Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tất tần tật mọi thứ cần biết về tác dụng của giấm táo với sức khỏe thai kỳ

 

tác dụng của giấm táo
Giấm táo có tác dụng gì với bà bầu? Đọc ngay mẹ nhé!

Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữa trải qua rất nhiều thay đổi. Cụ thể, sự biến động nội tiêt tố khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi rất nhiều. Do vậy, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tự chăm sóc bản thân bằng mọi cách có thể, từ thay đổi thói quen sinh hoạt cho đến thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Giữa vô vàn những lựa chọn thực phẩm, hẳn mẹ sẽ cảm thấy vô cùng bối rối. Hiểu được điều này, MarryBaby gửi đến bạn những thông tin hữu ích về những tác dụng tuyệt vời của giấm táo với sức khỏe thai kỳ. Mời bạn cùng tham khảo ngay nhé!

Giải đáp: Tác dụng của giấm táo có thực sự tốt với mẹ bầu?

bà bầu dùng giấm táo

Giấm táo được chiết xuất từ nước táo ép tươi lên men trong một thời gian dài. Thành phẩm sau cùng thu được chứa khá nhiều chất có hoạt tính sinh học, điển hình như: axit axetic, axit gallic, catechin, epicatechin… Chính vì bắt nguồn từ táo nên loại giấm này có hương thơm khá nhẹ nhàng cùng vị chua thanh, dịu hơn so với giấm rượu. Điều này khiến nó trở thành gia vị tuyệt hảo cho các món salad hoặc để ướp nướng.

Quay lại thắc mắc chính, câu trả lời rằng tác dụng của giấm táo hoàn toàn tốt với mẹ bầu, miễn là bạn sử dụng sản phẩm đã qua tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết nếu không muốn cổ họng bị “thiêu đốt”.

Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ giấm táo chưa qua xử lý không được khuyến khích với thai phụ. Bởi hàm lượng vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn dĩ đã suy yếu của bạn.

Hơn thế nữa, việc này là để đảm bảo tránh các vấn đề sức khỏe ở mẹ xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thêm một yếu tố khác để mẹ cân nhắc rằng các kháng thể bảo vệ cho bạn phải làm việc “quá tải” trong giai đoạn mang thai, do đó nó sẽ không thể xử lý các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.

Bật mí những tác dụng của giấm táo với sức khỏe thai kỳ

Việc tiêu thụ giấm táo suốt thời kỳ mang thai rất được khuyến khích vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, chẳng hạn như:

1. Cải thiện sức đề kháng

Các axit gallic có trong loại thực phẩm này đóng vai trò là chất kháng virus mạnh mẽ. Do đó, mẹ bầu nếu thường xuyên sử dụng sẽ không bị ốm vặt.

2. Tác dụng của giấm táo giúp phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu (UTI)

bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này sẽ hiếm xảy ra nếu bà bầu sử dụng giấm táo. Theo đó, các enzyme và khoáng chất thiết yếu trong táo sẽ kìm hãm sự phát triển của vi trùng gây bệnh. Lời khuyên rằng bạn nên uống giấm táo với tỷ lệ 1 thìa cà phê giấm hòa với 1 cốc nước lọc để phòng tránh UTI.

3. Giải thoát mẹ bầu khỏi chứng ợ nóng

Ợ nóng là một trong những triệu chứng khó chịu gây “ám ảnh” mẹ bầu. Nó thường xuất hiện bắt đầu từ tuần thứ 14 đến 27 của thai kỳ. Giấm táo giúp trung hòa tính axit có trong thực phẩm bạn tiêu thụ và ngăn ngừa chứng ợ nóng hiệu quả.

4. Kiểm soát lượng đường trong máu

tác dụng của giấm táo giúp kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu dùng khoảng 2 thìa cà phê giấm táo với nước trước ăn hoặc trước khi ngủ sẽ giảm đường huyết trong máu đáng kể. Điều này khá phù hợp cho những mẹ đang đối mặt với bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng với tác dụng này của giấm táo. Nếu vô ý dùng chung với các thuốc hạ đường huyết được chỉ định sẽ gây tác dụng phụ nguy hại sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

5. Tác dụng của giấm táo giúp ổn định huyết áp

Mẹ bầu có thể ổn định huyết áp nhờ thường xuyên dùng giấm táo. Các axit axetic trong loại thực phẩm này giúp hạ huyết áp bằng cách giảm hoạt động của rennin. Đây chính là enzyme khiến huyết áp tăng vọt trong thai kỳ.

6. Chống lại cảm lạnh thông thường

bà bầu bị cảm

Cảm lạnh và cảm cúm là những vấn đề vô cùng “nhẵn mặt” ở mẹ bầu. Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu vì chứng nghẹt mũi.

Để thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể hòa giấm táo với một lượng vừa phải nước ấm để uống. Giấm táo chính là phương thuốc tự nhiên làm thông thoáng đường thở, ngăn vi trùng xâm nhập vào trong các xoang; đặc biệt là các virus gây cảm thông thường.

7. Tăng cường tuần hoàn máu

Ngoài những lợi ích trên, tác dụng của giấm táo còn giúp tuần hoàn máu tốt, nhờ vậy giảm được nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch ở thai phụ. Bạn có thể xoa bóp thường xuyên bằng giấm táo pha loãng để phòng ngừa tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc uống giấm táo cũng sẽ mang lại cho bạn năng lượng tràn trề. Điều này khá hữu ích vì cơ thể mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề, uể oải thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

8. Xua tan chứng đầy hơi, chướng bụng

tác dụng của giấm táo chữa đầy hơi

Đầy hơi là vấn đề khá phiền toái mà mẹ bầu thường phải đối mặt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Giấm táo với những thành phần có lợi sẽ giúp giải quyết chứng đầy hơi hiệu quả. Không những thế, các enzyme trong giấm táo còn giúp tăng cường trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn đấy.

Bí quyết để mẹ khỏe, con vui là hãy uống giấm táo pha loãng tầm 15 phút trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa, đẩy mạnh quá trình hấp thu thức ăn.

9. Tác dụng của giấm táo trong điều trị mụn trứng cá

Sự dao động của hormone thai kỳ khiến mẹ bầu nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Để đối phó với những nốt mụn xấu xí và lấy lại làn da tươi sáng như xưa, mẹ có thể nhờ đến tác dụng của giấm táo.

Bạn có thể pha loãng 1 thìa cà phê giấm táo với 3 thìa cà phê nước tinh khiết, sau đó dùng hỗn hợp này như là nước cân bằng (toner) hoặc cho vào bình xịt để làm nước xịt khoáng đều được. Tuy nhiên, nên nhớ rửa sạch lại mặt sau 5–10 phút để giấm táo trên da mặt nhé!

Lượng giấm táo an toàn với mẹ bầu là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, thai phụ nên dùng từ 1–2 thìa cà phê giấm táo hằng ngày. Tất nhiên là phải pha loãng với một nửa cho đến cả cốc nước đầy trước khi dùng. Tần suất sử dụng có thể lên đến 2 lần một ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn.

Không riêng gì giấm táo, tiêu chí để lựa chọn thực phẩm trong thai kỳ là đã qua bước tiệt trùng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Những rủi ro khi sử dụng giấm táo mà mẹ nên biết

rủi ro khi dùng giấm táo trong thai kỳ

Việc uống giấm táo không pha loãng trước có thể gây hại đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Bởi lẽ, thành phần của nó bao gồm axit acetic, chất này sẽ khiến niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương. Ngoài ra, tính axit này của giấm táo cũng sẽ khiến men răng bị bào mòn nếu dùng thô.

Một thông tin quan trọng bạn cần nhớ rằng loại thực phẩm này có tương tác xấu với insulin hoặc một vài thuốc trong nhóm lợi tiểu. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xem liệu loại thuốc mình đang sử dụng có gây phản ứng bất lợi khi kết hợp với giấm táo hay không.

Hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngaynếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây khi dùng giấm táo:

  • Nổi mẩn đỏ, nóng và xuất hiện cảm giác ngứa rát trên mặt
  • Hơi thở có vị axit, khó tiêu hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt

[inline_article id=251166]

Những lời khuyên thiết thực dành cho mẹ bầu

Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ khi tiêu thụ giấm táo trong thai kỳ:

  • Phải thận trọng khi uống giấm táo hoặc những sản phẩm có liên quan. Để an tâm, bạn hãy tham vấn với bác sĩ trước khi dùng.
  • Mỗi cá thể sẽ có một mức tiêu thụ giấm táo khác nhau, bạn có thể trao đổi điều này với bác sĩ phụ trách chuyên môn.
  • Tuyệt đối không kết hợp chung giấm táo với các loại giấm khác cùng một lúc. Điều này có thể khiến nồng độ axit tăng cao, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không dùng giấm táo để chữa bệnh thay thuốc trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
  • Không nên uống giấm táo trực tiếp vì nó có tính axit làm mòn men răng của bạn. Hãy pha loãng trong nước theo lỷ tệ thích hợp đã đề cập ở các phần trên.
  • Để tối đa hóa những tác dụng của giấm táo, mẹ nên chọn mua các sản phẩm hữu cơ.
  • Sau khi dùng giấm, bạn cần súc miệng lại ngay để tránh men răng khỏi bị hư tổn.
  • Tránh dùng loại thực phẩm này nếu bạn đang gặp một số vấn đề liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng 30 phút trước hoặc sau khi uống cà phê hoặc trà

Giấm táo là gia vị rất tốt cho mẹ bầu, chính vì nó mang đến nhiều lợi ích đáng giá với sức khỏe. Để phát huy những tác dụng của giấm táo, bạn có thể tuân thủ theo những khuyến cáo mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Ngoài ra, bạn phải thật cẩn trọng khi dùng nếu đang gặp một số vấn đề sức khỏe.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Nguy hại khôn lường từ việc mẹ bầu dùng tăm bông ngoáy tai

tác hại khi sử dụng bông ngoáy tai

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông sau khi tắm gội. Bạn cần dừng ngay việc này lại, bởi lẽ việc sử dụng bông ngoáy tai là vô cùng có hại cho sức khỏe thính giác.

Việc vệ sinh tai bằng tăm bông có thể làm cho các sợi bông gòn dính lại bên trong tai, lâu dần dẫn đến những vấn đề tai hại. Có báo cáo cho thấy, việc dùng bông ngoáy tai thường xuyên có thể gây thủng màng nhĩ, viêm tai, nấm tai hoặc trường hợp xấu nhất là điếc vĩnh viễn.

Giải đáp: Vì sao không nên sử dụng tăm bông ngoáy tai?

tác hại khi dùng bông ngoáy tai

Không riêng gì các mẹ bầu, nhiều người vẫn có thói quen dùng bông ngoáy tai thậm chí ngay cả khi không bị ngứa. Điều này hết sức nguy hại vì vô tình đã loại bỏ đi “hàng rào phòng vệ tự nhiên” của đôi tai.

Chúng ta cũng làm điều này khi cảm thấy ráy tai quá nhiều dẫn đến khó chịu, bức bối nên muốn “tống cổ” chúng ra ngay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ráy tai không hề vô dụng. Về mặt lý thuyết, ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai khỏi tác hại của bụi bẩn và dị vật. Hơn nữa, ráy còn có tác dụng làm trơn bề mặt tai và ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm mốc. Chính vì đặc tính này mà bạn sẽ cảm thấy tai mình bị khô sau khi làm sạch ráy tai.

Mặt khác, nhờ vào cơ chế làm sạch tự nhiên mà ráy tai sẽ dần tự di chuyển và rơi ra khỏi tai. Khi đó, quá trình hình thành ráy tai mới sẽ bắt đầu và quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Những tổn thương do sử dụng bông ngoáy tai mẹ bầu cần biết

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc tai giữa

Theo đó, tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại khác khi được đẩy quá sâu vào tai trong lúc lấy ráy tai sẽ gây tổn thương phần tai giữa. Phổ biến nhất có lẽ là tình trạng rách màng nhĩ.

2. Nhiễm trùng

Việc lấy ráy tai, sử dụng bông ngoáy tai vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong ống tai. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Khi bị đẩy vào bên trong, một phần ráy tai cũng bám vào màng nhĩ làm tăng gánh nặng, giảm độ rung của bộ phận này. Nặng hơn nữa, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ hỏng màng nhĩ, mất thính giác hoặc nhiễm trùng.

3. Làm xuất hiện dị vật trong tai

Nhiều trường hợp, phần đầu của bông ngoáy tai bị rơi ra ngoài và mắc kẹt lại bên trong lòng tai. Vấn đề này xảy ra sẽ khiến các bà mẹ tương lai vô cùng khó chịu, bức bối.

Một nghiên cứu trên các dị vật trong cơ thể báo cáo rằng, tăm bông chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca cấp cứu nhất. Vì vậy, khi sử dụng để vệ sinh tai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.

4. Tác động do tích tụ quá nhiều ráy tai

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng tăm bông sẽ khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai. Bên cạnh việc gây tổn thương cấu trúc tai giữa, việc tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như: Đau, cảm giác nặng nề trong tai hoặc ù tai, không nghe rõ.

Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy tai bị đau?

hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc

Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh tai bằng tăm bông và bạn cảm thấy đau ở vị trí này, những việc tiếp theo cần phải làm bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau có sẵn tại nhà. Loại thuốc không kê đơn phù hợp cho bạn như Paracetamol hay Acetaminophen. Nếu dị ứng với thuốc này, bạn có thể chuyển qua sử dụng Ibuprofen. Khi dùng thuốc, nếu cơn đau không thuyên giảm mà còn nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Lưu ý, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ngoài ra, khi chạm vào tai mà cảm thấy đau kèm biểu hiện không nghe rõ, bạn cũng nên đến bác sĩ ngay. Vì có thể lúc này, tai bạn đã bị tổn thương.

Mách mẹ bầu những biện pháp vệ sinh tai an toàn mà không cần dùng đến tăm bông

Lấy ráy tai bằng tăm bông sẽ gây hại, nếu như bạn thường xuyên lạm dụng việc này. Bên cạnh việc hạn chế dùng bông ngoáy tai, bạn cũng có thể thử những mẹo phổ biến sau đây:

1. Hỗn hợp tỏi và dầu dừa

tỏi và dầu dừa thay thế cho bông ngoáy tai

Sự kết hợp giữa tỏi và dầu dừa được cho là combo thay thế tuyệt vời cho bông ngoáy tai. Điều thú vị là biện pháp này đã có từ rất lâu rồi đấy! Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết thực hiện ra sao cho đúng, hãy để Marry Baby hướng dẫn cặn kẽ cho bạn.

Bạn cũng biết rằng tỏi là loại củ gia vị mang lại đặc tính kháng khuẩn và chống virus hữu hiệu. Do đó, hỗn hợp dầu tỏi cũng sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ ráy tai cho bạn. Hơn nữa, nó còn mang lại lợi ích khử mùi và giữ cho bạn thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng tai.

Để làm ra hỗn hợp này, bạn cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và nấu cùng một ít dầu dừa trong 10 – 12 phút. Sau khi xong, đem lọc lấy phần dầu và nhỏ vào tai một vài giọt. Lời khuyên là sẽ tốt hơn nếu sử dụng khi dầu còn đang ấm. Tuy nhiên, không nên để dầu quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến lớp da nhạy cảm bên trong tai.

2. Baking soda

Ngoài mang lại lợi ích cho làn da và mái tóc, baking soda còn có thể sử dụng để khử mùi hôi tai. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn một nhúm nhỏ baking soda cùng với 2 thìa cà phê nước tinh khiết. Sau đó dùng hỗn hợp vừa pha nhỏ vào tai, để yên khoảng 2 phút rồi lau sạch. Phương pháp này không những loại bỏ mùi hôi, mà còn giúp làm sạch ráy tai nữa đấy!

3. Giấm táo

giấm táo giúp làm sạch ráy tai

Các bà mẹ tương lai cũng có thể dùng giấm táo thay cho bông ngoáy tai khi muốn vệ sinh tai. Do có tính axit nhẹ nên giấm táo có thể “quét” sạch phần ráy tai thừa cho bạn. Hãy thử biện pháp này bằng cách trộn nửa thìa cà phê giấm táo với 2 thìa cà phê nước cất. Nhỏ hỗn hợp vào tai và để yên khoảng 2 phút. Sau đó làm sạch lại với sự trợ giúp của một dụng cụ là nút tai.

4. Hydrogen peroxide (oxy già)

Hydrogen peroxide được sử dụng phổ biến nhất để loại bỏ bụi bẩn và ráy tai. Cơ chế là khi nhỏ chất này vào, nó sẽ phản ứng với các vi khuẩn và bụi bẩn bên trong, từ đó hình thành nên bọt bong bóng. Bọt này nổi lên và mang theo những chất bẩn cần loại bỏ.

Lưu ý bạn không được dùng oxy già nhỏ trực tiếp vào tai. Cách tốt nhất là phải pha loãng bằng nước cất. Nên sử dụng loại oxy già có nồng độ khoảng 3% bạn nhé!

Trên đây là những gợi ý về cách vệ sinh tai an toàn cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ vấn đề nào lo ngại, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Ngoài việc dùng bông ngoáy tai, bạn cũng nên tránh các biện pháp không an toàn khác, chẳng hạn như dùng nến hoặc các loại thiết bị hút ráy tai không rõ nguồn gốc. Cùng chia sẻ bài viết để bảo vệ thai kỳ an toàn cho bạn và người thân xung quanh nhé.

Marry Baby

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tắm bằng giấm táo: Vừa trắng da lại diệt khuẩn không ngờ

tắ bằng giấm táo giúp làm đẹp da

Từ lâu, giấm táo được xem như “thần dược” làm đẹp. Đặc biệt, việc tắm bằng giấm táo không những “hô biến” làn da đen sạm mà còn mang lại công dụng diệt khuẩn cùng một loạt các lợi ích tuyệt vời khác.

Giấm táo là một loại gia vị thơm ngon và được ứng dụng trong nhiều phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Không chỉ giúp giảm cân, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, nhiễm trùng, việc tắm bằng giấm táo còn giúp loại bỏ các vấn đề về da nhờ tính kháng khuẩn mạnh mẽ.

Với độ axit vừa phải, giấm táo cũng đem lại công dụng duy trì cân bằng độ pH tự nhiên cho da. Nhờ vậy, làn da của bạn sẽ giữ được độ ẩm cần thiết và tránh được nhiều tác nhân kích ứng.

Đa số mọi người đều dùng giấm táo trên da hoặc tóc nhưng nhiều nghiên cứu gần đây lại tiết lộ việc tắm bằng giấm táo cũng cung cấp một số lợi ích đặc biệt. Vì vậy, hãy cùng Marry Baby khám phá xem những lợi ích ấy là gì nhé!

Vì sao tắm bằng giấm táo lại tốt cho sức khỏe?

Đôi khi có nhiều nguyên nhân khiến nồng độ pH trong cơ thể bạn thay đổi. Lúc này, các bác sĩ thường nghi ngờ và đưa ra chẩn đoán là do các vấn đề về da.

Do vậy, việc thêm giấm táo vào nước tắm sẽ làm tăng tính axit trong nước. Từ đó có thể thúc đẩy quá trình khôi phục sự cân bằng pH của da và củng cố chức năng bảo vệ của nó khỏi các tác nhân có hại xâm nhập.

Điểm mặt các lợi ích từ việc tắm bằng giấm táo

Dưới đây là một số giá trị sức khỏe mà giấm táo có thể mang lại cho bạn:

1. Làm trắng da

tắm bằng giấm táo là đẹp da

Giấm táo, chứa hoạt chất alpha hydroxy, có tác dụng tẩy tế bào chết và loại bỏ các thành phần cặn bã bám trên da. Qua đó, loại giấm này tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào da mới hình thành.

Một điểm thú vị khác là giấm táo còn giúp làm dịu các vết thương trên da do ánh nắng mặt trời và tác động của tia cực tím gây ra. Thêm nữa, giấm này còn chứa khá nhiều chất chống oxy hóa. Đây đều là những tác nhân cần thiết để đẩy lùi lão hóa, giữ làn da sáng mịn, căng bóng.

Bạn chỉ cần cho 1 cốc nhỏ giấm táo vào nước tắm hằng ngày, làn da sẽ trắng lên trông thấy.

2. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Bệnh xảy ra khi một số vi khuẩn phát triển quá mức dọc theo đường tiết niệu trong cơ thể. Vấn đề này cũng thường gặp ở phụ nữ và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Do vậy, bạn có thể phòng ngừa nhờ vào việc tắm bằng giấm táo. Tuy nhiên, phải hiểu rằng nhiễm trùng đường tiết niệu thường tác động ở bàng quang hoặc niệu đạo. Khi tắm, nước không thể tràn nào những vị trí này, vì thế việc uống giấm táo sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

3. Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh

Các nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy giấm táo có khả năng điều trị nhiễm trùng nấm da do candida. Khả năng này đến từ các enzyme trong thành phần gây ức chế sự phát triển của nấm candida và một số vi khuẩn khác.

Hơn nữa, việc uống giấm táo còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách tắm bằng giấm táo để chữa nấm candida là phương pháp phổ biến ở phương tây, đặc biệt là nước Mỹ và khu vực châu Âu.

4. Khử mùi cơ thể

tắm bằng giấm táo giúp khử mùi cơ thể

Mùi cơ thể là sản phẩm của mồ hôi trộn lẫn với các vi khuẩn trên da. Việc tắm bằng giấm được cho là có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trên cơ thể, trong khi tắm bằng xà phòng thông thường chỉ loại bỏ một số vi khuẩn nhất định.

Mặt khác giấm táo còn ngăn mùi bằng cách hấp thụ và trung hòa các mùi khó chịu. Vì thế, thay vì dùng các loại xịt, lăn khử mùi, bạn có thể dùng bông gòn thấm giấm táo và lau đều xung quanh vùng da dưới cánh tay để ngăn chặn mùi cơ thể.

5. Tắm bằng giấm táo cũng có lợi cho việc điều trị một vài chấn thương bên ngoài

Việc tắm với giấm táo còn có tác dụng chữa lành vết thương và ngăn ngừa các loại nhiễm trùng da. Bởi lẽ, giấm này có axit axetic, một tác nhân kháng khuẩn mạnh mẽ.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS One – một tạp chí khoa học truy cập mở,, axit acetic có khả năng tiêu diệt một số vi trùng gây nên tình trạng viêm nhiễm vết thương trên da.

Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ tập trung vào các vết thương ngoài da và nhận thấy giấm táo có thể chữa lành những tổn thương này ở một mức độ nhất định.

6. Trị gàu

Ngoài việc dùng giấm táo để tắm, bạn vẫn có thể sử dụng giấm cho mái tóc để tận dụng những lợi ích tuyệt vời của loại gia vị này. Chỉ với hỗn hợp gồm 3 thìa súp giấm, cùng với dầu ô liu, nước cốt chanh-mỗi loại một thìa súp, cùng một quả trứng gà kèm cốc nước ấm để ủ tóc là bạn đã có thể sở hữu mái tóc suôn mềm, sạch gàu không ngờ.

Hơn nữa, giấm táo cũng có khả năng cải thiện độ bóng của tóc hơn hẳn so với dùng dầu gội bình thường. Bạn có thể tận dụng phương pháp này kết hợp khi tắm bằng giấm táo tại nhà.

7. Phục hồi làn da bị cháy nắng

Mùa hè cũng gần kề và nỗi sợ lớn nhất của các chị em là làn da sạm đen vì cháy nắng, đặc biệt là sau các chuyến nghỉ mát. Vì vậy, bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách tắm với nước pha giấm táo. Giấm sẽ giúp duy trì độ pH của làn da và làm dịu cơn đau rát tức thì.

8. Thay thế cho dầu xả

tắm bằng giấm táo giúp tóc đẹp

Thành phần axit trong giấm có khả năng loại bỏ bã nhờn tích tụ trên tóc. Thêm vào đó, các dưỡng chất sẽ giúp gỡ rối cho tóc, đồng thời se khít các lớp biểu bì trên sợi tóc. Vì vậy, đừng quên xả tóc sau khi gội đầu với nước pha giấm táo bạn nhé!

9. Điều trị vết côn trùng cắn

Công dụng này lại một lần nữa đến từ axit acetic trong giấm táo. Mặt khác, các hoạt chất chống viêm sẽ giúp giảm sưng đồng thời đẩy nhanh sự phục hồi vết côn trùng cắn.

Tắm bằng giấm táo quả thực mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn còn chần chừ gì mà không thử ngay tại nhà?

Marry Baby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

11 mẹo hay đối phó với tình trạng trẻ bị nôn nhiều

mẹo chữa trẻ bị nôn nhiều

Trẻ bị nôn nhiều với tần suất thường xuyên hơn thì bạn sẽ phải lo lắng. Tuy vậy, đừng vội nghĩ đến việc dùng thuốc ngay, hãy thử những biện pháp tự nhiên tại nhà để khắc phục cho bé, bạn nhé!

Nôn là tình trạng dường như khá phổ biến ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Đây là lúc bé tập làm quen, thích nghi với nhiều loại mùi vị, thức ăn, trong khi các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể phải làm việc để “hòa nhập” với đồ ăn nạp vào hằng ngày.

Bên cạnh đó, tình trạng trẻ bị nôn nhiều đôi khi cũng có thể do mệt mỏi, căng thẳng. Việc ăn quá nhiều hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác như ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi khuẩn, virus… cũng khiến bé bị nôn.

Nói đến đây, hẳn là khi trẻ nôn, nhiều người sẽ chọn dùng thuốc để con chóng khỏi. Điều này hoàn toàn không tốt vì nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo về tác hại của việc cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các loại thuốc.

Do đó, bạn có thể đối phó với tình trạng trẻ nôn nhiều bằng việc áp dụng những biện pháp hoàn toàn tự nhiên sau đây:

1. Trẻ bị nôn nhiều, bạn nên cho uống bổ sung nước và các loại dịch lỏng khác nhau

Bạn cần lưu ý rằng khi bị nôn, cơ thể trẻ sẽ mất nước và rơi vào trạng thái mệt mỏi. Chính vì vậy, mẹ cần bù đắp cho trẻ lượng dịch đã bị thất thoát ấy bằng nhiều cách khác nhau.

Đặc biệt, bạn không nên một lúc ép con phải uống quá nhiều nước. Điều này sẽ phản tác dụng và có thể khiến trẻ bị nôn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ nhấm nháp từng thìa một. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế cho bé dùng thức ăn đặc trong vòng ít nhất 12 giờ, kể từ sau khi hết nôn. Mẹ có thể thay thức ăn đặc bằng các món súp rau củ để vừa bù nước, vừa bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết.

2. Nước gừng và mật ong

gừng và mật ong cho trẻ bị nôn nhiều

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã biết dùng gừng để đối phó với chứng nôn mửa. Ngày nay, bạn vẫn có thể kế thừa kinh nghiệm này bằng cách nghiền một miếng gừng nhỏ rồi vắt lấy nước cốt, thêm một chút mật ong để dễ dùng hơn.

Sự kết hợp của gừng và mật ong không chỉ chữa buồn nôn hiệu quả mà còn trợ tiêu hóa tốt. Lưu ý: không sử dụng cách này đối với trẻ dưới 1 tuổi vì bé có thể bị ngộ độc mật ong nhé!

3. Sử dụng bạc hà tươi

Ngoài gừng, bạc hà tươi cũng là khắc tinh của chứng buồn nôn đấy! Đối với trường hợp trẻ bị nôn nhiều, mẹ có thể nghiền một ít lá bạc hà tươi để lấy phần dịch chiết. Bạn pha khoảng một thìa súp dịch chiết bạc hà này cùng một thìa cà phê nước cốt chanh, thêm một lượng nước vừa phải để cho bé uống từng chút một.Bạn có thể thêm một ít mật ong vào hỗn hợp để tăng hương vị.

Ngoài ra, nếu con có thể ăn cay, bạn hãy cho trẻ nhai trực tiếp lá bạc hà để có hiệu quả tương tự. Chú ý: phương pháp này không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi.

4. Trà quế

trẻ bị nôn nhiều nên dùng trà quế

Trà quế có tác dụng làm dịu dạ dày của trẻ. Đây cũng là giải pháp hỗ trợ tốt mà bạn có thể nghĩ đến.

Cách pha trà đơn giản nhất là đun một thìa cà phê bột quế với một cốc nước khoảng vài phút. Tiếp theo, bạn lọc bỏ bã và thêm một chút mật ong.

Đối với một số người, trà quế có vị khó dùng. Bạn có thể cân nhắc chỉ cho trẻ lớn dùng mà thôi.

5. Nước cơm

Ngày nay, chúng ta thường quên mất những lợi ích mà nước cơm đem lại. Trong dân gian, nước cơm cũng giúp chữa nôn do viêm dạ dày nữa đấy!

Để cho trẻ dùng, bạn đun sôi một chén gạo trắng cùng với 2-3 cốc nước. Chờ đến khi nước cạn đi một nửa, bạn lấy phần nước, để nguôi bớt và cho trẻ dùng.

6. Giấm táo

giấm táo trị trẻ bị nôn nhiều

Phương thuốc điều trị cho tình trạng trẻ bị nôn nhiều chẳng đâu xa mà ngay trong chính gian bếp nhà bạn.

Giấm táo có đặc tính kiềm hóa nên mang lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời chúng có giúp làm dịu niêm mạc dạ dày. Nhờ đó,không chỉ có tác dụng với cơn buồn nôn mà giấm táo còn hữu ích đối với trẻ ngộ độc thực phẩm.

Bạn pha một thìa giấm táo vào cốc nước ấm rồi cho trẻ dùng trước khi ăn. Giấm táo sẽ phát huy ngay các công dụng trên.

7. Bạch đậu khấu

Bạn có thể khắc phục tình trạng trẻ nôn nhiều hiệu quả bằng cách sử dụng hạt bạch đậu khấu. Loại hạt này mang lại tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giúp giảm cơn buồn nôn nhanh chóng.

Cách dùng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nghiền một nửa thìa cà phê hạt bạch đậu khấu, trộn cùng một ít đường rồi cho trẻ dùng.

8. Đinh hương

đinh hương

Trong các loại dược liệu thiên nhiên thì đinh hương được sử dụng khá nhiều cho các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt làm giảm chứng buồn nôn.

Vì vậy trong trường hợp con đã lớn, bạn có thể cho bé nhai nụ đinh hương. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà bằng cách đun sôi vài nụ đinh hương rồi cho bé uống. Bạn cũng có thể thêm mật ong để tăng hương vị, giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn.

9. Hạt thì là

Theo y học cổ truyền, hạt thì là hay còn gọi tiểu hồi hương có vị cay, tính ấm. Chúng thường có mặt trong các bài thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa, trừ giun.

Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng này, đặc biệt là trong vấn đề nôn trớ, nấc cụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần tinh dầu anethol, estragol có trong hạt làm dịu và chống nhiễm khuẩn cực tốt.

Bạn đun sôi một thìa cà phê hạt thì là trong nước khoảng 10 phút. Sau đó, bạn lọc bỏ bã và cho trẻ dùng. Để có hiệu quả rõ rệt, bạn có thể cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày.

10. Hỗn hợp dịch chiết hành tây và gừng

Có thể nói hành tây là một nguồn dồi dào kháng sinh tự nhiên. Thế nên việc sử dụng dịch chiết từ củ hành tây có thể giúp bảo vệ con khỏi cơn nôn mửa hiệu quả. Mặt khác, khi kết hợp với gừng, đây quả là một bộ đôi hoàn hảo đối với trẻ thường bị nôn nhiều.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị dịch chiết của hành tây và gừng bằng cách giã chúng riêng biệt. Sau đó, lấy một lượng bằng nhau ở mỗi loại rồi trộn đều trong bát. Cho trẻ dùng nhiều lần trong ngày để giảm nhanh triệu chứng buồn nôn và nôn.

11. Trà hoa cúc

trà hoa cúc

Trà hoa cúc khá nổi tiếng nhờ đặc tính làm dịu dạ dày. Chúng cũng rất có lợi để hỗ trợ tiêu hóa, tạo giấc ngủ sâu  bằng việc hãm cơn buồn nôn.

Bạn chỉ cần ngâm một thìa cà phê hoa cúc khô vào nước nóng, đợi nguội bớt rồi thêm một chút mật ong vào. Để có tác dụng tốt, bạn nên cho trẻ uống trà hoa cúc 2-3 lần/ngày.

Trên đây là gợi ý về các biện pháp tại nhà giúp trẻ khắc phục tình trạng bị nôn nhiều. Tuy nhiên, nếu con trẻ không đáp ứng với các biện pháp trên hoặc tình trạng diễn biến xấu hơn, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Mặt khác, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp nào ở trên.

Marry Baby