Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 6 tháng tuổi: Lịch sinh hoạt, thực đơn ăn dặm và sự phát triển

Cha mẹ cần hiểu rõ những gì bé 6 tháng có thể làm được, đồng thời chăm sóc đúng cách để hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự phát triển, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi sao cho khoa học, phù hợp nhé!

1. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?

6 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu hoàn thiện nhiều kỹ năng quan trọng. Vậy trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Dưới đây là những cột mốc phát triển chính cha mẹ nên nắm rõ:

1.1. Sự phát triển thể chất

Hầu hết trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng. Lúc này, bé có thể tập ăn dặm với các loại bột ngũ cốc và thực phẩm nghiền nhuyễn như cà rốt, khoai lang, lê – vừa bổ dưỡng, lại dễ nhai, dễ tiêu hóa.

1.2. Vận động

Bé 6 tháng tuổi có thể ngồi nếu được hỗ trợ, đôi khi tự ngồi vững trong thời gian ngắn và dùng tay giữ thăng bằng. Do đó mà cha mẹ có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé.

Trẻ cũng bắt đầu tỏ ra hào hứng khi thấy đồ ăn, thậm chí còn há miệng đòi ăn khi bố mẹ đưa muỗng đến gần. Con đã biết đẩy thức ăn từ phía trước ra phía sau miệng để dễ nuốt.

Khả năng kiểm soát tay của bé cũng phát triển. Bé có thể cầm một vật và đưa nó về phía mình. Bé cũng có thể chuyền một vật từ tay này sang tay kia. Tuy nhiên, bé thường sử dụng một tay nhiều hơn tay kia.

Ngoài ra, trẻ cũng thành thạo lật người theo cả hai hướng, biết đạp mạnh khi chân chạm vào bề mặt cứng và nhún nhảy một cách thích thú như muốn tập đứng.

1.3. Phát triển trí não và nhận thức

Bé 6 tháng tuổi ngày càng tò mò và thích khám phá. Con sẽ chăm chú nhìn những đồ vật xung quanh và cố gắng với lấy những vật trong tầm mắt. Bé cũng luôn muốn đưa mọi thứ vào miệng để cảm nhận.

1.4. Ngôn ngữ và giao tiếp

Trẻ dần nhận ra tên mình và có phản ứng khi được gọi (quay đầu lại, chăm chú nhìn…). Con bắt đầu bập bẹ những âm đơn giản như “a”, “o” và dần phát ra phụ âm.

Trẻ thích “trò chuyện” với bố mẹ bằng cách tạo ra âm thanh và thể hiện cảm xúc qua tiếng kêu, tiếng cười hoặc đôi khi là những âm thanh khó chịu khi không hài lòng.

Cha mẹ cần giúp bé 6 tháng tuổi xây dựng cảm xúc tích cực và kết nối với mọi người xung quanh.
Cha mẹ cần giúp bé 6 tháng tuổi xây dựng cảm xúc tích cực và kết nối với mọi người xung quanh.

1.5. Phát triển cảm xúc và xã hội

Bé thường cười và thể hiện rõ ràng cảm xúc khi tương tác với người khác. Trẻ đã bắt đầu nhận biết người quen và người lạ, bám bố mẹ nhiều hơn, thích chơi đùa cùng người thân và hào hứng khi nhìn thấy mình trong gương.

2. Vì sao cần lên lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng tuổi?

Việc xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn giảm bớt căng thẳng cho cha mẹ. Lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng tuổi giúp:

  • Đảm bảo bé bú đủ: Vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, nên trẻ 6 tháng tuổi cần bú khoảng 850 – 1000 ml sữa/ngày, chia thành 4 – 6 cữ bú. Lịch trình bú đều đặn giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, no bụng và ít quấy khóc.
  • Đảm bảo bé ngủ đủ: Bé cần ngủ khoảng 12 – 16 giờ/ngày, gồm 9 – 10 giờ vào ban đêm và 2 – 3 giấc ngủ ngắn ban ngày (tổng 3 – 4 giờ ngủ ngày). Giữ lịch ngủ nhất quán giúp bé ngủ sâu, ít tỉnh giấc và phát triển đồng hồ sinh học lành mạnh.
  • Hỗ trợ phát triển toàn diện: Lịch trình hợp lý giúp bé có thời gian chơi, vận động, rèn luyện cơ bắp, học các kỹ năng mới như lật, ngồi, cầm nắm đồ vật và tương tác xã hội.
  • Giúp cha mẹ chăm con dễ dàng hơn: Lịch sinh hoạt rõ ràng giúp bố mẹ nắm bắt nhu cầu của bé, giảm căng thẳng, chủ động hơn khi chăm sóc con.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, lịch sinh hoạt giúp bé 6 tháng bú đủ 850 – 1000 ml sữa/ngày, ngủ đủ 12 – 16 giờ/ngày, có thời gian vui chơi khoa học và tương tác xã hội nhiều hơn, kích thích trí não phát triển. Một lịch trình rõ ràng giúp bố mẹ dễ dàng nắm bắt nhu cầu của con, không phải đoán mò mỗi khi bé khóc. Điều này giúp việc chăm sóc bé nhẹ nhàng, chủ động và đỡ mệt hơn.

[/key-takeaways]

Lịch sinh hoạt đều đặn giúp bé ngủ ngon, ăn tốt và phát triển khỏe mạnh.
Lịch sinh hoạt đều đặn giúp bé ngủ ngon, ăn tốt và phát triển khỏe mạnh.

3. Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng tuổi chuẩn khoa học

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm, ngủ ngày ít hơn và vận động nhiều hơn. Một lịch sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ giúp bé phát triển toàn diện và bố mẹ chăm bé dễ dàng hơn. Dưới đây là lịch sinh hoạt của bé 6 tháng mẫu mà bố mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của con:

  • 7:00 – Bé thức dậy, bú sữa mẹ hoặc 180 – 210 ml sữa công thức.
  • 8:00 – Thời gian chơi vui vẻ. Bé có thể tập lật, ngồi, chơi đồ chơi mềm hoặc nghe mẹ trò chuyện.
  • 9:00 – Giấc ngủ ngắn khoảng 45 phút đến 1 giờ để bé phục hồi năng lượng.
  • 10:30 – Bắt đầu cho bé ăn dặm 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc, rau củ nghiền như cà rốt, khoai lang hoặc trái cây như chuối, lê.
  • 11:00 – Bú sữa mẹ hoặc 150 – 180 ml sữa công thức.
  • 12:00 – Bé ngủ trưa từ 1,5 – 2 giờ.
  • 14:00 – Bé dậy, bú sữa mẹ hoặc 180 – 210 ml sữa công thức.
  • 14:30 – Thời gian chơi và vận động: cho bé nằm sấp rèn luyện cơ cổ, cho bé với đồ chơi hoặc khám phá đồ vật an toàn xung quanh.
  • 16:00 – Bé ngủ thêm 30 – 45 phút để tránh mệt mỏi và quấy khóc vào chiều tối.
  • 17:00 – Bú sữa mẹ hoặc 150 – 180 ml sữa công thức. Nếu bé chưa ăn dặm buổi trưa, có thể cho bé thử một ít rau củ nghiền nhẹ nhàng.
  • 18:00 – Bé chơi nhẹ nhàng, có thể cùng gia đình đi dạo hoặc nghe mẹ hát ru.
  • 19:00 – Tắm và chuẩn bị đi ngủ: thay quần áo, massage nhẹ nhàng, đọc truyện ngắn hoặc hát ru để bé thư giãn.
  • 19:30 – 20:00 – Bú sữa mẹ hoặc 210 – 240 ml sữa công thức rồi đi ngủ.

[key-takeaways title=”Lời khuyên của bác sĩ”]

Bác sĩ đưa ra lời khuyên là cha mẹ có thể ưu tiên cho bé bú trước rồi ăn sau, mặc dù ăn trước hay bú trước đều được. Vì theo quan sát của bác sĩ, sau khi bú từ 1 – 2 giờ rồi cho ăn sẽ giúp bé đỡ bị nôn ói hơn, đặc biệt là các bé mới tập ăn dặm sẽ hay bị nôn ói.

[/key-takeaways]

4. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

4.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng dựa trên gợi ý từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giúp bé tập làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau và nhận đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể linh hoạt thay đổi lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng tùy theo sở thích và khả năng ăn của bé nhé!

Ngày 7h00 10h30 11h00 14h00 17h00 19h00
Thứ 2 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột đậu xanh + bí đỏ (3 muỗng) Bú sữa (150-180ml) Bột đậu xanh + bí đỏ (3 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Thứ 3 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột tôm + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (150-180ml) Bột tôm + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Thứ 4 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột trứng + rau xanh (4 thìa) Bú sữa (150-180ml) Bột trứng + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Thứ 5 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột thịt nạc + rau xanh (4 thìa) Bú sữa (150-180ml) Bột thịt nạc + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Thứ 6 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột cá quả + rau xanh (4 thìa) Bú sữa (150-180ml) Bột cá quả + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Thứ 7 Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Bột gan gà/lợn + rau xanh (4 thìa) Bú sữa (150-180ml) Bột gan gà/lợn + rau xanh (4 muỗng) Bú sữa (180-200ml)
Chủ Nhật Bú sữa (180-200ml) Bú sữa (150-180ml) Tùy chọn món bé thích (3-4 thìa) Bú sữa (150-180ml) Đổi vị (cháo yến mạch/khoai lang/cà rốt nghiền…) Bú sữa (180-200ml)

4.2. Thực đơn ăn dặm mẫu cho bé theo các phương pháp ăn dặm

Thực đơn lý tưởng nên bao gồm đạm (thịt, cá, đậu), rau củ, trái cây và tinh bột.

4.2.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu truyền thống

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc lên thực đơn phong phú, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân tốt và tạo thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 14 ngày theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Mẹ có thể tham khảo để tự xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng để con không bị ngán và hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng.

Ngày Buổi sáng Buổi trưa Buổi xế Buổi tối
Ngày 1 Cháo yến mạch bí đỏ Cháo thịt bò măng tây Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi rau cải
Ngày 2 Bột gạo sữa bí đỏ Cháo gà cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm bí xanh
Ngày 3 Cháo yến mạch bơ nghiền Cháo thịt heo, rau ngót Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá lóc cà chua
Ngày 4 Bột gạo sữa khoai lang Cháo lươn, cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bò bông cải xanh
Ngày 5 Cháo yến mạch chuối nghiền Cháo tôm bầu Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gà nấm rơm
Ngày 6 Bột sữa cà rốt Cháo cá hồi, rau chân vịt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò khoai tây
Ngày 7 Cháo yến mạch táo nghiền Cháo cua bí đỏ Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt gà bông cải trắng
Ngày 8 Bột gạo sữa khoai môn Cháo cá thu, rau mồng tơi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm rau dền
Ngày 9 Cháo yến mạch lê nghiền Cháo thịt heo cải bó xôi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo lươn bí xanh
Ngày 10 Bột sữa bí đỏ Cháo gà bí đao Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bò khoai môn
Ngày 11 Cháo yến mạch xoài chín Cháo tôm cải bó xôi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò bầu
Ngày 12 Bột gạo sữa cà chua Cháo cá chép bí đỏ Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gà rau mồng tơi
Ngày 13 Cháo yến mạch chuối sáp Cháo thịt heo cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá lóc rau muống
Ngày 14 Bột sữa đậu hũ non Cháo cua mồng tơi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò bông cải xanh

4.2.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nổi tiếng với việc tôn trọng khả năng ăn uống tự nhiên của bé, giúp bé cảm nhận được hương vị riêng biệt của từng loại thực phẩm. Dưới đây là lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Ngày Buổi sáng Buổi trưa Buổi xế Buổi tối
Ngày 1 Cháo trắng + cà rốt nghiền Cháo cải bó xôi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bí đỏ + táo nghiền
Ngày 2 Cháo yến mạch + bông cải xanh Cháo thịt gà nghiền + cà chua Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi + khoai lang
Ngày 3 Cháo trắng + đậu hũ non Cháo bí đỏ + rau chân vịt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm nghiền + cà rốt
Ngày 4 Cháo yến mạch + lê nghiền Cháo thịt bò bằm + cải bó xôi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá chép + bông cải xanh
Ngày 5 Cháo trắng + khoai môn nghiền Cháo gà bí đao Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm cải thảo nghiền
Ngày 6 Cháo yến mạch + chuối nghiền Cháo lươn nghiền + cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt heo + bông cải trắng
Ngày 7 Cháo trắng + bắp ngọt Cháo cá lóc + cải ngọt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gà cà chua nghiền
Ngày 8 Cháo yến mạch + bí đỏ Cháo thịt bò + măng tây Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi + khoai tây
Ngày 9 Cháo trắng + táo nghiền Cháo cua nghiền + bí xanh Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm + cà rốt nghiền
Ngày 10 Cháo yến mạch + lê nghiền Cháo thịt heo + rau ngót Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá lóc + bí đỏ
Ngày 11 Cháo trắng + bông cải xanh Cháo gà nghiền + cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm + bí đao nghiền
Ngày 12 Cháo yến mạch + chuối sáp Cháo cá hồi + bắp cải Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò + cà chua nghiền
Ngày 13 Cháo trắng + khoai lang nghiền Cháo lươn + rau mồng tơi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá chép + bí đỏ
Ngày 14 Cháo yến mạch + đậu hũ non Cháo thịt heo + cà rốt Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm + bông cải xanh

4.2.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) giúp bé khám phá thức ăn bằng chính đôi tay của mình. Bé sẽ tự cầm nắm và đưa thức ăn vào miệng, rèn luyện kỹ năng nhai, xử lý thức ăn và tạo niềm vui khi ăn uống. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân:

Ngày Buổi sáng Buổi trưa Buổi xế Buổi tối
Ngày 1 Cà rốt hấp thanh dài Thịt gà luộc xé nhỏ Bông cải xanh hấp Bí đỏ hấp cắt miếng
Ngày 2 Khoai lang hấp cắt thanh Cá hồi hấp miếng nhỏ Dưa leo gọt vỏ cắt dài Bí xanh hấp mềm
Ngày 3 Bơ cắt miếng nhỏ Thịt heo luộc xé sợi Đậu que hấp mềm Khoai tây hấp miếng dài
Ngày 4 Su su hấp miếng Lươn hấp cắt nhỏ Cà rốt hấp Cải bó xôi hấp cuộn nhỏ
Ngày 5 Bí đỏ nướng miếng dài Thịt bò luộc miếng nhỏ Măng tây hấp Bắp cải luộc mềm
Ngày 6 Táo hấp mềm miếng nhỏ Thịt gà hấp xé nhỏ Cà tím hấp cắt dày Khoai lang mật hấp
Ngày 7 Bông cải trắng hấp Cá lóc hấp miếng nhỏ Đậu bắp luộc Bí ngòi hấp cắt nhỏ
Ngày 8 Khoai môn hấp miếng nhỏ Thịt bò xé sợi Đậu cove hấp mềm Cà rốt luộc miếng dài
Ngày 9 Bơ cắt miếng vừa tay Tôm hấp bóc vỏ cắt nhỏ Bắp non hấp mềm Cải thìa hấp
Ngày 10 Chuối chín cắt khúc Thịt gà nướng xé sợi Cà chua bi hấp lột vỏ Bí xanh hấp cắt nhỏ
Ngày 11 Đậu phụ cắt miếng nhỏ Thịt lợn hấp xé sợi Cà rốt hấp cắt dài Khoai tây hấp miếng nhỏ
Ngày 12 Dưa hấu cắt miếng nhỏ Cá hồi nướng miếng nhỏ Bông cải xanh hấp Bí đỏ hấp miếng dày
Ngày 13 Bơ chín cắt miếng Thịt bò hấp xé nhỏ Su su hấp miếng dài Đậu bắp luộc
Ngày 14 Chuối sáp hấp cắt khúc Gà luộc xé nhỏ Đậu que hấp Bí ngòi hấp miếng dài

5. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé 6 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn dặm.

Ba mẹ nên tập cho trẻ làm quen với thức ăn dặm ở tần suất 1 bữa/ngày. Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng các món mềm, nghiền nhuyễn để bé không bị hóc. Thứ tự các loại thực phẩm cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm được khuyến cáo như sau:

  • Bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ban đầu, nên pha loãng thành dạng sệt, sau đó từ từ tăng độ đặc khi con quen dần với việc nuốt.
  • Khi bé đã quen với việc ăn thức ăn rắn, cha mẹ có thể xay nhuyễn với các loại rau củ quả và thịt nạc. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như thịt, ngũ cốc bổ sung sắt, đậu lăng và các loại đậu khác để hỗ trợ sự phát triển của bé.
  • Sau đó, cha mẹ có thể thử cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng hơn như trứng và đậu phộng. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên thử một loại thực phẩm mới, duy trì từ 3 – 5 ngày rồi mới đổi sang món khác để dễ theo dõi phản ứng dị ứng của trẻ.

5.2. Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa?

Khi bé tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con tập ăn dặm một bữa/ngày, kết hợp bú sữa mẹ hoặc sữa công thức (khoảng 4-6 cữ/ngày).

Tuy nhiên, số bữa ăn dặm mỗi ngày còn tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm mà mẹ áp dụng.

[key-takeaways title=”Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa theo từng phương pháp?”]

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Bé ăn 1 bữa/ngày, bắt đầu với cháo loãng 1:10 và rau củ nghiền nhuyễn.
  • Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Bé tự bốc nhón thức ăn, mẹ cho bé 1 bữa/ngày với đồ ăn cắt miếng phù hợp.
  • Ăn dặm kiểu truyền thống: Bé ăn 2 bữa/ngày (cháo/bột kết hợp rau củ, đạm xay nhuyễn).

[/key-takeaways]

Bé 6 tháng nên bắt đầu ăn dặm từ 1-2 bữa nhỏ mỗi ngày, tùy theo nhu cầu của bé.
Bé 6 tháng nên bắt đầu ăn dặm từ 1-2 bữa nhỏ mỗi ngày, tùy theo nhu cầu của bé.

5.3. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ 6 tháng tuổi chỉ cần ăn một bữa nhỏ mỗi ngày, khoảng 1 – 2 muỗng cà phê thức ăn mềm, nghiền nhuyễn như bột ngũ cốc, rau củ hay trái cây.

Khi bé yêu đã ăn tốt hơn, cha mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày, mỗi bữa kết hợp 2 loại thực phẩm như rau và thịt, trái cây và tinh bột để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

5.4. Bé 6 tháng ăn được gì?

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu thử nhiều loại thực phẩm khác nhau. Dưới đây là những món an toàn và phù hợp:

  • Ngũ cốc dành cho bé có bổ sung sắt.
  • Rau củ, trái cây, thịt xay nhuyễn.
  • Đồ ăn mềm bé có thể cầm tay, như rau củ và trái cây nấu chín, nghiền nhuyễn.
  • Sữa chua (không đường).
  • Phô mai tươi (cottage cheese) mềm mịn.
  • Các món hầm nấu mềm, dễ nghiền.

5.5. Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?

Ở giai đoạn này, thịt là nguồn cung cấp protein và sắt quan trọng cho sự phát triển của bé. Để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ, mẹ nên nấu chín kỹ và xay nhuyễn hoặc nghiền mềm thịt trước khi cho bé ăn. Vậy trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?

Một số loại thịt trẻ 6 tháng có thể ăn bao gồm:

5.6. Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Trẻ 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn nhiều loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng. Mẹ nên nghiền nhuyễn trái cây chín mềm bằng nĩa hoặc xay mịn để bé dễ ăn.

Với những loại quả cứng hơn, nên nấu chín để làm mềm. Đừng quên rửa sạch, bỏ hạt, lõi và vỏ cứng trước khi cho bé thử nhé.

Một số loại trái cây con có thể ăn bao gồm:

  • Táo (hấp hoặc luộc mềm)
  • Chuối (nghiền nhuyễn)
  • Việt quất
  • Kiwi
  • Xoài
  • Dưa lưới
  • Xuân đào
  • Cam (lấy tép, bỏ màng)
  • Đu đủ
  • Đào
  • Lê (hấp hoặc luộc mềm)
  • Dứa
  • Mận
  • Phúc bồn tử
  • Dâu tây

5.7. Trẻ 6 tháng tuổi nên chơi những món đồ chơi nào?

Đồ chơi phù hợp giúp bé rèn luyện tư duy và kỹ năng vận động từ sớm.
Đồ chơi phù hợp giúp bé rèn luyện tư duy và kỹ năng vận động từ sớm.

Đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi cần vừa an toàn, vừa hỗ trợ phát triển kỹ năng và trí não. Dưới đây là những gợi ý phù hợp:

Đồ chơi phát triển trí não

  • Đồ chơi xếp chồng (Stacking): Khối xếp mềm hoặc cốc nhựa giúp bé học về kích thước, màu sắc và sự cân bằng.
  • Đồ chơi lắp ghép đơn giản (Puzzles): Miếng ghép lớn, an toàn, nhiều màu sắc kích thích trí tò mò và rèn luyện tư duy.
  • Sách bìa cứng (Reading): Giúp bé làm quen với hình ảnh, từ ngữ và tăng cường khả năng giao tiếp.

Đồ chơi rèn luyện kỹ năng vận động tinhkỹ năng vận động thô

  • Đồ chơi phát nhạc (Rhyme Time): Lục lạc nhỏ, trống nhựa giúp bé lắc, gõ theo nhạc, tăng khả năng điều khiển tay.
  • Lắc chai nước (Shake the Bottle): Chai nước nhỏ đựng hạt màu tạo tiếng lách cách thú vị, khiến bé thích thú lắc và cầm nắm.
  • Đồ chơi phát sáng (Light Show): Ánh sáng nhẹ nhàng, màu sắc thu hút bé bò tới khám phá.
  • Đồ chơi thả vào hộp (Container Play): Hộp nhựa và vài món đồ nhỏ (an toàn) để bé tập thả vào, lấy ra, rèn luyện sự khéo léo.

Kết luận

Bé 6 tháng tuổi bắt đầu khám phá thế giới qua ăn dặm, giấc ngủ và vận động. Trẻ cười nhiều hơn, phản ứng với cảm xúc, bập bẹ “trò chuyện”, lật người thành thạo và có thể ngồi trong chốc lát. Đây là thời điểm thích hợp để tập ăn dặm cho bé với thực phẩm giàu dinh dưỡng, dù sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Xây dựng lịch sinh hoạt khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện và mẹ chăm con nhàn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ lịch sinh hoạt, lịch ăn dặm cho bé từ 4-12 tháng tuổi

Trong thời gian nuôi con nhỏ, các bố mẹ sẽ đối mặt với rất nhiều câu hỏi: Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm? Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào là phù hợp? Nguyên do là bởi việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và xây dựng lịch ăn dặm khoa học cho bé theo từng tháng tuổi khoa học không chỉ giúp bé làm quen với thực phẩm mới mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện về dinh dưỡng.

Trong bài viết này, hãy cùng MarryBaby khám phá lịch ăn dặm cho bé từ 4-12 tháng và chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn để mẹ dễ dàng áp dụng, giúp bé yêu ăn ngon và lớn khỏe.

Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý?

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ chỉ nên cho con ăn 1 bữa mỗi ngày với lượng rất ít. Bởi việc ăn dặm ở giai đoạn này chỉ nhằm mục đích bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp trong ngày cũng rất quan trọng, làm tiền đề để bé có thói quen ăn uống tốt sau này.

Một số lưu ý bố mẹ cần nắm cho khi bé ăn dặm như:

  • Nên cho bé ăn vào ban ngày, lúc bé đang tỉnh táo và vui vẻ. Buổi sáng hoặc đầu giờ chiều thường là thời gian bé vui vẻ và tỉnh táo, dễ hợp tác với bố mẹ. Do đó, khi bạn giới thiệu món mới cho bé, con sẽ dễ chấp nhận và làm quen hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn khi con buồn ngủ hoặc ngay khi mới ngủ dậy, bé sẽ khó chịu, cáu gắt và không muốn hợp tác cùng bố mẹ.
  • Chọn thời điểm lúc bé không quá đói hoặc không quá no. Nếu bé quá đói, con sẽ khóc và có thể không chịu ăn đồ ăn mới. Ngược lại, nếu bé vừa mới bú no thì sẽ không còn hứng thú với đồ ăn. Do đó, bạn nên cho bé ăn dặm sau 30-60 phút kể từ khi bú sữa.

Lịch sinh hoạt và ăn dặm cho bé từ 4-12 tháng tuổi

Lịch ăn dặm cho bé từ 5 - 12 tháng tuổi

1. Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 4 tháng 

Để bé có thể phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi sau:

Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 4 tháng 
Thời gian Hoạt động
6 giờ 30 – 7 giờ  Bé ngủ dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã
7 giờ  Bú sữa mẹ/ sữa công thức
8 – 9 giờ  Bé tự nằm chơi
9 giờ – 10 giờ 30  Bé ngủ giấc sáng
10 giờ 30 Bú sữa 
11 giờ – 12giờ 30  Bé chơi và tắm rửa
12 giờ 30 – 14 giờ  Bé ngủ giấc trưa
14 giờ  Bú sữa 
14 giờ 30 – 16 giờ Bé chơi, nghe nhạc
16 giờ – 17 giờ  Bé ngủ giấc ngắn
17 giờ  Bú sữa 
17 giờ 30 – 19 giờ 30  Bé chơi 
19 giờ 30  Bú sữa 
20 giờ  Bé đi ngủ giấc ban đêm 

2. Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Trẻ 5 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm, nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bé đã có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, các bố mẹ có thể cho bé tập ăn dặm sớm bắt đầu từ 4-6 tháng.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm như:

  • Bé chững cân.
  • Bé tỏ ra thích thú với đồ ăn khi thấy ba mẹ hay người xung quanh ăn.
  • Bé tỏ ra đói, háu ăn dù mới được mẹ cho bú xong.
  • Bé đã có thể ngồi khi được hỗ trợ và kiểm soát phần cổ, đầu tốt.
  • Bé có xu hướng đưa tay hoặc đồ vật xung quanh lên miệng để cắn.
  • Miệng và lưỡi của bé phát triển. Con có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt.
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng 

(Tuần 1-2)

Thời gian Hoạt động
6 giờ  Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã
6 giờ 30  Bé thức dậy và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
9 giờ  Bú sữa 
10 giờ  Ngủ giấc sáng
11 giờ 30  Ăn dặm bằng bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền
12 giờ 30  Bé tắm rửa, đi ngủ trưa
14 giờ  Bú sữa
17 giờ  Bú sữa mẹ hoặc sữa công thứ
20 giờ  Bú sữa và đi ngủ

[key-takeaways title=”Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn dặm”]

Trong tuần thứ 3-4 của tháng 6, lịch ăn dặm của bé không có nhiều thay đổi, nhưng mẹ có thể tăng lên 2 bữa ăn dặm mỗi ngày nếu bé đã thích thú với thức ăn dặm. Dù vậy, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, với nhu cầu khoảng 900ml/ngày.

[/key-takeaways]

Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng 

(Tuần 3-4)

Thời gian Hoạt động
6 giờ  Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã 
6 giờ 30 Bé bú mẹ hoặc sữa công thức
9 giờ   Ăn dặm với bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền mịn
11 giờ Bú mẹ hoặc sữa công thức
12 giờ 30 Tắm và đi ngủ trưa 
14 giờ 30  Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
17 giờ  Ăn bột, cháo loãng hoặc rau củ nghiền
20 giờ  Bú mẹ hoặc sữa công thức, chuẩn bị đi ngủ 

3. Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng 

Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng 

Đối với lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng, bố mẹ có thể bắt đầu thêm hải sản vào thực đơn của con, với tần suất không quá 3 bữa mỗi tuần. Nguyên do lúc này, hệ tiêu hóa của con đã dần quen với việc ăn dặm nên bé có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm hơn trước. Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 nên đảm bảo các chất dinh dưỡng như:

  • Chất đạm: thịt, cá, trứng, hải sản…
  • Chất béo: dầu ăn, bơ…
  • Vitamin và chất xơ: rau xanh, trái cây…
  • Tinh bột: gạo, khoai, ngô…
Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng 
Thời gian Hoạt động
6 giờ – 6 giờ 30  Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã

Bé bú mẹ hoặc sữa công thức 

8 giờ Ăn dặm với cháo loãng, rau củ hoặc trái cây nghiền.
11 giờ  Ăn nhẹ với trái cây hoặc sữa chua.
14 giờ  Bú mẹ hoặc sữa công thức.
17 giờ Ăn dặm với cháo bắp hoặc cháo kết hợp rau củ.
20 giờ   Bú mẹ hoặc sữa công thức.

Mẹ cần lưu ý rằng dù đã ăn dặm thuần thục, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé nhé.

4. Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng 

Khác với giai đoạn đầu ăn dặm, ở thời điểm 9-10 tháng tuổi, các bữa ăn dặm đã trở thành nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng cần đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày, kết hợp với bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Lịch sinh hoạt và lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng 

Thời gian Hoạt động
6 giờ  Bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay tã 

Bú mẹ hoặc sữa công thức sau khi bé thức dậy

8 giờ  Ăn cháo hoặc bột dinh dưỡng
9 giờ 30  Bú mẹ hoặc sữa công thức
11 giờ 30  Ăn cháo đặc kèm thức ăn mềm (thịt, cá, rau củ…)

Bé đi ngủ trưa

14 giờ 30  Ăn trái cây nghiền, sữa chua hoặc các món ăn nhẹ
16 giờ  Bú mẹ hoặc sữa công thức
17 giờ  Ăn tối với cháo đặc hoặc thực phẩm mềm
20 giờ  Bú mẹ hoặc sữa công thức, chuẩn bị đi ngủ 

Đối với bé 10 tháng tuổi, ngoài việc giữ nguyên thời gian biểu, mẹ nên tăng dần khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của bé.

5. Lịch sinh hoạt và ăn dặm cho bé 11-12 tháng 

Ở giai đoạn này, trẻ có thể có 3 bữa ăn chính trong ngày, với sự kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm. Các bữa phụ của bé có thể là trái cây, sữa chua thay vì chỉ bú sữa như những giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo lượng sữa mỗi ngày cho con là khoảng 400-600ml/ngày.

Lịch sinh hoạt và ăn dặm cho bé 11-12 tháng 

Thời gian Hoạt động
6 giờ  Bé thức dậy, thay tã, vệ sinh cá nhân 

Bú mẹ hoặc sữa công thức sau khi bé thức dậy.

8 giờ  Ăn dặm bữa sáng 
9 giờ  Ngủ giấc ngắn buổi sáng
11 giờ   Bữa trưa với cơm và thức ăn mềm.
12 giờ  Ngủ trưa
14 giờ   Ăn bữa phụ/ bú sữa
17 giờ   Ăn bữa tối
19 giờ 30 Bú sữa trước khi đi ngủ

Gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi 

thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi 

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 5 tháng 

Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc liệu trẻ 4 tháng hay 4,5 tháng ăn dặm được chưa và cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng như thế nào. Lưu ý là theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé dưới 6 tháng tuổi không nên ăn dặm vì:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển: Dạ dày và ruột của bé còn non nớt, chưa đủ enzyme tiêu hóa thực phẩm ngoài sữa mẹ.
  • Nguy cơ dị ứng và rối loạn tiêu hóa: Việc cho trẻ ăn dặm sớm có thể gây táo bón, đầy bụng, thậm chí làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.

Do đó, việc cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm cần được tham vấn ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Trong một số trường hợp “buộc” phải cho bé ăn thì ba mẹ có thể tham khảo thực đơn sau: 

  • Bột gạo sữa: Bột gạo sữa là món ăn dặm truyền thống phù hợp cho trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Bố mẹ có thể tự làm bột gạo tại nhà hoặc mua các sản phẩm bột gạo của các thương hiệu uy tín. Khi chế biến, chỉ nên sử dụng gạo tẻ mà không thêm các loại gạo khác hay đậu đỗ, vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa sẵn sàng để xử lý thực phẩm phức tạp.
  • Bột gạo bí đỏ: Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, không nên kết hợp quá nhiều loại thực phẩm trong một món ăn. Giai đoạn đầu, cha mẹ chỉ nên nấu bột hoặc cháo loãng, sau đó từ từ thêm các loại rau củ để bé làm quen dần. Bí đỏ là một trong những loại rau củ giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của bé.
  • Bột trứng, cà rốt: Mẹ có thể thêm trứng vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 tháng tuổi trở đi, nhưng chỉ nên sử dụng lòng đỏ. Lòng trắng trứng không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Kết hợp lòng đỏ trứng và cà rốt để nấu bột sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh.
  • Bột khoai lang sữa: Khoai lang là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với bé 4 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, món bột khoai lang với sữa không chỉ thơm ngon mà còn giúp bổ sung vitamin A, chất xơ và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 
  • Cháo khoai tây, sữa: Một thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng là món cháo khoai tây sữa. Khi chọn khoai tây để nấu ăn dặm cho bé, mẹ cần tránh chọn khoai tây có vết thâm, dấu hiệu thối hỏng, mọc mầm hoặc có đốm xanh, vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Khoai tây rất giàu tinh bột, vì vậy mẹ nên cho bé ăn với lượng vừa phải để tránh gây đầy bụng. 

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng 

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng 

Trong tuần đầu, khi bé mới bắt đầu làm quen ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn những món cháo với rau củ mịn với lượng ít. Sau 1-2 tuần, có thể bổ sung thêm đạm từ thịt cá và tăng lượng thức ăn theo nhu cầu của bé.

Ngày  6 giờ 9 giờ  10 giờ  11 giờ  14 giờ  16 giờ  18 giờ  
Thứ 2  150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Khoai lang nghiền trộn sữa ⅓ trái chuối chín 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Bí đỏ nghiền trộn sữa Nửa hộp váng sữa  150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 3 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Bột gạo nấu nước dashi 50g đu đủ chín 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Khoai tây nghiền  trộn sữa Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 4 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt nạc cải bó xôi 50g xoài chín 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Cháo lươn đậu xanh Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 5 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Cháo trứng, cà chua ⅔ chuối 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Súp khoai tây, sữa đậu Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 6 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Cháo yến mạch táo ⅔ quả táo 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Cháo cua đồng rau mồng tơi Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 7 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi cà rốt Sữa chua 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Cháo thịt heo đậu Hà Lan Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức
Chủ nhật  150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt gà nấu hạt sen Váng sữa 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công Súp cua óc heo Nước cam 150 – 200ml sữa mẹ/sữa công thức

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

Khi bé được 7 tháng, mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn ăn dặm bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng:

  • Trái cây nghiền: Nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại trái cây phù hợp gồm đu đủ, chuối, hồng chín, hồng xiêm, dưa hấu, bơ, táo… thích hợp cho bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính của trẻ.
  • Rau củ quả: Giàu vitamin và khoáng chất, không thể thiếu trong thực đơn. Mẹ có thể hấp chín, nghiền nhuyễn hoặc cắt dạng thanh để bé ăn theo phương pháp BLW.
  • Cháo: Nấu từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, hạt kê, các loại đậu… giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
  • Các loại thịt: Thịt gà và các loại thịt khác giàu protein và carbohydrate. Mẹ nên hấp chín, giã nát hoặc nghiền nhuyễn trước khi cho bé ăn.
  • Trứng: Cung cấp chất béo lành mạnh và protein. Mẹ có thể luộc trứng rồi cắt miếng nhỏ cho bé tự bốc ăn.
  • Phô mai: Giàu chất béo, protein và vitamin. Bố mẹ nên chọn phô mai làm từ sữa tiệt trùng của các thương hiệu uy tín.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng cần đa dạng, cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với sở thích ăn uống của bé.

Ngày  6 giờ 9 giờ  10 giờ  11 giờ  14 giờ  16 giờ  18 giờ  
Thứ 2  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt heo cải bó xôi Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bồ câu đậu xanh Sữa mẹ/sữa công thức 1/3 quả táo Sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 3 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá chẽm, rau dền  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm bí xanh Sữa mẹ/sữa công thức ½ quả kiwi Sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 4  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo trứng cà chua Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá lóc khoai lang Sữa mẹ/sữa công thức Nước cam Sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 5 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt gà nấm hương Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò, bí đỏ phô mai Sữa mẹ/sữa công thức Trái cây xay cùng sữa chua Sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 6 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo sò huyết rau dền  Sữa mẹ/sữa công thức Súp khoai tây thịt gà Sữa mẹ/sữa công thức Váng sữa Sữa mẹ/sữa công thức
Thứ 7 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo lươn đậu xanh Sữa mẹ/sữa công thức Cháo ghẹ rau muống  Sữa mẹ/sữa công thức Đậu hủ từ sữa mẹ và đậu nành Sữa mẹ/sữa công thức
Chủ nhật  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bắp thịt gà Sữa mẹ/sữa công thức Cháo ếch rau mồng tơi  Sữa mẹ/sữa công thức Sinh tố đu đủ Sữa mẹ/sữa công thức

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 9-10 tháng 

Thực đơn ăn dặm cho bé 9-10 tháng 

Từ tháng thứ 9, mẹ bắt đầu điều chỉnh lịch và thực đơn ăn dặm cho bé để phát triển kỹ năng nhai. Bé sẽ làm quen với các món mềm như cháo đặc hoặc súp, dần tăng độ thô. Mỗi bữa, bé nên ăn khoảng ⅔ bát.

Trong giai đoạn này, mẹ có thể đa dạng hóa bữa phụ cho bé bằng trái cây tươi, bánh flan, rau câu, khoai lang nướng hoặc rau củ luộc cắt nhỏ.

Ngày  6 giờ 9 giờ  10 giờ  11 giờ  14 giờ  16 giờ  18 giờ  
Thứ 2  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gan gà khoai lang Sữa mẹ/sữa công thức Súp thịt bò khoai tây Bánh flan Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi bí đỏ
Thứ 3 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tim heo, khoai tây, cà rốt  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gà nấm rơm Bánh khoai lang Sữa mẹ/sữa công thức Cháo lươn khoai môn cà rốt
Thứ 4 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo ếch lá sen Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá điêu hồng rau ngót  Váng sữa Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò, bông cải xanh và phô mai
Thứ 5 Sữa mẹ/sữa công thức Bột thịt rau dền Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm rong biển Sữa chua Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt gà bí đỏ
Thứ 6 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò, khoai tây Sữa mẹ/sữa công thức Cháo óc heo đậu xanh Thanh long Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt heo với rau ngót
Thứ 7 Sữa mẹ/sữa công thức Cháo yến mạch, thịt bò, bí đỏ Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá hồi, cải bó xôi Táo  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo ếch, rau lang
Chủ nhật  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo trứng, khoai lang Sữa mẹ/sữa công thức Cháo sườn, đậu đỏ  Nước cam Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò, khoai tây

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 11-12  tháng 

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì đây là giai đoạn các bé phát triển nhanh chóng cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Thực đơn cho trẻ ở độ tuổi này không chỉ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, đường, đạm, và chất béo, mà còn phải phong phú và hấp dẫn để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Sau đây là thực đơn ăn dặm gợi ý cho bé 1 tuổi:

Ngày  6 giờ 9 giờ  10 giờ  11 giờ  14 giờ  16 giờ  18 giờ  
Thứ 2  Cháo tôm bí xanh Váng sữa Sữa mẹ/sữa công thức Cháo gà đậu Hà Lan Bánh táo Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò cải cúc
Thứ 3 Súp thịt bò khoai tây, cà rốt Sữa chua trái cây Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá rau ngót Xoài Sữa mẹ/sữa công thức Cháo tôm cải ngọt
Thứ 4 Cháo lươn rau chân vịt Sinh tố dâu Sữa mẹ/sữa công thức Cháo ếch đậu xanh  Bánh plan Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá lóc rau dền
Thứ 5 Bột đậu xanh và bí đỏ Trái cây theo mùa Sữa mẹ/sữa công thức Cháo trứng gà bắp cải trắng Sữa chua Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt gà rau ngót
Thứ 6 Cháo đậu xanh bí đỏ Chuối  Sữa mẹ/sữa công thức Cháo thịt bò mồng tơi Bánh bí đỏ Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cua rau nấm
Thứ 7 Cháo thịt heo khoai tây Đu đủ xay Sữa mẹ/sữa công thức Cơm nát với tôm trứng Váng sữa Sữa mẹ/sữa công thức Cháo cá điêu hồng, rau muống
Chủ nhật  Súp trứng gà hạt sen kiwi Sữa mẹ/sữa công thức Cơm nát rắc rong biển, rau củ luộc  Bánh táo Sữa mẹ/sữa công thức Cháo bầu nấu cá trê

Những lưu ý cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm 

lịch ăn dặm cho bé

1. Những thực phẩm tốt nên có trong chế độ ăn của trẻ 

Khi xây dựng thực đơn và lịch ăn dặm cho bé, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ:

  • Nhóm tinh bột: Cháo, bột gạo, khoai lang, khoai tây… giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
  • Nhóm đạm: Thịt gà, thịt lợn, cá hồi, trứng… giúp bé phát triển cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nhóm rau củ: Cà rốt, bí đỏ, rau bina, bông cải xanh… cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Nhóm trái cây: Chuối, táo, lê, đu đủ… giàu chất xơ và vitamin giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu cá, bơ… hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

2. Các thực phẩm cần tránh 

Bên cạnh những thực phẩm nên đưa vào chế độ ăn của trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé sử dụng các thực phẩm sau đây để đảm bảo an toàn và sức khỏe: 

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Lạc (đậu phộng), hải sản có vỏ (tôm, cua, sò…) nếu chưa kiểm tra mức độ dị ứng của bé.
  • Thực phẩm nhiều muối, đường: Đồ ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt… có thể ảnh hưởng đến thận và răng miệng của bé.
  • Mật ong: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì có nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium botulinum.
  • Sữa tươi nguyên chất: Có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.
  • Các loại hạt nhỏ, thức ăn cứng: Dễ gây hóc hoặc nghẹn.

MarryBaby hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài đã giúp các bố mẹ tự tin hơn trong việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời đảm bảo an toàn cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời.