Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 10 cách khắc phục tự nhiên tại nhà

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là gì? Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Tất cả đều là những thắc mắc chung và mối lo lắng của chị em khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Trong bài viết, bạn sẽ hiểu như thế nào là kinh nguyệt không đều; và có thông tin về những phương pháp hoàn toàn tự nhiên để điều hòa lại kinh nguyệt của mình.

1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo chu kỳ mỗi tháng. Nó biểu hiện bằng thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ngắn hoặc dài hơn hoặc có sự khác thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

Như chị em cũng biết, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Và khoảng thời gian trung bình này thường là 28 ngày, có chị em ngắn hoặc dài hơn 3 – 5 ngày.

[key-takeaways title=””]

Nói một cách ngắn gọn, một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu nó diễn ra đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tuy vậy, bạn không chỉ dựa vào ngày để xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường hay không; bạn cần theo dõi các dấu hiệu liên quan đến màu sắc máu kinh; tần suất ra kinh; thời gian hành kinh và mùi của khí hư nữa.

[/key-takeaways]

Sau đây, chị em sẽ biết phải làm sao nếu kinh nguyệt không đều; hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của thuốc.

2. Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.1 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập Yoga

Tập yoga là cách điều trị kinh nguyệt không đều vô cùng hiệu quả, và một nghiên cứu của NCBI năm 2013 đã chứng minh điều này. Cụ thể trong nghiên cứu có 126 người tham gia, họ thực hiện các bài tập yoga từ 35 – 40 phút với tần suất 5 ngày/tuần. Kết quả sau 6 tháng cho thấy họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. 

2.2 Duy trì cân nặng phù hợp để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn hãy duy trì, kiểm soát cân nặng

Tạp chí sức khỏe tim mạch BSC có thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa những thừa cân và tình trạng kinh nguyệt không đều. Kết quả là 32% phụ nữ thừa cân và có mỡ bụng thường gặp chu kỳ kinh nguyệt không đều nhiều hơn so với nhóm còn lại.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Câu trả lời là chị em nên ưu tiên kiểm soát cân nặng của mình hợp lý hơn. Mặc dù chưa làm được; nhưng chị em nên cố gắng thực hiện. Tương đối đơn giản như kiểm soát bữa ăn, tập thể dục tại nhà, ngủ đủ giấc. Và nếu tạo được thói quen này, mức độ stress cũng sẽ giảm dần, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều lợi ích đến với cơ thể chị em.

2.3 Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Tập thể dục không chỉ giúp chị em duy trì cân nặng mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ NCBI, năm 2020, cho thấy tập thể dục là cách điều trị hiệu quả kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang, cải thiện nồng độ insulin trong máu. Từ đây sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được đều đặn hơn.

Xây dựng thói quen tập thể dục là cách giúp chị em có lối sống lành mạnh và linh hoạt hơn.

2.4 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao? Thì nhiều chị em chọn sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của trà gừng đối với kinh nguyệt của Thư viện y học trực tuyến Wiley tại Hoa Kỳ, thực hiện dựa trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh là thật sự hiệu quả.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

2.5 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Thông tin từ tổ chức AJOG năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

>>> Không nên bỏ qua: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

2.6 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung vitamin cho cơ thể

Bổ sung vitamin B và D
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung Vitamin D, B

Hai nhóm Vitamin chính là Vitamin D và Vitamin B.

Vitamin D mang đến cho chị em nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng lo âu. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Chị em có thể ăn một số thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung cho cơ thể như sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt,.. Hoặc tự nhiên hơn là từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của phụ nữ. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

2.7 Kinh nguyệt không đều phải uống gì và làm sao? Chị em nên dùng thử giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt. Giấm táo còn giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Kết quả nghiên cứu của tạp chí y khóa Tohoku J-Stage được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong. Nếu bạn đang hoặc có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng.

>>> Bạn đã biết: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất?

2.8 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

>>> Chị em nên đọc thêm: Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhanh hơn không?

2.9 Giảm căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone Cortisol. Theo tiến sĩ Kolikonda đã nhận định trên kênh thông tin sức khỏe Cleveland Clinic: “Mức độ chịu đựng mức độ stress sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cortisol có thể khiến bạn bị chậm kinh nguyệt hoặc là không có kinh nguyệt trong thời gian dài, nếu bạn bị stress liên tục.”

Bác sĩ khuyên rằng, để cải thiện nồng độ Cortisol, cũng như hạn chế tối đa tình trạng stress, các bạn nên thường xuyên tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng tốt, cười nhiều hơn và tập thiền.

2.10 Thiền

thiền
Không biết phải làm sao khi kinh nguyệt không đều? Tập thói quen thiền bạn nhé!

Tương tự với Yoga, thiền là việc chị em dành thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về bản thân. Thiền không tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng là cách hiệu quả để giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy là một cách gián tiếp, nhưng vô cùng hiệu quả.

[key-takeaways title=”Các bước giúp bạn tập thiền”]

  • Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi.
  • Ngồi thẳng, hai tay thả lỏng và đặt tay lên đầu gối.
  • Hít vào và thở ra sâu.
  • Tập trung vào âm thanh của hơi thở.
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh.
  • Thừa nhận những suy nghĩ khi chúng diễn ra trong tâm trí nhưng sau đó để chúng đi

Lúc đầu, bạn hãy thử thiền chỉ trong vài phút và tăng thời gian lên một phút mỗi ngày.

[/key-takeaways]

2.11 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cân nhắc sử dụng nghệ

Nghệ là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho một loạt các tình trạng sức khỏe; bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, khả năng điều hòa kinh nguyệt của nó vẫn chưa được các nghiên cứu chứng minh.

Lợi ích chính của nghệ mà các nhà khoa học đã tìm ra là khả năng giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin; một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong nghệ, có tác dụng chống viêm. Theo đó, nó có khả năng xoa dịu các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt.

3. Kinh nguyệt không đều, khi nào cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao mới gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng; đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc; hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên đã giúp chị em trả lời được phần nào thắc mắc “kinh nguyệt không đều phải làm sao” trong suy nghĩ của mình nữa. Nhớ thêm điều này, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài chị em rất cần thiết đến gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Kinh nguyệt không đều có sao không? Cải thiện để tăng khả năng thụ thai

Kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ, gây ra các chứng như đau đầu, thiếu máu và làm chậm khả năng thụ thai.

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chị em cần điều trị để giúp chu kỳ kinh được ổn định. Đặc biệt những ai đang muốn sớm có con càng cần chữa dứt điểm tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Nếu đang có ý định thụ thai, việc xác định ngày rụng trứng là yếu tố tiên quyết giúp bạn và anh xã “yêu đương” đúng ngày để hiện thực hóa mong muốn có con. Tuy nhiên, làm sao có thể nhận diện được khoảng ngày “màu mỡ” nếu kinh nguyệt không đều? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu thụ thai thành công.

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Kinh nguyệt không đều dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, sinh lý phái đẹp như:

  • Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
  • Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
  • Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
  • Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,…
  • Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Kinh nguyệt không đều có sao không
Kinh nguyệt không đều có sao không? Ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai của bạn!

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần chú ý dấu hiệu của tình trạng này. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên ra kinh kế tiếp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-32 ngày, đôi khi ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người.

Ngày rụng trứng được xác định vào thời điểm giữa chu kỳ, như vậy trứng sẽ rụng trong giai đoạn từ ngày 11 đến ngày 21. Vì thế, ngày rụng trứng được tính từ ngày 12 đến ngày 16 trước ngày đầu của chu kỳ tiếp theo.

Nếu không thể tính được chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên kiểm tra lại các triệu chứng sản khoa và tìm cách điều hòa kinh nguyệt cho hợp lý.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có sao không và nguyên nhân do đâu? Nhiều chị em không biết tại sao kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân thường là như sau chị em nhé.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng (không phóng noãn)
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, PCOS. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có ngày rụng trứng song cơ hội mang thai rất mong manh
  • Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
  • Thừa cân hoặc thiếu cân
  • Tập thể dục và ăn kiêng quá khắc nghiệt dẫn đến chu kỳ không rụng noãn
  • Căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm
  • Mắc bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Nếu đã biết kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần tìm cách xử lý tình trạng này

1. Kiểm tra phụ khoa

Chẳng cần phải đợi đến khi có ý định mang thai, ngay khi phát hiện chu kỳ kinh không bình thường, bạn nên đi khám phụ khoa. Ngoài nguy cơ vô sinh, kinh nguyệt không đều như đã nói ở trên còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Bác sĩ sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra xem bạn có rụng trứng hay không. Nếu kết quả cho thấy trứng vẫn rụng bình thường và bạn dưới 35 tuổi thì có thể yên tâm cố gắng thêm một thời gian nữa nếu đang mong có con. kinh nguyệt không đều

2. Ổn định cân nặng

Những phụ nữ thừa hoặc thiếu cân đều có khả năng đối mặt với tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều và gặp các vấn đề về rụng trứng.

Một cơ thể khỏe mạnh với chỉ số BMI phù hợp sẽ giúp ổn định chu kỳ và cải thiện khả năng thụ thai, vì vậy bạn nên duy trì mức BMI ở khoảng 18,5-24,9.

3. Ưu tiên thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm có nhiều chất béo hoặc hóa chất có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai mà còn bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ.

4. Tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục giúp cơ thể giảm lượng chất béo trong buồng trứng và các cơ quan nội tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó điều hòa chứng kinh nguyệt không đều sau sinh tốt hơn.

5. Bỏ “cữ” cà phê

Những phụ nữ thường xuyên “nạp” quá 200g caffeine mỗi ngày có nguy cơ gặp vấn đề với khả năng thụ thai. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều cà phê để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

6. Tránh xa căng thẳng

Kinh nguyệt không đều có sao không? Căng thẳng và áp lực từ môi trường xung quanh cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi những căng thẳng được giảm bớt, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường, ổn định hơn.

7. Chọn đúng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm chu kỳ dài hơn hoặc ngắn đi do sự thay đổi hormone. Một số thuốc tránh thai khác có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn biện pháp ngừa thai an toàn cho mình. kinh nguyệt không đều

8. Trang bị kiến thức cho bản thân

Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày, điều này không có gì bất thường. Một chu kỳ bất thường là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày và dài hơn 36 ngày. Cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường nhưng nếu độ dài giữa ngày bắt đầu và ngày kết thúc không ổn định, chu kỳ của bạn vẫn bị đánh giá là không ổn định.

9. Bổ sung nội tiết tố để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt không đều

Estrogen, progesterone và testosterone là 3 loại hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong một số trường hợp, bổ sung nội tiết tố giúp bạn điều hòa chu kỳ của mình. Tuy nhiên, bạn phải có sự đồng ý của bác sĩ.

10. Hạn chế sự thay đổi

Thay đổi trong công việc, gia đình hoặc môi trường sống cũng có thể khiến kinh nguyệt của bạn không đều. Nguyên nhân là khi thay đổi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn bình thường.

Nếu có sự thay đổi, bạn nên điều chỉnh một chút trong chế độ dinh dưỡng cũng như các bài tập của mình để đảm báo sức khỏe.

11. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, những vi khuẩn có hại nhờ quá trình tiểu tiện.

12. Ăn trái cây

Ăn nhiều trái cây sẽ giúp bổ sung estrogen, cân bằng nội tiết tố.Kinh nguyệt không đều có sao không?

Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng các bài thuốc dân gian

Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau để chữa kinh nguyệt không đều:

  • Dùng 75ml nước ép rau mùi tây mỗi ngày sẽ khắc phục được hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Nấu hoa chuối với một ít sữa đông để dùng sẽ làm giảm tình trạng chảy máu kinh nặng nề.
  • Hòa tan một nửa thìa cà phê mật ong với 2 viên aspirin cùng nửa bát nước đun sôi để nguội. Uống hỗn hợp này sẽ giúp kinh nguyệt đều đặn hơn, cải thiện tình trạng rối loạn chu kỳ.
  • Pha nửa thìa cà phê bột hạt vừng, uống 2 lần/ngày giúp giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt.
  • Đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước trong lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn 1 bát nước thì tắt bếp. Dùng nước này để nguội uống 2 lần/ngày. Cách dùng hạt rau mùi này giúp điều hòa kinh nguyệt và chống chảy máu nhiều.
  • Đập nhỏ gừng tươi, cho vào nước đun sôi, để nguội. Uống nước gừng 3 lần/ngày sau bữa ăn.
  • Uống 60-90ml nước hầm củ cải đường giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?

Kinh nguyệt không đều có sao không và nên uống thuốc gì? Bạn có thể uống các loại thuốc sau để điều trị kinh nguyệt không đều theo chỉ định của bác sĩ như:

  • Thuốc tránh thai
  • Cao ích mẫu
  • Thuốc điều hòa kinh nguyệt

[inline_article id = 68512]

Kinh nguyệt không đều có sao không? Chu kỳ kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến chị em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, da nổi mụn, lão hóa nhanh mà còn làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, muốn nhanh có con, bạn nên luôn để ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé.

MarryBaby