Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

 

Bạn nghe nhiều bà mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau về công dụng của lá đinh lăng trong việc trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ. Nhưng không biết thực hư thế nào và cũng không biết cách làm gối đinh lăng cho bé dùng ra sao, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Marry Baby nhé.

Đôi điều cần biết về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc, làm cảnh, lấy lá ăn như một loại rau.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng như là nhân sâm của người Việt vì nó mang lại công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như rễ, thân, lá, cành, hoa đều được dùng làm thuốc nhưng phổ biến hơn cả là rễ và lá. Lá khô thường được dùng làm gối, lót giường nằm cho trẻ nhỏ để trị mất ngủ, co giật ở trẻ

Bạn có thể thu hái lá đinh lăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để dùng. Để lá phát huy dược tính tốt nhất, bạn chỉ nên thu hái lá của cây được trồng trên 3 năm.

Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

1. Cách phơi và sao lá đinh lăng để làm gối

Nếu nhà có trồng cây đinh lăng, bạn nên chọn hái lá đinh lăng già, không bị sâu. Sau khi thu hái lá, bạn nên rửa qua cho sạch bụi, vẩy ráo. Bạn có thể buộc 4 – 5 cành lá lại thành 1 chùm, treo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho lá đinh lăng khô nhiên. Hoặc bạn cũng có thể tuốt bỏ phần cọng cứng, chỉ lấy lá rồi hong khô tự nhiên. Bạn không nên phơi lá đinh lăng dưới trời nắng gắt vì có thể làm cháy lá, mất đi dược tính.

Khi lá đinh lăng đã khô, bạn vò nhẹ để loại bỏ cọng cứng, để khi nhồi gối không cộm khiến bé bị đau, khó chịu. Sau đó, bạn sao vàng hạ thổ. Hạ thổ là đổ lá đinh lăng đã sao xuống nền đất, để khoảng 15 – 20 phút là được.

Nếu không có sẵn lá đinh lăng mà phải đi mua lá khô, bạn nên rửa lại cho thật sạch và hong khô rồi tiến hành làm như hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt mua gối của các địa chỉ bán có uy tín.

2. Kích thước ruột gối cho bé

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Nếu muốn tự may ruột và bao gối cho bé cưng mà chưa biết kích cỡ thế nào cho phù hợp hay chọn loại vải có chất liệu gì, bạn hãy tham khảo các gợi ý sau:

♦ Chất liệu: Bạn nên chọn vải có chất liệu là cotton, linen, lụa… để may gối cho bé, tránh dùng các loại vải có chất liệu nilon.

♦ Kích thước:

  • Đối với trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé với kích thước 25 x 35cm. Bề dày của ruột gối sau khi đã nhồi lá đinh lăng và bông gòn không nên dày quá 2cm.
  • Trẻ từ 18 – 24 tháng: Với trẻ trong độ tuổi này, mẹ nên may ruột gối cho bé theo kích thước 30 x 40cm. Độ dày của gối bằng với độ dày của gối dành cho bé dưới 18 tháng hoặc chỉ nên dày hơn chút xíu. Bạn tránh nhồi gối quá dày sẽ không tốt cho trẻ.

Thay vì may gối hình chữ nhật như thông thường, nếu khéo tay, mẹ có thể may theo dạng bán nguyệt hay hình những chú thú ngộ nghĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nệm lót lá đinh lăng cho bé dùng. Cách làm nệm cũng tương tự như những gợi ý khi làm gối đinh lăng cho bé, chỉ khác là kích thước cùng độ dày lớn hơn và bạn phải chần để nệm không bị dạt.

3. Cách nhồi gối đinh lăng cho bé

Trước khi nhồi lá đinh lăng vào ruột gối, bạn nên vò nhẹ để lá mềm bớt. Sau khi vò, bạn trộn đều lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 rồi mới nhồi vào gối để gối không có nhiều mùi hăng. Trong khi nhồi, bạn nên dàn thật đều tay để gối được mềm.

Lưu ý khi cho bé sử dụng gối đinh lăng

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Vì các bé còn quá nhỏ nên chuyện nôn trớ hay ọc sữa ra gối là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, mẹ nên làm một lúc nhiều gối để có gối luân phiên cho bé dùng và tiện việc vệ sinh. Tuy cách làm gối đinh lăng có hơi tốn nhiều thời gian nhưng để con có được chiếc gối tốt dùng thì điều này cũng đáng đúng không bạn.

Trong quá trình cho bé sử dụng, mẹ nên thay bao gối mỗi 2 – 3 ngày, ruột gối nên được hong khô thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Với mỗi chiếc gối đinh lăng, bạn chỉ nên cho bé sử dụng trong khoảng 6 – 8 tháng rồi thay mới để hạn chế nguy cơ nấm mốc sinh sôi nhằm bảo đảm sức khỏe.

Lan Quan/Marry Baby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 lý do vì sao mẹ nên chải tóc cho trẻ sơ sinh thường xuyên

chải tóc cho bé

Có không ít các bà mẹ quan niệm chải tóc cho trẻ sơ sinh sẽ khiến bé bị rụng tóc, tệ hơn là chậm biết nói. Thực tế, việc chải tóc cho trẻ sơ sinh thường xuyên mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt nên việc mọc tóc của trẻ sẽ không hoàn toàn giống nhau. Có bé sở hữu mái tóc rất dày, đen nhưng cũng có bé lại chỉ lưa thưa vài sợi.

Kết cấu và màu sắc của tóc trẻ sơ sinh có thể thay đổi trước khi con tròn 1 tuổi. Do vậy, một số trẻ bị rụng tóc khi được 6 tháng tuổi nhưng sau đó tóc mọc bình thường trở lại.

Dù tóc ít hay nhiều thì việc chải tóc cho trẻ sơ sinh vẫn rất có lợi. Mời bạn cùng Marry Baby khám phá xem những lợi ích đó là nhé!

5 lý do vì sao mẹ nên chải tóc cho trẻ sơ sinh thường xuyên

Như các vùng da khác, da đầu của trẻ sơ sinh cũng rất mỏng manh. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh e ngại việc chải tóc cho trẻ dễ khiến da đầu bé bị tổn thương.

Đừng quá lo lắng, bởi lẽ nếu được mẹ chải tóc nhẹ nhàng, đúng cách, trẻ sẽ nhận được kha khá lợi ích đấy!

1. Cải thiện tuần hoàn máu

Bạn có biết chải tóc cho trẻ bằng lược có lông mềm sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến da đầu không? Thực hiện thường xuyên trong một thời gian, bạn sẽ nhận thấy tóc trẻ mọc nhanh hơn đáng kể đấy!

2. Trẻ cảm thấy thư giãn khi được chải tóc

trẻ thư giãn

Các chuyên gia cho rằng, chải tóc là phương pháp trị liệu tốt giúp trẻ cảm thấy thư thái, thoải mái hơn. Bởi lẽ, mỗi khi được chải tóc, trẻ sẽ có cảm giác như được massage da đầu. Phương pháp này cũng tỏ ra khá hữu hiệu nếu bạn đang muốn dỗ trẻ ngủ.

3. Kích thích hệ thần kinh

Như đã đề cập ở trên, việc chải tóc cho trẻ cũng tương tự với massage thư giãn. Điều này cũng có tác dụng kích thích hệ thống dây thần kinh. Nhờ đó mà não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.

4. Điều trị viêm da tiết bã

Trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tháng đầu tiên có xu hướng dễ mắc chứng viêm da tiết bã. Biểu hiện thường là những mảng vảy kèm nốt hồng ban ở chân mày, sau tai, hai bên má, cổ, da đầu… Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi nhưng nếu mẹ chải tóc cho trẻ thường xuyên thì da đầu của bé sẽ sạch hơn, đồng thời việc này cũng giúp kìm hãm sự phát triển của bệnh.

5. Trẻ sẽ trông gọn gàng và đáng yêu hơn

Việc chải tóc cho trẻ thường xuyên sẽ giúp bé trông gọn gàng, chỉn chu hơn. Do đó, sau khi trẻ thức dậy hoặc trước khi đưa con đi ra ngoài, bạn nên chải tóc cho bé.

Khi nào bạn nên bắt đầu chải tóc cho trẻ?

chải tóc cho bé

Bạn hoàn toàn có thể chải tóc cho bé bất cứ lúc nào. Không có một độ tuổi nhất định để bắt đầu việc chải tóc. Tuy vậy, bạn lưu ý cần phải sử dụng đúng loại lược phù hợp với trẻ. Tốt nhất nên chọn loại có lông mềm để không gây kích ứng hay tổn thương da đầu của trẻ.

Mẹo đơn giản để chải tóc cho trẻ

mẹo chải tóc cho trẻ

Da đầu của trẻ khá mỏng manh nên bạn cần chải tóc cho bé cẩn thận. Trường hợp vẫn còn e ngại việc này, bạn có thể tham khảo qua những mẹo sau đây:

  • Sử dụng lược chải lông mềm. Tuyệt đối không được dùng loại dành cho người lớn, bởi nó có thể gây kích ứng và tổn thương da đầu của bé.
  • Nên chọn lược răng thưa để chải tóc. Vì nếu tóc bé bị rối, loại lược này sẽ giúp gỡ tóc dễ dàng mà không làm cho bé cảm thấy đau hoặc khó chịu.
  • Nếu nhận thấy tóc bé thường xuyên bị rối, thỉnh thoảng bạn nên sử dụng một số loại huyết thanh dưỡng tóc dành riêng cho trẻ.
  • Khi chải tóc, mẹ nên bắt đầu từ phần ngọn. Trường hợp tóc bé rối và đủ dài, hãy giữ phần tóc và chải nhẹ nhàng, tránh kéo mạnh hoặc làm đau trẻ.
  • Nếu con là bé gái, mẹ cần chọn loại thun phù hợp để buộc tóc cho bé. Lưu ý nên buộc lỏng để tóc bé không bị rụng. Mẹ cũng hạn chế buộc tóc kiểu đuôi ngựa hoặc thắt bím cho bé.
  • Chỉ chải tóc cho bé khi tóc khô, vì nếu tóc ướt khi chải tóc sẽ có xu hướng dễ bị rụng hơn. Sau khi tắm bạn nên thấm khô tóc và da đầu bằng khăn sạch, mềm và để khô tự nhiên.

Ông bà ta có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người” nên việc chăm sóc tóc cho trẻ ngay từ những ngày đầu là điều rất cần thiết. Bạn chỉ cần chải tóc cho trẻ hai lần mỗi ngày đều đặn, chắc chắn rằng bé sẽ có một mái tóc đẹp khi lớn lên.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Muốn tóc mọc nhanh cho trẻ, mẹ cần thử những biện pháp sau

bé cài băng đô

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng khi bé cưng nhà mình quá ít tóc không như những bé khác có mái tóc dày. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng biện pháp gì để kích thích tóc mọc nhanh cho con?

Các ông bố bà mẹ vẫn muốn con có mái tóc dày, đen chắc khỏe dù bé là trai hay gái. Nhưng khổ nỗi, có những bé tận 18 tháng tuổi đầu vẫn “trọc lốc” khiến không ít bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Xét về mặt lý thuyết, ngoài yếu tố thuộc về di truyền thì cũng có nhiều vấn đề trong cách chăm con của mẹ dẫn đến chuyện trẻ chậm mọc tóc. Thế nên, nếu muốn bé nhà mình tóc mọc nhanh hơn, mẹ cần tham khảo bài viết sau của Marry Baby nhé.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ chậm mọc tóc

Trước khi đến với các biện pháp giúp tóc mọc nhanh, mẹ cần hiểu vì sao trẻ nhỏ lại chậm mọc tóc.

Ngoài yếu tố di truyền như đã đề cập ở phần đầu, các vấn đề trong chế độ dinh dưỡng như thiếu hụt vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm cũng có thể khiến bé gặp tình trạng này. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần biết cách cân đối dinh dưỡng cho con.

Bỏ túi cho mẹ 10 biện pháp hữu hiệu kích thích tóc trẻ mọc nhanh

Thông thường, tóc của trẻ sẽ tăng trưởng nhiều sau 2 – 3 tháng kể từ khi chào đời. Khi được từ 3 – 4 tuổi, tóc con sẽ dày đẹp hơn.

Với trẻ nhỏ, để giúp tóc con mọc nhanh hơn, bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau:

1. Sử dụng khăn mềm

cho trẻ dùng khăn mềm để giúp tóc mọc nhanh

Mẹ nên lưu ý rằng, việc lau khô tóc và da đầu cho trẻ nhỏ sau khi tắm gội bằng một chiếc khăn thô, ráp có thể khiến các nang tóc của trẻ bị suy yếu, từ đó dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Thay vì vậy, bạn hãy dùng khăn mềm và thấm nhẹ da đầu và tóc của con sau khi gội. Việc này sẽ giúp da đầu và mái tóc của bé tránh được những thương tổn không đáng có.

2. Bổ sung thêm vitamin E

Theo các nghiên cứu, ngoài tốt cho da, vitamin E cũng hỗ trợ tóc mọc nhanh. Thành phần này có mặt khá nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc cho trẻ. Do đó, mẹ nên ưu tiên sản phẩm chăm sóc tóc có vitamin E.

3. Hạnh nhân

dầu hạnh nhân cho trẻ

Bạn có biết, hạnh nhân là loại thực phẩm khá giàu protein và các axit amin thiết yếu. Với những bé đã ăn được thực phẩm thô, khả năng nhai nuốt tốt, bạn nên cho con ăn từ 2 – 3 hạt hạnh nhân mỗi ngày để kích thích tóc mọc nhanh. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng dầu hạnh nhân để massage da đầu cho bé.

4. Cung cấp thêm sắt trong chế độ ăn của con

Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng giúp cải thiện sự tăng trưởng của tóc. Nhờ có sắt, tóc sẽ tránh được tình trạng gãy rụng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Vì thế, bạn cần đảm bảo những loại thực phẩm giàu chất sắt có mặt trong chế độ ăn của bé bao gồm: bí ngô, các loại đậu, rau ăn lá màu xanh đậm… Nếu bé còn nhỏ và được nuôi bằng sữa mẹ, bạn nên bổ sung các thực phẩm kể trên vào chế độ ăn. Điều này giúp bé nhận được các dưỡng chất thiết yếu thông qua sữa.

5. Chải tóc cho bé

cắt tóc cho trẻ

Để tóc con mọc nhanh, đơn giản mẹ chỉ cần chọn một chiếc lược chải tóc rối phù hợp, chải nhẹ nhàng từng lọn tóc nhỏ là được. Đặc biệt, bạn nên chải tóc cho bé sau mỗi lần gội (lưu ý chỉ chải khi tóc đã khô). Điều này sẽ giúp chân tóc phát triển khỏe hơn và cải thiện lưu thông máu ở da đầu.

Bạn cũng có thể cắt tỉa tóc cho trẻ gọn gàng định kỳ. Tuy nhiên, việc cắt hoặc cạo này không hứa hẹn sẽ giúp tóc mọc nhanh.

6. Nên gội đầu cho bé đều đặn

Tốt nhất bạn nên gội đầu cho trẻ bằng loại dầu phù hợp với tần suất 2 – 3 ngày/lần. Điều này sẽ làm giảm sự tích tụ bụi bẩn và giữ cho da đầu luôn sạch sẽ.

Lưu ý rằng, nước dùng để gội đầu cho con phải không quá nóng cũng không quá nguội để không làm trẻ khó chịu.

7. Dầu xả

dầu xả giúp tóc mọc nhanh

Trong trường hợp tóc của bé quá xoăn hay rối, bạn nên sử dụng thêm dầu xả. Một loại dầu xả thân thiện với da đầu của bé không chỉ giúp tóc thêm suôn mượt mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu.

Ngoài việc dùng các sản phẩm dầu xả thương mại, bạn có thể làm các loại dầu xả tự nhiên từ trứng, sữa chua… cho bé dùng. Bởi lẽ, chúng không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào, lại còn giữ cho tóc trẻ sơ sinh luôn được mềm mại.

8. Sử dụng dầu massage để kích thích tóc mọc nhanh

Sự thật là trẻ khá thích thú khi được người lớn massage da đầu. Ngoài tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng, việc massage đầu còn giúp lưu thông máu đến da ở khu vực này. Bạn có thể kết hợp cùng dầu ô liu, dầu dừa nhằm cung cấp độ ẩm giúp tránh tình trạng ngứa da đầu.

9. Nha đam (lô hội)

lô hội giúp tóc mọc nhanh

Ai trong chúng ta cũng biết lô hội tuyệt diệu thế nào trong việc làm đẹp, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của tóc. Bạn có thể dùng gel lô hội tự nhiên thoa trực tiếp lên da đầu của bé hoặc trộn cùng với dầu gội hoặc dầu xả để có kết quả tốt nhất.

10. Thử dùng các sản phẩm khác nhau

Giống như da, sản phẩm chăm sóc tóc cũng có nhiều loại với thành phần và công dụng khác nhau. Một loại dầu gội và dầu xả nào đó có thể hợp với tóc xoăn nhưng lại sẽ không phù hợp khi sử dụng cho tóc thẳng. Hơn nữa, các sản phẩm chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo 2 yếu tố là không chứa hóa chất và an toàn khi sử dụng.

Do vậy, bạn cần thử kết hợp các sản phẩm khác nhau cho đến khi tìm được loại phù hợp với mái tóc của bé. Thay vì cứ dùng một sản phẩm và không có hiệu quả, bạn nên thử đổi dầu gội hoặc dầu xả cho bé cách nhau mỗi tuần để chọn được loại ưng ý nhất.

Một số lời khuyên khác dành cho mẹ

  • Nếu buộc tóc cho con, hãy đảm bảo rằng bạ không buộc quá chặt. Kiểu buộc đuôi ngựa hoặc thắt bím có thể làm hỏng chân tóc và khiến tóc mau rụng hơn.
  • Cho bé uống bổ sung đủ nước để trẻ không bị mất nước. Với trẻ lớn, bạn cũng có thể cấp nước cho bé bằng các loại nước ép trái cây, rau quả mỗi ngày một lần.
  • Trừ những lúc ngủ, khi con thức nằm chơi, bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng sang cả hai bên. Có như vậy, đầu bé sẽ hạn chế cọ xát vào chỗ nằm, hiện tượng rụng tóc cũng sẽ giảm trông thấy.

Liệu cạo trọc đầu cho bé có giúp tóc mọc nhanh hơn không?

cạo trọc đầu trẻ sơ sinh

Việc cạo trọc đầu trẻ sơ sinh dường như là truyền thống từ thời ông bà chúng ta ngày xưa. Họ cho rằng, làm như vậy sẽ giúp trẻ sơ sinh mọc tóc nhanh hơn. Không chỉ riêng Việt Nam, mà tập tục cạo đầu này cũng được tiến hành ở nhiều quốc gia châu Á khác. Qua nhiều thế hệ, quan niệm này dần khắc sâu vào tư tưởng chăm sóc con của nhiều người.

Bạn cần hiểu rằng, chất lượng của mái tóc mỗi người được quy định bởi yếu tố di truyền, qua cách chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ. Vì thế, việc cạo đầu hoàn toàn không tác động đến kết cấu hay chất lượng mái tóc của trẻ.

Hơn nữa, việc cạo tóc dễ khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Làn da trẻ sơ sinh khá mỏng manh, khả năng bảo vệ tương đối kém. Do đó, nếu dùng dao cạo hay tông đơ, da đầu trẻ sẽ dễ bị trầy xước và nhiễm trùng. Phần thóp của trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn khép, vì vậy mái tóc lúc này sẽ đóng vai trò như bộ đệm bảo vệ. Nếu cạo trọc, toàn bộ mảng da đầu lộ ra sẽ không an toàn.

Trong những ngày thời tiết dần trở nên oi bức như hiện nay, việc cạo đầu trọc sẽ khiến bé có nguy cơ sốc nhiệt.

Mỗi đứa trẻ là một bản thể khác nhau nên mái tóc của con có thể dày hay thưa phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Tuy vậy, để giúp tóc bé mọc nhanh hơn, bạn vẫn có thể thử các biện pháp mà chúng tôi đã gợi ý ở trên nhé!

Marry Baby