Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? 6 cách dùng đông trùng hạ thảo tốt cho mẹ bầu

Thế nhưng, đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Sử dụng sản phẩm tự nhiên này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên nhé.

Bà bầu nên sử dụng đông trùng hạ thảo khi nào?

Mẹ bầu không nên sử dụng loại dược liệu này trong 3 tháng đầu. Bởi nó có thể biến chứng nguy hiểm cho bào thai, dẫn đến sảy thai, sinh non. Trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần 12, thai nhi đang hình thành bộ phận sinh dục. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng đông trùng hạ thảo mà phải được sự cho phép và theo dõi của bác sĩ.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ việc sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ giúp cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn. Thai nhi phát triển nhanh và toàn diện, giảm tình trạng mệt mỏi do ốm nghén cho mẹ.

Mẹ nên uống đông trùng hạ thảo đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài tác dụng giúp thai nhi phát triển về thể chất và trí não, nó còn giúp da dẻ mẹ bầu mịn màng hồng hào hơn. Hơn thế nữa, dược liệu này có thể hạn chế tình trạng sinh thiếu tháng, sinh non.

Đáp án cho thắc mắc liệu đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không sẽ giúp mẹ có thêm động lực sử dụng loại dược liệu này hơn. 

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Công dụng đối với mẹ bầu

Cũng như một số thảo dược khác rất tốt cho phụ nữ nói chung như cây ích mẫu, gừng, cây nhọ nồi, tầm gửi cây gạo, tam thất, lá sương xông, lá mật gấu, trà hoa cúc,… đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Để làm rõ cho mẹ bầu, dưới đây là những công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo với bà bầu mà mẹ nên biết:

Dưỡng tâm an thần

Đông trùng hạ thảo giúp các mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng nuôi dưỡng bào thai và có một sức khỏe tốt. Đồng thời, nó có tác dụng điều tiết cảm xúc, khiến tinh thần mẹ bầu thoải mái, sảng khoái, tạo giấc ngủ ngon nhất, hỗ trợ mất ngủ khi mang thai tháng cuối.

Tốt sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có thể làm giảm cholesterol LDL “có hại” (LDL là chất gây tích tụ cholesterol). Ngoài ra, hàm lượng adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ tim.

Ở giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ bị tổn thương tim, mạch do sự chèn ép của thai nhi. Do đó, việc dùng đông trùng hạ thảo có thể giúp bà bầu bảo vệ tim mạch trong thai kỳ.

[inline_article id=268213]

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Có, nó cung cấp chất dinh dưỡng 

Giàu protein, peptit, tất cả các axit amin thiết yếu và polyamine; saccarit và các dẫn xuất của đường; sterol; axit béo và các axit hữu cơ khác; dồi dào các loại vitamin (bao gồm B1, B2, B12, E và K); và các nguyên tố vô cơ… Có thể nói tóm gọn rằng, với 17 loại khoáng chất, cùng nhiều axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng quý giá, đông trùng hạ thảo có công dụng tốt cho bà bầu. Mẹ nên dùng để bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ.

Tác dụng bổ máu cho bà bầu

Các loại khoáng chất có trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Đây quả thực là loại biệt dược quý đặc biệt có ích mà mẹ nên tham khảo trong thời kỳ mang thai.

Bổ sung canxi

Lượng canxi trong đông trùng hạ thảo giúp cân bằng và bổ sung sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu. Từ đó giúp mẹ giảm tình trạng đau nhức xương.

Tăng cường sức đề kháng 

Việc sử dụng đông trùng hạ thảo trong quá trình mang thai là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi loại dược liệu này có rất nhiều hợp chất quý hiếm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng đẩy lùi các bệnh như viêm họng, cúm, sốt, thủy đậu, cảm lạnh, dị ứng,..

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Chống lại tình trạng viêm nhiễm

Mẹ cũng rất dễ mắc phải các chứng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa trong quá trình mang thai. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo có thể ức chế các protein – tác nhân gây tăng tình trạng viêm trong cơ thể. 

bà bầu dùng đông trùng hạ thảo có tốt không

Cách chế biến đông trùng hạ thảo cho bà bầu 

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Có mẹ nhé. Và còn có nhiều cách để sử dụng đông trùng hạ thảo bồi bổ cho mẹ bầu, vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe.

1. Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu ăn trực tiếp?

Việc ăn trực tiếp sẽ giúp các dưỡng chất có trong đông trùng hạ thảo được hấp thu trọn vẹn cho mẹ bầu. Khi cần, mẹ đem rửa sạch 1 con đông trùng hạ thảo rồi ngâm với nước ấm cho mềm và ăn trực tiếp là được nhé.

2. Nấu cháo đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu gồm 7 gram đông trùng hạ thảo và 7 gram gạo nếp. Đem gạo nếp hầm cùng với 500ml nước, sau đó cho dược liệu vào và đun thêm 10 phút nữa. Mẹ nên dùng cháo khi còn ấm nóng để phát huy tác dụng của dược liệu này.

3. Ngâm mật ong

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu? Có nhé, mẹ bầu hãy chuẩn bị ngay 100 gram đông trùng hạ thảo và 300ml mật ong nguyên chất. Sau đó đem ngâm tất cả nguyên liệu trên vào bình thủy tinh, mỗi ngày mẹ chỉ dùng khoảng 10ml. Đây là bí quyết để giúp bồi bổ cho mẹ bầu và tránh các bệnh về đường hô hấp.

4. Pha trà đông trùng hạ thảo

tác dụng của đông trùng hạ thảo

Cách làm đơn giản với chỉ 2-3 gam đông trùng hạ thảo sấy khô. Sau đó tráng qua nước sôi một lần, rót khoảng 500ml nước sôi vào bình ngâm. Khoảng 10 phút sau là mẹ bầu có thể dùng được.

5. Gà tiềm đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không?

Canh gà tiềm từ lâu đã có công dụng an thai tốt cho mẹ bầu. Khi thêm một chút đông trùng hạ thảo, món canh sẽ tăng thêm dưỡng chất.

Để nấu canh gà tiềm đông trùng hạ thảo, mẹ cần chuẩn bị 5 con đông trùng hạ thảo, 1 con gà ta khoảng 1kg. Sau đó đem gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi nầm cùng hành, gừng. Dược liệu được rửa sạch bằng nước ấm. Sau khi gà được hầm nhừ thì cho đông trùng hạ thảo vào. Nêm gia vị vừa ăn.

6. Đông trùng hạ thảo chưng cùng tổ yến?

Mẹ cần chuẩn bị 3 gram đông trùng hạ thảo, 12 gram tổ yến, đường phèn. Đàu tiên mẹ đem ngâm tổ yến trong nước 10 phút, vớt ra để ráo. Rồi chưng cách thủy tổ yến và đường phèn trong khoảng 15 phút. Sau đó cho đông trùng hạ thảo vào chưng thêm 5 phút thì mẹ có thể dùng.

Đông trùng hạ thảo cho bà bầu có tốt không khi dùng quá nhiều?

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng là càng bổ sung nhiều đông trùng hạ thảo càng tốt. Đây được xem là quan niệm sai lầm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của mẹ và thai nhi. 

Ngoài kiến thức về đông trùng hạ thảo có tốt có bà bầu hay không, mẹ cần chú ý đến những mặt hạn chế của việc lạm dụng dược phẩm này.

Phản ứng phụ và rủi ro

Đông trùng hạ thảo nói chung là an toàn, nhưng nó có thể gây đau bụng, buồn nôn và khô miệng ở một số người khi dùng quá nhiều.

Mẹ bầu có bệnh nền như ung thư, tiểu đường hoặc rối loạn về máu không được tự ý dùng đông trùng hạ thảo mà không có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ của bác sĩ. Bởi vi, nó có thể tương tác với thuốc làm loãng máu và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên dùng dược liệu này dưới sự tư vấn và theo sát của bác sĩ chuyên khoa. 

[inline_article id=270827]

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý, dùng xong “trên bảo dưới nghe liền”

Yếu sinh lý ở nam giới không phải là bệnh hiếm gặp. Tình trạng này có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, bệnh yếu sinh lý sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, việc có con cũng như hạnh phúc gia đình của nam giới. 

Vì vậy, chị em nên quan tâm, giúp anh xã thoát khỏi căn bệnh này bằng nhiều cách, chẳng hạn như dùng bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý tại nhà.

Tác dụng của các bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý

Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý

  • Đa số các nguyên liệu dùng để ngâm rượu đều có nguồn gốc tự nhiên nên khá an toàn cho sức khỏe của người dùng, hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Ngoài tác dụng là “thần dược” giúp nam giới tăng cường sinh lý, lấy lại bản lĩnh đàn ông trong chuyện chăn gối, rượu thuốc chữa yếu sinh lý còn giúp bồi bổ sức khỏe, giảm đau lưng, mỏi gối sau khi quan hệ.
  • Nhiều công thức ngâm rượu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn.

Các bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý cho anh xã tại nhà

1. Công thức rượu ngâm tắc kè chữa yếu sinh lý

Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý

Rượu tắc kè từ lâu đã được nhiều quý ông truyền tai nhau là rượu “ông uống bà khen”. Rượu có công dụng bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý ở nam giới.

♦ Nguyên liệu

  • Tắc kè dùng một đôi (một con đực, một con cái) hoặc nhiều đôi, rượu 40-45°C.

♦ Thực hiện

  • Tắc kè làm sạch, bỏ hết ngũ tạng, dùng cồn lau sạch máu.
  • Pha hỗn hợp gồm rượu trắng và gừng tươi giã nát, ngâm tắc kè trong vòng 30 phút để khử hết mùi tanh.
  • Sau khi ngâm, để tắc kè cho ráo nước rồi bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập tắc kè. 
  • Quy trình ngâm rượu tắc kè chữa yếu sinh lý gồm 3 lần: Lần 1 ngâm trong 3 tháng, chiết lấy nước cốt sau đó đổ rượu vào ngâm tiếp lần 2 trong 2 tháng. Tiếp tục làm tương tự ở lần 3 và ngâm trong 1 tháng. Hòa chung rượu đã ngâm ở 3 lần trên vào làm 1, bạn sẽ có được bình rượu ngâm tắc kè với công dụng chữa yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

2. Rượu ba kích, “thần dược” chốn phòng the

Rượu ba kích, “thần dược” chốn phòng the

Ba kích ngâm rượu ngoài tác dụng cải thiện tình trạng nhức mỏi, suy nhược cơ thể còn có khả năng tăng cường chức năng sinh lý, tăng bản lĩnh đàn ông trong chuyện phòng the. Đây là một trong những bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý phổ biến có từ lâu đời.

♦ Nguyên liệu

  • 1kg củ ba kích tươi, 5 lít rượu.

♦ Thực hiện

  • Củ ba kích rửa sạch rồi đem ngâm với rượu trắng khoảng 2-3 tháng là có thể sử dụng. Rượu càng để lâu uống càng ngon và hiệu quả mang lại càng cao.

3. Nhân sâm ngâm rượu chữa yếu sinh lý

Theo Đông y, nhân sâm được xem là dược liệu có thể chữa được bách bệnh. Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng lưu thông mạch máu, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ khí huyết, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt, đối với nam giới, rượu sâm còn là vị thuốc giúp cơ thể tràn trề sinh lực, kích thích hưng phấn mạnh mẽ trong các cuộc yêu, tăng chất lượng và số lượng của tinh trùng. 

♦ Nguyên liệu

  • 1 củ nhân sâm, rượu trắng.

♦ Cách thực

  • Rửa sạch nhân sâm, có thể để nguyên cả củ hoặc thái mỏng.
  • Cho nhân sâm vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu ngập bình.
  • Đậy kín nắp, đặt bình rượu ngâm ở nơi thoáng mát, khô ráo. Ngâm trong ba tháng là có thể sử dụng được.

4. Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý từ đông trùng hạ thảo

Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý

Đông trùng hạ thảo từ lâu đã nổi tiếng là loại dược liệu quý và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như nâng cao sức đề kháng, tăng cường chất chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh về tim mạch. Rượu ngâm đông trùng hạ thảo được ghi nhận là làm tăng ham muốn tình dục, điều trị chứng xuất tinh sớm ở nam giới.

♦ Nguyên liệu

  • 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 10g dạng khô
  • 1 lít rượu trắng 40-45°C
  • 1 bình thủy tinh

♦ Thực hiện

  • Rửa sạch đông trùng hạ thảo với nước ấm, để ráo.
  • Cho các nguyên liệu vào bình, thêm 1 lít rượu trắng, đóng chặt nắp.
  • Rượu ngâm trong vòng 30-45 ngày là có thể sử dụng được.

Lưu ý khi dùng rượu thuốc chữa yếu sinh lý

Một vài điểm cần chú ý khi cho anh xã dùng thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý:

  • Không nên lạm dụng rượu thuốc. Nam giới chỉ nên uống 10-15ml/lần và dùng ngày 2-3 lần. Dùng quá liều có thể gây tác dụng phụ hoặc ngộ độc.
  • Nên dùng bình thủy tinh để ngâm rượu thay vì bình nhựa để tránh bị nhiễm độc từ nhựa.
  • Nên dùng rượu để ngâm thuốc có nồng độ từ trên 40°C.
  • Một số loại rượu thuốc đặc thù sẽ có công thức ngâm riêng biệt. Bạn cần tuân thủ theo cách ngâm tương ứng với từng loại để đạt được hiệu quả tốt nhất.

[inline_article id=262122]

Rượu thuốc được dùng trong dân gian để chữa trị nhiều loại bệnh trong đó có bệnh yếu sinh lý. Nếu anh xã gặp vấn đề trong chuyện chăn gối, chị em nên chia sẻ và giúp anh xã chữa trị kịp thời. Bài thuốc ngâm rượu chữa yếu sinh lý tại nhà là một trong những cách phổ biến để giúp nam giới thoát khỏi tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”. Tuy nhiên, chị em nên nhắc chồng không được lạm dụng loại rượu này để tránh những tác dụng không mong muốn nhé.

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Thảo dược thiên nhiên cho trẻ: đâu là loại an toàn?

các loại thảo dược thiên nhiên

Chúng ta đang có xu hướng dùng thảo dược để phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Trên lý thuyết, thảo dược thiên nhiên được cho là lành tính. Song, với trẻ nhỏ thì không phải bất cứ loại cây, trái… nào cũng phù hợp. Đó là lý do bạn cần hiểu hơn về vấn đề này để không mắc sai lầm khi chăm bé.

Câu chuyện cho trẻ dùng thuốc là một đề tài luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh. Tuy nhiên, đối với các loại thuốc thông thường, nếu bạn sử dụng không hợp lý vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe bé. Hơn nữa, một số loại còn bị chống chỉ định dùng trên đối tượng trẻ em, chẳng hạn như aspirin.

Điều này làm cho thảo dược trở thành một thay thế an toàn hơn các loại thuốc trên. Đây cũng là lý do mà nhiều người muốn tìm hiểu và lựa chọn thảo dược thiên nhiên để trị bệnh khi chẳng may con bị ốm.

Song thực tế, việc dùng thảo dược cho trẻ không thực sự an toàn và công hiệu. Bài viết dưới đây sẽ là “kim chỉ nam” trong việc lựa chọn thảo dược an toàn cho con. Bạn đừng bỏ qua nhé!

Khi nào và vì sao lại nên cho trẻ dùng thảo dược thiên nhiên?

Thảo dược – vốn hiểu nôm na là những loại thực vật hoặc các bộ phận của chúng được dùng để làm thuốc chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó. Thảo dược thiên nhiên gần như có ở quanh ta. Chúng có thể là những cây trồng trong vườn hoặc đôi khi là những gia vị cho bữa ăn ngon.

Với trẻ em, việc dùng thảo dược sẽ giúp cơ thể “đối phó” tốt với những chứng bệnh thông thường như cảm cúm, đau bụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm dịu bớt cơn đau do mọc răng ở trẻ. Thậm chí, một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như thủy đậu và sởi… thảo dược cũng có thể hỗ trợ tốt.

Quay lại vấn đề trên, bạn có thể dùng thảo mộc ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ốm hoặc sử dụng hằng ngày để tăng cường sức đề kháng. Mẹ cần biết là cơ thể trẻ em khá nhạy cảm, có thể phản ứng nhanh với các loại thảo mộc này. Vì vậy, nếu được dùng đúng cách, chúng sẽ thích ứng và cho tác dụng tốt.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể tận dụng phần hoa, hạt, quả mọng, quả hạch, lá, thân hay rễ cây. Lưu ý, cần tuân theo hướng dẫn cụ thể vì mỗi bộ phận của dược liệu có thể khác nhau về hoạt chất và công dụng.

Cách sử dụng thảo dược thiên nhiên cho trẻ

Với trẻ em, việc dùng thuốc có khi là “một cơn ác mộng”. Song đối với thảo dược, bạn lại có thể “giấu” chúng vào trong mỗi bữa ăn của con mình.

Một cách dễ dàng hơn để trẻ dùng thảo dược là bạn có thể nấu lên rồi cho con tắm. Với phương pháp tắm thì đã có nhiều hướng dẫn hoặc bài thuốc khác nhau được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này.

Một vài loại siro hay rượu thuốc chiết xuất từ thảo mộc hiện nay cũng có mặt trên thị trường. Trong số đó có nhiều loại dùng cho điều trị một vài triệu chứng đường hô hấp ở trẻ mà bạn có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng.

Hướng dẫn mẹ cách để tắm cho con bằng thảo dược thiên nhiên

tắm cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Rất đơn giản, những gì bạn cần chuẩn bị là:

  • 1/4 chén thảo dược khô hoặc một nửa chén nếu sử dụng thảo dược tươi
  • Khoảng 2 lít nước nóng
  • Một chiếc nồi hoặc thố lớn có nắp đậy

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn đem cho phần thảo mộc đã chuẩn bị vào chiếc nồi, sau đó cho nước nóng vào và ngâm trong khoảng 45 phút. Suốt quá trình ngâm cần dùng nắp đậy lại.
  • Hết thời gian bạn lọc lại phần thảo dược và lấy phần nước ngâm cho vào trong bồn hoặc chậu nước tắm của bé.
  • Để trẻ ngâm mình trong nước tắm ít nhất 10 phút mới có tác dụng.

Mách mẹ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn cho trẻ

Dưới đây là những loại thảo dược thiên nhiên tốt và an toàn để có thể dùng cho trẻ:

1. Cúc kim tiền (Calendula)

thảo dược thiên nhiên cúc kim tiền

Cúc kim tiền hay còn gọi là cúc Địa Trung Hải là loại thảo dược thiên nhiên dễ trồng và được ứng dụng rất nhiều trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp. Bên cạnh đó, loài hoa này còn rất hữu dụng trong một số vấn đề về da như chàm, viêm và sưng đỏ da, da khô ngứa cũng như các vết thương, vết do côn trùng cắn

Ngoài ra, calendula cũng mang lại đặc tính chống nấm hiệu quả, đồng thời làm dịu và chữa lành hầu hết mọi bệnh liên quan đến nấm da.

Trong trường hợp nếu bé bị hăm tã, tưa miệng, cứt trâu… thì sử dụng cúc kim tiền sẽ có hiệu quả tốt.

Cách sử dụng

Dùng hoa cúc nấu nước tắm và cho bé ngâm mình khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể tìm thêm một vài công thức với cúc calendula để làm ra các loại kem hoặc lotion ngoài da khác nhau. Một điều thú vị là cúc kim tiền cũng có thể được sử dụng để làm nguyên liệu cho các món ăn nữa đấy!

2. Đông trùng hạ thảo

Trong số các loại thảo dược khác nhau dành cho trẻ thì đông trùng hạ thảo được biết đến với tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và đồng thời làm giảm nhẹ các triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm thậm chí là chứng nhiễm trùng tai.

Trường hợp ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị bệnh, nếu cho trẻ dùng đông trùng hạ thảo thì sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ dùng đông trùng hạ thảo trong mùa cúm sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh.

Cách sử dụng

Nếu sử dụng đông trùng hạ thảo dạng lỏng, bạn nên dùng theo giọt theo khuyến cáo của loại sản phẩm. Ngoài ra, cũng có thể dùng các loại thảo mộc khô hoặc tươi. Lưu ý là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng nên dùng cho trẻ.

3. Hoa cúc La Mã (Chamomile)

cúc La Mã

Có thể nói, đây là loại thảo dược thiên nhiên khá phổ biến nên có sẵn trong nhà. Trong số các loại kể trên thì cúc La Mã mang lại tác dụng làm dịu và thư giãn thần kinh rất hiệu quả.

Ngoài ra, loại thảo dược này cũng giúp củng cố hệ tiêu hóa, xua tan cơn đau bụng, giảm sự lo âu, đồng thời cũng giải quyết tốt các chứng bệnh phổ biến khác ở trẻ như đau bụng, trào ngược axit, khó tiêu

Dịch chiết cúc La Mã khi bôi ngoài da còn đem lại tác dụng giúp vết thương mau lành và làm dịu da khi bị kích ứng.

Cách sử dụng

Bạn nên nấu nước tắm với cúc La Mã để cho trẻ ngâm mình trước khi đi ngủ. Ngoài ra, loại thảo dược này khi pha trà sẽ đem lại mùi vị rất thơm ngon và trợ tiêu hóa tốt.

4. Hoàng Kỳ (Astragalus)

Cũng như đông trùng hạ thảo, hoàng kỳ cũng được biết đến với tác dụng giúp cải thiện miễn dịch cho trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng để bảo vệ con bạn trước những mầm bệnh bên ngoài.

Cách sử dụng

Thêm một lát rễ hoàng kỳ vào một ấm pha trà hoặc cho vào trong các món súp, hầm hay đơn giản hơn bạn có thể bỏ vào cơm để nấu chung. Bản thân rễ không được khuyến cáo tiêu thụ, nhưng nó có thể giải phóng ra các hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong quá trình được đun sôi.

5. Elderberries: cơm cháy đen

thảo dược thiên nhiên quả cơm cháy đen

Được mệnh danh là loài cây của xứ thần tiên, đây là loại berry mà được lứa tuổi học trò tại các nước Âu Mỹ khá ưa thích.

Ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng, loại quả cơm cháy đen này rất tốt trong việc phòng và chữa bệnh. Đặc biệt là các vấn đề như cảm lạnh, ho, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Hoa từ loài cây cơm cháy đen cũng được nhiều người sử dụng để chữa chứng nghẹt mũi nặng.

Cách sử dụng

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm siro chiết xuất từ cây cơm cháy đen để bổ trợ hệ miễn dịch. Thêm nữa, bạn có thể tìm mua hoa để nấu nước tắm cho bé tương tự như các loại thảo dược trên.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thảo dược thiên nhiên nào là cần chắc chắn trẻ không bị dị ứng với nó, sử dụng đúng liều lượng. Nếu không chắc chắn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về dược liệu để tránh xảy ra những tác động bất lợi đến trẻ.

Marry Baby