Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?

Nổi mày đay do dị ứng thời tiết: Những điều bố mẹ cần biết

Nổi mày đay (mề đay) là một phản ứng thông thường của da với chất gây dị ứng (gọi là dị nguyên) mà chúng ta đã gặp do tiếp xúc hoặc nuốt phải. Khi có phản ứng dị ứng, cơ thể sẽ bắt đầu giải phóng histamine vào máu. Histamine là chất hóa học mà cơ thể tạo ra nhằm cố gắng tự vệ trước nhiễm trùng và những kẻ xâm nhập bên ngoài khác mà cơ thể xem như là chất gây hại [2].

Tuy nhiên, chất này lại tạo ra các sẩn da (mày đay) có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể và những sẩn tròn nhỏ, sẩn rời hoặc sẩn lớn có thể liên kết với nhau. Các sẩn riêng lẻ có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần (đôi khi lâu hơn) và những sẩn mới có thể thay thế những sẩn đã mờ dần. Mày đay tồn tại từ 6 tuần trở xuống được gọi là mày đay cấp tính; những trường hợp kéo dài hơn 6 tuần là mày đay mạn tính [2].

Trẻ nhỏ bị nổi mày đay, phát ban có thể do rất nhiều nguyên nhân, từ việc bị nhiễm trùng, bị côn trùng đốt, do mặc quần áo bó sát cho đến việc trẻ bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, bụi… Ngoài những nguyên nhân này, tình trạng nổi mày đay đôi khi là do những thay đổi về nhiệt độ. Cụ thể, phát ban, nổi sẩn da do lạnh có thể xảy ra do tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh. Trong khi, nhiệt độ cơ thể tăng cao do hoạt động thể chất có thể gây ra phát ban nổi sẩn do tập thể dục. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc giường tắm nắng cũng có thể gây phát ban ở một số người [2], [3], [4]. Sẩn ngứa còn là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng vào thời điểm giao mùa [5].

Tại sao vào thời điểm giao mùa lại thường xảy ra tình trạng nổi mày đay do dị ứng thời tiết?

Sự thay đổi thời tiết đột ngột nóng-lạnh được xác định là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết, điều này làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết này cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chất gây dị ứng như dị nguyên nấm mốc hoặc phấn hoa trong không khí và qua đó khiến nguy cơ xuất hiện các phản ứng dị ứng tăng cao [5].

Làn da là nơi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột. Do tiết nhiều mồ hôi nên da trở nên ẩm ướt vào những ngày nắng nóng hoặc do chất sừng bị mất nước nên da trở nên thô ráp vào những ngày trời lạnh. Đây đều là những biến đối khiến protein trong cơ thể bị kích ứng, làm xuất hiện tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết [6].

Triệu chứng nổi mề đay dễ nhận thấy nhất là các mẩn sẩn xuất hiện trên da, có thể gồ lên mặt da. Các sẩn có thể có màu đỏ nhưng cũng có thể cùng màu với da của trẻ. Các sẩn này có thể nhỏ và tròn, hình vòng hoặc lớn và có hình dạng ngẫu nhiên. Sần gây ngứa và có xu hướng xuất hiện thành từng đợt trên vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Sẩn có thể phát triển lớn hơn, thay đổi hình dạng và lan rộng [2], [7].

Sẩn có thể biến mất hoặc xuất hiện trở lại trong đợt cấp. Các sẩn riêng lẻ có thể kéo dài ở bất cứ đâu từ nửa giờ đến một ngày. Phát ban có thể chuyển sang màu trắng khi ấn vào. Đôi khi các mày đay có thể thay đổi hình dạng hoặc hình thành cùng nhau và tạo thành một vùng lớn hơn [8].

Mày đay, phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến là ở ngực, bụng hoặc lưng. Dù không để lại sẹo sau khi biến mất nhưng các nốt mày đay, phát ban sẽ làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bỏng rát và thậm chí bé có thể bị ngứa ở cả những cả vùng da không phát ban [7]. Không những vậy, cảm giác ngứa ngáy do mày đay gây ra còn có thể khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn.

Mày đay do dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? [7]

Mặc dù mày đay có thể gây ngứa và khó chịu nhưng thông thường không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng khi một số nốt ban biến mất thì những nốt ban mới có thể xuất hiện.

Mày đay thường không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi chăm sóc bé bị nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, mẹ cũng cần chú ý theo dõi và tư vấn thêm với bác sĩ nếu các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và bệnh chỉ mới khởi phát. Những trường hợp mẹ cần đưa bé đi bệnh viện như mày đay không thuyên giảm, kéo dài hơn 6 tuần, bé ngứa đến nỗi không ngủ được; nổi mày đay nặng, xuất hiện khắp cơ thể hoặc đi kèm với các biểu hiện như khó thở, sưng ở lưỡi hoặc cổ họng… vì có thể liên quan đến phản vệ nguy hiểm tính mạng.

Cách trị mày đay: Vài mẹo nhỏ mẹ nên bỏ túi!

mày đay do dị ứng thời tiết

Phương pháp không dùng thuốc

Khi thấy trẻ có các biểu hiện nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp trẻ giảm bớt ngứa ngáy, bỏng rát: [3], [4], [9]

  • Chườm lạnh bằng vải ướt, túi nước đá lên khu vực bé nổi mày đay khoảng 5 – 10 phút nhằm làm giảm kích ứng cũng như cơn ngứa.
  • Dưỡng ẩm da bằng cách cho trẻ sử dụng kem dưỡng da an toàn, không mùi, không hương liệu, phù hợp với làn da non nớt của bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát bằng cotton. Tránh các loại quần áo làm bằng vải len hoặc các loại vải có cảm giác thô ráp khác có thể gây kích ứng da, gây ngứa dữ dội.
  • Tìm cách giữ ấm cơ thể trẻ và tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Có thể cho trẻ mặc quần áo phủ kín người nhưng nên rộng rãi, thoải mái.
  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm (đối với thời tiết lạnh) và nước mát (đối với thời tiết nóng). Khi tắm, nên để chân trẻ tiếp xúc với nước trước rồi mới chuyển lên trên nhằm giúp cơ thể trẻ thích ứng dần với nhiệt độ.

Bên cạnh đó, nên tránh để bé gãi, cào hoặc chà xát vùng da bị ngứa vì điều này có thể khiến tình trạng nổi mày đay, phát ban trở nên nghiêm trọng hơn [7]. Ngoài ra, cũng nên tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc… để tránh kích thích tình trạng dị ứng trầm trọng hơn hoặc tái đi tái lại [5].

Phương pháp dùng thuốc

Những trường hợp nổi mày đay cấp nhẹ, việc điều trị y tế đôi khi không cần thiết [2]. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khiến bé quá khó chịu, có thể cân nhắc đến việc điều trị bằng thuốc để giúp trẻ “cắt” cơn ngứa tốt hơn.

Nếu có ý định cho trẻ dùng thuốc, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc phù hợp giúp điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết cho trẻ nhỏ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, các loại thuốc kháng histamin có thể được bác sĩ kê toa để giúp giảm ngứa và hạn chế tình trạng mày đay lan rộng [7].

Thuốc kháng histamin là loại thuốc có tác dụng ngăn phóng thích chất histamin (chất tạo ra lúc cơ thể bị dị ứng) do đó, làm giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, ngứa da. Thuốc kháng histamin thế hệ 2 thường được ưu tiên sử dụng hơn vì ít gây ngủ, tác dụng phụ thấp và độ an toàn cũng cao hơn [10]. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ rất cần được lưu ý, đặc biệt với các bé từ 6 tháng tuổi, chỉ có ít loại thuốc có thể sử dụng để điều trị tình trạng nổi mày đay, phát ban do dị ứng thời tiết, chẳng hạn như thuốc chứa desloratadine. Desloratadine không gây buồn ngủ do thuốc không đi qua được hàng rào máu não và không tác động lên thần kinh, an toàn với hệ tim mạch; mặt khác thuốc có hiệu quả kéo dài 24 giờ nên tiện lợi chỉ dùng một lần mỗi ngày [11], [12].

Trong một số trường hợp, nếu trẻ bị nổi mề đay nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kịp thời. Bác sĩ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc corticosteroid [2]. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào thì bố mẹ cũng không nên tự ý sử dụng mà cần dùng đúng theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo điều trị hiệu quả và quan trọng là an toàn cho trẻ.

Mong rằng một vài phương pháp giúp cải thiện tình trạng nổi mày đay ở trẻ vào thời điểm giao mùa sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như nổi mày đay kéo dài hoặc không thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời [2].

*Nội dung này do LCH Hen, Dị Ứng, Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM thực hiện với sự tài trợ của Gigamed cho mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

10+ mẹo chữa mề đay cho trẻ giúp giảm ngứa khó chịu hiệu quả

Dưới đây là hơn 10 mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà cực kỳ hiệu quả. Bé áp dụng có thể giảm ngứa và đẩy lùi bệnh đi xa.

1. Mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà hiệu quả

1.1 Loại bỏ các nguyên nhân gây ngứa cho bé

Trẻ bị nổi mề đay thường bắt nguồn từ nguyên nhân nào đó. Cha mẹ nên để ý xem trẻ bị nổi mề đay là do đâu để hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đó; cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp như bôi thuốc, uống thuốc. Còn nếu nặng thì cần đưa bé đến bệnh viện.

Thông thường, trẻ bị nổi mề đay là do các nguyên nhân:

  • Quần áo cọ xát da.
  • Côn trùng đốt khiến bé bị nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát. 
  • Nhiệt độ thay đổi thất thường, từ lạnh đột ngột chuyển sang nóng và ngược lại. 
  • Một số chất hóa học độc hại trong dầu gội, sữa tắm, nước giặt cũng khiến trẻ bị nổi mề đay.
  • Bé nổi mề đay do dị ứng thức ăn như tôm, cua, hải sản, cá, sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì… 
  • Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh có thể gây kích ứng khiến bé bị nổi mề đay.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách chữa bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

1.2 Chườm lạnh 

Một mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà khác chính là chườm lạnh cho bé. Tác động của nhiệt độ thấp sẽ có hiệu quả tích cực đối với chứng nổi mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mề đay; cha mẹ có thể chườm đá hoặc nước lạnh lên vùng bị nổi mề đay cho bé. 

1.3 Dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị nổi mề đay

Bôi kem dưỡng ẩm - Mẹo chữa mề đay cho trẻ

Thoa kem dưỡng ẩm cũng là một mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà. Cha mẹ nên dưỡng da cho con đều đặn 1 ngày 2 lần bằng kem dưỡng ẩm để con nhanh khỏi bệnh hơn. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng kem chống ngứa sau khi bôi kem dưỡng ẩm cho bé để hạn chế tình trạng ngứa da ở trẻ. 

1.4 Sử dụng sản phẩm gốc thực vật

Để bảo vệ làn da của bé yêu, cha mẹ nên sử dụng những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên đúng chuẩn gốc thực vật được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn. Những sản phẩm này thường lành tính, không gây hại cho da và cho sức khỏe nên giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng bị kích ứng gây nổi mẩn ngứa.

1.5 Cho trẻ nổi mề đay uống nhiều nước

Trẻ bị nổi mề đay cần được nhiều nước để thải độc tố khỏi cơ thể. Cha mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây tươi để bé được hấp thu nhiều nước. Đây cũng là một mẹo chữa mề đay cho trẻ mà cha mẹ nên thử. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em uống nước dừa có tốt không? – 6 tác dụng của nước dừa đối với trẻ

1.6 Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Đổ mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến bé nổi mề đay. Cha mẹ hãy thử mẹo chữa mề đay cho trẻ bằng việc chọn cho bé loại vải cotton 100% thoáng mát, vải bông; hoặc vải sợi tre để hạn chế tình trạng bé đổ mồ hôi cũng như chà xát da bé gây kích ứng.

1.7 Làm mát da cho bé

làm mát da cho bé

Cha mẹ có thể làm mát da cho bé yêu bằng những cách dưới đây; để bé giảm viêm và giảm các triệu chứng sưng nóng, khó chịu:

  • Tắm nước ấm: Mẹo dân gian chữa mề đay bằng việc tắm nước ấm cho trẻ mỗi ngày để nhiệt độ cơ thể của con mát mẻ hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa bé.
  • Lau người cho bé thường xuyên: Cha mẹ nên lau người cho bé sạch sẽ hàng ngày sau khi ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập để loại bỏ những bụi bẩn; cũng như những tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.

1.8 Mẹo chữa mề đay cho trẻ bằng thuốc Tây

Một trong những mẹo chữa mề đay cho trẻ phổ biến là sử dụng thuốc Tây vì hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng khó chịu của bé. Nhưng cha mẹ cần lưu ý cần phải có sự cho phép của bác sĩ thì mới được cho bé uống thuốc. Tùy vào tình trạng của bé bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc Tây có thể chữa mề đay cho bé:  

  • Thuốc antihistamine.
  • Thuốc bôi chứa corticoid.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch điển hình như Cyclosporine, Tacrolimus,…
  • Thuốc dạng tiêm như các loại thuốc chữa hen suyễn dạng tiêm Omalizumab.

[inline_article id=294392]

2. Chữa mề đay cho trẻ theo mẹo dân gian

Ngoài các mẹo chữa mề đay cho trẻ ở trên, cha mẹ cũng có thể áp dụng một trong những mẹo từ dân gian dưới đây để chữa trị bệnh cho trẻ.

Nhưng lưu ý, đây chỉ là những mẹo dân gian, truyền miệng mà không có kiểm chứng khoa học. Mẹ cần hỏi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo dân gian này.

2.1 Ngâm da bé bằng lá khế tươi

Với mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ bằng lá khế, cha mẹ lấy lá khế tươi đem rửa sạch rồi cho vào nước và đem đun sôi. Kế đến, cha mẹ để nguội rồi dùng nước đó để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay. Cha mẹ hãy áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay này  2 ngày/lần cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

2.2 Thoa nha đam lên da 

thoa nha đam trên da

Với mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ bằng nha đam, cha mẹ hãy gọt vỏ ngoài của nha đam. Sau đó dùng dao cạo các lớp gel nha đam rồi bôi lên vùng da bị mề đay trong vòng 20 phút thì vệ sinh lại bằng nước thật sạch.

2.3 Tắm lá trà xanh

Cha mẹ lấy lá trà xanh đã rửa sạch đem nấu sôi với nước. Sau đó, cha mẹ dùng nước này pha với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày.

Trà xanh cũng được sử dụng trong nhiều mẹo dân gian khác như mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo.

2.4 Đắp lá cây chó đẻ

Để áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ này; cha mẹ hãy lấy lá của cây chó đẻ đã rửa sạch đem giã và xay nhuyễn. Sau đó cha mẹ lấy lá đắp lên vùng da bé bị nổi mề đay. Hãy thực hiện cách này 1 lần/ngày.

2.5 Đắp lá bạc hà

Cha mẹ lấy lá bạc hà tươi đã rửa sạch đem giã và xay nát rồi đắp lên da bé đã được vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ hãy áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ này cho bé mỗi 2 lần/ngày cho đến khi lành.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

Nếu biết cách kiểm soát những yếu tố gây kích ứng thì tình trạng nổi mề đay của bé sẽ không tiếp tục tái diễn. Hãy bảo vệ làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ khỏi bệnh mề đay bằng các mẹo trên cha mẹ nhé!