loại protein này trong sữa mẹ, với tỷ lệ whey protein luôn ở mức khoảng 60% – 80% giúp bé tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Chất béo: Đây là thành phần cần thiết cho sự phát triển não bộ, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Đồng thời, chất béo còn là nguồn cung cấp calo chính cho em bé.
  • Vitamin: Số lượng và các loại vitamin có trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng vitamin mà cơ thể mẹ đang có. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ sau sinh cần ăn uống đủ chất và vitamin. Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K đều rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
  • Carbohydrate: Lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ, chiếm khoảng 40% tổng lượng calo mà sữa mẹ cung cấp. Lactose cũng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie ở trẻ.

Đối với riêng trẻ sinh mổ, sữa mẹ còn có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [4]. Vì trẻ sinh mổ dễ gặp các vấn đề miễn dịch, hô hấp và tiêu hóa nên bạn cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng kể trên, sữa mẹ còn chứa các lớp bảo vệ tối ưu cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sinh mổ gồm:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose, với 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL. Một số nghiên cứu cho thấy HMOs có thể thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [10]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [14], [15].
  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [11].
  • Bifidobacterium: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh [12].

Nếu không thể cho bé bú, mẹ đừng quá lo lắng

Sau khi sinh mổ, mẹ có thể gặp nhiều khó khăn cho việc cho con bú do vết mổ còn đau, sữa về chậm hoặc do trẻ mất nhiều thời gian để ngậm bắt vú [13]. Trong trường hợp sữa mẹ chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của em bé, bạn đừng quá lo lắng mà có thể cân nhắc chọn công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ với thành phần có chứa 3 dưỡng chất quan trọng gồm HMO, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12 – một chủng lợi khuẩn thuộc giống Bifidobacterium để giúp con giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Sữa là nằm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ quan trọng hàng đầu và không thể thay thế. Mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm ở những độ tuổi nhất định hoặc khi có chỉ định từ các chuyên gia y tế.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Tùy độ tuổi và tốc độ phát triển khác nhau, trẻ có thể ăn ít hoặc nhiều hơn so với chuẩn mực khuyến cáo. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu và nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, nếu cảm thấy bé cưng có vấn đề về sức khỏe.

1.1 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

trẻ 0-6 tháng

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này. Tại thời điểm này, chế độ dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của mẹ. Vì vậy, các mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn đầy đủ các loại thức ăn chứa dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, uống đủ nước để giúp cơ thể thải các loại độc tố, góp phần tăng lượng sữa nuôi trẻ. 

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa công thức đã được kiểm định vệ sinh toàn thực phẩm và phù hợp với độ tuổi của bé.

Các bé trong độ tuổi này thường rất mau đói nên việc cho bú thường diễn ra liên tục. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ngay khi bé có nhu cầu. Thông thường, chế độ dinh dưỡng về sữa cho trẻ mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng:

  • 0-3 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, một lần bú 60-180ml sữa
  • 4-5 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, mỗi lần bú 180-210ml sữa

1.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi

Như đã được đề cập ở trên, trong độ tuổi này sữa mẹ vẫn là chế độ dinh dưỡng chính cho trẻ. Tuy nhiên khi các mẹ muốn bé bắt đầu ăn dặm từ độ tuổi này, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa ít nhất 6-8 lần/ngày kết hợp với 1-2 bữa dặm.

Dưới đây là một số món phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tháng mẹ có thể làm ngay tại nhà:

  • Bột trứng gà cà rốt: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nấu hoặc hấp chín. Tiếp theo, đem cà rốt xay thật nhuyễn. Đánh đều lòng đỏ trứng. Cho bột gạo vào nước khuấy đều. Sau đó, cho trứng, cà rốt vào bột gạo rồi đem đun với lửa nhỏ kết hợp khuấy đều tay. Khi bột chín, mẹ nhớ cho thêm một muỗng cà phê dầu ăn để bé dễ ăn hơn nhé.
  • Đậu hũ trộn nước cam: mẹ cần chuẩn bị 15ml nước cam và 20g đậu hũ. Đầu tiên, đem luộc sơ đậu hũ rồi nghiền nhuyễn qua rây lưới và trộn với nước cam để bé dùng. Món này chứa nhiều vitamin C cho con lắm đấy.
  • Bột bí đỏ: Bí đỏ luộc hoặc hấp chín. Sau đó, dùng muỗng tán nhuyễn bí đỏ. Nấu chín bột gạo với nước. Tiếp đến, bí đỏ vào khuấy đều. Mẹ nên nấu bột ở lửa nhỏ để bột chín đều.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

1.3 Thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, chỉ nên từ 1-2 muỗng nhỏ thôi nhé!
  • Bữa trưa: Tiếp tục cho bé uống sữa trước, và bổ sung thêm 1-2 muỗng bột ngũ cốc hoặc 2-4 muỗng canh rau củ hoặc nước ép các loại.
  • Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức và 1-2 muỗng nước ép trái cây hoặc canh rau củ quả.

Với hầu hết các bé, nhu cầu sữa mỗi ngày trong giai đoạn này thường trong khoảng: bú mẹ mỗi 3-4 tiếng hay 700 đến 1100ml sữa công thức.

Nhiều bé ở giai đoạn này chưa thực sự sẵn sàng cho chế độ dinh dưỡng 3 bữa/ ngày cho đến khi trẻ được 9-10 tháng. Tuy nhiên cũng có bé có thể bắt kịp nhịp ăn uống này khi 7-8 tháng. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chuẩn bị một cái muỗng làm chuẩn để đo lường thức ăn cho bé. Những lần đầu làm quen với thức ăn, có thể bé chỉ ăn được ½ muỗng. Khi bé đã dần quen với thức ăn mới, mẹ sẽ tăng lượng lên dần dần.

1.4 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8-12 tháng tuổi

trẻ 8-12 tháng

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:
    – Bột ngũ cốc trẻ em: 1-2 muỗng canh
    – Nước trái cây hay củ quả: 4-6 muỗng canh
    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mai,…
  • Bữa trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước. Sau đó, mẹ có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng từ sữa cho trẻ với:
    – Bột ngũ cốc trẻ em hay một số loại ngũ cốc khác như nui, cơm…
    – Thịt hay chế phẩm đạm thịt thay thế
    – Nước trái cây hay rau củ. Có thể hòa chung với ngũ cốc bé ăn. Ví dụ: cơm trộn với đậu và dùng kèm với nước sốt lê
    – Chế phẩm từ sữa : sữa chua hay phô mai
  • Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm:
    – Ngũ cốc như nui, cơm… : 2-4 muỗng canh
    – Thịt/ chế phẩm thay thế thịt : 2 muỗng canh
    – Nước trái cây và/hoặc rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại, dùng riêng hay trộn với nhau.
    Ví dụ: đậu hũ trộn với bơ rồi dùng kèm với nước sốt táo và việt quất.
    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Không nên thêm sữa bò vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này này. Vì bé khó tiêu hóa protein trong sữa bò. Trong sữa chua hoặc pho mát, các protein đã được khử bằng nhiệt để các  có thể tiêu hóa chúng.

Mẹ có thể dựa theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ được gợi ý ở trên. Nhưng quan trọng là cần theo sát sự phát triển và thói quen ăn uống của bé cùng với sự tư vấn của bác sĩ khi cho bé làm quen với thức ăn mới. Hầu hết các bé từ 9 -12 tháng tuổi sẽ cần bú mẹ mỗi 3-5 tiếng/ lần hoặc 700 – 950ml sữa công thức/ ngày.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

2. Nếu đã dựa trên chế độ dinh dưỡng như trên trẻ vẫn đói thì phải làm sao?

Nếu con đã ăn theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ như trên mà vẫn đói, hãy cho con tiếp tục ăn. Trẻ nhỏ sẽ ăn nhiều hơn trong các giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh như này. Việc này thường xảy ra vào khoảng 3 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi.

Một số trẻ cũng sẽ bú thường xuyên hơn trong một số khoảng thời gian nhất định và ít hơn ở những thời điểm khác. Ví dụ, trẻ có thể bú vào buổi chiều muộn và buổi tối. Sau đó ngủ lâu hơn vào ban đêm. Điều này thường gặp ở trẻ bú mẹ hơn trẻ bú bình.

Bên cạnh đó, quan sát dấu hiệu đói của con. Cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu bạn lo lắng con mình có thể ăn quá nhiều.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

3. Các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ không thể thiếu các vitamin này.

3.1 Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Vitamin A còn tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp mắt có khả năng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

Vitamin A được tìm thấy nhiều rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp), các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ).

3.2 Bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận. Nó giúp điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng.

Bé có thể bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc các thực phẩm như sữa, thịt, cá và gan cá, lòng đỏ trứng, bơ…

3.3 Vitamin C

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ không thể thiếu vitamin C. Vitamin C giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Duy trì sự tồn tại của các mô trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó Vitamin C cũng hỗ trợ sửa chữa mô liên kết, các tế bào hồng cầu, sụn, cơ và giúp vết cắt và vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vitamin C chứa nhiều trong cam, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông,…

3.4 Vitamin K

Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Vitamin giúp thúc đẩy quá trình đông máu. Bổ sung vitamin K kịp thời có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị xuất huyết não, chảy máu do thiếu vitamin K trong những tháng đầu đời.

Trẻ có thể bổ sung vitamin K bằng việc tiêm. Ngoài ra, vitamin K còn có trong cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bông cải xanh, dầu đậu nành, đậu xanh, dâu tây, gan, thận, lòng đỏ trứng,…