Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý cho mẹ sinh mổ chăm con khỏe hơn khi không thể da kề da với bé ngay từ đầu

Theo đánh giá điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam (MICS) năm 2020 – 2021, các ca sinh mổ chiếm tới 34,4% trên tổng số ca sinh trong nước và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tỷ lệ sinh mổ tăng cao cũng làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt về việc chăm sóc trẻ sau sinh mổ [1].

Phương pháp tiếp xúc da kề da mang đến nhiều lợi ích cho bé sau sinh mổ

Mặc dù ngày nay việc sinh mổ đã trở nên an toàn hơn nhờ vào sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thế nhưng, trẻ sinh mổ vẫn chịu khá nhiều “thiệt thòi” so với trẻ sinh thường. Thách thức mà trẻ phải đối mặt sau sinh mổ đó là hệ miễn dịch kém phát triển. Việc bị xâm nhập bởi những vi khuẩn có hại trong môi trường bệnh viện, chứ không phải là lợi khuẩn có trong âm đạo mẹ như quá trình sinh nở bình thường khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ phải mất tận 6 tháng để hồi phục. Điều này khiến sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này kém và dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn [2], [5].

Ngoài ra, trong khi sinh thường qua đường âm đạo của mẹ, cả người bé sẽ bị ép bên trong ống sinh để đẩy hết dịch nhầy trong phổi ra ngoài thì ngược lại với các bé sinh mổ, do không được trải qua quá trình trên nên trẻ có nguy cơ khó thở, thở khò khè hoặc gặp một số vấn đề khác về hô hấp trong vài ngày đầu sau sinh [2].

Bên cạnh những tác động ngắn hạn, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sinh mổ còn có tỷ lệ mắc một số bệnh cao hơn trẻ sinh thường như [5], [6]:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Béo phì
  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Đái tháo đường type 1

chăm sóc trẻ sau sinh

Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các bất thường về sức khỏe, trẻ sinh mổ sẽ cần một chế độ chăm sóc và theo dõi phù hợp, trong số đó phương pháp da kề da là cách thường được khuyến khích áp dụng ngay sau khi sinh. Theo đó, với phương pháp này, em bé sẽ được lau khô người và đặt trực tiếp lên ngực trần của mẹ. Cả hai sẽ được đắp chăn ấm và để yên như vậy trong ít nhất 1 giờ đồng hồ hoặc đến khi cho bú xong lần đầu tiên [7].  

Theo nhiều nghiên cứu, việc thực hiện phương pháp này sẽ đem lại một số lợi ích cho cả mẹ và bé như [7], [8], [9]:

  • Giúp các vi khuẩn có lợi từ da mẹ tiếp xúc với da bé, bảo vệ bé chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài và phát triển hệ miễn dịch.
  • Giúp cơ thể mẹ và bé cùng giải phóng oxytocin – một loại hormone có tác dụng xoa dịu, giảm các cơn đau ở mẹ sinh mổ, đồng thời giúp bé bình tĩnh, ngủ sâu và ít quấy khóc.
  • Giúp tăng mối liên kết và gắn bó tình cảm giữa mẹ và con. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ, giữ ấm cho cơ thể trẻ.
  • Điều hoà nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy, giúp bé thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
  • Kích thích mẹ tăng tiết sữa và dễ cho con bú thành công hơn.
  • Giúp bé tăng hấp thu dinh dưỡng và tăng cân tốt hơn.

Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng thực tế, không phải lúc nào mẹ cũng có thể da kề da với bé sau sinh, chẳng hạn mẹ gặp tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu, bé sinh non quá yếu hoặc bị suy giảm hô hấp cấp tính cần phải được chăm sóc đặc biệt [9]. Trong những trường hợp này,  mẹ cũng không cần quá lo lắng vì vẫn còn rất nhiều cách giúp cải thiện sức khỏe của bé.

Mẹo giúp mẹ chăm trẻ sóc bé sau sinh mổ dù mẹ không thể sớm kề da với con

chăm sóc trẻ sau sinh

Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên được cho bú sớm và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [12]. Bởi sữa mẹ chứa chất dinh dưỡng tự nhiên, phong phú được “thiết kế” đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh, trong đó chứa nhiều đại dưỡng chất cùng các vi chất dễ tiêu hoá, cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch [10], [11].

Đối với trẻ sinh mổ, điều này lại càng quan trọng hơn vì sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh trong thời gian hệ miễn dịch còn đang xáo trộn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ bú mẹ sẽ ít bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp và viêm tai giữa hơn [12]. 

Với một số mẹ thiếu sữa hoặc tình trạng sức khoẻ không đủ khả năng để cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm công thức sữa gần nhất với tiêu chuẩn vàng để có thể bổ sung cho bé. 

Tuân thủ lịch tiêm phòng 

Tiêm phòng là biện pháp miễn dịch chủ động giúp bé yêu của bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, sởi… Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đưa con đi tiêm vaccine định kỳ đầy đủ theo lịch của bác sĩ để vừa giúp bảo vệ sức khoẻ trẻ, vừa hạn chế mầm bệnh lây lan trong cộng đồng [16].

Theo dõi cột mốc phát triển ở trẻ

Cũng giống như các bé sinh thường, khi chăm sóc bé sinh mổ, ba mẹ cũng cần chú ý theo dõi các cột mốc phát triển ở trẻ, Việc theo dõi này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn đối với sức khỏe của bé. Đồng thời, đối với những trẻ chưa biết đi biết nói, việc này còn giúp bố mẹ phát hiện ra những bất thường ở trẻ để sớm tìm ra giải pháp điều trị kịp thời [17].

Nhìn chung, do có một số khác biệt về hệ miễn dịch nên việc chăm sóc bé sinh mổ sẽ cần được chú ý nhiều hơn so với bé sinh thường. Sau sinh mổ, nếu mẹ không có cơ hội tiếp xúc da kề da với bé thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi còn có rất nhiều phương pháp khác có thể giúp trẻ “bắt nhịp” và làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bố mẹ nên chú ý hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp những phương pháp này để đem lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tăng cường miễn dịch cho bé sinh mổ bằng 3 lớp bảo vệ tối ưu

Sinh mổ là phương pháp sinh con khá phổ biến hiện nay. Trong năm 2020 – 2021, tỉ lệ sinh mổ chiếm tới 34.4% tổng số ca sinh ở Việt Nam, tăng 6.9% so với năm 2014. Đây là con số cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ sinh mổ được WHO khuyến nghị là 10 – 15% [1]. Mục đích ban đầu của sinh mổ là giúp các mẹ sinh con an toàn hơn trong trường hợp thai kỳ nguy cơ cao hoặc tai biến sản khoa. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng hiện nay có xu hướng lựa chọn sinh mổ chủ động vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như sợ đau khi sinh thường, muốn sinh con nhanh, thoải mái, được chọn ngày sinh theo ý muốn… [2]

Sinh mổ có thể khiến bé chịu nhiều thiệt thòi

Sinh mổ đã được chứng minh là khiến trẻ sơ sinh thiệt thòi và gặp nhiều bất lợi hơn so với trẻ sinh thường. Trong đó, các vấn đề sức khỏe sau đây của trẻ sinh mổ thường được quan tâm nhiều nhất.

Vấn đề hô hấp

Khi sinh thường, em bé phải đi qua cổ tử cung và đường âm đạo của mẹ. Điều này khiến lồng ngực của em bé bị ép lâu và kéo dài. Từ đó, giúp đẩy nước trong phổi ra ngoài và giúp trẻ thở dễ dàng hơn sau sinh. Đối với trẻ sinh mổ, việc không được qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến trẻ không trải qua áp lực ép lồng ngực giúp tống/đầy nước ối trong phổi ra ngoài [4]. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ sinh mổ bị tồn dịch phổi dẫn đến tình trạng trẻ khó thở, thở khò khè, ho ra dịch đờm nhầy… Một số trẻ sau sinh mổ cũng có thể gặp phải những cơn thở nhanh thoáng qua. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm nhịp thở nhanh, thở khò khè, da tím tái… [5]

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa sinh mổ và bệnh hen suyễn ở trẻ em. Cụ thể, việc sinh mổ có thể làm trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi lớn lên [6]. Bên cạnh đó, kết quả của nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần [3]. Vì vậy, có thể nói hệ hô hấp của trẻ sinh mổ luôn dễ gặp nhiều bất lợi hơn trẻ sinh thường [6].

Vấn đề tiêu hóa

Một trong những điểm khác biệt lớn giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi khuẩn ở đường ruột. Khi sinh thường, em bé có thể tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong âm đạo của mẹ thời gian dài và “thừa hưởng” các lợi khuẩn từ mẹ. Qua đó hình thành hệ vi sinh khỏe mạnh trong đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Với bé sinh mổ, bé sẽ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi này. Đồng thời, các vi khuẩn có hại sẽ chiếm ưu thế trong đường ruột của trẻ nên dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa, liên quan đến dạ dày và ruột [4], [6]. Đặc biệt hơn, bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [19].

Vấn đề hệ miễn dịch

Khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [7]. Vì vậy, sự cân bằng hệ tiêu hóa có vai trò rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của bé. Khi sinh mổ, trẻ thường có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do không tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ. Do đó, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ kém hơn so với trẻ sinh thường. Điều này khiến cho trẻ có thể gặp khó khăn trong việc chống lại bệnh tật và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn ở thời thơ ấu [6]. Bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn bé sinh thường 1,5 lần [20].

Tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ bằng 3 lớp bảo vệ tối ưu

Nuôi con bằng sữa mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém và dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Bởi trong sữa mẹ có 3 thành phần rất quan trọng, được ví như 3 lớp bảo vệ tối ưu là:

Đại dưỡng chất HMO

HMO (Human Milk Oligosaccharide) là thành phần dinh dưỡng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Hầu hết các mẹ sau sinh đều tiết sữa có chứa HMO. Thế nhưng, số lượng và sự đa dạng của HMO có trong sữa mẹ là khác nhau giữa mỗi người mẹ dựa trên nền tảng di truyền [9].

Trong đó, 5 HMOs nhiều nhất, chiếm 50% hàm lượng dưỡng chất HMO trong sữa mẹ đó là LNT, 2’FL, 3-FL, 3’SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, phát triển hàng rào biểu mô ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [8].

Nucleotides tăng cường sự bảo vệ vượt trội

Nucleotides là các hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của trẻ sơ sinh [18]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nucleotides trong sữa mẹ có vai trò:

  • Tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn [10].
  • Mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột. Tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [11].
  • Giúp trẻ bắt kịp tốc độ tăng trưởng trong trường hợp trẻ đã trải qua tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung trước đó [12].
  • Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung Nucleotides cũng giúp trẻ tăng cân và tăng trưởng vòng đầu. Một yếu tố gián tiếp cho thấy sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển não bộ [13].
  • Sản sinh kháng thể sau tiêm chủng nhiều hơn 86% sau 6 tháng [21].

Bifidobacterium cải thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Đối với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ môi trường bệnh viện có thể dễ xâm nhập và chiếm ưu thế hơn. Vì vậy, việc cho trẻ bú sữa mẹ là rất quan trọng để đảm bảo sự cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Bởi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, sữa mẹ còn chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, Bacteroides and Bifidobacterium [14]. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [17].

Có thể nói sữa mẹ là nguồn cung cấp các dưỡng chất vô cùng quý giá đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ sau sinh mổ không tránh khỏi những khó khăn trong việc cho con bú vì vết mổ còn đau hoặc sữa chưa về nhiều. Trong trường hợp này, mẹ có thể chọn sữa công thức gần với tiêu chuẩn vàng để bổ sung cho bé.

Trên thực tế, trẻ sinh mổ có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ sinh thường. Do vậy, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu thông tin về chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách, đặc biệt là vấn đề chọn công thức sữa cho con khi sữa mẹ không đủ hoặc bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Mẹ nên ưu tiên sản phẩm sữa có đủ 3 lớp bảo vệ tối ưu là HMO, Nucleotides và lợi khuẩn (BB-12) để giúp trẻ nâng cao miễn dịch và phát triển khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mách mẹ kinh nghiệm hữu ích khi đẻ mổ khẩn cấp

Tại Việt Nam, đẻ mổ chiếm đến 34,4% tổng số ca sinh nở [5], trong đó, theo thống kê, cứ 5 ca sinh mổ lại có 2 ca là đẻ mổ khẩn cấp hay đẻ mổ cấp cứu [4]. Vậy những trường hợp nào cần đẻ mổ khẩn cấp? Sau đẻ mổ khẩn cấp, mẹ cần lưu ý gì để hồi phục nhanh cũng như chăm sóc bé cưng tốt nhất? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đẻ mổ khẩn cấp và “hé lộ” một vài kinh nghiệm hữu ích để bạn không quá hoang mang, lo lắng nếu gặp phải tình huống này trong quá trình chuyển dạ.

Đẻ mổ khẩn cấp – Giải pháp cho mẹ và bé trước rủi ro bất ngờ

Đẻ mổ khẩn cấp hay sinh mổ cấp cứu là ca sinh mổ không định trước, thường xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp các biến cố về sức khỏe và cần đưa bé ra ngoài thật nhanh, trong vòng 30 phút hoặc có thể nhanh hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con [1]. Thông thường, đẻ mổ khẩn cấp sẽ được phân thành 4 cấp độ [4]:

  • Cấp độ 1: Trường hợp đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé nếu không được can thiệp kịp thời
  • Cấp độ 2: Có một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng không đe dọa tính mạng ngay lập tức
  • Cấp độ 3: Em bé cần được chào đời sớm nhưng không có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và bé ngay lập tức
  • Cấp độ 4: Ca mổ có thể thực hiện vào thời điểm phù hợp với sản phụ và đội ngũ y tế. 

Với những trường hợp sinh mổ khẩn cấp, mọi thứ sẽ cần được thực hiện nhanh và bạn có thể không có thời gian để chần chừ hay lựa chọn [4]. Với các trường hợp ở cấp độ 1, ca mổ sẽ cần được thực hiện trong 30 phút. Nếu ở cấp độ 2, ca mổ cần thực hiện trong 1 giờ sau khi được chỉ định [4]. Một số trường hợp để ca sinh mổ diễn ra nhanh, bạn có thể phải được gây mê toàn thân thay vì gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống [4]. Ngoài ra, trong quá trình mổ lấy thai, bác sĩ có thể dùng phương pháp mổ dọc thay vì phương pháp mổ ngang thường được dùng ở những ca sinh mổ được lên kế hoạch để đưa bé ra ngoài nhanh hơn. [1]

Đẻ mổ khẩn cấp được chỉ định trong trường hợp nào?

đẻ mổ

Việc phải sinh mổ khẩn cấp thường khiến mẹ lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé cưng khi chào đời. Nhìn chung, sinh mổ khẩn cấp vẫn tiềm ẩn những rủi ro như mất máu khi phẫu thuật, nhiễm trùng, vết mổ có thể gây dính ruột, tắc ruột hoặc trẻ sinh mổ có thể bị chấn thương, dễ gặp vấn đề về hô hấp… [1 ]. Tuy nhiên, mổ khẩn cấp sẽ là biện pháp an toàn khi mẹ gặp các tình huống sau:: 

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc quá trình chuyển dạ không tiến triển như bình thường do cổ tử cung không giãn, rối loạn cơn gò, bất tương xứng đầu thai nhi và xương chậu người mẹ gây chuyển dạ tắc nghẽn…Trong những trường hợp này, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé như nhiễm trùng, vỡ tử cung, bé có thể bị thương, ngạt thở và thậm chí tử vong [1].
  • Ngôi thai không thuận như thai ngôi mông (chân hoặc mông của bé nằm dưới đáy của tử cung thay vì phần đầu) hoặc ngôi ngang (bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ) vào viện trong tình trạng ối vỡ hay vào chuyển dạ có thể được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để tránh tình trạng bé bị thương hoặc ngạt thở và dẫn đến tử vong. 
  • Dây rốn bị chèn ép, bị rối hoặc “trượt” vào ống sinh khi bé đang di chuyển ra ngoài có thể làm “đứt” nguồn cung cấp máu và oxy cho bé. Với trường hợp này, bé sẽ cần được đưa ra ngoài nhanh chóng để tránh nguy hiểm. [1], [9]
  • Nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung hay nhau bong non khiến bé không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thai nhi bị suy cấp và mẹ bị chảy máu nghiêm trọng, bạn cần được sinh mổ ngay lập tức để đưa bé ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con [1], [10]
  • Suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ khiến thai nhi thiếu oxy. Đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe thai nhi sau khi sinh, thậm chí khiến thai chết lưu trong lúc sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với trường hợp này, việc đẻ mổ khẩn cấp sẽ cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn của bé. [2]

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bị kiệt sức, không thể tiếp tục rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh nở không hiệu quả, huyết áp hoặc nhịp tim của mẹ đột ngột tăng quá cao, mẹ bị nhiễm trùng, chảy máu dữ dội, gặp vấn đề về sức khỏe ở não, tim hoặc có nguy cơ bị rách, vỡ tử cung, việc mổ lấy thai để đưa bé ra ngoài kịp thời cũng sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và mẹ “vượt cạn” an toàn. [1]

Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

đẻ mổ

1. Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

Sau ca sinh mổ khẩn cấp, ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nhiều mẹ còn có thể bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với các biểu hiện như lo lắng, hoảng sợ mỗi khi nhớ tới việc sinh nở, khó ngủ, hay tức giận hoặc khó tập trung [4]. Để tránh gặp phải tình trạng này, mẹ hãy trấn an bản thân rằng việc sinh mổ là điều tốt nhất cho sự ra đời an toàn của bé. Bên cạnh đó, để giảm bớt tiêu cực, mẹ cũng nên chia sẻ, tâm sự với người thân như chồng, gia đình để được thấu hiểu, san sẻ nhiều hơn [12].

Ngoài việc lưu ý đến cảm xúc và trạng thái tâm lý, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bản thân vì thời gian để hồi phục thể mất từ 6 – 8 tuần, lúc này mẹ cần: [17], [18]:

  • Chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học kết hợp thêm rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tránh táo bón và có đủ sữa cho bé bú.
  • Chú ý chăm sóc vết mổ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và giữ khô mỗi ngày, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định và chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tránh leo cầu thang, tập các bài tập nặng, nâng bất cứ vật nặng nào (nặng hơn cân nặng của bé cưng) và tránh quan hệ tình dục trong tối thiểu 6 tuần đầu sau sinh.

2. Kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ sinh mổ

Để giúp trẻ sinh mổ khôi phục hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần củng cố hệ miễn dịch, kinh nghiệm hữu ích là cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi sữa mẹ có sự kết hợp giữa hơn 200 loại vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (prebiotics) được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng cường phát triển hệ miễn dịch [16]. 

Tuy nhiên, nếu sau ca sinh mổ khẩn cấp khiến mẹ gặp tình trạng quá trình tiết sữa bị trì hoãn, mẹ có thể đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp. Tùy trường hợp, mẹ có thể lựa chọn sữa thay thế có thành phần giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé. Chẳng hạn như hệ dưỡng chất BioPro+ với:

  • HMO:giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới… [19];
  • Chất xơ GOS cùng với Probiotics giúp tăng cường lợi khuẩn, qua đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé sinh mổ, hỗ trợ bé tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn [20], [21].

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng đều dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, ọc trớ, táo bón, tiêu chảy… khi uống sữa ngoài, do hệ tiêu hóa bé còn non nớt, và rất nhạy cảm nếu đạm sữa là đạm biến tính. Do đó, khi lựa chọn nguồn sữa, mẹ nên cân nhắc các công thức:

  • Có quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt – hấp thu hiệu quả và hạn chế các vấn đề tiêu hóa
  • Nguồn sữa mát NOVAS cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp con chịu sữa, quen vị và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp khi sữa mẹ về

Qua những chia sẻ trên đây của Marry Baby về sinh mổ khẩn cấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có những chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho hành trình “vượt cạn”. Chúc cho hành trình sinh con sắp tới của mẹ gặp nhiều may mắn và thuận lợi!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 dưỡng chất vàng mẹ cần bổ sung để trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh

Đâu là những dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho trẻ sinh mổ? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ 4 dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho trẻ sinh mổ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

1. Canxi và vitamin D – Bộ đôi dưỡng chất giúp xương chắc khỏe

Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe xương và răng của trẻ sơ sinh [1, 2], kể cả trẻ sinh mổ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương – căn bệnh làm mềm xương, gây ra tình trạng chân vòng kiềng, còi cọc, gây đau hoặc yếu cơ [2].

Canxi là khoáng chất giúp xương chắc khỏe và cần cho sự hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nếu được cung cấp đủ canxi trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ có hệ xương chắc khỏe khi ở tuổi trưởng thành và có thể giảm nguy cơ bị loãng xương khi về già. [2]

Ngoài canxi, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sinh mổ cũng rất quan trọng. Bởi vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi, từ đó hình thành và củng cố xương chắc khỏe. Nếu không có vitamin D, trẻ sẽ dễ bị gãy xương và gặp phải các vấn đề về tăng trưởng. Ngoài ra, trẻ cũng cần vitamin D để phát triển trí não và sức khỏe hệ miễn dịch. [1]

Trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 200mg canxi mỗi ngày, trẻ từ 6 – 11 tháng sẽ cần 260mg và trẻ có thể nhận được lượng canxi này thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức mà không cần dùng thêm các sản phẩm bổ sung [2]. Đối với vitamin D, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, lượng vitamin D trẻ sơ sinh cần mỗi ngày là 400 IU. Nếu trẻ bú mẹ, bạn sẽ cần bổ sung thêm vitamin D cho trẻ vì lượng vitamin D có trong sữa mẹ không đủ. Còn nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ cũng cần bổ sung thêm nếu trẻ uống ít hơn 960ml sữa công thức mỗi ngày. [1] Thông thường, lời khuyên đơn giản dành cho cha mẹ là nên cho trẻ bổ sung vitamin D đến 1 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đã được bổ sung vitamin D nhờ ăn dặm và uống sữa đầy đủ.

2. Sắt – Dưỡng chất giúp trẻ giảm nguy cơ thiếu máu

trẻ sinh mổ

Với trẻ sơ sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sắt vẫn là một trong những dưỡng chất mà mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ trong những ngày tháng đầu đời. Sắt là khoáng chất rất cần cho sự phát triển não bộ [3]. Ngoài ra, việc thiếu sắt cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ bởi sắt có tác dụng tạo ra hemoglobin, một loại protein có trong tế bào hồng cầu có thể mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu có thể bị thiếu hemoglobin, khiến tế bào hồng cầu bị nhỏ và nhợt nhạt hơn. [4]

Thông thường, trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh có sẵn nguồn dự trữ sắt trong cơ thể khi vừa chào đời. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận đủ lượng sắt cơ thể cần từ sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ không bú sữa mẹ, hãy chọn sữa công thức có bổ sung chất sắt để đảm bảo trẻ nhận được đủ dưỡng chất này mẹ nhé! [4]

3. DHA – Giúp phát triển trí não

DHA hay axit docosahexaenoic, một phần của họ axit béo omega-3, là một loại axit béo không bão hòa đa chuỗi dài rất cần cho sự phát triển của não bộ và võng mạc của trẻ sơ sinh. Trẻ được cung cấp đủ DHA trong giai đoạn đầu đời không chỉ giúp mắt sáng rõ, thị lực phát triển tốt mà còn mang đến những lợi ích tích cực trong việc phát triển nhận thức, hành vi của trẻ trong tương lai. [14]

Đối với trẻ bú mẹ, lượng DHA mà trẻ nhận được sẽ đến chủ yếu từ nguồn sữa mẹ. Vì thế khi cho con bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu DHA. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn, phụ nữ nên bổ sung ít nhất 100 – 200 mg DHA mỗi ngày thông qua các nguồn thực phẩm như cá hồi, trứng, hạt óc chó, hàu… hoặc viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ [6]. Đối với trẻ bú mẹ phối hợp cùng sữa công thức, trẻ sẽ nhận được đủ lượng DHA thông qua sữa. Vì thế, mẹ nên lưu ý chọn sữa có chứa DHA nhé [6]!

4. Prebiotics và probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch

trẻ sinh mổ

Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ là trẻ sinh mổ không có cơ hội nhận được sự được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ. Nếu như trẻ sinh thường được tiếp xúc với hệ lợi khuẩn từ âm đạo và môi trường, giúp phát triển hệ miễn dịch ngay từ khi chào đời thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì thế, trẻ sinh mổ thường dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh về hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe sẽ yếu hơn so với trẻ sinh thường [9].

1000 ngày đầu tiên là mốc thời gian quan trọng, đặt nền tảng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Trong giai đoạn này, đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ trải qua quá trình tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, bao gồm cả việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột [10]. Chính vì vậy, đây chính là “thời điểm vàng” để giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ lấy lại sự cân bằng. Từ đó, góp phần củng cố và nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường.

Để hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ nhanh lấy cân bằng, bạn sẽ cần chú ý bổ sung probiotic và prebiotic cho trẻ trong những ngày tháng đầu sau sinh [10]:

+ Probiotic là những vi sinh vật có lợi (hay được gọi là “lợi khuẩn”) giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch [11, 15]. Bifidobacterium breve là chủng lợi khuẩn được tìm thấy phổ biến trong cả sữa mẹ và đường ruột của bé bú mẹ [17]. 

+ Prebiotics: là chất xơ khó tiêu hóa bị vi khuẩn phân hủy và cũng là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi. Nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột nên prebiotic hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm hơn [13]. 

Để bổ sung prebiotics và probiotic, mẹ sẽ cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt trong những ngày đầu đời. Khi mẹ cho bé bú, sữa mẹ mang đến một sự kết hợp hài hoà, không ngừng tinh chỉnh giữa prebiotics và probiotic để phù hợp với nhu cầu của con. Đồng thời, sữa mẹ còn giúp bổ sung hơn 200 loại prebiotics để nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm lượng vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, phát triển hệ miễn dịch [16]. 

Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể cho bé bú mẹ hoặc sau sinh mổ mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, mẹ cũng đừng quá lo, mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hy vọng mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể “thua thiệt” so với trẻ sinh thường do thiếu hụt vi sinh vật có lợi từ mẹ nhưng nếu bạn chăm sóc bé đúng cách và chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sinh mổ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ mẹ cần biết!

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về kinh nghiệm đẻ mổ. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm sinh mổ, chúng ta cần hiểu về phương pháp sinh này. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch trên thành bụng và tử cung của mẹ [2]. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch nếu phát hiện sớm các rủi ro khi sinh thường gọi là sinh mổ chủ động. Sinh mổ không có kế hoạch, được bác sĩ chỉ định do phát sinh vấn đề trong khi chuyển dạ gọi là sinh mổ cấp cứu [3].

Hầu hết các ca sinh mổ đều chỉ gây tê phần dưới của cơ thể từ thắt lưng trở xuống [4]. Điều này cho phép bạn tỉnh táo suốt quá trình phẫu thuật mổ lấy thai. Bạn sẽ cảm nhận được thao tác của bác sĩ và nhìn thấy sự chào đời của em bé nhưng không cảm thấy đau đớn. Ngược lại, một số trường hợp sinh mổ khẩn cấp có thể cần được gây mê toàn thân. Điều này nghĩa là bạn sẽ hôn mê suốt trong quá trình phẫu thuật [2].

Kinh nghiệm sinh mổ và cách cải thiện những vấn đề thường gặp

kinh nghiệm đẻ mổ

1. Đau vết mổ

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh mổ. Đối với một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài đến vài tuần. Vì thế, theo kinh nghiệm sinh mổ của nhiều mẹ, bạn không thể bỏ qua bước giảm đau khi sinh. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen. Đối với các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc codein, bạn nên tránh sử dụng và cần tham vấn ý kiến bác sĩ bởi những loại thuốc này thường không được khuyến khích dùng khi bạn cho con bú [5].

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Trong vài tuần đầu tiên sau sinh mổ, bạn cần tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé để không gây ảnh hưởng đến vết mổ [6].

2. Nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng tại vết mổ, trong đường tiết niệu hoặc viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp mẹ không dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật [4], [7]. Trong đó, nhiễm trùng tại vết mổ là phổ biến với các dấu hiệu như gây đau, sưng, đỏ, tiết dịch [4].

Để tránh nguy cơ này, mẹ cần chú ý vệ sinh vết mổ đúng cách, uống thuốc theo toa đã được kê khi xuất viện và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ kiểm tra cũng như kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng nếu có [5], [6].

3. Mẹ sinh mổ gặp khó khăn khi cho bé bú

Mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn khi bắt đầu cho bé bú do vết mổ bị đau, cử động không dễ dàng, mệt mỏi do gây tê hoặc gây mê, sữa về chậm… Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên đảm bảo tiếp xúc da kề da với bé trong 24 giờ đầu sau khi sinh; cho con bú thường xuyên, có thể áp dụng tư thế cho con bú ôm bóng để tránh gây áp lực lên vết mổ và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, nữ hộ sinh khi cần thiết [2], [8].

Các vấn đề thường gặp và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ

kinh nghiệm sau sinh mổ

1. Trẻ sinh mổ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe

Điểm khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Đối với trẻ sinh mổ, hại khuẩn từ bệnh viện thường chiếm ưu thế hơn do trẻ không tiếp xúc với vi khuẩn từ âm đạo của mẹ [9]. Điều này khiến trẻ có thể đối mặt với một số vấn đề sức khỏe liên quan đến:

  • Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi [9], [10]. Các nghiên cứu cũng phát hiện sinh mổ có liên quan mật thiết đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh như tiểu đường, dị ứng thực phẩm… [11]
  • Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [12]. Bên cạnh đó, do trẻ không phải chịu lực ép như khi qua ống sinh nên có thể dẫn đến sót dịch ối trong phổi và gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau [9], [13].
  • Hệ tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng sinh mổ dường như đang làm giảm đi sự đa dạng của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [11]. Qua đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [14] Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [24].

2. Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ

Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, lợi khuẩn… [15] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [11].

Tuy nhiên, trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có các thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Trong đó, 5 HMOs nhiều là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn [16]. 
  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [19], [20], [21].
  • Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [22].

Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh thường. Thế nhưng, nếu bạn đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chọn cho trẻ công thức sữa phù hợp trong trường hợp không thể cho bé bú thì vẫn có thể giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.