Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

Vậy 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không? Tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần trong thời gian dài có phải là do cơ thể đang mắc bệnh gì nguy hiểm không? 

1. Nguyên nhân 1 tháng có kinh 2 lần là do đâu?

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trước khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?”, ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến quá trình “rụng dâu” của bạn thay đổi.

Một chu kỳ kinh nguyệt điển hình của người trưởng thành dao động từ 21 đến khoảng 35 ngày. Nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc trễ hơn một vài ngày. Và trường hợp 1 tháng có kinh 2 lần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng bên cạnh độ dài chu kỳ; một số vấn đề khác cũng là tác nhân gây ra chảy máu âm đạo. Trong đó, đa phần liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn tình dục, những báo động trong đời sống tình dục mà bạn có thể bỏ qua

1.1  Ngừng sử dụng thuốc tránh thai

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trong thuốc tránh thai hằng ngày thường chứa estrogen và progesterone (hai hormone sinh dục nữ). Dừng uống thuốc tránh thai sẽ có thể làm xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường bởi vì nồng độ hormone trong cơ thể giảm đột ngột. Từ đó gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần.

1.2 Mang thai

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Mang thai có thể gây ra hiện tượng ra máu. Ra máu khi mang thai có thể là bình thường, nhưng để an toàn, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ hiện tượng ra máu nào khi mang thai.

1.3 Tiền mãn kinh

Đây là giai đoạn dẫn đến mãn kinh. Trong giai đoạn này, các hormone của cơ thể bắt đầu thay đổi. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, chảy máu nhẹ hơn hoặc nặng hơn, dẫn đến 1 tháng có kinh 2 lần.

1.4 Các vấn đề về bệnh lý về tử cung và buồng trứng

Chị em phụ nữ sẽ là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt nếu mắc những bệnh lý sau:

  • Polyp tử cung: với triệu chứng đi kèm là ra máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, sau tiền mãn kinh
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…) khiến “cô bé” ngứa, đau buốt, có mùi khó chịu…
  • Buồng trứng đa nang nếu cơ thể có cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng dưới, tóc mỏng đi, mỡ trong máu cao,…
  • U xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung với một số triệu chứng là đi tiểu thường xuyên, cảm giác áp lực hoặc đầy ở vùng xương chậu, đau ở lưng dưới, đau khi quan hệ tình dục
  • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung với triệu chứng dịch âm đạo ra nhiều bất thường, rối loạn tiểu tiện, đau ở vùng lưng, chậu…

1.5 Các vấn đề về tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp và suy giáp cũng có thể gây ra 1 tháng có kinh 2 lần vì chúng làm thay đổi hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp và cơ quan sinh dục hoạt động trong cùng một vùng não – tuyến yên và vùng dưới đồi. Vì thế, hormone kiểm soát kinh nguyệt và rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng nếu hormone tuyến giáp rối loạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp bao gồm:

  • Lúc nào cũng cảm thấy lạnh
  • Táo bón
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Dòng chảy thời kỳ nặng
  • Da nhợt nhạt
  • Nhịp tim chậm
  • Mặt sưng húp
  • Tăng cân

Với cường giáp, cơ thể sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Lúc nào cũng cảm thấy nóng
  • Mắt lồi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
  • Giảm cân
  • Nhịp tim nhanh

1.6 Chứng rối loạn nội tiết tố 

Hiện tượng rối loạn nội tiết tố xảy ra phổ biến ở các bé gái đang trong tuổi dậy thì và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Những yếu tố dẫn tới rối loạn nội tiết tố khiến 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần có thể là do hệ thống điều hòa nội tiết rối loạn, do chế độ sinh hoạt, các bệnh lý khác ảnh hướng đến điều hòa nội tiết tố nữ.

1.7 Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Nhiều người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như là ngủ muộn, thiếu ngủ, ăn uống không đúng giờ, không điều độ,…trong thời gian dài cũng gây ra 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Nguyên nhân là do sự thay đổi về đồng hồ sinh học sẽ kéo theo những biến đổi bất thường trong cơ thể, bao gồm cả hormone và chu kỳ kinh hàng tháng.

>> Bạn có thể xem thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ

2. 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

Khi biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần ở trên, nhiều bạn có thể đang rất hoang mang và đặt ra câu hỏi là “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?” 

Câu trả lời là có. Một số biến chứng có thể phát sinh do kinh nguyệt không đều.

2.1 Thiếu máu

Việc kinh nguyệt nhiều hơn 1 lần trong tháng có thể khiến lượng máu thải ra khỏi cơ thể bạn tăng lên đáng kể. Việc mất quá nhiều máu có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim không đều
  • Da nhợt

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

 

Lúc này bạn hãy nhớ chăm sóc bản thân và bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt như gan, thịt đỏ, củ dền,…

2.2 Khó theo dõi rụng trứng

Đối với kỳ kinh nguyệt bình thường, ngày dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày thứ 12-14 của chu kỳ kinh nguyệt. 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có thể khiến bạn khó theo dõi quá trình rụng trứng vì khó để xác định ngày dễ thụ thai. Về vấn đề này, bạn cần đi kiểm tra và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

2.3 Khó mang thai

Nếu bạn đang cố gắng mang thai, chảy máu bất thường có thể khiến quá trình thụ thai trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, quan hệ khi đang có kinh sẽ gây ra một số bệnh về âm đạo. Bạn cần đến bệnh viện để tìm ra giải pháp nếu bạn đang tích cực cố gắng mang thai và bị kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều.

2.4 Triệu chứng của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng

trong trường hợp 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt xảy ra thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu như: ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có mùi hôi, màu đen sẫm,… thì chị em cần phải hết sức cảnh giác bởi vì đây có thể là những triệu chứng ngầm cảnh báo về một bệnh lý phụ khoa (u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng), hoặc rối loạn nội tiết tố như: buồng trứng đa nang, cường estrogen,… nếu để lâu không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Phương pháp để có một chu kỳ kinh khỏe mạnh

Chị em có thể tham khảo các cách giúp cải thiện tình trạng 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần:

3.1. Luôn giữ tinh thần thoải mái

Một trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ xua tan mọi muộn phiền, giảm căng thẳng đáng kể. Ngoài ra cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc bận rộn.

Để duy trì trạng thái tích cực, bạn nên tham gia những hoạt động như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày,…

3.2. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt,… có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, giàu sức sống hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không và một số điều cần lưu ý

3.3. Có thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Điều này giúp phái nữ hạn chế tối đa nguy cơ các bệnh lý về phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng,… Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên thực hiện thao tác vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra, nên dùng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có độ pH phù hợp, tránh dùng xà phòng vì sẽ khiến mất cân bằng độ pH khu vực này.

1 tháng bị kinh nguyệt 2 lần có sao không

Mỗi khi tới kỳ đèn đỏ, bạn nên đặc biệt lưu ý về vấn đề vệ sinh vùng kín. Nên lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo tiêu chí khô thoáng, ít hương liệu, không gây bí bách và kích ứng.

3.4. Quan hệ tình dục an toàn

Đời sống tình dục văn minh, an toàn là yếu tố quan trọng giúp chị em không mang thai ngoài ý muốn, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có một chu kỳ kinh bình thường. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa từ các bệnh xã hội nguy hiểm.

3.5. Khám sức khỏe định kỳ

Mỗi năm bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như ngứa vùng kín, đau bụng, kinh nguyệt có tính chất bất thường về màu sắc, tính chất, mùi hôi,…

Vậy là câu hỏi “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?” đã được giải đáp. Mong rằng với những thông tin , chị em phụ nữ đã biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mình một cách tốt nhất.

Tất cả những thông tin này mang tính tham khảo, không mang tính chẩn đoán, khuyến khích người ta tìm gặp bác sĩ phụ khoa để hiểu rõ tình trạng của mình.

[inline_article id=203905]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều?

Vậy đó có phải là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt thất thường không? Vì sao kinh nguyệt lại không đều như vậy? Nó có nguy hiểm không? Hãy để MarryBaby giải đáp và đưa ra phương pháp điều trị hữu ích cho bạn nhé!

Trước khi biết vì sao kinh nguyệt không đều; chúng ta cần hiểu kinh nguyệt không đều là như thế nào.

1. Như thế nào là kinh nguyệt không đều?

Nếu trứng không thụ tinh với tinh trùng; nồng độ hormone sụt giảm sẽ làm bong lớp niêm mạc tử cung và gây ra kinh. Từ đó, một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ bốn đến bảy ngày. Kinh nguyệt của phụ nữ thường xuất hiện 28 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dao động từ 21 ngày đến 35 ngày thì hãy yên tâm. Đây vẫn có thể được xem là bình thường.

Vậy kinh nguyệt không đều là như thế nào? Nếu bạn có tình trạng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật trên. Đó gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều. Nó biểu hiện bằng việc thời gian chu kỳ ngắn hoặc dài hơn; gặp bất thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?

2. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Không chỉ hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Bạn cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết một chu kỳ kinh nguyệt bất thường:

  • Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
  • Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,… trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Máu kinh có màu sắc bất thường; máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
  • Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
  • Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát); hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).

3. Vì sao kinh nguyệt không đều? Top 15 nguyên nhân phổ biến

Bạn thắc mắc vì sao kinh nguyệt không đều? Có rất nhiều nguyên nhân giải thích như sau:

3.1 Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi

Stress và mệt mỏi là lý do phổ biến giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể bạn phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng.

Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

3.2 Lối sống không lành mạnh

Khi không biết vì sao kinh nguyệt không đều, bạn hãy nhìn lại về lối sống của mình:

  • Thói quen tập thể dục quá sức;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh;
  • Ngủ không đủ giấc, hoặc thức khuya;
  • Tăng hoặc giảm một lượng cân đáng kể.

Bạn có thể cải thiện thói quen bằng chế độ ăn uống healthy.

3.3 Quá trình dậy thì

Vì sao kinh nguyệt không đều lại xảy ra ở tuổi dậy thì? Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.

Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi; hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì trong hai năm đầu.

Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định.

3.4 Mang thai

Nếu bạn bị trễ kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt thất thường mà trước đó bạn có quan hệ không dùng đến các biện pháp tránh thai; hãy đi kiểm tra xem mình có mang thai hay không.

Mang thai là lý do vì sao kinh nguyệt không đều
Vì sao kinh nguyệt không đều? Có thể do bạn đã có thai

3.5 Sau khi sinh

Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản bằng việc cản trở quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.

3.6 Thuốc tránh thai

Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hợp chất của hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Tiếp tục uống hoặc ngừng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Và cũng là lý do vì sao kinh nguyệt không đều.

Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ đến sáu tháng là do ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Đây là một điều đáng lưu ý khi bạn đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể bị chảy máu giữa các kỳ kinh.

3.7 Tác dụng phụ của thuốc

Vì sao thuốc gây kinh nguyệt không đều? Một số thành phần có trong các loại thuốc khác như: thuốc chữa tuyến giáp; thuốc chống đông máu; thuốc hóa trị; thuốc chống trầm cảm… cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt; mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội.

3.8 Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.

>> Xem thêm: Điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

3.9 Lạc nội mạc tử cung

Các mô nội mạc tử cung là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung bị phân hủy hàng tháng; và được thải ra ngoài cùng với kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung.

Thông thường, mô nội mạc tử cung tự gắn vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng; đôi khi nó phát triển trên ruột hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa dưới và ở khu vực giữa trực tràng và tử cung của bạn.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường; chuột rút hoặc đau trước và trong kỳ kinh, giao hợp đau.

lạc nội mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt bất thường
Lạc nội mạc tử cung giải thích vì sao kinh nguyệt không đều.

3.10 Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung

Polyp tử cung là một trong những lý do vì sao kinh nguyệt không đều; bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng rong kinh. Đây là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung.

Phụ nữ có thể có một hoặc một số khối u xơ có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến kích thước bằng quả bưởi. Những khối u này thường lành tính; nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều nếu khối u xơ ở dưới niêm mạc và đau khi có kinh. Nếu khối u xơ lớn, chúng có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng, gây khó chịu.

3.11 Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) trả lời cho câu hỏi vì sao kinh nguyệt không đều. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo thông qua đường quan hệ tình dục và sau đó lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản thông qua các thủ thuật phụ khoa hoặc khi sinh con, sẩy thai hoặc phá thai.

Các triệu chứng của PID bao gồm tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu; kinh nguyệt không đều; đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

3.12 Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có thể hình thành trong buồng trứng.

Chúng thường có thể được nhìn thấy trên siêu âm. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành và do đó quá trình rụng trứng có thể không diễn ra một cách nhất quán. Đôi khi một phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh hoàn toàn.

Hội chứng đa nang buồng trứng làm kinh nguyệt bất thường
Vì sao kinh nguyệt không đều?

3.13 Suy buồng trứng sớm

Tình trạng này giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Nó thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, tương tự như thời kỳ mãn kinh.

Suy buồng trứng sớm có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang được điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị; hoặc có tiền sử gia đình bị suy buồng trứng sớm hoặc một số bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ.

3.14 Hội chứng rối loạn đông máu di truyền

Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn đông máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

3.15 Tăng khối u lành tính hoặc ung thư

Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài.

Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc; và được gọi là u xơ tử cung nếu khối u hình thành từ mô cơ.

>> Vì sao kinh nguyệt không đều: Ung thư cổ tử cung: Mọi điều mẹ cần biết để tránh xa căn bệnh này

Vậy đến đây, bạn đã hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Cùng đọc thêm những ảnh hưởng không tốt của tình trạng này đối với sức khỏe nhé.

4. Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu?

4.1 Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Bệnh kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài kèm theo đau tức vùng bụng dưới… khiến các chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, học tập.

4.2 Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu? Gây thiếu máu

Máu kinh ra quá nhiều trong thời gian dài không tuân theo quy luật dễ gây thiếu máu; dẫn tới tình trạng chóng mặt, hoa mắt, thở gấp… Nếu thiếu máu nặng có thể bị tụt huyết áp, ngất xỉu.

4.3 Khó xác định chính xác ngày rụng trứng để thụ thai thành công

Việc xác định tìm ra lý do vì sao kinh nguyệt không đều rất quan trọng.

Theo các chuyên gia, việc “quan hệ” đúng thời điểm rụng trứng của phụ nữ giúp các cặp đôi dễ thụ thai hơn. Thời điểm này được coi là dễ thụ thai nhất của người phụ nữ khi trứng rụng và cơ hội thụ thai rất cao thường rơi vào từ ngày thứ 12-14 của chu kỳ nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên với những người phụ nữ kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày rụng trứng sẽ gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Khi bị kinh nguyệt không đều, bản thân người phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và cần hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường.

Ảnh hưởng đến việc mang thai
Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu?

4.4 Có khả năng gây vô sinh cao

Nếu hiện tượng kinh nguyệt thất thường của bạn kéo dài nhiều năm thì hãy cẩn thận. Hậu quả nghiêm trọng nhất do rối loạn kinh nguyệt sinh ra là có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản? Theo các chuyên gia, phụ nữ có vòng kinh không đều có nguy cơ bị vô sinh cao gấp nhiều lần so với phụ nữ có kinh nguyệt đều.

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra có liên quan tới buồng trứng, tử cung đặc biệt là hội chứng đa nang buồng trứng. Đối với những chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh cao, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ung thư nội mạc tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.

Kinh nguyệt không đều do ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; thậm chí là đe dọa tính mạng của nữ giới nếu không được phát hiện sớm.

>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ

5. Khi bị kinh nguyệt không đều bạn phải làm gì?

Dựa vào những nguyên nhân giải thích vì sao kinh nguyệt không đều, MarryBaby xin đưa ra một số phương pháp điều trị tình trạng gây ra phiền toài này cho chị em.

5.1 Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống thiếu lành mạnh là lý do vì sao kinh nguyệt không đều. Để tránh tình trạng này, bạn cần:

  • Uống đủ nước.
  • Đồng hồ sinh học hợp lý.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Duy trì thói quen tập thể dục điều độ.

Những điều trên sẽ góp phần rất lớn trong việc điều hòa lại chu kỳ rụng trứng, hạn chế tắc kinh.

5.2 Thư giãn tinh thần

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến vì sao kinh nguyệt không đều. Stress trong thời gian dài sẽ làm trầm trọng hơn cho việc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều. Hãy đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hoặc thậm chí là dọn dẹp nhà cửa nếu đó là hoạt động yêu thích của bạn.

>> Xem thêm: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh

thư giãn tinh thần

5.3 Thay đổi biện pháp tránh thai

Uống thuốc tránh thai có thể gây chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thay vào đó ta nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác tại MarryBaby hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

5.4 Bổ sung hormone tuyến giáp

Nếu rối loạn ở tuyến giáp giải thích vì sao kinh nguyệt không đều.  Bác sĩ sẽ cho chị em bổ sung thêm các loại hormone tuyến giáp nhằm giúp ổn định lại hoạt động của tuyến giáp, từ đó giúp điều hòa lại kinh nguyệt.

5.5 Đi khám phụ khoa

Nếu lý do vì sao kinh nguyệt không đều đến từ việc mắc các bệnh phụ khoa thì sau khi tiến hành soi buồng trứng; soi âm đạo; kiểm tra ổ bụng; cổ tử cung; ống dẫn trứng; siêu âm kiểm tra và xác định chính xác bệnh.

Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng biệt với từng chứng bệnh và phương pháp chữa trị. Xem ngay TOP phòng khám phụ khoa uy tín.

5.6 Phẫu thuật

Nếu đã sử dụng nhiều cách nhưng không thể giải quyết các nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều; thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ cân nhắc tiền hành các phẫu thuật ngay từ bây giờ tránh những hậu quả nặng nề xảy ra.

Một số loại hình phẫu thuật điều trị lý do vì sao kinh nguyệt không đều gồm có:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): phương pháp này giúp điều trị u xơ tử cung. Tiểu phẫu này giúp chặn các mạch máu đến tử cung lại và ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho u xơ phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: tiến hành tiểu phẫu cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp.
  • Cắt tử cung: đây là một phẫu thuật giúp cắt bỏ tử cung hoàn toàn để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, khi các lựa chọn khác đã thất bại hoặc không còn phương án nào khác. Cắt tử cung cũng được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, người phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sẽ không còn kinh nguyệt nữa.

5.7 Không cần điều trị

Đối với trường hợp lý do vì sao kinh nguyệt không đều do dậy thì và mãn kinh thường thì không cần điều trị.

Hiểu rõ nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều, những biểu hiện thường gặp và nắm được các cách điều trị, MarryBaby tin rằng các chị em đã có thể phần nào bớt lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình và sống tích cực, lạc quan hơn.