Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và mẹ nên khám thai khi nào?

Tất cả các giải đáp liên quan đến “đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?”, “có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?” hay “đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không?” sẽ được MarryBaby cùng bạn khám phá trong bài viết dưới đây.

Siêu âm thai là gì?

Trước khi tìm hiểu, đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không; bạn cần hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm thai là gì. Siêu âm thai là một xét nghiệm trong thai kỳ giúp theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra các cơ quan vùng chậu của thai phụ trong giai đoạn thai kỳ. 

Trong một số trường hợp, khi bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của thai kỳ thì cũng có thể chỉ định thai phụ siêu âm để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi. Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm xuyên qua phần bụng hoặc âm đạo của thai phụ bằng một đầu dò. Sóng âm này sẽ thu hình của thai nhi cũng như các cơ quan trong cơ thể của thai phụ và xuất hình ảnh ấy lên một màn hình vi tính. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

Có mấy loại phương pháp siêu âm thai?

[quotation title=””]

Có hai loại phương pháp siêu âm thai là siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound)siêu âm ổ bụng (Abdominal ultrasound). Cả hai phương pháp đều sử dụng một công nghệ để quan sát hình ảnh của thai nhi và các cơ quan bên trong cơ thể của thai phụ.

[/quotation]

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị đầu dò qua ngả âm đạo để nhận biết nhịp tim của thai nhi hoặc xác định bạn đã có thai được bao nhiêu tuần. Hình ảnh từ siêu âm đầu dò âm đạo thường rõ ràng hơn so với siêu âm ổ bụng.
  • Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này thường được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò trực tiếp lên da ở phần bụng của bạn và di chuyển đầu dò quanh bụng để ghi lại hình ảnh của thai nhi. Đôi khi, bác sĩ có thể phải ấn nhẹ đầu dò lên bụng của bạn để có được hình ảnh rõ nhất. 
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Thông thường, thai phụ sẽ đi khám thai lần đầu tiên vào khoảng 2-3 tuần sau khi trễ kinh. Trong lần khám này bác sĩ sẽ siêu âm thai bằng phương pháp đầu dò qua âm đạo để xác định chắc chắn bạn đã có thai chưa, vị trí làm tổ của thai, xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh.

[recommendation title=””]

Trên MarryBaby có công cụ tính ngày dự sinh khá đơn giản và tiện dụng, mẹ có thể sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của mình nhé.

[/recommendation]

Bạn cũng có thể tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm thai sao cho chính xác bên cạnh tìm hiểu vấn đề đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không nữa nhé.

Mẹ bầu đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?
Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không? Nếu bạn chỉ thực hiện siêu âm thai thì có thể ăn uống bình thường trước khi đi khám thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm kích thích có thể gây ảnh hưởng đến kết quả siêu âm như rượu bia, nước ngọt, nước có gas, nước trái cây,…

Trong trường hợp bạn được chỉ định thực hiện thêm các bước xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu bên cạnh siêu âm thai thì không nên ăn gì trước đó nhé để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không? Trên thực tế, bạn không cần phải nhịn tiểu khi đi siêu âm thai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước trước khi đi siêu âm để giúp cho hình ảnh siêu âm thai nhi và các cơ quan trong cơ thể của bạn được rõ ràng hơn. Hơn nữa, khi đi khám thai bạn cần mặc trang phục rộng rãi và thoải mái để quá trình thực hiện siêu âm thai được thuận lợi hơn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm hình thái học, phương tiện tầm soát dị tật thai nhi cho các mẹ bầu

Đi siêu âm thai ở đâu là uy tín và chất lượng?

Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?
Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?

Sau khi đã tìm hiểu trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không; chắc hẳn bạn cũng cần thêm địa chỉ siêu âm thai uy tín và chất lượng phải không? Trên thực tế, bạn có thể đến tất cả bệnh viện và phòng khám có dịch vụ siêu âm thai để khám thai. Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo đến các bệnh viện chuyên sản khoa để siêu âm thai dưới đây:

1. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: (028) 5404 2829

2. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: Số 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 8532

3. Bệnh viện Đại học Y Dược

  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 4269

4. Bệnh viện Mekong

  • Địa chỉ: Số 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: (048) 3844 2986

5. Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 083 925 3619

6. Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 1900 6765

7. Phòng khám Quốc Tế Mỹ AIC

  • Địa chỉ 79 Điện Biên Phủ
  • Hotline:  028 3910 9888

[key-takeaways title=””]

Trên đây là một số cơ sở y tế chuyên khoa sản MarryBaby gợi ý cho bạn để tham khảo. Bạn có thể chọn một cơ sở y tế hoặc phòng khám khác uy tín, phù hợp với đoạn đường di chuyển, nhu cầu hoặc mức kinh tế của bản thân nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=289770]

Như vậy chúng ta đã biết, trước khi đi siêu âm thai có phải ăn không rồi. Thông thường, bạn không cần phải nhịn ăn khi đi siêu âm. Hãy ăn uống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái để kết quả siêu âm được tốt đẹp, bạn nhé!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai hoặc chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm? Trước đó có phải chuẩn bị gì hay không? Quy trình khám gồm những bước nào hẳn là những thắc mắc chẳng biết hỏi ai của những người vừa hay tin mình có em bé.

Để giải tỏa nỗi lo và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, MarryBaby chia sẻ đến bạn những thông tin sau đây:

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Câu trả lời cho thắc mắc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy chính là ngay khi kết quả thử thai bằng que dương tính (tức là 2 vạch), kèm theo các dấu hiệu khác như trễ kinh 3 tuần, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bạn hãy lập tức đến bệnh viện đăng ký khám thai nhé.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu? Thường thì cuộc hẹn khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng thứ 2, tức là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Trường hợp nếu cảm thấy lo lắng vì việc mang thai diễn tiến xấu (mẹ đang mắc bệnh mãn tính hoặc đã có tiền sử sảy thai trước đó), bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện để biết bạn có thể đến sớm hơn hay không.

Lần khám thai này sẽ kéo dài khá lâu bởi đây là buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất. Bác sĩ không những thu thập thông tin về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh của người mẹ mà còn đặt những câu hỏi cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Lần đầu mẹ khám thai cần chuẩn bị những gì?
khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và cần chuẩn bị gì

Nên đi khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy?

Khi đã biết rõ lịch khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, lúc này mẹ cần có sự chuẩn bị trước để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ. Việc bạn cần làm trước hết là lên danh mục những thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể như:

  • Tiền sử bệnh của gia đình bạn và chồng.
  • Những thắc mắc mà bạn muốn hỏi bác sĩ.
  • Tên các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng bao gồm cả các loại thảo dược.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn: Bạn có bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay các rối loạn sức khỏe tinh thần nào khác hay không?
  • Đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm hay chưa? Vấn đề này đặc biệt lưu ý với người hay di chuyển ra nước ngoài hoặc làm việc trong bệnh viện.
  • Tiền sử y tế của bản thân bạn: Bạn đã tiêm ngừa những loại vắc xin nào? Đã từng trải qua cuộc đại phẫu nào chưa? Hiện có đang bị dị ứng với chất gì không?
  • Các thông tin về phụ khoa bao gồm: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào, chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt, có đang gặp vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn tâm thần kinh nguyệt (PMDD) không? Tiền sử phết tế bào cổ tử cung bất thường hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Sàng lọc trước sinh sớm NIPT nếu mẹ bầu có thai từ 9 tuần.
  • Khám phụ khoa nếu mẹ bầu thấy ra nhiều dịch âm đạo và ngứa,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý về cầu thận,..
  • Xét nghiệm máu cơ bản như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, chức năng thận, tiểu đường, sắt, canxi, chức năng tuyến giáp, các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con như viêm gan B, HIV,…
  • Siêu âm thai: Siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ xác định có túi thai trong buồng tử cung, thai có nằm ngoài tử cung hay không, vị trí túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai,…

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

siêu âm thai lần đầu vào tuần thứ mấy

Đi khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và cần chuẩn bị gì?

Những lưu ý quan trọng trong lần khám thai đầu tiên

Sau khi đã biết khám thai đầu tiên vào tuần thứ mấy, ngoài việc chuẩn bị theo những gợi ý từ MarryBaby, mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:

  • Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín để khám thai
  • Bổ sung thêm viên uống vitamin và khoáng chất nếu thấy cần thiết
  • Giữ lại kết quả của lần khám đầu để làm cơ sở cho những lần kiểm tra tiếp theo
  • Nên uống nhiều nước trước khi vào buổi thăm khám để bác sĩ siêu âm quan sát thai dễ hơn
  • Xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và từ bỏ những thói quen xấu khi chưa mang thai, chẳng hạn thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn,…
  • Trong lần khám đầu tiên, tuỳ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên và tư vấn cho mẹ bầu. Do mẹ bầu cần chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép lại những lưu ý của bác sĩ nhé.

[inline_article id=330892]

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, bao lâu thì siêu âm biết có thai. Mẹ nào đã có kinh nghiệm khám thai từ trước đừng ngần ngại chia sẻ ở ngay dưới phần bình luận để những bà mẹ mới có thể tham khảo nhé!