Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da? 4 gợi ý để làn da trắng mịn

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da?

Dưới đây là những thực phẩm để có bữa ăn sáng ngon và bổ dưỡng. Nếu dùng chúng thường xuyên, mẹ bầu sẽ ngạc nhiên khi thấy làn da đẹp hơn từng ngày.

1. Quả bơ

Quả bơ là một nguồn tuyệt vời của vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do làm hỏng collagen trong da của chúng ta và gây ra khô, đường nhăn và nếp nhăn.

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da

Do đó, bạn có thể thêm vào bữa ăn sáng của mình một phần salad bơ hoặc sinh tố bơ là đã trả lời cho câu hỏi “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da” rồi đấy!

2. Quả kiwi

Bạn thắc mắc “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da?”. Trái kiwi chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cam và chanh. Và vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết để tổng hợp collagen, sửa chữa các mô bị tổn thương. Collagen cũng mang lại độ đàn hồi cho da vốn rất cần thiết cho thai kỳ. Vì vậy, đảm bảo việc bạn có đủ vitamin C là điều quan trọng để đáp ứng nhu cầu này.

Từ những tháng đầu cho tới cuối thai kỳ, bạn đều có thể dễ dàng thêm trái kiwi vào cháo hoặc phần sữa chua buổi sáng để có làn da đẹp phải không nào!

3. Hạt chia

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da

Hạt chia là nguồn cung cấp chất béo omega 3 tuyệt vời. Omega 3 rất quan trọng để duy trì cấu trúc mịn màng, đàn hồi của da. Nếu thiếu hụt các axit béo này, sức khỏe làn da sẽ yếu đi, dễ gặp các bệnh như chàm và vẩy nến… Đồng thời, da đầu cũng dễ bị gàu.

Bên cạnh đó, hạt chia cũng là nguồn chất xơ và kẽm tuyệt vời. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ khuyến khích nhu động ruột, giúp bài tiết tốt các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa, ngăn không cho chúng đào thải qua da (việc đào thải qua da khiến bạn dễ gặp vấn đề về mụn, nhờn). Kẽm cũng là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, đặc biệt là đối với những người bị mụn trứng cá.

4. Khoai lang và rau bó xôi (rau chân vịt)

Nếu đang thắc mắc buổi sáng nên ăn gì để đẹp da trong thai kỳ, bạn không thể quên vitamin A. Vitamin A thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin này dễ khiến làn da bị khô, bong tróc, thô ráp và các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến cũng như chứng tăng sừng (da gà).

Khoai lang và rau chân vịt đều là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời. Bổ sung món này vào bữa ăn sáng để có làn da khỏe mạnh, tươi trẻ, bạn nhé!

5. Thực phẩm lên men

Tình trạng hệ sinh thái đường ruột tác động rất lớn đến vẻ đẹp làn da trong các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Việc ít vi khuẩn có lợi cho đường ruột có thể khiến bạn gặp các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và bệnh chàm.

Thực phẩm lên men, như sữa chua, kim chi, dưa chua… là nguồn cung cấp men vi sinh dồi dào cho sức khỏe đường ruột và làn da của bạn.

Thực phẩm đặc biệt cho mẹ bầu đang gặp vấn đề về da trong thai kỳ

Khi mang thai, nhiều phụ nữ sẽ thấy làn da xấu đi do nội tiết tố hoặc các nguyên nhân khác của thai kỳ. Phổ biến nhất là chứng rạn da, nám da, khô da… Tùy theo tình trạng da mà bạn có thể ưu tiên bổ sung những thực phẩm thích hợp.

1. Nám da

Trong thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, bạn nhớ bổ sung đủ folate và kẽm có trong các loại đậu và hạt.

2. Rạn da

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da
Thịt bò giàu kẽm tốt cho da mụn

Để tránh bị rạn da, thực phẩm giàu protein là chìa khóa cho bạn. Các thực phẩm như thịt bò và những loại rau giàu protein có thể giúp tăng cường các sợi đàn hồi trong da, làm cho da căng, vết rạn da khó phát triển. Ngoài có ích cho mẹ, protein cũng quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi.

3. Mụn trứng cá, phát ban

Nếu đang tìm cách giải quyết mụn trứng cá và phát ban, bạn cần bổ sung omega-3, chúng có trong quả óc chó, hạt chia, cá và thịt bò (cũng chứa nhiều kẽm). Ngoài ra, omega-3 cũng rất tốt cho trí não em bé.

4. Chàm và da khô 

Muốn hạn chế tình trạng bệnh chàm và da khô? Men vi sinh có thể làm được điều này. Mẹ bầu hãy ăn một ít sữa chua hoặc dưa chua.

Đồng thời, không chỉ chú trọng “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da”, để có làn da đẹp, mẹ bầu phải tránh xa đường. Lý do là vì lượng đường trong máu cao dễ dẫn đến viêm da, mụn trứng cá.

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ, các loại mụn, dấu hiệu mà bạn nên biết

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Thông thường, thanh thiếu niên và người lớn là những đối tượng dễ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đôi khi trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những nốt mụn đỏ đáng ghét này. Vậy đâu là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ?

Mụn trứng cá là một vấn đề của da diễn ra khá là dai dẳng và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây sưng, viêm, đáng sợ hơn là còn để lại những vết sẹo rỗ xấu xí trên gương mặt. Nếu đang lo lắng vì sự xuất hiện của những “vị khách không mời” đó ở con mình, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ ngọn nguồn nguyên nhân gây mụn trứng cá, các loại mụn, cũng như biểu hiện của chúng trên da trẻ.

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da khá phổ biến, chúng được hình thành bởi tình trạng tăng tiết bã nhờn quá nhiều dưới da, kết hợp cùng những yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông (bụi bẩn, tế bào chết). Bã nhờn (dầu tự nhiên của da) khi bị mắc kẹt bên trong nang lông làm thúc đẩy, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong, điều này gây ra tình trạng viêm nang lông và kích ứng da.

Giải đáp các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Nếu trước đây bạn vẫn thường tự hỏi liệu rằng trẻ em có thể bị nổi mụn hay không thì câu trả lời là “có”. Mụn trứng cá là một rối loạn phổ biến và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi dậy thì, có thể lý giải nguyên do hình thành nên mụn là bởi nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao. Còn với trẻ nhỏ, một số những yếu tố sau đây sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mụn trên da bé:

  • Trẻ sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa những chất gây kích ứng da
  • Rửa mặt quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng hoặc những loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa quá mạnh cũng khiến cho làn da trẻ bị mụn
  • Lưu ý rằng, việc sờ nắn và nặn mụn, nhất là khi nặn không đúng kỹ thuật sẽ dễ làm tăng sự lây lan ra các vùng da khác xung quanh
  • Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn hormone, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá (tình trạng này hay gặp ở trẻ 4 tuổi)
  • Mồ hôi và gàu trên chân tóc cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt. Cộng thêm việc không vệ sinh da cho trẻ đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn tăng sinh càng làm cho mụn xuất hiện nhiều hơn nữa
  • Các phụ kiện như thắt lưng, dây buộc chặt khiến nang lông bị tắc nghẽn gây ra mụn
  • Mẹ cho trẻ mặc các loại quần áo chật hoặc gây chà xát, kích ứng da cũng là lý do khiến cho trẻ nổi mụn trứng cá trên cơ thể
  • Mũ bảo hiểm, áo cao cổ, miếng đệm vai, băng đô… cũng có thể là nguyên nhân góp phần hình thành mụn trứng cá
  • Sử dụng mỹ phẩm và và một số loại kem gây bít tắc lỗ chân lông và nếu da mặt không được làm sạch đúng cách có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá
  • Trẻ hoạt động nhiều trong môi trường đầy khói bụi hoặc độ ẩm không khí cao cũng khiến cho bề mặt da hình thành nên nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn
  • Chế độ ăn uống của con thiếu các vitamin từ rau quả. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay thậm chí không uống đủ nước trong ngày cũng khiến cho da bị mụn
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Vì vậy, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh cũng có tình trạng xuất hiện mụn trứng cá. Mặc dù, những giải thích cho hiện tượng này vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những hormone mà trẻ nhận được từ người mẹ ở cuối thai kỳ là yếu tố gây nên mụn. Đôi khi, cũng có trường hợp bé bị mụn từ lúc mới sinh, ở trường hợp này mụn phát triển từ 2 – 4 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Trị mụn cho bà bầu: Cần đúng cách mới hiệu quả!

Các loại mụn trứng cá mà trẻ thường gặp phải

các loại mụn trứng cá 794860732

Một số loại mụn trứng cá có thể xuất hiện ở trẻ bao gồm:

  • Mụn mủ: Mụn mủ nằm sát bề ở bề mặt da và được hình thành bởi các nang lông bị viêm
  • Papule (mụn đỏ, dạng nhân trứng cá bị viêm): khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng bị viêm sẽ chuyển thành mụn đỏ, gây cảm giác đau khi đụng vào
  • Mụn dạng nang hay mụn bọc: Nó giống như loại mụn viêm nhưng có kích thước lớn hơn so với mụn đỏ và mụn mủ. Dạng mụn này có tính chất sưng đỏ, nhiều mủ, thậm chí gây đau nhức nhiều và có nguy cơ để lại sẹo do sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu vào lớp tế bào da.

Các biểu hiện của mụn trứng cá ở trẻ em là gì?

Mỗi đứa trẻ có thể có các biểu hiện về mụn trứng cá khác nhau. Loại mụn này có thể xuất hiện ở những vùng da có nồng độ của tuyến bã nhờn cao như mặt, vai, ngực, phần lưng trên và cổ. Đôi khi mụn trứng cá ở trẻ em cũng gần giống như các triệu chứng của các tình trạng về da khác. Hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu con bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện mụn bọc nhỏ, có màu da hoặc mụn đầu trắng
  • Mụn nhỏ, sẫm màu hoặc mụn đầu đen
  • Mụn nhọt đỏ, viêm và có mủ
  • Các nốt sần, rắn trông giống như nổi da gà
  • Xuất hiện những vùng tối trên da
  • Sẹo ở bề mặt da

Mụn trứng cá là tình trạng khá phổ biến và cũng không chừa bất kỳ một ai. Chúng gây mất thẩm mỹ, làm giảm đi sự tự tin cũng như có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da trẻ. Việc hiểu được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ, cũng như những biểu hiện sẽ giúp các bậc cha mẹ giúp con mình phòng ngừa được tình trạng này một cách hiệu quả.

MarryBaby