Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Trẻ sơ sinh ngủ li bì: Mẹ không được chủ quan

Trẻ sơ sinh ngủ li bì có bị bệnh gì nghiêm trọng không là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ sơ sinh ngủ li bì đòi hỏi bố mẹ cần theo dõi xem trẻ có bị mất nước không; hoặc nghiêm trọng là theo dõi các triệu chứng viêm màng não.

Trong bài viết, bố mẹ sẽ hiểu thời gian trẻ ngủ như thế nào là đủ; nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì; và đồng thời một số phương pháp bố mẹ có thể hỗ trợ.

Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh đã ngủ quá nhiều?

Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều; đặc biệt là bé mới sinh. Nhưng giấc ngủ của trẻ sơ sinh có xu hướng ngắn và thất thường; và hiếm khi bé nghỉ ngơi hơn vài giờ một lần. Khi bé lớn hơn và thói quen ngủ của bé trở nên đều đặn hơn; bố mẹ có thể biết bé thường ngủ bao nhiêu giờ vào ban ngày và ban đêm mỗi ngày.

Dưới đây là thông tin tổng quan về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn:

  • Trẻ sơ sinh 0 đến 3 tháng: Bé cần ngủ 14 đến 17 giờ ngủ trong khoảng thời gian 24 giờ; mặc dù đến 22 giờ là bình thường đối với trẻ sinh non. Giấc ngủ thường xảy ra liên tục vào ban ngày và ban đêm; đôi khi chỉ kéo dài một hoặc hai giờ mỗi lần.
  • Trẻ lớn hơn từ 4 đến 12 tháng: Bé sẽ ngủ 12 đến 16 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ. Ít nhất hai đến ba giờ trong đó phải là giấc ngủ ngắn ban ngày. Theo thời gian, trẻ sơ sinh dần bắt đầu ngủ những giấc dài hơn vào ban đêm. Trẻ 4 tháng tuổi có thể ngủ 6 hoặc 8 giờ vào ban đêm; trong khi trẻ 6 tháng tuổi có thể ngủ 10 hoặc 11 giờ. Khi con gần đến ngày sinh nhật đầu tiên; con sẽ ngủ từ 10 đến 12 giờ vào ban đêm.

Đối với cả hai nhóm tuổi, giấc ngủ kéo dài hơn đáng kể so với mức bình thường có vẻ không bình thường; và cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn. Mẹ đọc tiếp để biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ li bì nhé!

trẻ sơ sinh ngủ li bì

Trẻ sơ sinh ngủ li bì do bị sốt và mất nước

Hãy lo lắng nếu bé ngủ quá say hay đột nhiên trẻ sơ sinh ngủ li bì; vì rất có thể đấy là triệu chứng thân nhiệt của bé bị giảm (nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức bình thường); sốt hoặc mất nước. Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ li bì một cách bất thường có thể là kết quả sau một chấn thương ở đầu; hoặc sau khi uống thuốc như thuốc kháng histamine.

Nếu bé buồn ngủ mê mệt nhưng trước đó vẫn ăn uống tốt; thân nhiệt bình thường; không có lý do nào đáng lo ngại thì có thể bé chỉ buồn ngủ đơn thuần. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ li bì trong thời gian phục hồi từ một bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu; bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ thì có thể là triệu chứng cảnh báo viêm não hay viêm màng não; cả hai đều là bệnh nghiêm trọng và cần can thiệp y khoa ngay tức khắc.

Các dấu hiệu nhận biết mất nước ở trẻ

Các bậc phụ huynh cần theo dõi con mình để nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước ở trẻ như sau:

  • Mắt trẻ bị sâu, trũng so với lúc bình thường. Khóc mà không thấy nước mắt.
  • Da đàn hồi kém: Bạn ấn vào da trẻ và thả ra nhanh. Da trẻ trở lại bình thường ngay là không thiếu nước; nếu da trẻ lâu trở lại bình thường là dấu hiệu thiếu nước.
  • Tiểu ít: Bình thường, trẻ đi tiểu trên 4 lần/ngày; nước tiểu trong, không nặng mùi; khi thiếu nước, trẻ đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi. Trên 6 giờ trẻ không làm ướt một chiếc tã.
  • Môi khô, nhìn trẻ mệt mỏi, lờ đờ.
  • Nếu mất nước nặng thì mắt trũng sâu, chân, tay lạnh, trẻ ngủ li bì hoặc quấy khóc vật vã.

>>>> Mẹ đọc thêm “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

trẻ bị sốt và mất nước

Trẻ sơ sinh ngủ li bì: Dấu hiệu trẻ bị viêm màng não

Viêm màng não do vi khuẩn là một trong những bệnh nhiễm trùng nặng nhất ở trẻ vì tỷ lệ tử vong cao; và để lại nhiều di chứng. Trẻ sơ sinh ngủ li bì là một trong những biểu hiện đặc trưng của viêm màng não. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh đúng; kịp thời sẽ cứu sống trẻ; tránh được di chứng.

Bác sĩ chuyên khoa Nhi chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết trẻ viêm màng não như sau:

1. Thể tiến triển nhanh

  • Đột ngột trẻ được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốc; ban xuất huyết dưới da; đôi khi có ban xuất huyết hoại tử.
  • Bé lờ đờ, li bì hoặc hôn mê, có thể tử vong trong 24 giờ đầu. Thể này thường là nhiễm trùng huyết do não mô cầu có viêm màng não.

2. Thể thông thường ở trẻ nhỏ

Trong một vài ngày đầu, trẻ có thể có các biểu hiện như:

  • Sốt.
  • Chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn.
  • Các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho, chảy mũi…
  • Các dấu hiệu gợi ý viêm màng não:
  • Co giật: Có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
  • Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
  • Ngoài ra, trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

3. Thể bệnh ở trẻ sơ sinh

  • Các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biết với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh.
  • Các biểu hiện thần kinh hay gặp là: ngủ li bì (50-90%), thóp phồng (20-30%), co giật (30-50%) và rất ít khi co cứng gáy (10-20%).

4. Cách phát hiện sớm trẻ viêm màng não

  • Đối với tất cả trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu bị sốt kèm theo một trong các triệu chứng sau đây: đau đầu, cứng gáy, thóp phồng, li bì – hôn mê, dễ kích thích, co giật, nôn…
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh, có thể không sốt hoặc có sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.
  • Cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>> Mẹ có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh đi ngủ? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Bố mẹ cần làm gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ li bì?

bé ngủ quá nhiều

1. Khuyến khích lịch ngủ cố định

Dưới đây là một số điều bố mẹ có thể thử để thúc đẩy lịch trình ngủ nhất quán cho trẻ sơ sinh ngủ li bì:

  • Hãy đưa bé ra ngoài đi dạo vào ban ngày để bé được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
  • Xây dựng một thói quen buổi tối nhẹ nhàng bao gồm tắm, mát-xa và dưỡng sinh.
  • Thử cởi bớt một số lớp quần áo để chúng bớt ấm hơn; và thức dậy khi đến giờ cho ăn.
  • Thử dùng khăn ướt chạm vào mặt con; hoặc nâng họ con để ợ hơi trước khi chuyển sang vú bên kia.
  • Quá nhiều kích thích trong ngày có thể khiến bé mệt mỏi. Con có thể ngủ quên dù đói.
  • Mẹ cũng có thể thử theo dõi giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) của con. Đây là giai đoạn ngủ nhẹ.

Trong giai đoạn REM, mẹ sẽ có thể đánh thức trẻ dễ dàng hơn so với khi trẻ chuyển sang giai đoạn ngủ sâu. Nhưng hãy nhớ rằng giai đoạn ngủ nhẹ và ngủ sâu luân phiên nhau thường xuyên hơn ở trẻ sơ sinh so với người lớn.

2. Tư thế ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh ngủ li bì

Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị Hội chứng đột tử (SIDS) do ngủ sai tư thế. Vì vậy, việc kiểm tra giấc ngủ đêm của bé là rất quan trọng. Khi bé ngủ, mẹ nên để ý vì bé có thể lật người và nằm ngủ với tư thế úp mặt xuống giường. Tư thế ngủ này sẽ gây sức ép lên bụng, ngực và khiến bé khó thở.

[inline_article id=281540]

3. Lưu ý khi ngủ chung với trẻ sơ sinh ngủ li bì

Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi bị chết não do cha mẹ hay người thân sơ ý để tay lên mũi con gây ngạt thở khi ngủ chung. Và đây cũng chính là hồi chuông báo động cho các bậc cha mẹ.

Thói quen của đa phần các bậc phụ huynh Việt là cho bé ngủ chung giường. Với thói quen này, bạn nên cẩn thận vì nhiều khi ngủ chung, chăn gối của cha mẹ có thể đè lên người bé. Ngoài ra, thân nhiệt của bé không giống như người lớn, do đó, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa, quạt máy,… trong phòng ngủ.

4. Thường xuyên lau mồ hôi, đề phòng bé bị cảm

Việc trẻ nhỏ khi ngủ ra nhiều mồ hôi là chuyện thường gặp. Vì vậy, khi trẻ ngủ; cha mẹ nên thường xuyên lau mồ hôi trên người của bé để phòng trường hợp bé bị cúm, sốt; khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì.

Để bé đỡ ra mồ hôi, nên cho bé mặc thoáng; quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.

Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.

Các bà mẹ rất thích cho trẻ sơ sinh ngủ nhiều; nhưng trẻ sơ sinh ngủ li bì thì không tốt chút nào phải không nào. Hãy theo dõi bé thật chặt chẽ khi bé ngủ li bì nhé các bạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi: Điều mẹ cần lưu ý để con ngủ một mạch tới sáng

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi đã có những đặc trưng khác biệt so với trước đó. Vì vậy bố mẹ nên lưu ý những điều này để chăm sóc bé hiệu quả và kịp thời xử lý kịp thời các tình huống.

giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

Bước ngoặt trong giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

1. Xây dựng quy luật của ngày và đêm

Quy luật ngày và đêm trong một ngày thực tế cũng tương tự như những chiếc đồng hồ sinh học mà chúng ta thường nói đến. Nó khống chế cơ thể con người theo cách trong những khoảng thời gian khác nhau sẽ có những chức năng và quá trình hoạt động khác nhau. Khi trẻ sơ sinh được khoảng 4 tháng tuổi thì cũng có nghĩa là 4 quy luật sinh học đã hình thành. Những quy luật này tác dụng qua lại để tạo nên quy luật sinh hoạt trong một ngày.

Ngoài ra, giấc ngủ còn chịu sự điều tiết của các tín hiệu mà bên ngoài tác động đến, chẳng hạn như âm thanh, ánh sáng. Vì vậy, nếu để ý bạn sẽ phát hiện những trẻ 4 – 5 tháng tuổi sẽ có một số vấn đề khi ngủ, điển hình như thay vì một thời gian nào đó vốn dĩ đồng hồ sinh học của trẻ rơi vào trạng thái ngủ thì do ảnh hưởng môi trường bên ngoài làm trẻ giật mình tỉnh giấc hoặc là ngược lại. Tiết tấu ngủ – thức này phá vỡ nhiều quy luật sinh học nên chất lượng giấc của trẻ kém đi.

Vì vậy, việc xây dựng quy luật ngày và đêm có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hình thành quy luật giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi. Giai đoạn này, cơ bản thì ban ngày trẻ nên có đủ khoảng 3 giấc ngủ, nghĩa là sáng 1 giấc, trưa 1 giấc và chiều muộn 1 giấc ngắn nữa. Thời gian ngủ vào ban đêm bắt đầu cố định trong giới hạn từ 7 đến 9 tiếng.

2. Phát triển khả năng tự đi vào giấc ngủ

Nếu như giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi, trẻ thường gặp khó khăn trong việc tự ngủ thì bắt đầu từ tháng thứ 4, khi mà sinh lý cơ thể thành thục hơn nên khả năng này cũng được nâng cao. Đặc biệt khi trẻ đủ 5 tháng tuổi thì gần như có thể dễ dàng tự mình chìm vào giấc ngủ mà không cần quá nhiều tác động từ người lớn.

Chính vì vậy, bố mẹ nên tranh thủ thời kỳ này hỗ trợ và rèn luyện thêm cho trẻ. Bạn có thể trì hoãn thời gian trong việc dỗ dành nếu trẻ thức giấc khi ngủ. Cách này giúp trẻ phát triển năng lực tự quay trở lại giấc ngủ bị gián đoạn. Tuy nhiên, khả năng tự lực của trẻ vẫn ở giai đoạn đang hoàn thiện nên sau khi bạn dành cho con một “thời gian rèn luyện” nhất định mà trẻ không tự ngủ lại được thì bạn vẫn phải vỗ về ru bé ngủ lại.

3. Ngủ một giấc hoàn chỉnh vào ban đêm

cham soc cap sinh doi 2

Sau khi trẻ đã xây dựng được quy luật sinh học ngày và đêm thì 2/3 giấc ngủ sẽ diễn ra vào ban đêm. Nếu như trước đó bé sơ sinh rất dễ giật mình nhiều lần thì tới giai đoạn này, trẻ đã có thể ngủ một mạch khoảng 5 tiếng đồng hồ, sau đó có thể ngủ lại một giấc ngắn khoảng 3,5 – 4 tiếng nữa thì thức dậy đã là buổi sáng hôm sau.

Hiệp hội Quốc tế Nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng nếu như em bé bú mẹ mà có thể ngủ liên tục 5 tiếng không giật mình đòi bú thì có nghĩa là đã đạt được “giấc ngủ hoàn chỉnh” vào ban đêm. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì thời gian ngủ sẽ càng dài hơn, thậm chí đạt đến 7 tiếng. Do đó giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi thông thường cũng chỉ cần một cữ bú đêm là có thể ngủ ngon đến sáng.

Những vấn đề thường gặp đối với giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

1. Bản năng lật người ảnh hưởng đến giấc ngủ

Giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi đa số trẻ đã bắt đầu biết lật. Trẻ nhỏ khi mới học được một kỹ năng mới thì luôn cảm thấy mới mẻ và hiếu kỳ, vì vậy bất kể ngày hay đêm đều muốn thử và luyện tập kỹ năng này. Cũng vì lý do này nên mặc dù đã hình thành quy luật giấc ngủ tương đối ổn định nhưng rất có thể vì tác động của bản năng lật người mà trẻ vẫn dễ bị thức giấc nửa đêm.

Đối với tình trạng này, bố mẹ có thể giúp bé khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên, bạn nên cho trẻ tập lật nhiều hơn vào ban ngày. Một mặt giúp cơ thể trẻ phát triển tốt hơn, đặc biệt là hệ xương, cơ bắp và cả sức đề kháng, mặt khác cũng có thể khiến trẻ mệt ở một mức độ nhất định và sẽ ngủ tốt hơn vào ban đêm.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng công cụ hỗ trợ như đặt gối cố định hai bên người khi trẻ ngủ, tạo ra một không gian ngủ nhỏ hẹp hơn khiến trẻ khó lật trở mình. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo sự thoải mái cho bé cử động cơ thể, nếu không thì cảm giác khó chịu vì gò bó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

2. Tỉnh giấc nửa đêm chỉ để “nằm chơi”

Bé giật mình trong đêm “nằm chơi” không có nghĩa là trẻ muốn chơi đồ chơi mà là chỉ một hiện tượng gọi là “đêm bị phân cách”. Hiện tượng này xảy ra kéo dài trong một khoảng thời gian và trẻ thường thức giấc ở một mốc giờ tương đối cố định. Sau khi thức, trẻ không khóc quấy, thậm chí nếu mẹ đến bồng bế dỗ dành còn khiến trẻ kháng cự lại. Bé “nằm chơi” tầm 60 – 90 phút thì sẽ tự ngủ trở lại hoặc lúc này mới bắt đầu khóc quấy đòi được ru ngủ.

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho biết: Hiện tượng “đêm bị phân cách” thường xảy ra cao điểm trong giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu có thể do bạn cho trẻ đi ngủ quá sớm vào ban đêm hoặc trong quá trình ngủ bị quấy nhiễu bởi các yếu tố bên ngoài.

[inline_article id=174641]

Tình trạng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra thì không sao nhưng nếu trở thành một thói quen thì bạn cần giúp trẻ điều chỉnh. Cách tốt nhất chính là tạo môi trường ngủ lý tưởng cho bé, đồng thời đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc cần thiết của độ tuổi, nghĩa là không phải ép trẻ đi ngủ quá sớm.

Lê Phương