Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Hệ vi sinh đường ruột mất cân đối khiến trẻ biếng ăn

Các nghiên cứu đã chỉ ra, 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn là tỷ lệ lý tưởng của hệ vi sinh đường ruột. Nếu đạt tỷ lệ này, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trẻ ít gặp các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ và sẽ có cảm giác ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hệ vi sinh đường ruột của trẻ rất dễ bị mất cân đối, hại khuẩn dễ chiếm ưu thế vì nhiều nguyên nhân. [1]

Dưới 7 tuổi, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ mắc các bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng nhiều kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân đối. Các thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ tiêu diệt ít nhiều các vi khuẩn có lợi. Sử dụng thường xuyên với kháng sinh cũng có thể gây nên sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khiến gia tăng nhanh số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. [2], [4]

Chế độ dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Thông tin của Viện Dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn những thực nghèo dinh dưỡng và giàu calo đều có thể làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn và tăng tỷ lệ hại khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. Những thực phẩm không an toàn cũng tạo nguy cơ đưa thêm hại khuẩn vào cơ thể. Khẩu phần ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, ăn ít chất xơ thực vật (vốn là thức ăn cho lợi khuẩn) khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa cũng làm gia tăng tỷ lệ hại khuẩn [3], [4].

Một số thói quen không tốt khi ăn uống thường gặp ở trẻ cũng có thể khiến mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Trẻ ngậm thức ăn, vừa ăn vừa chơi, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt chửng khiến hệ tiêu hóa quá tải, men tiêu hóa làm việc không tốt gây chướng bụng – đầy hơi…, ảnh hưởng hệ vi sinh và hiệu suất tiêu hóa [4].

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Khẩu phần ăn của trẻ cần đa dạng, đủ chất, đúng bữa, cần bổ sung chất xơ, nước và và các thực phẩm thiết yếu khác theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (tham khảo tháp dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi). Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như lysin, kẽm, vitamin D, B12… giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như cân đối hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách sử dụng những thực phẩm như sữa chua, phô mai. Sữa chua và phô mai có các lợi khuẩn được lên men tốt cho đường ruột nên được tiêu thụ hàng ngày, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. [5]

Việc bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày được các chuyên gia đánh giá là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tỷ lệ tối ưu 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên, lợi khuẩn đường ruột cũng có vòng đời như các sinh vật sống khác, tức là cũng sẽ già và chết đi, sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Môi trường nhiều axit tại dạ dày và hàm lượng acid mật tại tá tràng (đầu ruột non) cũng dễ dàng tiêu diệt các lợi khuẩn. [6]

Thực tế, nhiều lợi khuẩn khi đi vào cơ thể có thể bị tiêu diệt phần nào bởi môi trường axit khắc nghiệt nơi dạ dày. Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy L.Casei 431TM là một trong những lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng có khả năng sống sót cao để đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa và phát huy các công dụng của mình. Tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431TM đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống men sống Probi của Vinamilk [7].

[summary title=”Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi”]

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM độc quyền từ Châu Âu, được Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh cải thiện tỷ lệ biếng ăn ở trẻ. Đều đặn bổ sung hai chai Probi mỗi ngày để hệ vi sinh đường ruột đạt tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, làm nền tảng tiêu hóa khỏe, giúp bé cải thiện biếng ăn. Trên nền sản phẩm này, Vinamilk vừa cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt Probi Pedia+, với 65 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra còn bổ sung thêm lysin, kẽm và các loại vitamin, giúp tăng cường chuyển hó

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 2-6 tuổi: Tăng sức đề kháng cho con cưng từ chế độ dinh dưỡng

Tăng sức đề kháng cho con như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con? Mẹ hãy cập nhật ngay nhé!

Tăng sức đề kháng cho con

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh tấn công. Giai đoạn 2-6 tuổi, nhiều trẻ đã bắt đầu đến lớp, giao tiếp với cộng đồng nhiều hơn. Từ đó, khả năng trẻ tiếp xúc với mầm bệnh cũng gia tăng, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang phát triển, hệ miễn dịch đang còn giai đoạn thích nghi nhưng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ chống lại sự tấn công của các tác nhân xấu trên, hướng tới quá trình phát triển thuận lợi.

Có nhiều cách để tăng sức đề kháng cho con, nhưng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể khỏe mạnh giữ một vai trò quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.

Các chất quen thuộc trong chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho con

Tăng sức đề kháng cho con
Chọn sữa phù hợp giúp tăng sức đề kháng cho con hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phải cân bằng các nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh thực phẩm quen thuộc, bạn nhớ chọn sữa để bổ sung cân bằng nhóm chất này cho trẻ nhé!

Lưu ý, chất đạm thường được biết tới với vai trò quan trọng trong cấu tạo các mô cơ và ít được để ý trong tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thực tế, chất đạm đóng vai trò then chốt trong chuyển hóa và hỗ trợ các kháng thể trong hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Thêm vào đó, mẹ đừng bỏ qua lợi khuẩn bảo vệ hệ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho con nhé! Vì vậy, đoạn dưới đây, MarryBaby sẽ tập trung làm rõ vai trò 2 chất này trong quá trình tăng sức đề kháng cho bé ngay đây!

1. Đạm: 4 lý do chọn đạm Optipro, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bé

4 lý do chọn đạm Optipro

  • Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ để nâng cao sức đề kháng. Đạm Optipro có thành phần whey vượt trội nhằm giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Đồng thời, đạm Optipro chứa các axit amin gần giống với thành phần của sữa mẹ về cả chất lẫn lượng. Nhờ đó, đạm Optipro dễ được hệ tiêu hóa non yếu của trẻ chấp nhận, giảm được các nguy cơ dị ứng do đạm sữa bò gây ra, thậm chí chúng còn có thể giúp trẻ giảm các nguy cơ dị ứng khác, bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho con.
  • Chất đạm Optipro cần thiết cho sự phát triển, duy trì và sửa chữa các mô trong cơ thể của con yêu, tham gia tổng hợp các hormone, enzyme để điều tiết hoạt động của cơ thể, tạo các kháng thể để bảo vệ bé yêu khỏi vi khuẩn, bệnh tật.
  • Hàm lượng đạm Optipro đáp ứng vừa đủ nhu cầu đạm của con, đảm bảo cho con đạt được sự phát triển tối ưu, đồng thời lượng đạm cũng không quá cao gây tác động tiêu cực lên các hệ cơ quan còn non yếu của con, đặt biệt là thận.

Trẻ nhỏ cần thực phẩm, kể cả sữa như NAN Optipro 4, giàu chất dinh dưỡng tối ưu cho hệ tiêu hóa, cung cấp đủ lượng protein Optipro, vitamin và khoáng chất tốt để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho bé! Nếu thiếu protein, trẻ còn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, bao gồm mệt mỏi, đau xương và khớp, chậm lành vết thương và giảm phản ứng miễn dịch…

*Nhu cầu về chất đạm ở trẻ em từ 3-6 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ cần cung cấp 25-30g chất đạm mỗi ngày. Nếu protein được cung cấp thuộc loại khó hấp thụ, hoặc không đủ lượng, trẻ có thể bị giảm khả năng miễn dịch, từ đó làm giảm sự phát triển của thể chất.

Tăng sức đề kháng cho con
Protein Optipro cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe như sắt, omega 3, kẽm, vitamin B, vitamin D, canxi và selen

2. Lợi khuẩn Bifidus BL

Lợi khuẩn Bifidus BL là một trong những lợi khuẩn giúp tái lập hệ vi sinh trong ruột. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ các lợi khuẩn khác phát triển và tăng cường miễn dịch cho sức khỏe của trẻ.

Nhờ lợi khuẩn Bifidus BL giúp cân bằng vi sinh có lợi và có hại trong đường ruột, không để vi khuẩn gây hại chiếm ưu thế, bé có thể tránh được chướng bụng, đầy hơi và các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Nhờ đó, bảo đảm sức khỏe tổng thể và quá trình phát triển lâu dài của trẻ.

Do đó, bạn hãy bắt đầu tăng sức đề kháng cho con yêu ngay từ chế độ dinh dưỡng. Chọn sữa NAN Optipro 4 cho con là cách giúp bé yêu thuận lợi lớn lên, và mẹ nuôi nấng con trưởng thành một cách “nhẹ tênh” thôi mà!

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách tăng chiều cao cho trẻ từ việc hấp thụ dinh dưỡng tốt, mẹ đã biết chưa?

Vai trò của dinh dưỡng đối với chiều cao

cach tang chieu cao cho tre

Không chỉ có 1.000 ngày đầu đời, mà cột mốc độ tuổi mầm non, 3-6 tuổi, cũng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy nếu bé trai 3 tuổi bị thấp còi trầm trọng do suy dinh dưỡng thì năm 18 tuổi, con sẽ chỉ cao khoảng 1,58m. Nếu chiều cao lúc 3 tuổi ở mức 94,5cm thì đến năm 18 tuổi, trẻ sẽ có thể cao 170,9cm. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng. Tốc độ phát triển chiều cao đạt chuẩn của tuổi mầm non thường như sau:

  • Năm 3 tuổi: tăng 10cm so với khi 2 tuổi.
  • Sau 4 tuổi: chiều cao tăng trung bình 5–6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì.

Suốt thời gian này, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng để trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất, nhằm tạo dự trữ tốt để chuẩn bị cho sự phát triển tăng vọt ở tuổi dậy thì. Mẹ lưu ý nhé, cách tăng chiều cao cho trẻ tốt đòi hỏi bé yêu cũng phải đạt chuẩn về cân nặng nữa đấy.

Cách tăng chiều cao cho trẻ từ dinh dưỡng, lối sống

Việc ăn uống của trẻ trong giai đoạn này gần giống người lớn. Trẻ có thể ăn 3 bữa chính với gia đình và 2 bữa phụ trong ngày. Bé cần ăn gì để phát triển chiều cao? Câu trả lời là bữa ăn của bé cần đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm dễ tiêu hóa, chất béo, vitamin, khoáng chất và cả tinh bột nữa.

cach tang chieu cao cho tre
Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất
  • Protein (đạm): Protein là chất phải được nhắc đến khi được hỏi ăn gì để phát triển chiều cao. Đây là một chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bạn nên cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa, hấp thụ cho con, ít nhất là trong hai bữa chính. Chất đạm có mặt trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt.
  • Chất béo: Chất béo cũng hiện diện nhiều trong thịt, cá, trứng và đặc biệt là sữa cùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Đây còn là thực phẩm giàu canxi tốt cho xương của trẻ.
  • Tinh bột: Thành phần này luôn hiện diện trong 3 bữa ăn chính và các bữa phụ của bé. Thức ăn giàu tinh bột gồm có cơm, mì, bún, khoai tây, khoai lang, bánh mì…
  • Vitamin và khoáng chất: Bạn nên cho bé ăn hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Chúng cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, chất khoáng có tính kiềm, các chất pectin và axit hữu cơ.

8 cách giúp trẻ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng

Để trẻ có thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng được nạp vào nhằm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng hợp lý và phát triển toàn diện, MarryBaby giới thiệu cho bạn 8 cách sau đây:

1. Uống lợi khuẩn hoặc tăng cường sữa có lợi khuẩn Bifidus BL: Các lợi khuẩn sẽ giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Nhờ đó, trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cũng giúp thúc đẩy hiệu quả trong cách tăng chiều cao cho trẻ.

Và trong số những lợi khuẩn, Bifidus BL là những “chiến binh” đi đầu trong việc tái lập môi trường lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, bé tránh được những rắc rối do rối loạn tiêu hóa và còn hấp thụ tối ưu chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Ngoài ra, chúng còn có thể hỗ trợ các lợi khuẩn khác để phát triển và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tăng hiệu quả phòng bệnh.

cach tang chieu cao cho tre

2. Cung cấp đạm dễ hấp thụ: Ngoài bổ sung đạm từ thức ăn, bạn có thể bổ sung đạm bằng cách cho con uống sữa Nan Optipro 4. Sữa này chứa đạm Optipro có những ưu điểm vượt trội, giúp bé:

  • Tăng cân khỏe mạnh, tránh nguy cơ béo phì vì được bổ sung với hàm lượng hợp lý.
  • Cùng với các vi khuẩn Bifidus BL, đạm Optipro sẽ phát huy tối đa cho bé yêu một hệ miễn dịch cân bằng, giúp phòng ngừa dị ứng sữa bò cho trẻ và phòng ngừa cả nhiều bệnh khác.
  • Dễ hấp thu nên tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, giúp trẻ thoát khỏi những rắc rối do rối loạn tiêu hóa vốn có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

3. Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với sắt: Ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, ớt chuông, súp lơ… với các thực phẩm giàu sắt như các loại đậu và thịt đỏ sẽ giúp con tăng cường hấp thụ sắt.

4. Chất béo lành mạnh dễ tiêu hóa: Các vitamin như A, D, E và K đều tan trong chất béo, vì vậy trẻ cần dung nạp đủ chất béo lành mạnh để hấp thụ hiệu quả các vitamin cũng là cách tăng chiều cao cho trẻ.

5. Ăn nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn: Để có được sự kết hợp của các chất dinh dưỡng, hãy cho con dùng các loại thực phẩm nhiều màu sắc khác nhau trong bữa ăn. Ví dụ, một món salad gồm rau xà lách, củ cải đỏ, dưa chuột với trứng/thịt bò hoặc cơm chiên với cà rốt, rau xanh, ớt chuông, bí xanh và cần tây Ngoài ra, hãy ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đa dạng thực phẩm, đa dạng chất dinh dưỡng cho con.

6. Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả như là tiền đề của cách tăng chiều cao cho trẻ.

7. Đừng tạo áp lực cho con: Hãy để trẻ thoải mái, thư giãn vì nội tiết tố căng thẳng cũng ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn bị tồn đọng.

8. Tập thể dục giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân thuận lợi: Việc tập thể dục thường xuyên, đi bộ mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn 30% so với bình thường. Nhờ đó, phòng tránh nguy cơ táo bón hiệu quả cho trẻ.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân trẻ 2 – 6 tuổi chậm tăng cân và 7 giải pháp hay dành cho mẹ

Với các cách như trên, việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể bé hấp thụ chúng tốt nhất không có gì là khó. Từ đó, bé yêu sẽ phát triển thể chất tối ưu, tạo tiền đề cho trẻ mầm non phát triển chiều cao là chuyện trong tầm tay của bạn rồi phải không nào!

Tìm hiểu thông tin chi tiết thêm tại: https://www.nestlemomandme.vn/vi/nan-optipro-4

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 tiêu chí chọn sữa công thức mát lành cho bé yêu

Mẹ có đang hiểu đúng về “sữa mát”?

Trong các diễn đàn mẹ và bé, đối với những bé dưới 1 tuổi, sữa công thức bổ sung dinh dưỡng đạt chuẩn chắc chắn cần thỏa mãn những tiêu chí có vẻ rất… “hoành tráng” như sữa giống sữa mẹ nhất, tăng sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Một số mẹ còn có một yêu cầu là chọn “sữa mát” không gây táo bón ở trẻ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé yêu vốn còn non nớt, dễ gặp các hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

sữa mát

Chính vì vậy, theo các mẹ, “sữa mát” cho trẻ tuyệt đối phải có thành phần dinh dưỡng đơn giản dễ hấp thu và không cản trở quá trình tiêu hóa. Đồng thời, sữa cũng phải có vị nhạt thanh giống như sữa mẹ khiến bé hào hứng khi uống. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với suy nghĩ này nhé. Dưới góc nhìn khoa học, bạn có thể đúng nhưng chưa đủ, vì không phải sữa nào có vị nhạt đều là “sữa mát” đâu, mẹ à!

Tiêu chí chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Dưới góc nhìn khoa học, “sữa mát” trong dòng sữa công thức chính là loại có các chất dinh dưỡng với nồng độ gần với sữa mẹ. Đặc biệt, sữa này không chứa các chất có khả năng gây các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, cụ thể là táo bón ở trẻ nhỏ. Chi tiết hơn, các tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn xác định được thế nào là “sữa mát” một cách khoa học nhất.

Đặt tên cho bé

1. Không chứa dầu cọ

Sữa mát chắc chắn phải là loại sữa không chứa dầu cọ. Bạn nhớ đọc kỹ bảng thành phần sữa được ghi trên nhãn nhé. Hãy chọn sữa mà trên bảng thành phần không có chữ “dầu cọ”. Hoặc nếu bảng có ghi dầu thực vật, bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn vì có thể chúng chứa dầu cọ. Thay vào đó, bạn cần ưu tiên các thành phần chất béo từ hướng dương, đậu nành…

Lý do cho lựa chọn này là vì dầu cọ có axit palmitic ở dạng khó tiêu với trẻ. Khi kết hợp với canxi trong sữa, chúng sẽ trở thành các “xà phòng canxi” khiến phân cứng và dễ gây táo bón ở trẻ cũng như các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.

2. Chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ không những giúp nhu động ruột tốt hơn mà còn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó, chất này ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ.

Vì vậy, loại sữa bổ sung các chất xơ như prebiotic FOS sẽ kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển ở đường ruột, giúp tăng thể tích và khiến phân mềm hơn. Quá trình đi nặng dễ dàng giúp cho việc chống táo bón ở trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi.

3. Chứa nucleotide

Một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng có trong sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chính là nucleotide. Chất này cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt và giảm các triệu chứng như tiêu chảy hay, táo bón, không dung nạp của đường tiêu hóa. Do vậy những dòng sữa có chứa Nucleotide với hàm lượng tương đương với sữa mẹ là lựa chọn đáng cân nhắc.

Với tầm quan trọng chính yếu như thế, một dòng sữa công thức được mệnh danh là sữa mát chắc chắn phải bổ sung được những thành phần này để nuôi nấng con yêu một cách trọn vẹn nhất.

1.000 ngày đầu đời – giai đoạn vàng để phát triển não bộ ở trẻ

 

 

sữa mát

Dòng sữa công thức xứng đáng được mẹ chọn không chỉ cần phải đạt tiêu chí để được gọi là sữa mát mà còn phải có dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển não bộ tối ưu.

1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để não bộ phát triển tối ưu. Đến năm 1 tuổi, não của con yêu đã đạt 70-75% trọng lượng não của người trưởng thành. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc sản sinh hàng triệu kết nối thần kinh. Và quá trình não bộ phát triển nhanh chóng này chỉ có thể diễn ra một cách tối ưu khi bé được cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu.

Do đó, sữa công thức cho trẻ ở giai đoạn này cần phải có sự hiện diện của bộ ba dưỡng chất vàng DHA, vitamin E tự nhiên, lutein. Đây là những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phát triển não bộ, nhận thức, thị giác… Bên cạnh đó, bộ ba dưỡng chất sẽ giúp bảo vệ DHA tốt hơn khỏi quá trình oxi hóa và giúp bé hấp thụ được nhiều DHA hơn. Không chị vậy, dòng sữa mát này cũng chứa các dưỡng chất thiết yếu khác như cholin, taurin và sắt… đảm bảo cho quá trình học hỏi của trẻ.

Với những tiêu chí khoa học như trên, thật dễ dàng để bạn chọn sữa công thức-sữa mát cho trẻ phải không nào? Sữa mát giúp giảm táo bón, tăng sức đề kháng, tốt cho trí não của trẻ không phải là huyền thoại khó kiếm đâu, các hãng sữa danh tiếng luôn tìm cách đáp ứng yêu cầu khắt khe, “sang chảnh” cũng như bắt kịp tình yêu thương của mẹ dành cho bé yêu mà!

sữa mát

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Công thức tốt cho hệ tiêu hóa cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên

Hệ tiêu hóa của trẻ mới ra đời còn non nớt và đang trong quá trình thích nghi. Trong giai đoạn này, một số “rắc rối” nhỏ có thể xảy ra với con, chẳng hạn như chứng rối loạn tiêu hóa mà phổ biến là “táo bón”. 

hệ tiêu hóa của trẻ

Ngay khi “nghĩ” con bị “táo bón” – hay đúng hơn chỉ là chậm đi ngoài 1-2 ngày, bố mẹ thường lo lắng và cho rằng nguyên nhân là do sữa công thức. Vậy nhận định này có đúng không?  

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ là gì?

Đây là giai đoạn trẻ phải “tự lập”, thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Tương tự như việc người lớn cũng cần một khoảng thời gian để thích nghi khi có sự thay đổi trong môi trường sống, môi trường làm việc, chế độ sinh hoạt… thì các em bé cũng như vậy đó bố mẹ ạ!

Hệ tiêu hóa là cơ quan nhạy cảm nhất với sự thay đổi sinh lý, do đó, cũng dễ gặp phải một vài “chướng ngại vật” trong quá trình thích nghi hơn. Nếu trước đây trẻ ở trong bụng mẹ, mọi hoạt động tiêu hóa đều thông qua nhau thai và dây rốn thì giờ đây, trẻ phải thích nghi với việc học bú, hít thở không khí xung quanh, đi tiêu tiểu… Vậy quá trình thích nghi với mọi thứ của hệ tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?

Trong giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh)

Sau khi chào đời, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Một trong những điều trẻ phải thích nghi là sử dụng hệ tiêu hóa của mình chứ không còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ như khi còn là thai nhi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn sơ sinh, các chức năng của cơ thể trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh nên bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

hệ tiêu hóa của trẻ

Trong giai đoạn nhũ nhi (2-12 tháng tuổi)

Trong giai đoạn nhũ nhi, trẻ tiếp tục lớn nhanh, phát triển toàn diện về vận động, trí tuệ, sức đề kháng và cần nhiều dưỡng chất hơn. Trẻ cũng bắt đầu uống nước hay làm quen với những nguồn dinh dưỡng mới từ việc ăn dặm. Hệ tiêu hóa vào thời kỳ hoạt động tích cực hơn cần được chăm sóc thích hợp, do đó, cần có sự giúp đỡ từ mẹ để những thay đổi này được diễn ra êm ái nhất và đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Một số rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ thường xảy ra

Nôn mửa

Hiện tượng nôn mửa do van nơi thực quản kết nối với dạ dày của con chưa phát triển để có thể hoạt động tốt. Van này sẽ phát triển hoàn thiện khi con đạt 4-5 tháng tuổi.

Phun ọc hoặc trớ sữa

Hiện tượng trào ngược dạ dày này xảy ra do cơ trên của dạ dày đang hoàn thiện, chưa đóng lại đúng cách. Trẻ có thể không còn gặp tình trạng này khi lớn hơn, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, thông thường là trước 1 tuổi.

Tiêu chảy

Đây cũng là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đối với tiêu chảy, bố mẹ cần theo dõi bé sát sao hơn để tránh trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bị mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải.

hệ tiêu hóa của trẻ

Táo bón sinh lý

Có thể nói, táo bón ở trẻ em là một rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến các bố mẹ “sợ hãi” nhất. Khi trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, nhiều ba mẹ vì quá lo lắng mà có thể ngay lập tức “chẩn đoán” là bé đã bị “táo bón” và nguyên nhân là sữa công thức. Song thực tế, nếu 3-5 ngày bé không đi tiêu nhưng khi đi phân vẫn bình thường, không rắn, không đau thì đây chỉ là hiện tượng rối loạn tiêu hóa sinh lý thôi, chưa thể vội vàng kết luận ngay là trẻ bị “táo bón chức năng”. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ “tạm dừng” việc đi cầu, trong đó, có thể là do trẻ đang trong giai đoạn thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới (bắt đầu ăn dặm, chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, đổi từ sữa công thức này sang sữa công thức khác…).

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ như thế nào?

Khi trẻ gặp phải các trường hợp rối loạn tiêu hóa trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh, kiên nhẫn và theo dõi trẻ. Không nên quá lo lắng, vội vàng kết luận và tự điều trị. Vì đây là những vấn đề xảy ra do giai đoạn thích nghi tự nhiên, nên hầu hết sẽ không kéo dài, xảy ra liên tục hay nghiêm trọng. Trong trường hợp những biểu hiện này kéo dài, bố mẹ cần chủ động đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và chữa trị phù hợp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp quá trình thích nghi tự nhiên này diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu bé đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường nhé. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi nếu được.

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ không đủ sữa cần bổ sung sữa công thức cho trẻ, bố mẹ nên “rà soát” thành phần và ưu tiên lựa chọn những công thức:

1. Không chứa dầu cọ

Những chứng minh lâm sàng ở trẻ từ 28 đến 98 ngày tuổi được nuôi bằng sữa công thức không chứa dầu cọ sẽ có tần suất đi tiêu tốt hơn (đều đặn từ 2-3 lần/ngày) và phân cũng mềm hơn so với các trẻ dùng sữa công thức có thành phần dầu cọ. Lý do là việc sử dụng sữa không chứa dầu cọ sẽ hạn chế việc các axit palmitic tự do (có trong dầu cọ) liên kết với canxi tạo ra xà phòng canxi, đây là nguyên nhân khiến phân cứng hơn kết quả dẫn đến trẻ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa. Thay vì dầu cọ, mẹ hãy cân nhắc các loại dầu thực vật “mát lành” hơn với hệ tiêu hóa của trẻ như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa…

2. Chứa chất xơ hòa tan (FOS) 

Chất xơ rất quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn giúp tránh nguy cơ táo bón ở trẻ em. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ phát triển, giúp hệ tiêu hóa của trẻ  khỏe mạnh, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.   

3. Chứa nucleotides & HMO

Trong giai đoạn thích nghi tự nhiên này, hệ miễn dịch tự nhiên cũng sẽ dần suy giảm và cần “tiếp sức” bởi nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm rối loạn tiêu hóa (3). Mẹ cũng cần quan tâm đến nồng độ chuẩn của nucleotides có trong sữa công thức. Nồng độ này cần tương đương với nồng độ có trong sữa mẹ (nucleotides toàn phần 72mg/l), giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất và ngăn ngừa những bệnh như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não….

Khi đã chắc chắn lựa chọn được sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ với các tiêu chí kể trên, bố mẹ không nên vội vàng đổi sữa khi con xảy ra rối loạn tiêu hóa nói chung hay táo bón nói riêng. Bởi vì nếu trẻ chỉ đi tiêu ít hơn, có thể là do cơ thể con đang dần thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, con phải cần thời gian để quen dần. Vì thế nếu cứ thấy con chậm đi tiêu, bố mẹ lại đổi sữa cho con thì trẻ lại phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới một lần nữa, và cứ như thế, vấn đề táo bón của con sẽ không thể giải quyết được.

bệnh viêm ruột hoại tử

Con ra đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Chăm con cũng là cả một quá trình không hề đơn giản và nhất là khi thấy con gặp phải những vấn đề về tiêu hóa ngay từ những ngày tháng đầu tiên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ giai đoạn thích nghi của con trong năm đầu đời để có thể chọn cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất cũng là điều bố mẹ cần làm.

Để con phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên, bố mẹ cần ưu tiên những công thức sữa giúp con tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn trước những vấn đề tiêu hóa mà con gặp phải trong giai đoạn quan trọng này, giúp con vượt qua và phát triển toàn diện, bố mẹ nhé!

(*)Cách nhận biết thành phần dầu cọ có trong sữa công thức, mẹ có thể xem phần liệt kê thành phần các loại dầu thực vật trên bao bì sữa. Nếu trên bao bì chỉ ghi chung chung là dầu thực vật, thì khả năng cao trong sữa có sử dụng nguyên liệu là dầu cọ.

Nguồn tham khảo:

  • nhidong.org.vn/chuyen-muc/tao-bon-o-tre-em-c57-579.aspx
  • bvndtp.org.vn/tao-bon-o-tre-em/
  • nature.com/articles/7211516
  • similac.com.vn/cong-thuc-tien-tien/hmo/nhung-dieu-me-can-biet-ve-he-mien-dich-cua-tre
  • aboutkidshealth.ca

C.L.T