Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có cần đi khám?

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn hiện tượng trẻ nháy mắt liên tục là do đâu; một số cách điều trị, ngăn ngừa tình trạng này ở trẻ em.

1. Hiện tượng trẻ hay nháy mắt là do đâu?

Chớp mắt là một phản xạ bình thường giúp bảo vệ mắt không bị khô, ánh sáng chói mắt; bụi bẩn hoặc vật thể lạ khác. Chớp mắt cũng giúp điều chỉnh lớp màn nước mắt để nuôi dưỡng và làm sạch mắt.

Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ chớp mắt 2 lần/phút; và 14-17 lần/phút đối với trẻ em, thanh thiếu niên lớn hơn. Trẻ em nháy mắt liên tục, nhiều lần hơn có thể là do khô mắt; lông mi mọc ngược; hoặc có chứa dị vật trên bề mặt nhãn cầu; xước giác mạc; viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm kết mạc thông thường.

trẻ nháy mắt liên tục
Vì sao trẻ nháy mắt liên tục? Có thể do nhiều nguyên nhân

Vì sao trẻ nhỏ, trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục? Một nghiên cứu về vấn đề “Trẻ em chớp mắt liên tục” thực hiện trên 99 trẻ em dưới 16 tuổi đã chỉ ra 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến chớp mắt quá nhiều:

  • Vấn đề với giác mạc ở phía trước của mắt: Bao gồm khô mắt, lông mi mọc ngược; dị vật trong mắt hoặc dưới mí mắt; giác mạc bị mài mòn (có vết xước ở phía trước mắt), dị ứng mắt hoặc viêm kết mạc.
  • Do tật giật cơ mặt, mắt (Tic): Giật cơ mặt thường do căng thẳng, lo lắng; mệt mỏi hoặc buồn chán. Trong hầu hết các trường hợp; tật giật mắt là vô hại và trẻ em sẽ phát triển nhanh hơn.
  • Thói quen: Nhiều trẻ cứ chớp mắt liên tục do phản xạ hoặc dô không để ý dần dần trở thành thói quen. 
  • Các tật khúc xạ: Các tật khúc xạ mắt gồm cận thị, viễn thị; hoặc loạn thị có thể khiến trẻ nháy mắt liên tục.
  • Mắt lệch hoặc mắt lác: Lác mắt là khi hai mắt không được xếp thẳng hàng; hướng về các hướng khác nhau.
  • Do một số bệnh nguy hiểm khác: Một số trường hợp hiếm khiến trẻ nháy mắt liên tục có thể do mắc phát bệnh Wilson, đa xơ cứng, hội chứng Tourette.

[key-takeaways title=”Tóm lại”]

Trẻ nháy mắt nhiều có thể do các vấn đề của giác mạc như khô mắt, quặm mi, lông mi đa hàng hoặc do giật cơ mặt; mắc các tật khúc xạ; thói quen hay chớp mắt hay có chứa dị vật trên bề mặt nhãn cầu, xước giác mạc, viêm kết mạc dị ứng… Do đó, phụ huynh cần cho trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác.

[/key-takeaways]

Một bệnh khác liên quan đến mắt không kém phần nguy hiểm mẹ có thể tham khảo là Lẹo mắt – cách chữa trịSưng mí mắt ở trẻ em.

[video-embeb title=’Hội chứng TIC ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?’ description=” url=’https://youtube.com/embed/zLbKMe0Hu-M”>’ ][/video-embeb]

2. Chẩn đoán trẻ nháy mắt liên tục như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra các vấn đề nháy mắt liên tục ở trẻ bằng cách:

  • Tiến hành kiểm tra mắt, xem xét chuyển động mắt của trẻ.
  • Sử dụng đèn, kính hiển vi để nhìn phóng đại mắt, tìm ra vấn đề.
  • Thực hiện một bài kiểm tra khúc xạ để xác định xem con có cần đeo kính hay không.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính

3. Cách điều trị hiện tượng trẻ nháy mắt liên tục

cách điều trị trẻ bị nháy mắt liên tục

Việc điều trị chứng chớp mắt liên tục ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

  • Lông mi mọc ngược hoặc do dị vật: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dị vật, lông mi ra khỏi mắt.
  • Dị ứng, viêm kết mạc hoặc khô mắt: Bác sĩ có thể đề nghị thuốc nhỏ mắt không kê đơn hoặc kê đơn hoặc các phương pháp điều trị khác.
  • Giác giác mạc bị xước, mài mòn: Trẻ nháy mắt liên tục do mòn giác mạc có thể cần phải đeo một miếng dán. Miếng dán này giúp làm giảm chớp mắt và giúp vết xước mau lành. Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ làm ẩm, thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng.
  • Tật khúc xạ (cận, loạn, viễn): Bác sĩ sẽ tiến hành cắt kính cho bé. 
  • Lác mắt: Đôi khi chỉ riêng kính cũng có thể làm mắt trẻ trở lại bình thường. Lúc này trẻ nháy mắt liên tục do lác cần tập các bài tập về mắt hoặc phẫu thuật cơ mắt để điều chỉnh mắt.
  • Do thói quen, do tật giật mắt: Chớp mắt quá nhiều do thói quen thường không cần điều trị. Giật mắt có thể mất vài tháng. 

[key-takeaways title=”Trẻ bị nháy mắt nên nhỏ thuốc gì?”]

Đối với trẻ bị nháy mắt liên tục do dị ứng, viêm kết mạc, bị xước hoặc khô mắt thì nên nhỏ thuốc nước hay thuốc mỡ kháng sinh, bôi trơn làm ẩm bề mặt nhãn cầu.

[/key-takeaways]

>> Cha me xem thêm: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay là do đâu?

4. Cách phòng ngừa nháy mắt liên tục

Đôi khi, hiện tượng nháy mắt liên tục ở trẻ có thể được ngăn chặn nếu biết nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa hiện tượng trẻ nháy mắt quá nhiều:

  • Bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
  • Giữ ẩm cho mắt trẻ bằng thuốc nhỏ mắt bôi trơn.
  • Tránh ở lâu trong ánh sáng chói, kể cả ánh sáng mặt trời.
  • Massage mắt thư giãn để trẻ giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
  • Đi khám mắt thường xuyên và đảm bảo kính thuốc của trẻ là loại có độ bền phù hợp.
  • Đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào cha mẹ nghi ngờ mắt của trẻ bị viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao sau khi đọc sách hoặc xem máy tính, tivi để tránh mỏi mắt.
  • Tránh cho trẻ ở gần bất cứ thứ gì gây kích ứng mắt của trẻ, như khói và chất gây dị ứng.

[inline_article id=287373]

5. Làm thế nào để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe đôi mắt?

chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh cho trẻ

Để trẻ không nháy mắt liên tục, trẻ phải có đôi mắt khỏe. Sau đây là những cách bảo vệ sức khỏe đôi mắt của con:

  • Cho trẻ chơi đồ chơi nhiều màu sắc; và các trò chơi tương tác: Các món đồ chơi nhiều màu sắc sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển thị giác của trẻ. 
  • Đeo kính phù hợp: Đảm bảo trẻ đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím khi trẻ ra nắng. 
  • Theo dõi thời gian sử dụng màn hình: Cho trẻ sử dụng điện thoại máy tính một thời gian dài có thể làm giảm thị lực – một trong những nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt liên tục. Hạn chế thời gian nhìn màn hình của trẻ; đặc biệt là vào ban đêm; và dạy chúng tầm quan trọng của việc cho mắt được nghỉ ngơi. 
  • Ăn một chế độ ăn uống tốt cho mắt: Thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, vitamin E, lutein và axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho mắt của trẻ. Những chất dinh dưỡng này trong các loại rau lá xanh, cá hồi, cá ngừ, trái cây họ cam quýt, quả mọng và đậu.
  • Cho trẻ uống thuốc bổ mắt: Một số thuốc bổ mắt sẽ tích hợp các dưỡng chất trên. Mẹ có thể cho trẻ uống thuốc nếu trẻ không chịu ăn, hoặc thiếu chất. 
  • Theo dõi các vấn đề về thị lực: Ngoài việc kiểm tra mắt thường xuyên, bạn cần lưu ý xem con bạn có biểu hiện các vấn đề về thị lực hay không. Nếu thấy con nheo mắt, nghiêng đầu, dụi mắt hoặc trở nên nhạy cảm với ánh sáng; hãy nhớ lên lịch khám mắt với bác sĩ nhãn khoa. 

Hy vọng với những nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh nháy mắt liên tục ở trẻ như trên cha mẹ có thể bớt lo lắng hơn và trẻ cũng có đôi mắt khỏe hơn.