Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Các món ăn sáng cho bé nạp đầy đủ năng lượng

các món ăn sáng cho bé
Các món ăn sáng cho bé vừa ngon vừa đẹp mắt

Dưới đây là các món ăn sáng cho bé vừa đậm đà, bổ dưỡng vừa thơm ngon mà mẹ nên làm thử để con yêu thích thú và ăn được nhiều cơm.

1. Cách làm cháo lươn cải bó xôi 

các món ăn sáng cho bé: Cháo lươn với rau cải bó xôi

Nguyên liệu chuẩn bị 

  • Gạo: 30g
  • Thịt lươn nạc: 30g
  • Cải bó xôi: 30g
  • Tỏi băm nhuyễn
  • Hành ngò 
  • Gia vị: Dầu ăn tinh luyện, nước mắm, muối, đường 

Các bước thực hiện 

  • Gạo vo sạch rồi nấu nhừ thành cháo trắng
  • Cải bó xôi và hành ngò cắt nhuyễn.
  • Lươn làm sạch, cho vào cháo luộc chín, vớt ra, bỏ xương, lấy nạc. Ướp lươn với chút nước mắm. 
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, phi tỏi thật thơm rồi xào sơ lươn cùng với cải bó xôi. 
  • Cho lươn và cải đã xào vào nồi cháo, trộn đều, đun sôi.
  • Mẹ có thể thêm chút muối, đường tùy khẩu vị của bé. 
  • Cuối cùng, thêm hành ngò vào là hoàn thành.   

2. Cách làm nui thịt heo trứng gà ta 

cách làm nui thịt heo trứng gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 50g thịt nạt heo
  • 1 trứng gà hoặc 2 quả trứng cút 
  • Nui nhỏ cho bé 
  • Hành, tỏi băm nhuyễn
  • Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, đường

Cách bước thực hiện 

  • Luộc nui trong nước sôi 3-5 phút rồi vớt ra, xả bằng nước lạnh cho hạt nui được tách rời.
  • Luộc chín trứng gà hoặc trứng cút, bóc vỏ rồi cắt nhỏ vừa ăn cho bé.
  • Thịt heo băm nhuyễn mịn, nêm thêm ít nước mắm.
  • Phi tỏi cho thơm, cho thịt vào xào rồi thêm nước dùng. Nêm thêm ít gia vị cho ngon. 
  • Cuối cùng mẹ đổ nui ra bát, thêm nước dùng thịt, trứng và ít hành nhuyễn là hoàn thành món ăn sáng này cho bé.

3. Các món ăn sáng cho bé: Mỳ Ý thơm ngon 

Các món ăn sáng cho bé: Cách làm mì Ý ngon

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Mì Ý 
  • Thịt bò bằm
  • Cà chua
  • Hành tây
  • Tỏi, hành tím xay
  • Sốt cà chua đóng hộp 
  • Gia vị: Muối, dầu ăn, tiêu…
  • Bơ, sốt mayonnaise

Các bước thực hiện 

  • Luộc mì trong nước xôi cho mì chín mềm. Mì sẽ chín sau 8-9 phút. Khi mì chín, mẹ vớt ra rổ để ráo nước, trụng sơ qua nước lạnh để mì dai ngon hơn.
  • Thịt bò rửa sạch, để ráo rồi băm hoặc xay nhuyễn, bỏ ra tô, ướp với chút muối, đường, nước mắm.
  • Bắc chảo lên bếp, sau đó cho thịt bò đã ướp vào chảo xào để thịt săn lại và bỏ ra đĩa.
  • Cà chua, hành tây rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
  • Phi hành tỏi, bỏ thêm hành tây vào xào cho thơm, rồi cho cà chua băm nhuyễn và đảo đều tay. Kế đến, đổ sốt cà chua đóng hộp vào để món nước sốt đậm đà và có độ sánh.
  • Cho một ít bơ hoặc mayonnaise vào hỗn hợp sốt để có thêm vị béo rồi nêm nếm gia vị như muối, đường.
  • Cho phần thịt bò bằm đã xào chín vào hỗn hợp trên và trộn đều để tạo thành sốt.
  • Cuối cùng dọn mì ra đĩa, thêm nước sốt để thành mì Ý. Nếu bé còn nhỏ, mẹ nên cắt nhỏ mì trước khi cho bé dùng. 

4. Cách làm cơm chiên thập cẩm cho bé

cách làm cơm chiên thập cẩm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 bát cơm
  • 5-6 con tôm to, tươi
  • 1/2 củ cà rốt 
  • Đậu Hà Lan
  • 1 quả trứng gà
  • Hành, tỏi 
  • Gia vị thêm: Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm cho bé, nước tương

Các bước thực hiện

  • Hành, tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bỏ vỏ và lấy sạch phần chỉ sống lưng tôm. Ướp tôm với một chút hành băm và nước mắm.  
  • Đậu Hà Lan, cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu rồi đem luộc. 
  • Đặt chảo sâu lòng, cho dầu ăn vào và tráng sơ trứng, dùng xẻng nấu ăn dằm trứng thành những miếng nhỏ rồi bỏ ra bát.
  • Tiếp tục phi tơm hành tỏi, bỏ tôm vào xào cho chín và bỏ ra bát.
  • Xào cơm cho tơi, đều rồi thêm rau củ quả, tôm, trứng vào và nêm thêm gia vị tùy thích là hoàn thành.

5. Các món ăn sáng cho bé: Bún gạo nấu thịt gà

bún gạo thịt gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 vắt bún gạo khô hoặc bún tươi
  • 1 miếng ức gà khoảng 30g
  • 1 chén nước dùng, nếu không có nước dùng, có thể dùng nước luộc ức gà hoặc nước lọc thay thế 
  • Hành, ngò băm nhuyễn
  • Dầu ô liu
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm

Các bước thực hiện

  • Trụng bún gạo khô với nước sôi cho mềm, vớt ra để ráo nước, xả lại với nước lạnh. Nếu là bún tươi thì mẹ cũng nên trụng lại lần nữa cho an toàn với bé.
  • Đun sôi nước dùng với thịt gà, cho thêm chút đường, muối, nước mắm nêm nếm để vừa ăn. 
  • Sau khi thịt gà chín thì vớt ra và xé nhỏ.
  • Cho bún gạo vào chén, cho thịt gà xé lên trên, múc nước dùng vào chén, cho 1 thìa cà phê dầu ôliu vào. 
  • Cuối cùng cho hành ngò xắt nhuyễn lên trên bề mặt là hoàn thành món ăn ngon cho bé.

6. Các món ăn sáng cho bé không thể thiếu súp cua 

cách làm súp cua cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 con cua
  • Nước hầm xương
  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả trứng gà
  • 2 thìa súp bột bắp
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, dầu mè
  • Hành ngò xắt nhuyễn 

Các bước thực hiện

  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu. 
  • Cua rửa sạch, luộc chín, sau đó tách mai và gỡ lấy thịt cua.
  • Cho cà rốt hầm nhừ cùng với nước hầm xương.
  • Khi cà rốt đã chín mềm thì cho thịt cua vào, nêm nếm đường, muối, nước mắm cho vừa ăn.
  • Hòa tan bột bắp với nước rồi cho vào nồi súp khuấy nhẹ. 
  • Đập trứng ra bát, lòng trắng riêng, lòng đỏ riêng khuấy đều. 
  • Sau đó lần lượt đổ nhẹ vào nồi súp cua, khuấy nhẹ để nồi súp cua tạo vân trứng thật đẹp, hấp dẫn.
  • Bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé.
  • Cuối cùng cho thêm dầu mè và hành ngò vào thì tắt bếp, để nguội rồi cho bé dùng ngay.

[inline_article id=256374]

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì vậy một bữa ăn sáng cân bằng, lành mạnh là thực sự cần thiết cho trẻ. Trên đây là các món ăn sáng cho bé rất bổ dưỡng mà không tốn quá nhiều thời gian để làm. Bạn hãy thêm ngay các công thức này vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé!

Đào Phương Anh

 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách chiên gà giòn không cần bột để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Cách chiên gà giòn không cần bột
Cách chiên gà giòn không cần bột để mẹ trổ tài nấu nướng

Đa số các bé đều thích ăn gà, đặc biệt món gà chiên vì hương vị thơm ngon và lớp da giòn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu cách chiên gà giòn không cần bột mà ngon dưới đây để trổ tài bếp núc cho cả nhà mồm chữ “o”, mắt chữ “a” ngạc nhiên về sự khéo léo của bạn nhé.

Luộc gà trước khi ướp là một cách chiên gà giòn không cần bột

cách chiên gà giòn không cần bột cho bé thích mê

Để thực hiện cách chiên gà giòn không cần bột, bạn cần biết một trong những bí quyết nhiều chị em nội trợ truyền tai nhau đó là luộc gà trước khi ướp. Dưới đây là những nguyên liệu chuẩn bị và các bước thực hiện để bạn có món gà giòn, ngon.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg thịt gà, mẹ có thể chọn cánh, đùi hoặc ức gà tùy theo sở thích của gia đình.
  • Gia vị ướp: 2 củ tỏi, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, 1 quả ớt tươi. Nếu mẹ nấu cho bé thì không nên cho ớt.
  • Gia vị nêm: hạt nêm, nước mắm, bột ngọt (mì chính).
  • Rượu trắng, 1 củ gừng, 1 thìa canh muối.
  • Rau xà lách, cà chua để ăn kèm.
  • Tương ớt, tương cà, sốt mayonnaise.

Sơ chế nguyên liệu

  • Cho gà, rượu trắng, muối và 1/2 củ gừng đập giập vào thau rửa sạch, chà xát gừng và muối vào gà để loại bỏ mùi tanh. Sau đó để gà ráo hết nước rồi chặt nhỏ hoặc để nguyên tùy theo ý của mẹ.
  • Rửa sạch rau xà lách và cà chua, để ráo nước.
  • Lột vỏ tỏi, rửa sạch, băm nhuyễn. Nếu mẹ sợ tỏi dễ bị cháy đen khi chiên thì có thể giã tỏi, vắt lấy nước tỏi để ướp thịt gà.
  • Rửa sạch và băm nhuyễn ớt.

Luộc gà

luộc gà trước khi ướp là cách chiên gà giòn không cần bột

  • Gà luộc sơ cùng với 1/2 củ gừng đập giập còn lại đến khi nào chín lớp da, không luộc chín kỹ bên trong để thịt gà không bị khô sau khi chiên.
  • Sau đó gắp gà ra để ráo nước rồi dùng dao khứa vài đường hoặc dùng nĩa để xăm thịt gà giúp gia vị thấm sâu vào bên trong.

Ướp thịt gà

Cho gà, tỏi, ớt, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê tiêu xay vào và dùng tay trộn đều. Bạn chà xát tỏi ớt vào gà để mùi thơm của tỏi thấm đều trong thịt gà và ướp trong vòng 1 tiếng.

Cách chiên gà giòn không cần bột

  • Nên dùng chảo sâu lòng hoặc nồi để lúc chiên ít bị văng dầu.
  • Cho chảo lên bếp đến khi thấy chảo nóng thì cho dầu ăn vào.
  • Khi dầu đã nóng, gắp lần lượt từng miếng gà thả nhẹ nhàng vào chảo và chiên gà với lửa vừa. Bạn nhận biết dầu nóng bằng cách nhúng đầu đũa gỗ vào chảo dầu, nếu thấy dầu sôi nhiều xung quanh đũa là được.
  • Trở gà để chín đều, gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Trước khi gắp ra, bạn mở lửa lớn để gà giòn lâu hơn.
  • Xếp xà lách, cà chua và gà lên đĩa. Chấm gà với mayonnaise và tương ớt hoặc tương cà.
  • Mẹ cũng có thể trộn dầu giấm với rau xà lách và cà chua để ăn kèm cũng rất hợp khẩu vị. Món gà chiên giòn không cần bột có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày hoặc đãi tiệc cũng rất hấp dẫn.

Cách nấu cơm gà xối mỡ, thịt gà thơm ngon không cần bột

cách nấu cơm gà xối mỡ

Để có món cơm gà xối mỡ thơm ngon, bạn cũng cần biết cách chiên gà giòn không cần bột và biết cách nấu cơm sao cho dẻo và bùi.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg thịt gà, mẹ có thể chọn phần má đùi, đùi tỏi, cánh hoặc ức.
  • Gia vị: đường, bột nêm, bột ngọt, tiêu, bột nghệ, hồi, quế, đinh hương, tỏi, gừng, nước tương, dầu mè.
  • Rượu trắng, muối.
  • Rau xà lách, cà chua, dưa leo, hành lá, ngò, ớt, khoai tây, bông cải trắng, cà rốt.
  • Gạo.

Ướp gà

  • Rửa sạch gà cùng với rượu trắng và muối để loại bỏ mùi tanh.
  • Để gà ráo hết nước rồi dùng dao xẻ các đường ở mặt trong, không xẻ mặt ngoài để khi chiên xong miếng gà đẹp hơn.
  • Ướp gà với 1 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột nghệ, tiêu. Dùng tay chà xát các gia vị vào phía trong và ngoài để gà thấm đều trong khoảng 1 tiếng.

[inline_article id=162113]

Luộc gà

  • Rửa rồi chiên 2 tai hồi, quế, 2 tép tỏi chẻ đôi, 6 đinh hương, 3 lát gừng cho vàng thơm rồi tắt lửa để nguội.
  • Cho 600ml nước lọc vào trong phần gia vị đã chiên, tiếp tục nấu cho đến khi nước hơi sủi tăm thì cho gà vào luộc. Chú ý vớt bọt và mỡ cho nước luộc được trong. Luộc gà với lửa vừa để da gà không bị nứt và để phần da quay lên trên.
  • Sau 10 phút trở mặt để phần da gà quay xuống dưới rồi luộc tiếp thêm 5 phút nữa với lửa nhỏ.
  • Chuẩn bị thau nước lạnh để ngâm gà khoảng 5-6 phút cho nguội. Công đoạn này giúp cho da gà sau khi chiên được giòn hơn.
  • Vớt ra để gà được khô, đặc biệt là phần da phải khô và căng bóng để gà giòn không cần bột và khi chiên không bị văng dầu.

Nấu cơm, canh và trộn salad

canh gà, khoai tây, cà rốt

  • Lọc nước luộc gà qua rây để bỏ đi hết màng mỡ, bọt và gia vị. Lấy nước luộc gà để nấu cơm và nấu canh súp.
  • Nấu cơm: tùy vào loại gạo mà mẹ có thể tăng hoặc giảm lượng nước luộc gà. Nên nấu gạo dẻo thì món cơm gà của mẹ sẽ ngon hơn.
  • Nấu canh: rửa sạch bông cải trắng, khoai tây, cà rốt, hành, ngò rồi cắt miếng vừa ăn. Nấu sôi phần nước luộc gà còn lại rồi cho cà rốt, khoai tây vào trước. Sau 5 phút cho thêm bông cải. Vì nước luộc đã có vị ngọt từ gà nên chỉ cần thêm một chút nước mắm là được. Sau khi rau củ đã chín đều, bỏ thêm hành, ngò, tiêu rồi tắt bếp.
  • Trộn salad: rửa sạch và cắt miếng cà chua, dưa leo, xà lách cho vào tô lớn. Pha 1 thìa đường, nửa quả chanh và 1 thìa dầu mè, khuấy đều để đường tan hết rồi cho vào tô salad và trộn đều lên.
  • Làm dầu hành: cho vào bát hành lá cắt nhuyễn, một ít muối, 2 thìa dầu ăn rồi bỏ vào lò vi sóng trong khoảng 10 giây hoặc mẹ có thể để dầu đã đun sôi vào bát hành.
  • Pha nước chấm: cho 2 thìa đường, 50ml nước, 50ml nước tương, ớt bằm vào bát và khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Mẹ cũng có thể tăng hoặc giảm đường, nước tương theo khẩu vị của gia đình mình nhé.

[inline_article id=253756]

Cách chiên gà giòn không cần bột

  • Chọn chảo sâu lòng hoặc cái nồi, cho dầu vào và nấu sôi. Để gà chiên được giòn ngon thì lượng dầu trong chảo nên ngập miếng gà.
  • Khi dầu sôi, dùng một cái thìa canh có lỗ kê miếng gà để gà không tiếp xúc trực tiếp với chảo, không bị khét.
  • Cho gà vào chảo và kê lên thìa, lật mặt da của gà lên trên. Dùng một cái thìa to khác, xối dầu liên tục lên toàn bộ miếng gà, đặc biệt là phần da.
  • Xối dầu liên tục đến khi nào da giòn, vàng và thịt bên trong chín đều thì lấy ra để ráo dầu.

Trình bày món gà chiên giòn không cần bột

cách chiên gà giòn không cần bột

  • Cho cơm vào bát, ém hơi nặng tay sau đó lật úp bát cơm vào đĩa.
  • Đặt gà và salad lên một góc đĩa kèm theo bát nước chấm hoặc tương ớt trộn mayonnaise và bát súp.

Món ăn nào cũng có bí quyết để được thơm ngon và bắt mắt hơn. Mẹ hãy thử các cách chiên gà giòn không cần bột để làm ra những món ăn mà con luôn yêu thích nhé.

Ngọc Trân

 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Món ngon mỗi ngày cho bé: Chất lừ chỉ từ một trái cam

Món ngon mỗi ngày cho bé của mẹ có những gì nào? Nếu mẹ đang bí bài, hãy tham khảo ngay các món ngon từ cam cực kỳ đơn giản nhưng đầy hương vị và dinh dưỡng cho bé yêu nhé.

món ngon cho bé mỗi ngày

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể bổ sung nhiều thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng cho bé.

Cam là một trong số những loại trái cây tốt nhất mà mẹ nên cho con ăn khi bé đã chạm mốc một tuổi. Bởi vì tác dụng của nước cam rất tuyệt vời, nhất là trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Một số cách chế biến cam sau đây sẽ mang đến những món ngon mỗi ngày cho bé. Mẹ hãy cùng Marry Baby vào bếp nào!

I. Các công thức từ cam để làm món ngon mỗi ngày cho bé

Nếu ngày nào cũng uống nước cam vắt, chắc chắn bé sẽ bị chán. Mẹ có thể đổi vị bằng các món ngon cho bé từ cam này xem sao nhé.

1. Kem sữa chua cam 

Kem sữa chua cam là món ngon cho bé một tuổi rất tuyệt vời vì hương vị thơm ngon, rất kích thích vị giác và có lợi cho vi khuẩn đường ruột.

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Nguyên liệu:

  • 1 quả cam (gọt vỏ, bỏ hạt)
  • 1 cốc sữa chua

Cách thực hiện

  • Nghiền nhuyễn cam, thêm sữa chua và trộn đều
  • Cho hỗn hợp vào khay, sau đó để vào ngăn đông của tủ lạnh cho đến khi đông đặc thì mang ra cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Kem sữa chua cam ngon ngọt cho bé

2. Món ngon mỗi ngày cho bé từ cam, cà rốt hầm

Đây là một món ngon cho bé 2 tuổi cực kỳ bổ dưỡng và dễ làm mà mẹ nên thử. Công thức nước cam kết hợp cà rốt ép không hề mới mẻ, tuy nhiên hai loại củ quả này hầm với nhau thì đảm bảo là một công thức mới toanh, rất ngon và lạ miệng đấy mẹ ạ.

Thời gian chuẩn bị: 15 phút

Nguyên liệu

  • 200g cà rốt (gọt vỏ và thái hạt lựu)
  • 1/4 cốc nước cam
  • 1 ly nước

Cách thực hiện

  • Cho cà rốt vào nồi, thêm nước và nước cam vào
  • Hấp cà rốt cho đến khi mềm, sau đó múc ra để nguội
  • Nếu bé chưa biết ăn đồ rắn thì có thể nghiền cà rốt thành bột cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Cam, cà rốt là món ngon mỗi ngày cho bé mà mẹ nên làm thử

3. Sữa cam lạnh

Nếu mẹ đang đau đầu nghĩ món ngon mỗi ngày cho bé thì hãy thử ngay công thức sữa cam lạnh này nhé. Với món ăn vặt có vị ngọt, mát cho cảm giác lạnh miệng này, bé nào cũng thích.

Thời gian chuẩn bị: 90 phút

Bạn sẽ cần:

  • 1 quả cam (gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn)
  • 1 cốc nước táo

Cách thực hiện

  • Trộn cam, nước ép táo vào với nhau
  • Cho hỗn hợp vào cốc rồi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ thì có thể cho bé dùng

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Sữa cam lạnh thơm ngon cho bé

4. Món ngon mỗi ngày cho bé từ cam và chuối nghiền

Cam giàu vitamin C còn chuối lại rất dồi dào kali. Thêm nữa khi kết hợp chúng với nhau, vị ngọt của chuối sẽ tiết chế bớt vị chua của cam. Đây có thể là một món ngon cực kỳ lý tưởng cho bé.

Thời gian chuẩn bị: 20 phút

Nguyên liệu

  • 1 quả chuối (bỏ vỏ, thái lát)
  • 4 thìa súp nước cam
  • 2 thìa nước ép táo
  • 1 thìa súp dầu ô liu

Cách thực hiện

  • Cho dầu ôliu vào chảo và bật nhỏ lửa
  • Dầu sôi thì cho chuối vào xào
  • Thêm nước cam và nước táo vào đảo vài phút thì tắt bếp, đổ ra đĩa chờ nguội cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Món cam và chuối nghiền bổ dưỡng cho bé

5. Kem cam, táo

Bé nào cũng thích ăn kem và kem cam, táo chính là món ngon cho bé 3 tuổi mà mẹ nên thử làm ngay trong hè này nhé.

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Nguyên liệu

  • 1/4 cốc nước cam
  • 1/4 cốc nước táo
  • 1/2 cốc sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ em
  • 1 thìa cà phê vani
  • 1 nhúm bột quế

Cách thực hiện

  • Trộn thật đều tất cả các thành phần với nhau rồi cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Kem cam, táo thơm mát cho bé

6. Cà ri cam

Việc ngày nào cũng ăn cơm có thể khiến bé bị chán, dẫn đến lười ăn. Vì thế, mẹ hãy thử đổi món cho con bằng những công thức mới lạ như cà ri cam xem sao nhé.

Đây là món ngon cho bé 4 tuổi, rất giàu dinh dưỡng và lạ miệng để kích thích vị giác của bé đấy mẹ ạ.

Thời gian chuẩn bị: 30 phút

Nguyên liệu

  • 1/2 bát đậu lăng
  • 1/4 cốc nước cam
  • 1/4 cốc nước
  • 1 nhúm bột quế

Cách thực hiện

  • Cho nước và đậu lăng vào chảo để đun. Đậy nắp và nấu trong 20 phút.
  • Cho bột quế và nước cam vào chảo, khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội, bạn cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi đổ ra bát cho bé ăn.

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Cà ri cam bổ dưỡng cho bé

7. Sữa chua cam, mật ong

Cam và mật ong là bộ đôi tuyệt vời để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên mẹ có thể bổ sung món này cho con nhé.

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Nguyên liệu

  • 1 cốc sữa chua
  • 1/2 bát cam (thái lát)
  • 1 thìa súp mật ong (tùy chọn)

Cách thực hiện

  • Cho cam vào ly sữa chua, có thể thêm mật ong, nếu muốn
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi cho bé ăn

    Món ngon cho bé mỗi ngày
    Món cam, mật ong giúp tăng sức đề kháng cho bé

8. Sinh tố nam việt quất với cam

Hương vị từ nam việt quất và cam hòa quyện sẽ khiến bé thích mê. Đây là một trong số những món ngon cho bé mỗi ngày mà mẹ nên bắt tay làm ngay để con thưởng thức nhé.

Thời gian chuẩn bị: 7 phút

Nguyên liệu

  • 1 cốc nước ép nam việt quất
  • 1 cốc nước cam (có tép)
  • 1 cốc sữa

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố để nghiền nhuyễn
  • Rót ra ly rồi cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Sinh tố nam việt quất

9. Cháo ăn dặm cam, cà rốt

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Nguyên liệu

  • 1 thìa súp nước cam
  • 1 bát cà rốt (gọt vỏ, xắt nhỏ)
  • 1 nhúm bột quế

Cách thực hiện

  • Nấu cà rốt cho đến khi mềm thì múc ra bát
  • Cho nước cam và bột quế vào cà rốt, trộn đều rồi cho bé ăn

    Món ngon mỗi ngày cho bé
    Cháo ăn dặm cam và cà rốt

II. Lưu ý khi cho trẻ ăn các món từ cam

Khi cho bé ăn cam, mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Không cho trẻ sơ sinh uống nước cam
  • Mẹ nên cho bé uống nước cam từ 1 tuổi trở đi. Hãy pha loãng nước cam để bảo vệ dạ dày của bé
  • Không cho bé uống nước cam quá 120ml mỗi ngày
  • Luôn cắt cam thành miếng nhỏ để tránh tình trạng bé bị hóc

[inline_article id=203947]

Món ngon mỗi ngày cho bé từ cam không chỉ giúp làm mới khẩu vị mà còn bổ sung vitamin cùng rất nhiều dinh dưỡng, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế, mẹ hãy thử trổ tài “khéo tay, hay làm” các món này để “thiết đãi” con yêu mỗi tuần nhé.

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Thực đơn bữa trưa đến trường dành riêng cho bé “ghiền” đồ Âu

Thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học

Đắt đỏ, không đảm bảo vệ sinh, không hợp khẩu vị… là những cụm từ xuất hiện trong đầu nhiều bà mẹ khi nghĩ đến bữa ăn trưa của con ở căn tin hay hàng quán trước cổng trường. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bạn có thể tự chuẩn bị những hộp cơm trưa xinh xắn cho con mang theo đi học. Nếu chưa có ý tưởng gì, mời bạn tham khảo qua thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung, học hành kém hiệu quả. Do vậy để tránh điều này xảy ra, mẹ cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng bữa ăn của con, nhất là khâu chuẩn bị cơm trưa cho bé ở trường nếu mẹ không đăng ký cho con ăn trưa tại trường cùng các bạn.

Ngoài những món Việt thuần túy, thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi khẩu vị cho bé bằng thực đơn bữa trưa kiểu Âu hấp dẫn. Chắc chắn rằng những gợi ý dưới đây sẽ làm “thỏa mãn” vị giác của trẻ.

5 ý tưởng về thực đơn bữa trưa lành mạnh cho trẻ

Hẳn nhiều mẹ cũng ngại chuẩn bị cơm trưa cho con vì không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, với những món ăn dưới đây, bạn chỉ cần mất chưa đầy 30 phút là đã có ngay bữa trưa cho trẻ vừa ngon vừa đủ chất. Điều thú vị là các món ăn này thích hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ lớn nữa đấy!

1. Sandwich giăm bông thịt gà − thực đơn bữa trưa cho những ngày bận rộn

thực đơn bữa trưa cho trẻ đi học bánh sandwich

Sandwich là lựa chọn an toàn cho bạn khi không có thời gian nấu nướng các món cầu kỳ. Hơn nữa, bạn có thể tùy ý biến tấu sandwich thành món ăn chay hay mặn đều được. Dẫu được xếp vào nhóm thức ăn nhanh (fast food) nhưng món ăn này vẫn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Thay vì làm ra những chiếc bánh kẹp ngồn ngộn thịt chỉ trông đã ngấy, mẹ có thể khơi dậy “cơn thèm ăn” của trẻ bằng việc sáng tạo ra những cách trang trí ngộ nghĩnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà luộc, giăm bông đã thái lát sẵn từ trước (mỗi loại khoảng 200 – 300 gram)
  • 2 – 3 lát sandwich nướng
  • Rau quả thái lát (có thể dùng hành tây, dưa chuột, cà rốt, cà chua tùy chọn)
  • Một thìa cà phê bơ
  • 2 miếng phô mai
  • Sốt mayonnaise (không bắt buộc)
  • Hạt tiêu xay (không bắt buộc)
  • Muối.

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn phết bơ đều vào mặt trong 2 lát sandwich. Sau đó, bạn cho một lát phô mai để làm nhân ở giữa, rồi thêm thịt gà, giăm bông cùng các loại rau quả. Trường hợp nếu trẻ ăn chay, các mẹ không cần cho thịt.

Để thêm phần hương vị, mẹ đừng quên cho vào một ít sốt mayonnaise. Chỉ một vài bước đơn giản và mẹ đã có ngay bữa ăn trưa nhanh gọn, đủ chất cho trẻ.

2. Gà bít tết món ăn trưa hấp dẫn không thể chối từ

gà bít tết ăn kèm rau củ

Thịt gà là một trong những món ăn trưa khoái khẩu của trẻ. Đặc biệt, những món chế biến từ gà lại rất giàu protein và tốt cho sức khỏe. Trong đó, ức và thịt đùi gà là hai bộ phận giàu dinh dưỡng mà mẹ nên cho trẻ ăn.

Mặt khác, việc kết hợp thêm các loại rau, đậu sẽ giúp trẻ bớt ngấy hơn khi ăn. Hàm lượng cao chất xơ trong các loại thực phẩm này còn mang lại tác dụng phòng ngừa táo bón hiệu quả. Một điểm cộng nữa cho món gà bít tết này là mọi nguyên vật liệu đều có thể chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gà nướng (nên chọn phần ức và lọc bỏ xương)
  • 6 – 7 lát khoai tây luộc
  • Một nắm đậu Hà Lan luộc
  • 4 – 5 lát cà rốt luộc
  • Muối và hạt tiêu để nêm nếm vừa ăn

Cách thực hiện

Ức gà đem nướng trong lò vi sóng hoặc nướng vỉ đều được. Thịt sau khi nướng nên cắt thành từng miếng theo hình khối lập phương để tiện cho trẻ dùng (nhất là với các bé bậc tiểu học) và dễ đặt vào trong hộp cơm trưa hơn.

Bạn xếp đều khoai tây, cà rốt cùng đậu Hà Lan đã luộc sẵn, thái lát vào trong hộp cơm. Bạn có thể thêm một ít muối hoặc tiêu cho vừa ăn. Nếu ở trường có lò vi sóng, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách sử dụng thiết bị này để hâm lại thức ăn.

3. Súp bí đỏ thịt bò ngon tuyệt hảo

thực đơn bữa trưa cho trẻ súp bí đỏ

Nếu bạn đang tìm ý tưởng cho thực đơn bữa trưa của trẻ, tại sao không thử làm món súp bí đỏ? Loại rau ăn quả này khá giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene có tác dụng phòng ngừa một số bệnh tiềm ẩn.

Không những thế, thịt bò với hàm lượng cao axit amin giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Cũng như gà bít tết, món ăn này khá dễ thực hiện và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 30 – 50 gram thịt bò tùy vào lứa tuổi của bé
  • 20 – 40 gram bí đỏ
  • 1 củ hành nhỏ
  • 1 thìa cà phê bơ
  • 1 thìa cà phê kem tươi
  • Nước xương hầm.

Cách thực hiện

Thịt bò và bí đỏ đem xay nhỏ. Mẹ hãy chuẩn bị chảo và cho bơ vào đun chảy, kế đến thêm hành tây xắt nhỏ xào cho dậy mùi. Cho thịt bò vào đảo cùng với hành một lát rồi mới thêm bí đỏ đã thái nhỏ vào xào tiếp.

Sau khi thịt bò chín, mẹ đổ nước xương hầm xâm xấp mặt rồi đậy nắp chảo đun với lửa vừa cho tới khi thấy bí nở mềm là được. Nấu xong, mẹ cho tất cả vào máy xay sinh tố trộn đều thành hỗn hợp mịn, có thể nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng. Công đoạn cuối, mẹ thêm kem tươi, khuấy đều và đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 giây nữa là được.

4. Trứng cuộn kiểu Pháp

trứng cuộn kiểu Pháp

Có lẽ trứng là món mà trẻ không bao giờ biết chán. Điều lôi cuốn trẻ nằm ở việc mẹ có thể dùng trứng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Trứng cuộn là món ăn trưa vô cùng dễ làm mà không tốn quá nhiều công sức chuẩn bị.

Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho trẻ. Để đỡ ngấy hơn, bạn có thể kết hợp thêm bánh mì hoặc khoai tây nghiền. Thực đơn bữa trưa sẽ vô cùng phong phú nếu mẹ biết cách làm ra nhiều món ngon từ trứng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 – 3 quả trứng gà
  • 1 thìa nước tinh khiết
  • 1 nhúm muối ăn
  • Hạt tiêu (tùy ý)

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn đập phần trứng đã chuẩn bị vào bát, thêm nước, muối và tiêu rồi dùng đũa đánh đều trứng. Chuẩn bị một chiếc chảo chuyên rán trứng ốp la, bật lửa to, thêm bơ vào đun chảy và tráng đều khắp mặt chảo.

Khi thấy bơ vàng, bạn cho trứng vào chảo, để yên cho trứng đặc lại, nổi bọt trên bề mặt. Trứng chín khá nhanh nên nếu muốn thêm nhân, mẹ hãy cho ngay vào lúc này. Sau đó, mẹ cầm cán chảo xóc chảo về phía mình liên tục hoặc dùng xẻng nấu ăn gập trứng lại để thành cuộn. Nếu cầm cám chảo xóc, mẹ nên tiếp tục xóc chảo cho đến khi trứng cuộn lại ở cạnh chảo.

5. Mì ống

mì ống rau củ

Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến mì ống trong thực đơn bữa trưa cho trẻ đến trường. Điều thú vị trong món ăn này bạn có thể kết hợp nhiều loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhận được đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn có thể trổ tài làm món ăn này trong dịp trẻ đi học lại sau dịch sắp tới.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Mì ống
  • Cà rốt thái nhỏ, đậu Hà Lan, ớt chuông đã nấu chín (tùy chọn)
  • Trứng cuộn và ức gà luộc
  • 2 – 3 cốc nước
  • Gia vị nêm nếm

Cách thực hiện

Luộc mì trong chảo lớn cho đến khi chín mềm. Phần rau, củ, trứng và thịt gà, mẹ thái miếng vừa ăn rồi cho vào chảo trộn chung với mì đã nấu chín. Trộn đều các thành phần và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Để hấp dẫn hơn, mẹ có thể trang trí với một ít sốt mayonnaise.

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn bữa trưa cho trẻ

Một vài điểm lưu ý nho nhỏ khi làm món ăn trưa cho trẻ bao gồm:

  • Nên sử dụng hộp đựng thức ăn giữ nhiệt để giữ cho món ăn thật thơm ngon. Nhiều mẹ kỹ hơn có thể dùng giấy bạc gói xung quanh hộp.
  • Tránh nấu các món không thể để lâu trong một thời gian dài.
  • Hạn chế làm các món nước, nhiều sốt vì trẻ còn nhỏ không cẩn thận có thể làm bẩn quần áo của mình.
  • Nếu bạn không có thời gian để nấu vào buổi sáng, tốt hơn hết hãy chuẩn bị vào tối hôm trước và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Một vài món ăn trưa phải được làm nguội trước khi đặt vào hộp đựng, nếu không chúng có thể nhanh bị hỏng ngay.

Rõ ràng, con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là đi qua chiếc dạ dày. Bạn hãy thể hiện tình yêu với con bằng cách chuẩn bị những món ăn thật ngon từ những gợi ý về thực đơn bữa trưa của Marry Baby nhé!

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

10 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng

Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi bao gồm món ăn gì? Bé 1 tuổi cần đảm bảo dưỡng chất từ nhóm thực phẩm nào? Mẹ tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Khi được 1 tuổi, bé không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Trong giai đoạn này, thức ăn dặm bắt đầu là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn bất cứ thứ gì; vì vậy hãy cho bé ăn món ăn gia đình nấu. Quan trọng là mẹ cần đảm bảo mỗi bữa ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng.

Gợi ý mẹ một số món ăn tốt cho bé:

  • Thực phẩm bổ sung đạm: sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm.
  • Thực phẩm bổ sung chất xơ: các loại đậu (như đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan) – hoặc các loại hạt, và rau.
  • Trái cây tốt cho bé: Mẹ nên chọn trái màu cam hoặc xanh. Thêm một ít dầu hoặc chất béo vào thức ăn của cô ấy để cung cấp năng lượng.

2. Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Thực đơn cho bé 1 tuổi

Theo khuyến cáo của UNICEF, trẻ 1 tuổi cần ăn 3 bữa chính/ngày (cháo, súp, mì, cơm); kèm 2 bữa ăn phụ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần đảm bảo:

  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua) tương ứng với khoảng 100-120gr chất đạm.
  • Chất béo (dầu gấc, oliu…) khoảng 30 – 140g.
  • Rau xanh, hoa quả tương ứng với khoảng 50 – 100g.
  • Uống khoảng 600-800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trọng lượng của bé ở độ tuổi này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, ngay khi bé được 1 tuổi, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng; và đảm bảo tăng cường bổ sung canxi; chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ.

Mẹ lưu ý, nên cho trẻ ăn đủ chất béo vì nếu thiếu chất này có thể dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì các vitamin đó tan trong dầu.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi thơm ngon, bổ dưỡng

Ở giai đoạn này, bé vẫn còn bú sữa mẹ và tập ăn dặm. Vì thế, trong thực đơn hàng ngày cho bé 1 tuổi, mẹ nấu xen kẽ những món cháo, súp nhẹ nhàng, hỗ trợ tiêu hóa cho con nhé!

3.1 Thực đơn số 1

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt lợn và rau nghiền
10h Chuối tiêu: 1/2 quả
12h Cháo cua và rau mồng tơi
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, trứng chiên và canh chua thịt nạc
20h Cháo tôm, nấm hương và su hào
21h Bú mẹ

3.2 Thực đơn số 2

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp ngô gà và nấm hương
10h Đu đủ: 100 – 200g
12h Cơm nát, thịt nạc và canh lươn nấu cải ngọt
14h Sữa chua 60 – 80g
16h Súp trứng cút nấm hương
20h Súp đậu xanh, bí đỏ và sữa
21h Bú mẹ

3.3 Thực đơn số 3

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt bò, khoai tây và cà rốt
10h Kiwi: 100 – 200g
12h Cơm nát, cá hồi và canh bí đỏ
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, cá thu và canh mồng tơi
20h Cháo cá và rau cải
21h Bú mẹ

3.4 Thực đơn số 4

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp khoai tây và thịt bằm
10h Xoài: 100 – 200g
12h Cháo lươn và su su
14h Sữa chua: 60 – 80g
16h Súp cua biển và phô mai
20h Cháo sườn heo, hạt sen và bí đỏ
21h Bú mẹ

3.5 Thực đơn số 5

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu
10h Sinh tố xoài chuối
12h Cơm nát, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai
14h Bánh táo khoai lang
16h Súp cua kèm 1 quả trứng cút
20h Cháo bắp ngô nấu thịt heo bằm
21h Bú mẹ

3.6 Thực đơn số 6

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cà ri thịt sườn, canh cải
10h Măng cụt: 100 – 200g
12h Cháo gà, hạt sen và rau củ
14h Bánh bí đỏ
16h Cháo tôm, rau mồng tơi
20h Cơm ba màu, cải nấu khoai sọ
21h Bú mẹ

3.7 Thực đơn số 7

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo, salad rau củ và canh rong biển
10h Nho đen không hạt
12h Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
14h Bánh chuối hấp
16h Cháo hàu phô mai
20h Cơm rắc bột đậu, lươn kho củ cải
21h Bú mẹ

3.8 Thực đơn số 8

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, đậu phụ sốt cà chua, canh bắp cải
10h Sữa chua trái cây
12h Cơm nát, canh su su và thịt kho tàu
14h Bánh đúc mặn và trái cây
16h Cháo yến mạch, cà rốt
20h Bún sườn cà chua
21h Bú mẹ

3.9 Thực đơn số 9

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cá quả sốt cà chua
10h Xoài chín: 100 – 200g
12h Cháo thịt bò, bí đỏ
14h Bánh táo khoai lang
16h Cơm cuộn rong biển, chả cá chình kho gừng
20h Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây và cá hồi
21h Bú mẹ

3.10 Thực đơn số 10

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Risotto cá hồi, khoai lang tím lăn vụn dừa, canh cải cầu vồng
10h Táo: 100 – 200g
12h Cháo cua đậu hà lan, hành tây
14h Sinh tố chuối Kale
16h Súp nấm kim châm kèm rong biển
20h Cơm nát, bò hầm khoai tây và cà rốt
21h Bú mẹ

4. Gợi ý mẹ món cháo ngon cho bé 1 tuổi ăn dặm

4.1 Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu: Chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc; cà rốt băm nhuyễn; thịt bò băm nhuyễn; 1 thìa canh gạt dầu; 1/3 chén nước.

Cách chế biến:

  • Hòa cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước cho chúng tan đều vào với nhau.
  • Cho cháo vào đun sôi. Rồi mẹ cho dầu vào khuấy cho đều lên.
  • Để hoàn thành món cháo này ta cần nêm nếm sao cho vừa khẩu vị của bé.
  • Khi thấy cháo chín thì nhấc nồi khỏi bếp để đó cho nguội.

>> Công thức cháo thịt bò cho thực đơn bé 1 tuổi: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé

4.2 Cháo tôm, rau mồng tơi

Nguyên liệu: Tôm; rau mồng tơi; hành lá; dầu ăn trẻ em.

Cách chế biến:

  • Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng.
  • Băm nhỏ tôm cùng phần thân trắng hành lá rồi nêm thêm gia vị.
  • Mồng tơi băm nhỏ. Sau đó, mẹ nấu cháo trắng.
  • Cho phần tôm đã ướp gia vị vào ngoáy đều.
  • Bỏ tiếp rau mồng tơi băm nhỏ và nêm nếm cho vừa miệng.

>> Mẹ xem thêm món cháo hải sản: Cháo ếch; cháo cá hồi, cháo cá diêu hồng

4.3 Cháo cá lóc cho bé

Nguyên liệu: 1 khúc cá lóc vừa ăn, 1 lát gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.

Cách chế biến: 

  • Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng để khử mùi tanh.
  • Vo gạo rồi nấu với rau củ cho đến khi nguyên liệu chín nhừ.
  • Cá chín, mẹ gỡ xương và phi thơm cùng hành tím, hành lá.
  • Cháo chín, múc ra bát và cho cá lên để trang trí rồi cho bé thưởng thức.

>> Công thức cháo ngon cho thực đơn bé 1 tuổi: Cháo bắp; cháo thịt vịt; cháo gà

4.4 Cháo yến mạch cà rốt

Nguyên liệu: 30g yến mạch, 20g cà rốt, 20g thịt nạc dăm băm nhỏ, hành lá.

Cách chế biến:

  • Ngâm yến mạch 5 phút để cho nở. Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu và luộc chín.
  • Cho thịt băm vào nước luộc cà rốt và khuấy đều; rồi sau đó mẹ vặn lửa to lên.
  • Đến khi nước sôi sùng sục, mẹ cho yến mạch vào hỗn hợp và nấu cho đến khi nguyên liệu chín.

Mẹ thử áp dụng ngay thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân mà MarryBaby gợi ý xem nhé! Biết đâu đó, thiên thần sẽ tăng cân đạt “chuẩn” sau tháng đầu tiên.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Món ngon cho bé mỗi ngày hay ăn, mau lớn

Món ngon cho bé rất đa dạng. Mỗi một món lại có các vị và chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy việc thường xuyên thay đổi các món ngon cho bé mỗi ngày sẽ giúp con không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và không rơi vào tình trạng lười ăn nữa đấy mẹ ạ. Mẹ hãy tham khảo cách nấu món ngon cho bé dưới đây để thay đổi khẩu vị cho con yêu nhé.món ngon cho bé mỗi ngày

Món ngon cho bé 4 tuổi

1. Món bắp xào rực rỡ

Cắt ớt chuông thành từng miếng vuông vắn và xào sơ với dầu thực vật ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 3 phút, sau đó mẹ cho thêm bắp và tiếp tục xào trong khoảng 2 phút. Nêm vào đây một chút muối, ớt bột (nếu bé có thể ăn cay) và hành lá, ngò tươi. Màu vàng của bắp, màu đỏ rực của ớt chuông, đây đó màu xanh của hành lá và ngò sẽ “quyến rũ” bé.

Thời gian thực hiện: 15 phút

2. Thơm bùi súp bí đỏ và bơ đậu phộng

Đầu tiên, xào ½ củ hành tây trong 1 thìa dầu thực vật trong 4 phút, trút vào đó khoảng 400g bí đỏ xay nhuyễn, thêm nước dùng gà, 57g bơ đậu phộng, ¼ thìa bột cà ri, ¼ thìa muối và nấu nóng lên. Khi đổ súp ra tô, mẹ có thể cho thêm một ít yogurt nhuyễn mịn để tạo thêm hương vị và trang trí cho món ăn.

Thời gian thực hiện: 20 phút

3. Ngọt ấm cà rốt tẩm mật ong

Hầu hết các nhóc tỳ đều hảo ngọt và món cà rốt tráng mật ong lấp lánh sẽ là lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn các con ăn thêm rau củ trong chế độ ăn của mình. Đầu tiên, luộc sơ cà rốt baby trong nước có pha chút muối trong khoảng 5 phút, vớt ra để ráo. Kế tiếp, đun chảy 1 thìa bơ với nhiệt độ trung bình, cho vào đó 1 thìa mật ong và ½ thìa gừng băm nhuyễn và để trong 1 phút. Trước khi ăn, mẹ có thể rắc thêm một ít ngò tây

Thời gian thực hiện: 20 phútMón ngon cho bé

4. “Bỏng” súp lơ

Bạn chẻ nhỏ bông súp lơ và đun với 2 thìa dầu ôliu, ¼ thìa tiêu. Nướng ở 200oC trong 20 phút đến khi thấy súp lơ bắt đầu chuyển màu cánh gián nhạt. Rắc lên đó 2 thìa phô mai Parmesan nhuyễn. Món súp lơ thơm mùi không kém bỏng ngô này là một gợi ý hay để “đổi gió” cho cả nhà đấy!

Thời gian thực hiện: 25 phút

5. Mát lạnh salad dưa leo

Bào dưa leo thành từng dải nhỏ, trộn chúng với sốt chua ngọt làm từ 2 thìa giấm gạo, 1 thìa dầu hạt cải tinh luyện, ½ thìa dầu mè, ½ thìa mật ong, chút muối và tiêu. Cuối cùng, khi dọn ra đĩa, rắc lên 1 ít mè trắng.

Thời gian chuẩn bị: 15 phút.

Món ngon cho bé ăn cơm từ gà

1. Cánh gà sốt trứng muối

♦ Chuẩn bị

+ Phần cánh gà
  • 10 cái cánh gà
  • 1 quả trứng gà
  • 1 thìa cà phê bột nêm
  • 1 thìa cà phê tiêu
  • 1 thìa cà phê bột tỏi
  • ½ chén bột mì đa dụng
  • 1/2 thìa cà phê bột nở (baking powder)
  • Dầu ăn

+ Phần sốt trứng muối

  • 5 lòng đỏ trứng muối
  • 20 lá húng quế
  • 5 tép tỏi đập dập
  • 3 thìa canh sữa tươi
  • 2 thìa canh bơ nhạt
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1 thìa cà phê bột nêm
  • 1 thìa cà phê bột cà ri
  • 1 trái ớt sừng, bỏ hạt, cắt nhuyễn (nếu thích ăn cay)

♦ Cách làm

  • Cách gà rửa sạch, cắt thành 2 hoặc 3 miếng nhỏ tùy kích thước. Lau khô với giấy thấm.
  • Cho cánh gà vào túi ziplock, nêm thêm vào túi 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê bột tỏi, 1 thìa cà phê tiêu, bóp thật đều cho cánh gà thấm gia vị. Sau đó để túi cánh gà trong tủ lạnh qua đêm, hoặc để ít nhất 1 tiếng trước khi dùng.
  • Trước khi chiên, cho cánh gà ra tô, đập vào 1 quả trứng, trộn đều trứng với cánh gà. Trong 1 tô khác, trộn đều bột mì đa dụng với baking powder, sau đó cho cánh gà vào lăn nhẹ để cánh gà áo đều bột.
  •  Cho dầu vào chảo, canh lượng dầu đủ ngập khi chiên cánh gà, đun đến khi dầu nóng, sôi lăn tăn. Hạ lửa vừa, thả cánh gà vào chiên chín vàng đều 2 mặt, sau đó vớt cánh gà ra, bỏ lên đĩa có lót giấy hút dầu.
  • Lòng đỏ trứng muối cho vào chén với chút dầu mè, hấp hoặc nướng 10 phút cho trứng chín, sau đó dùng muỗng tán nhuyễn.
  • Lấy 1 chảo sạch, cho 2 thìa bơ vào, đợi tan chảy, cho 5 tép tỏi đập dập và lá húng quế vào phi thơm, sau đó cho trứng muối vào, để lửa vừa, xào nhanh tay cho đến khi trứng vừa nổi bọt thì thêm sữa tươi, bột cà ri, đường, bột nêm, ớt (nếu thích). Tiếp tục đảo nhanh tay, nếm lại sốt cho vừa miệng.
  • Cho cánh gà đã chiên vào, đảo đều đến khi toàn bộ phần sốt trứng muối bám đều lên cánh gà là được.Món ngon cho bé

2. Gà nấu sữa tươi

♦ Nguyên liệu
  • 1 cái đùi gà (khoảng 200g)
  • 1 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • ½ lít sữa tươi
  • Tiêu, bơ lạt, đường, muối, hạt nêm, hành lá, hành tím

♦ Cách làm

  • Hành tím bóc vỏ, thái khoanh mỏng. Gà rửa sạch, ướp với hành tím, ít tiêu, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm đảo đều rồi cho sữa tươi vào ngập miếng gà, cho vào tủ lạnh ngâm trong 30 phút.
  • Khoai tây, cà rốt, hành tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Hành lá làm sạch, cắt nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh bơ lạt vào, bơ tan chảy vớt đùi gà ra cho vào nồi xào săn. Thêm cà rốt, khoai tây, hành tây vào đảo đều khoảng 2 phút. Sau đó trút sữa ngâm gà vào để lửa nhỏ, nấu trong 15 phút cho thấm.
  • Nêm nếm lại gia vị, đợi tới khi gà mềm, cho phần sữa tươi còn lại vào tiếp tục nấu lửa vừa cho sôi. Nêm ít muối, tiêu, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.

3. Gà rim nho nhồi trứng

♦ Nguyên liệu
  • 100g thịt gà phi lê
  • 30g nho tươi
  • 3 quả trứng gà
  • 2 thìa cà phê đường
  • 2 thìa cà phê nước mắm
  • 1 thìa cà phê dầu hào
  • ¼ thìa cà phê nước màu
  • Tương cà, tương ớt, nước tương
  • Dầu ăn

♦ Cách làm

  • Trứng gà luộc chín
  • Gà rửa sạch, băm nhỏ. Nho tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Hành lá làm sạch cắt nhỏ. Tỏi băm nhuyễn. Trứng gà chín lấy ra, bóc vỏ, cắt đôi theo chiều dọc, móc bỏ lòng đỏ.
  •  Nhồi gà rim nho vào miếng trứng, dọn ăn kèm nước tương, tương cà và cơm trắng.Món ngon cho bé

Món ngon cho bé 1 tuổi – 5 tuổi ăn vặt

1. Pudding đậu hũ trứng

♦ Nguyên liệu

  • 1 cây đậu hũ trứng
  • 500ml sữa tươi
  • 120-150g đường
  • 5-7g bột jelly (có thể thay thế bằng bột agar)
  • Mứt dâu và dâu tươi để trang trí

♦ Cách làm

  • Xay nhuyễn đậu hũ với ít sữa tươi.
  • Phần sữa tươi còn lại ngâm với bột jelly và đường, khuấy tan sau đó đun hỗn hợp trên lửa vừa đến khi bột jelly tan hoàn toàn.
  • Thêm hỗn hợp đậu hũ và sữa tươi vừa xay nhuyễn vào, trộn đều.
  • Cho hỗn hợp vào khuôn, để nguội cho vào tủ lạnh trước khi dùng.
  • Trước khi dùng lấy bánh ra khỏi khuôn, rưới ít siro dâu hoặc một loại siro yêu thích của bé.
  • Trang trí thêm trái cây tươi.

2. Pudding xoài

♦ Nguyên liệu

  • 3 quả xoài chín
  • 2 lá gelatin (10g bột gelatin)
  • 160ml sữa tươi hoặc nước cốt dừa tùy thích
  • 60ml heavy cream ướp lạnh
  • 1/2 chén đường cát

♦ Cách làm

  • Ngâm lá gelatin trong nước lạnh cho mềm. Sau đó cho vào lò vi sóng để 30 giây cho tan chảy, lấy muỗng khuấy cho tan.
  • Cho 1/2 lượng sữa, đường và gelatin đã ngâm vào nấu lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi đường và gelatin tan hoàn toàn. Tắt bếp, để nguội.
  • Xoài cắt miếng vuông, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm phần sữa còn lại vào xay nhuyễn.
  • Trút hỗn hợp xoài vừa xay vào sữa nấu, thêm heavy cream vào khuấy đều, sau đó lược qua rây cho mịn nhuyễn.
  • Cho vào khuôn, để trong tủ lạnh 2-3 giờ đến khi hỗn hợp đông lại.
  • Trước khi ăn, mẹ có thể dùng xoài và lá bạc hà để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt.Món ngon cho bé

3. Pudding gạo sữa dừa

♦ Nguyên liệu

  • 1/2 chén gạo
  • 1/3 chén đường
  • 200ml nước cốt dừa
  • 100ml whipping cream
  • 1 quả dừa non
  • 1 quả xoài

♦ Cách làm

  • Dừa chặt lấy nước, cạo lấy phần cơm dừa.
  • Gạo vo sạch, để ráo. Cho gạo, đường, nước cốt dừa, whipping cream và thêm vào 1/2 chén nước dừa tươi vào trộn đều, nấu lửa vừa cho đến khi gạo nở tơi, để nguội.
  • Cho pudding gạo sữa dừa vào ly, thêm dừa non lên, trang trí thêm xoài cắt hạt lựu, dùng lạnh.

Món ngon mỗi ngày cho bé giải nhiệt ngày hè

1. Các món cháo ngon cho bé

♦ Cháo đậu xanh, bí đỏ

Với tính mát và công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, đậu xanh là thực phẩm lý tưởng mà mẹ có thể cho con sau khi sinh khoảng 6-7 tháng ăn dặm trong những ngày hè nóng nực.

Bí đỏ, nhiều vitamin A, bổ sung năng lượng nhanh chóng. Mẹ có thể dùng đậu xanh, bí đỏ nấu cháo xay cho bé, rất dễ ăn mà lại thanh mát.

♦ Cháo hải sản

Trai, sò, nghêu, cá lóc vào mùa hè có rất nhiều, dễ ăn, có tính mát và cũng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Mẹ có thể lựa chọn chế biến hải sản thành những món cháo cho bé ăn dặm trong ngày hè này.

♦ Soup cà rốt

Mẹ có thể cho con nhà mình ăn món sup này một lần một tuần để thay đổi khẩu vị và bổ sung thêm lượng vitamin A cần thiết. Cà rốt có chứa nhiều vitamin, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào cơ thể khỏe mạnh.

Nó còn giúp kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ trong mùa hè oi bức.Món ngon cho bé

2. Món ngon cho bé ngày hè từ trái cây

Trái cây không nên vắng mặt trong thực đơn của bé hằng ngày. Những loại quả có nhiều trong ngày hè giúp bé dễ ăn dưới đây là lựa chọn tốt cho mẹ khi cho con ăn vào bữa xế.

♦ Nước cam, chanh

Mẹ có thể cho con uống 2-3 lần/1 tuần. Cam, chanh chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Thức uống này rất tốt cho da và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.

♦ Dưa hấu

Hầu hết bé nào cũng rất thích dưa hấu vì màu sắc hấp dẫn và ngọt vị. Loại quả này rất giàu vitamin và nước giúp bổ sung năng lượng cho trẻ nhanh chóng. Mẹ có thể cho ăn trực tiếp hoặc bỏ hạt ép sinh tố trong ngày hè nhé.

♦ Chuối chín

Chuối chứa nhiều vitamin giúp kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong ruột giúp bé tránh được các bệnh liên quan đến đường ruột thường gặp trong mùa hè. Một trái chuối mỗi ngày sẽ giúp trẻ tiêu hóa được tốt hơn, hạn chế tiêu chảy, dịu nhu động ruột.

♦ Xoài chín

Bé thích ăn xoài vì vị ngọt thơm và màu sắc đẹp. Xoài nhiều đường nhưng nếu cho bé ăn vừa phải thì sẽ không sợ bị nóng mẹ nhé. Xoài chứa nhiều dưỡng vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Một ly sinh tố xoài sữa chua sẽ giúp bé có đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cả ngày dài trong mùa hè.Mang thai nen an gi

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 1-5 tuổi. Vì vậy mẹ hãy chú ý chăm chút bữa ăn thật khoa học bằng các món ngon cho bé nhé.

Marry Baby