Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

Vậy tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Kiêng cữ khi mang thai này xuất phát từ đâu? Hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby để cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề gây tranh cãi này nhé.

Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu?

Lời đồn không được ăn đồ thừa của bà bầu là kiêng cữ khi mang thai được truyền lại từ dân gian. Ông bà ngày xưa rất kiêng việc ăn đồ thừa của bà bầu, nhất là những ai chuẩn bị làm việc trọng đại. Bởi vì điều này sẽ gây ra điều xui rủi cho người ăn đồ thừa.

Cũng có nhiều người cho rằng, những điều liên quan đến bà bầu; nhất là đồ ăn của bà bầu chính là phong long. Chính vì thế, để tránh gặp điều không may, người ta rất hạn chế ăn đồ thừa cũng như tiếp xúc với bà bầu khi chuẩn bị đi thi, xin việc, cưới hỏi, ngày lễ tết…

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao có thai không được đeo vàng và trang sức? Lời giải đáp cho mẹ bầu

Vậy có nên ăn đồ thừa của bà bầu không?

Có nên ăn đồ thừa của bà bầu không?

Khi bạn đã hiểu tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu rồi, bạn sẽ dễ dàng biết rằng, đây chỉ là lời truyền miệng không được kiểm chứng khoa học. Vì thế, việc ăn đồ thừa của bà bầu không hề gây ảnh hưởng đến sức của người ăn cũng như bà bầu và thai nhi.

Bà bầu rất hay thèm ăn do sự thay đổi của hormone, khứu giác, vị giác và cần tăng thêm dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Điều này nếu diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến nhiều đồ ăn dư thừa. Nhưng nếu bạn không ăn phụ sẽ dẫn đến phí phạm đồ ăn và điều này không hề tốt đâu nhé.

>> Xem thêm:  5 điều cần biết khi mang thai lần đầu để mẹ và bé cùng khỏe

Những kiêng cữ khi mang thai bà bầu nên nhớ!

1. Bà bầu nên kiêng gì trong ăn uống?

Khi mang thai bà bầu cần tránh ăn các thực phẩm dưới đây để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bản thân. Bao gồm:

  • Rượu bia
  • Kem mềm
  • Phô mai mềm
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Trứng chưa nấu chín hoặc sống
  • Thịt, cá và hải sản chưa nấu chín hoặc sống
  • Trái cây và rau quả đã sơ chế hoặc chưa rửa

Những kiêng cữ khi mang thai bà bầu nên nhớ!

Bên cạnh những thức ăn và đồ uống cần tránh khi mang thai; một số thực phẩm dưới đây bạn cần hạn chế dùng trong thai kỳ gồm:

  • Gan động vật
  • Thực phẩm nhiều caffeine
  • Cá biển nhiều thủy ngân

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Biết sớm để đỡ băn khoăn nhé mẹ!

2. Bà bầu nên kiêng gì trong sinh hoạt?

Bên cạnh các kiêng cữ trong ăn uống, thì bà bầu cũng cần kiêng các vấn đề trong sinh hoạt dưới đây:

  • Với tay lên cao: Bà bầu với tay cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ với các biến chứng đi kèm và gây áp lực lên thành bụng.
  • Châm cứu và xoa bóp: Đây thường được coi là việc an toàn trong thời kỳ mang thai. Nhưng bạn cần nhớ không nên massage vùng bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Xông hơi vùng kín: Bà bầu xông hơi vùng kín có thể dẫn đến bỏng vùng kín, viêm âm đạo, sảy thai, gặp biến chứng thai kỳ và gây Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo.
  • Tập thể dục quá sức: Tập thể dục là điều cần được duy trì trong thai kỳ. Nhưng nếu bạn tập quá sức có thể dẫn đến một số nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
  • Không đổ phân mèo: Ký sinh trùng toxoplasma gondii có thể được tìm thấy trong phân mèo bị nhiễm bệnh. Nếu bà bầu bị nhiễm toxoplasmosis trong giai hoặc gây mù lòa và tổn thương não ở thai nhi.
  • Cẩn thận một số sản phẩm tẩy rửa: Một số sản phẩm tẩy rửa vệ sinh có chứa chất naphthalene. Nếu bà bầu tiếp xúc với một lượng rất lớn naphthalene có thể làm hỏng các tế bào máu, dẫn đến thiếu máu tán huyết.

[inline_article id=269410]

Như vậy bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu. Bạn vẫn có thể ăn đồ thừa của bà bầu vì điều này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu cho bạn. Hơn nữa nếu bạn ăn phụ đồ ăn thừa giúp bà bầu cũng sẽ không gây phí phạm đồ ăn nữa đấy.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

6 điều cần nhớ khi leo cầu thang sau sinh mổ

leo cầu thang sau sinh mổ

Sinh mổ là một trong số những ca phẫu thuật lớn, do vậy mẹ cần “nằm lòng” những điều cần kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Theo đó, nhiều bà mẹ sau sinh thắc mắc bao lâu mới được leo cầu thang hoặc nếu buộc phải làm vậy liệu có cách nào để giữ an toàn hay không?

Trải qua ca phẫu thuật sinh mổ, bác sĩ chắc chắn sẽ khuyên bạn không nên leo cầu thang trong ít nhất một tuần hoặc lâu hơn. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí còn tác động xấu đến vết mổ dẫn đến chảy máu.

Chính vì thế, bạn nên tạm dọn phòng nghỉ xuống tầng trệt để kiêng lên xuống cầu thang. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu buộc phải thực hiện việc này, bạn có thể bỏ túi ngay những lưu ý sau đây.

Giải đáp: Bao lâu sau sinh mổ mới được leo cầu thang?

sinh mổ bao lâu mới được leo cầu thang

Kiêng cữ sau sinh là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Đối với việc leo cầu thang, các bác sĩ khuyên tốt nhất các bà mẹ nên cữ khoảng vài tuần (ít nhất một tháng) sau ca phẫu thuật. Hết thời gian này, bạn đã có thể đi cầu thang nhưng vẫn phải giới hạn ở một mức độ nhất định để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tử cung và cả tầng sinh môn.

Theo các chuyên gia, việc lên xuống cầu thang sẽ tạo áp lực ở phần bụng khiến vết thương bị chảy máu. Do đó, nếu buộc phải sử dụng cầu thang, bạn nên đi thật chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể. Ngoài ra, không nên mang theo bất kỳ vật nặng nào trong quá trình di chuyển.

6 lời khuyên dành cho mẹ sau sinh khi leo cầu thang

Thời kỳ hậu sản là giai đoạn khá quan trọng, ngoài quan tâm đến việc ăn uống, bạn cần chú ý hơn nữa đến vấn đề đi đứng, sinh hoạt của mình nếu muốn mau chóng phục hồi. Dưới đây là một số khuyến cáo từ các bác sĩ dành riêng cho mẹ mới sinh đi cầu thang:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn không nên ngại khi phải nhờ ai đó giúp đỡ mình trong việc lên xuống cầu thang nếu điều đó thực sự cần thiết và bạn vẫn đang trong giai đoạn nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật.

2. Thuê người hỗ trợ

thuê người giúp việc

Sau khi sinh, việc tranh thủ sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình hết sức cần thiết. Tuy nhiên nếu không may mắn có người thân bên cạnh, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chẳng hạn như thuê giúp việc theo giờ hoặc toàn thời gian.

3. Nhớ bám vào lan can

Trong khi lên xuống cầu thang, bạn cần bám chắc vào phần tay vịn, bởi lẽ một số mẹ sau sinh thường có biểu hiện chóng mặt rất nguy hiểm nếu chẳng may bị trượt ngã.

4. Tuyệt đối không di chuyển vội vã

di chuyển chậm rãi khi lên xuống cầu thang

Ông bà xưa có câu: “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây”. Điều này khá đúng với tình huống của mẹ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ hay sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Nếu leo cầu thang một cách vội vã, vết mổ ở bụng hay vết thương tầng sinh môn sẽ dễ bị chảy máu mà lâu lành hơn.

5. Tránh xa những chiếc cầu thang kém an toàn

Khi leo cầu thang, bạn nên đảm bảo khu vực này có đủ ánh sáng, không có vật cản và các bậc cầu thang phải đảm bảo vững chắc, không trơn trượt.

6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia có liên quan

những lưu ý khi leo cầu thang sau sinh

Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào như vấp ngã hoặc trượt cầu thang, bạn nên thông báo việc này cho bác sĩ để loại trừ những tổn thương hậu phẫu thuật.

Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau để nhận viết vết mổ sau phẫu thuật có bị nhiễm trùng hay không. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Vết mổ bị sưng, đỏ
  • Dịch âm đạo có mùi hôi bất thường
  • Sốt cao trên 40°C
  • Xuất huyết âm đạo với mức độ nặng
  • Vị trí vết mổ bị tổn thương hơn bình thường
  • Bị đau ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân

[inline_article id=253131]

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ sau sinh sẽ chú ý hơn nữa đến việc đi lại của mình, đặc biệt là leo cầu thang. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Marry Baby 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Kiêng cữ khi mang thai và những sai lầm tai hại của mẹ bầu

Kiêng cữ khi mang thai là việc vô cùng cần thiết để giúp bảo vệ thai nhi và mẹ khỏi những ảnh hưởng đáng tiếc từ việc sinh hoạt cũng như ăn, uống sai cách. Tuy nhiên, nếu việc kiêng cữ khi mang thai vô lý, cổ hủ lại không những chẳng giúp ích gì cho thai kỳ mà có khi còn gây tổn hại đến mẹ bầu và em bé. Mẹ bầu nên tham khảo ngay những quan niệm kiêng cữ sai lầm sau để tránh nhé.

Những kiêng cữ khi mang thai sai lầm trong việc làm đẹp

1. Không được nhuộm tóc

Trước hết, mẹ cần hiểu rằng các hóa chất có trong thuốc nhuộm, nếu xâm nhập vào cơ thể thì đều thông qua da đầu chứ không phải qua các sợi tóc. Khi mẹ nhuộm tóc, lượng thuốc nhuộm vô tình bám vào da đầu là rất ít và khả năng cơ thể hấp thụ hóa chất từ thuốc nhuộm cũng rất thấp. Do đó, nếu trong suốt thời gian bầu bí, mẹ chỉ nhuộm tóc một hoặc hai lần thì chẳng có gì phải lo lắng cả.

Để an tâm hơn, mẹ nên tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn khá nhạy cảm khi thai nhi mới thành hình nên dễ bị tác động của các yếu tố bên ngoài. Nhuộm highlight, dùng keo xịt tóc màu hoặc sáp nhuộm màu tóc tạm thời cũng là những cách hay để mẹ có kiểu tóc đẹp mà không ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng.

2. Không được tẩy lông

Mang thai không có nghĩa là chị em phải để bản thân trở nên xấu xí và “lông lá”. Có thể mẹ sẽ đặt câu hỏi là bụng bầu to như vậy, cắt móng chân còn khó huống chi tẩy lông? Vậy thì chị em gái trong nhà, bà ngoại hoặc các cô bạn thân của mẹ ở đâu? Chẳng lẽ không ai có thể giúp mẹ trong chuyện làm đẹp này ư? Đừng để bản thân thiếu tự tin chỉ vì đôi chân đầy lông các mẹ nhé!Kiêng cữ khi mang thai

3. Bơ cacao ngăn rạn da

Chẳng những không thể ngừa rạn da, bơ từ hạt cacao còn khiến cho làn da bầu trở nên nhạy cảm hơn. 90% mẹ bầu sẽ có nguy cơ phải đối mặt với rạn da và không có gì có thể ngăn chặn được, ngay cả những loại kem đặc trị. Tuy nhiên, thường nhiên bổ sung vitamin E và sử dụng dầu dừa, dầu ô-liu có thể giúp tình trạng rạn, nứt da của bầu đỡ hơn một chút.

Kiêng cữ khi mới mang thai và quan niệm về sinh hoạt sai lầm

1. Không được nuôi chó, mèo

Vật nuôi trong nhà mà điển hình nhất là chó, mèo là những người bạn trung thành và thân thiết của nhiều người. Chỉ riêng việc vuốt ve chúng cũng có thể khiến cho mẹ thấy thật nhẹ nhõm và thư giãn. Vậy thì tại sao lại phải loại bỏ những con thú cưng ra khỏi gia đình nhỉ? Có thể mẹ sẽ cần thận trọng một chút với những chú chó to lớn để đề phòng chúng nhảy lên bụng của mẹ nhưng như thế không có nghĩa là các bà bầu phải “đoạn tuyệt” với chó cưng của mình.

Với mèo thì mẹ chỉ cần tuân thủ một nguyên tắc: Không tự mình dọn chất thải của mèo trong suốt thời gian bầu bí. Lý do là trong phân mèo có một loại ký sinh trùng có thể gây ra toxoplasmosis, một bệnh nhiễm trùng cơ hội tác động nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn không tiếp xúc với chất thải của mèo, việc nuôi mèo khi mang thai không có gì phải lo ngại.Kiêng cữ khi mang thai

2. Tắm đêm khó đẻ

Theo quan niệm dân gian, những mẹ bầu nếu thường xuyên tắm đêm thường sẽ sinh khó và dễ bị nhiễm lạnh vào buổi tối. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu phòng tắm kín và tắm bằng nước ấm, việc tắm đêm cũng không gây hại gì đâu mẹ nhé! Nhưng tất nhiên, không nên thường xuyên tắm đêm và không nên tắm quá khuya.

3. Nên đi bộ nhiều 

Chắc hẳn không chỉ một mà rất nhiều lần bạn nghe nói về việc đi lại nhiều khi mang thai sẽ giúp xương chậu giãn nở và giúp dễ sinh con hơn. Điều này không hẳn sai lầm, vì theo các chuyên gia, thường xuyên đi bộ hoặc tập thể dục trong thời gian mang thai có thể giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên quá sức. Nếu thấy mệt, mẹ nên nghỉ ngơi chứ không nên cố quá.

4  Bà bầu không được với tay

Với tay qua đầu khi mang thai sẽ khiến thai nhi bị thai quấn cổ hoặc con khó xoay đầu xuống dưới là một quan niệm được rất nhiều mẹ tin tưởng và truyền tai nhau. Tuy nhiên, cho tới hiện tại cũng không có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Các chuyên gia y tế cũng chỉ khuyên mẹ bầu hạn chế bê đồ nặng hoặc với tay lấy đồ trên cao để tránh bị té ngã, gây hại cho con.

5. Bà bầu nghén nặng sinh con gái

Không chỉ ốm nghén mà có rất nhiều quan niệm dân gian giúp mẹ đoán giới tính của bé ngay từ khi chưa sinh. Nhưng theo các chuyên gia, việc cảm thấy nghén, khó ăn, thèm chua hay mặt mụn không liên quan gì đến giới tính thai nhi đâu mẹ nhé!Kiêng cữ khi mang thai

6. Không được châm cứu và massage

Châm cứu có rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, từ chuyện giảm đau lưng, đau khớp cho tới tác dụng xoa dịu những cơn ốm nghén và cảm giác mệt mỏi thường trực. Dĩ nhiên, trước khi tham gia một liệu trình châm cứu, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hình thức châm cứu phù hợp cho phụ nữ mang thai và có thể là một vài địa chỉ đáng tin cậy nữa chứ.

Tương tự với phương pháp châm cứu, massage không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp mẹ thư giãn tinh thần một cách tuyệt vời. Điều quan trọng là bạn tìm được những spa uy tín với dịch vụ massage dành riêng cho bà bầu. Lý do là các chuyên viên sẽ cần sử dụng những kỹ thuật massage chuyên biệt để đảm bảo đạt được hiệu quả trị liệu mà không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Quan niệm sai lầm về những món ăn kiêng cử khi mang thai 

1. Ăn cay dễ sinh non

Thực tế, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh bà bầu ăn cay sẽ sinh non cả. Nhưng việc ăn cay nhiều, ăn cay quá mức có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, dù thích nhưng cũng nên ăn vừa phải thôi mẹ nhé!

So với những nguy cơ có thể tránh khỏi nói trên, việc phải từ bỏ con vật cưng của mình đối với những bà mẹ đã quen chăm sóc thú nuôi có thể mang đến tác hại tâm lý to lớn hơn nhiều nên các mẹ nên cân nhắc và lựa chọn nhé.

2. Phải ăn thịt kho mặn

Không chỉ thịt kho mà tất cả những thực phẩm mặn, nhiều muối đều không được khuyến khích trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Bởi ăn mặn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, như triệu chứng co giật.Kiêng cữ khi mang thai

Những kiêng cữ sai lầm sau khi sinh

1. Ở phòng kín sau sinh

Sau sinh, những bà mẹ ngày xưa luôn được khuyên không nên đi lại nhiều, không ra khỏi phòng, luôn phải nằm trong phòng kín vì sợ gió và nhiễm lạnh. Theo các chuyên gia y tế, đây là một quan niệm sai lầm. Sau sinh 24 tiếng, mẹ đã có thể tự lo đi lại. Phòng của mẹ và bé cần thoáng, sạch. Phòng quá kín gió sẽ khiến mẹ và bé bị thiếu ô-xy, tù túng, thiếu ánh sáng sẽ gây ẩm mốc và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ.

2. Nằm than sau sinh

Để giữ ấm cho mẹ và giúp bé cứng cáp khỏe mạnh, theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh phải nằm than. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nhất là bác sĩ nhi, đây là điều tuyệt đối không nên làm. Bởi trong khí than có chứa khí CO rất cao, và có thể làm mẹ và bé bị ngạt thở, nhất là trong phòng kín gió.

3. Bôi nhọ nồi lên trẻ sơ sinh

Ông bà thường quan niệm khi cho bé sơ sinh ra ngoài nên bôi nhọ nồi để trừ tà, trừ ma. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi cực kỳ phản đối điều này mẹ nhé! Do cấu trúc da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm nên nếu bôi những thứ bẩn lên da, bé rất dễ bị nhiễm trùng da, gây nguy hiểm.

[video-embeb title=’5 quan niệm phổ biến nhưng hoàn toàn sai lầm khi mang thai’ description=” url=’https://youtube.com/embed/7kDw4UP_Dy8″>’ ][/video-embeb]

Qua bài viết này Marry Baby hy vọng có thể giúp các bà bầu kiêng cữ khi mang thai đúng cách, biết chọn lọc các phương pháp kiêng cữ khoa học để tốt cho thai kỳ.