Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Bé biếng ăn vì mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Bé Tôm (sinh năm 2020) lười ăn từ những ngày đầu. Cậu bé gần 3 tuổi cân nặng hiện quanh 10kg. Mỗi bữa ăn của Tôm được chị Thu Ba (Cầu Giấy, Hà Nội), mẹ bé ví như “cuộc chiến”, vì cậu bé có thói quen ngậm và ngại nhai. Tôm ăn một bát cháo hết gần 90 phút, một ly sữa 150ml hết cả tiếng đồng hồ. Do đó, đến bữa ăn người mẹ 28 tuổi này huy động cả chồng, mẹ chồng, thậm chí hàng xóm sang làm đủ thứ thu hút để bé quên cảm giác đang trong bữa ăn.

“Chỉ chực chờ Tôm mải nghịch hoặc cười đùa, tôi vội vàng bón đồ ăn cho con. Thực sự là tôi cũng mệt mỏi vì chứng biếng ăn của bé”, chị Ba nói.

Gia đình anh Thành (ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đau đầu vì con biếng ăn. Cậu bé Mít chỉ ăn một vài món mình thích như snack, bánh kem, bánh quy – chủ yếu là đồ ngọt. Bé thường không muốn ăn trong các bữa chính, chỉ ăn một xíu rau củ quả hay thịt cá rồi lắc đầu. Ai mách có thực phẩm nào kích thích ăn là vợ chồng anh đều mua về ép con ăn. “Tôi cũng đưa con đến phòng khám của Viện Dinh dưỡng, phòng khám của Bệnh Viện Nhi vài lần nhưng cho con uống thuốc còn khó hơn cả cho ăn”, ông bố của cậu con trai 2,5 tuổi chia sẻ. Vì con lười ăn nên nhiều lúc thấy con nhất định ăn đồ ngọt thay vì bữa chính, vợ chồng anh đành để mặc vì “dù sao cũng còn có chút đồ ăn vào dạ dày con”, anh kể.

Khi con bắt đầu ăn dặm, gia đình chị Nguyên Hoa (quận Gò Vấp, TP HCM) mua sẵn một bộ bàn ngồi ăn của em bé. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ thả vào ghế là bé Bin khóc thét lên và chỉ vào cái bụng ỏng của mình. Cu cậu cũng thường xuyên lấy tay che miệng hoặc quay đi chỗ khác khi được mẹ cho ăn. Nhiều lần chị Hoa phải dọa dẫm, quát nạt và đặt cây roi bên cạnh để ép con ăn. Bên cạnh việc con biếng ăn, chị Hoa cũng đau đầu tìm thực phẩm để con tiêu hóa tốt vì bé thường xuyên đi phân sống.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cách xử lý của những phụ huynh như chị Ba, anh Thành, chị Hoa không hiệu quả phần nhiều do họ chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến con biếng ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết hệ tiêu hóa của trẻ dưới 7 tuổi chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột dễ bị rối loạn, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, kém hấp thu, qua đó làm giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn… gây ra tình trạng biếng ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột là tỷ lệ lý tưởng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Các bác sĩ nhi và dinh dưỡng cho rằng, tối ưu tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn ở mức 85% – 15% là một trong những cách quan trọng và cần thiết để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, đủ chất, cần có chất xơ – nguyên liệu cho các lợi khuẩn. Cha mẹ cũng có thể bổ sung lợi khuẩn hàng ngày để tối ưu hệ vi sinh đường ruột cho trẻ bằng những sản phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, sữa chua uống men sống… [1]

Tuy nhiên, hệ vi sinh đường ruột luôn biến động, dễ mất đi tỷ lệ tối ưu 85%:15% do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, khoa học hay trẻ uống kháng sinh kéo dài. Bên cạnh đó, lợi khuẩn dễ bị bất hoạt trong dạ dày do nồng độ axit cao tại đây. Lợi khuẩn cũng bị đào thải do vòng đời (chúng cũng già và chết) và được thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để đạt được tỷ lệ 85%. Bên cạnh đó, để bé ăn ngon miệng hơn cần cung cấp cho bé các dưỡng chất có ích cho chuyển hóa như lysin, kẽm, vitamin….[2]

Gần đây, gia đình anh Thành bắt đầu cho con uống sữa chua men sống chứa lợi khuẩn và có bổ sung lysine, kẽm, vitamin sau khi được người quen mách nước. Vợ chồng anh khá vui khi con có vẻ thích thức uống này. “Lúc này tôi đã biết bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột tối ưu giúp đường tiêu hóa của con tốt hơn và hạn chế biếng ăn”, ông bố trẻ chia sẻ.

Một biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để cải thiện tình trạng biếng ăn của con là sử dụng sữa chua men sống chứa lợi khuẩn, bổ sung lysine, kẽm, vitamin. Ảnh: Vinamilk

Cho con uống loại sữa chua uống men sống chứa lợi khuẩn này chị Hoa cũng cảm thấy vui hơn vì tình trạng thường xuyên đầy hơi chướng bụng, đi phân sống của Bin đã giảm đáng kể. “Hy vọng khi hệ tiêu hóa ổn định, con sẽ chịu ăn hơn và mẹ không phải mệt mỏi dọa nạt mỗi khi con ăn nữa”, chị Hoa cho biết.

Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy trong khi nhiều lợi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt phần nào bởi môi trường axit khắc nghiệt tại dạ dày, thì L.Casei 431TM là một trong những lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng có khả năng sống sót cao để đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa và phát huy các công dụng của mình. Ngoài ra, việc tăng cường số lượng lợi khuẩn lên mức khoảng 65 tỷ cũng đảm bảo cho lượng lợi khuẩn còn tồn tại khá cao khi chúng đến được đường ruột để phát huy tác dụng hiệu quả. [3]

Tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431TM đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống men sống Probi của Vinamilk.

[summary title=”Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi”]

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM độc quyền từ Châu Âu, được Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh cải thiện tỷ lệ biếng ăn ở trẻ. Đều đặn bổ sung hai chai Probi mỗi ngày để hệ vi sinh đường ruột đạt tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, làm nền tảng tiêu hóa khỏe, giúp bé cải thiện biếng ăn. Trên nền sản phẩm này, Vinamilk vừa cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt Probi Pedia+, với 65 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra còn bổ sung thêm lysin, kẽm và các loại vitamin, giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm đến tính mạng không?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng rất khó phát hiện vì bé còn quá nhỏ để có thể nói cho mẹ biết. Nếu bé khóc liên tục mà không rõ lý do thì có thể đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh đang bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu kéo dài có thể gây căng thẳng cho mẹ và ảnh hưởng bất lợi đến bé [1].

Trẻ sơ sinh đau bụng – Mẹ nhận biết thế nào?

Mẹ có thể dựa vào cách nhận biết bé sơ sinh bị đau bụng dưới đây để biết tình trạng sức khỏe của con.

1. Bé khóc khác thường

Mẹ thường có thể tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường. Trẻ nhỏ bị đau bụng thường phát ra những tiếng khóc to, the thé (khóc thét), khóc liên tục, khó dỗ dành [1], [2].

2. Khóc từng cơn cùng một lúc

Khi mẹ đã cố gắng dỗ dành bé, cho bé ăn, ru bé ngủ nhưng bé không ngưng khóc. Đây là dấu hiệu trẻ đang bị đau bụng [3], [4].

3. Tư thế cơ thể khi bé khóc

Khi trẻ bị đau bụng, khi khóc, bé thường cong lưng, ưỡn ngực và nắm chặt tay. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng có xu hướng hít nhiều không khí. Vì vậy bé sẽ ợ nhiều hơn bình thường [2].

Mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể khác khi bé khóc như khuôn mặt đỏ ửng, bụng cứng hơn. Nếu bé khóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các tình trạng mà bé có thể gặp phải [1].

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ bị đau bụng và quấy khóc thường xuyên, mẹ nên chú ý những nguyên nhân sau đây để có biện pháp xử lý kịp thời giúp bé thấy dễ chịu hơn.

1. Gặp vấn đề về tiêu hóa sữa do hệ tiêu hóa còn non nớt

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức khỏe hệ tiêu hóa cực kỳ quan trọng, bởi đây là hệ cơ quan thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi liên quan đến chuyển hóa thức ăn, kích hoạt hệ thống miễn dịch cũng như sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của trẻ [5], [6].

Tuy nhiên, những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên rất nhạy cảm với thành phần đạm sữa, nhất là với các bé bú sữa ngoài. Nguyên nhân là do nếu so với đạm sữa mẹ, đạm sữa ngoài thường sẽ khó tiêu hơn. Ngoài ra, một số công thức sữa có quy trình sản xuất qua quá nhiều lần gia nhiệt, khiến đạm sữa bị biến đổi cấu trúc. Khi vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, đạm sữa biến tính sẽ trở nên đông vón, khó hấp thu, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm bé bị đau bụng [7].

Hệ tiêu hóa kém cũng khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ nhỏ bị đau bụng có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh [8].

3. Nuốt nhiều không khí khi bú

Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng dẫn đến khó chịu, quấy khóc [1], [2].

4. Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Một số chuyên gia cho rằng, trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ khi cho bé bú. Ngoài ra, mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé [3], [10].

5. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Những trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh khác. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng [11].

Mặc dù hầu hết các trường hợp khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến đau bụng, nhưng mẹ cũng cần xem xét tới các nguy cơ khác bé có thể gặp phải. Chẳng hạn như thoát vị, nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh khác [12].

Phải làm sao để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng?

Bé khóc theo cơn có thể là dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị đau bụng
Cha mẹ cần biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Quan trọng nhất là đạm sữa mẹ đặc biệt mềm nhỏ, dễ tiêu, giúp trẻ tối ưu hóa việc hấp thu. Đồng thời, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn ổn định, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, hạn chế sự bám dính của các virus, vi khuẩn gây bệnh [13], [14], qua đó giúp củng cố, tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé ngay từ năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, nếu không thể cho bé bú vì các vấn đề về sức khỏe và phải nhờ đến sự trợ giúp của sữa ngoài thì mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn sữa cho bé. Ưu tiên hàng đầu là công thức sữa:

  • Chỉ qua xử lý 1 lần nhiệt, bởi quy trình này sẽ bảo toàn được hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa. Khi bé bú, đạm sữa mềm, nhỏ sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé dễ hấp thu và giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa khiến con bị đau bụng.
  • Sữa được bổ sung thêm chất xơ prebiotic GOS. Đây là chất xơ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố và tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé.
  • Chọn nguồn sữa mát cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp con chịu sữa, quen vị và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp khi sữa mẹ về.

2. Vuốt lưng cho bé sau cữ bú

Trẻ sơ sinh có xu hướng hít phải nhiều không khí trong khi bú. Không khí này bị mắc kẹt và khiến cho trẻ bị đau bụng. Để đẩy khí ra ngoài, sau khi bú, mẹ có thể thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé. Mẹ hãy đặt bé ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vuốt lưng và bụng sau mỗi lần bú để giúp bé ợ hơi tốt hơn [15].

3. Áp dụng bài tập gập gối nhẹ nhàng cho bé

Bài tập gập gối hoặc đẩy đầu gối rất hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về khí và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa rồi gập gối của bé, sau đó nhẹ nhàng đẩy chân về phía bụng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ để giúp đẩy hơi trong bụng bé ra ngoài [16].

4. Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Mẹ không nên mua thuốc cho bé ở các nhà thuốc. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ và cho bé uống thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng theo kê đơn[17].

5. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của mẹ

Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp người mẹ cho con bú đang hút thuốc; hoặc ăn một chế độ ăn kiêng có thể gây khó chịu cho trẻ [3], [10].

Khi nào trẻ sơ sinh bị đau bụng nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng khi có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay [3], [17]:

  • Nếu bé bị tiêu chảy hoặc có dấu vết máu trong phân
  • Nếu bé bị sốt
  • Nếu bé không chịu ăn hoặc tăng cân đúng tiêu chuẩn
  • Nếu bé bị nôn trớ thường xuyên
  • Nếu bé bị chướng căng bụng

Hy vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh bị đau bụng, MarryBaby có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về cách nuôi dạy con nhỏ hãy tham khảo trên Marrybaby, mẹ nhé!