Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh
Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa của con. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ dễ quấy khóc, đói, khó ngủ… Vì thế, mẹ cần lưu ý các loại rau làm mất sữa dưới đây để không làm ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất và hệ thống tiêu hóa còn non nớt của con.

[inline_article id=239406]

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh xa

Các loại rau làm mất sữa sẽ không chỉ khiến mẹ bị tắc tia sữa, làm giảm lượng sữa mẹ mà thậm chí còn khiến cơ thể mẹ không thể sản sinh ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay các loại thực phẩm từ rau làm mất sữa dưới đây để tránh mắc phải sai lầm nhé!

1. Lá lốt là thực phẩm làm mất sữa hàng đầu

Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa hàng đầu và nhanh chóng. Nếu không muốn bé yêu bỏ lỡ nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất từ bầu ngực mẹ, bạn hãy tránh xa những món ăn có chứa lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, chuối lá lốt…

2. Bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa nhanh

bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa sau sinh

Những mẹ muốn cai sữa cho con thường hay lựa chọn biện pháp đắp lá bắp cải lên ngực để giảm dần lượng sữa mẹ, giảm đau và làm tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú mà thực hiện hành động này thì sẽ làm mất sữa nhanh chóng.

3. Các loại rau làm mất sữa không thể thiếu bạc hà

Từ xa xưa, ông bà ta đã uống trà bạc hà để giảm tiết sữa khi đang cai sữa cho con. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, thuốc ho điều chế từ bạc hà, dầu bạc hà…

4. Măng tây là thực phẩm làm mất sữa mà mẹ nên tránh

măng tây là các loại rau làm mất sữa mẹ

Măng tây được xếp vào danh mục các loại rau làm mất sữa dù cho thực phẩm này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, chống ngán cho mẹ đang ở cữ.

Theo nhiều nghiên cứu, trong măng tây có chứa cyanide, một chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thậm chí là tử vong nếu bạn không chế biến và nấu măng kỹ. Chất này cũng khiến mẹ nhanh chóng bị mất sữa nên làm ảnh hưởng lớn đến cả hai mẹ con. Vì thế, bạn nên tránh loại thực phẩm này khi đang cho con bú nhé.

5. Rau mùi tây làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Rau mùi có làm mất sữa không? Trong các loại rau làm mất sữa mẹ, không thể không nhắc đến rau mùi tây. Nếu bạn chỉ ăn một vài nhánh rau mùi khi đang cho con bú thì sẽ không sao, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này thì sẽ gặp rủi ro cao bị mất sữa đấy.

6. Dùng lá dâu tằm cũng có thể gây mất sữa

lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại lá dân gian thường được ông bà xưa dùng để cai sữa cho con. Do đó, đây chính là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ. Để tránh điều này, bạn hãy nhớ không nên uống nước đun lá từ cây dâu tằm nhé.

7. Rau răm làm giảm lượng sữa mẹ

Ăn rau răm có mất sữa không? Các mẹ thường thích dùng rau răm để làm gia vị cho nhiều món ăn ngon như canh cá, canh củ, các món xào… Tuy nhiên, rau răm chính là “kẻ thù” không đội trời chung với mẹ đang cho con bú đấy. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này để tránh làm giảm lượng sữa mẹ nhé.

8. Ăn mướp đắng có mất sữa không? Câu trả lời là có

khổ qua là một trong các loại rau làm mất sữa mẹ

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng (khổ qua) được xếp vào thực phẩm làm giảm lượng sữa mà mẹ nên tránh. Mặc dù mướp đắng là một vị thuốc rất tốt cho thận, gan, hệ tiêu hóa…, nhưng không phải là một thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bởi những lý do dưới đây:

  • Mướp đắng làm mẹ giảm huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt
  • Một số độc tố trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ, gây hại cho hệ miễn dịch của con
  • Có thể gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hậu sản, co thắt tử cung sau khi ăn nhiều mướp đắng.

Mẹ nên lưu ý gì khi đang cho con bú?

Ngoài tránh các loại rau làm mất sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tăng tiết dịch sữa, bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu:

[inline_article id=77756]

Mẹ nên kiêng cữ các loại rau làm mất sữa mẹ khi đang cho con bú để lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp kích thích nguồn sữa như khoai lang, rau đay, rau má, rau hoàng kỳ, cây thì là, rong biển… Các sản phẩm này sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có thể sản xuất đủ sữa để con luôn được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh.

Hoa Vũ 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Thử ngay 9 mẹo đơn giản giúp giảm vị đắng của khổ qua

Cách giảm vị đắng của khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người lại ngại dùng vì vị đắng tự nhiên của nó. Có rất nhiều cách để giảm vị đắng của khổ qua mà bạn có thể áp dụng. Hãy cùng Marry Baby tham khảo nhé!

Quả đúng như câu “Thuốc đắng dã tật”, khổ qua chính là loại rau ăn quả mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các công dụng của khổ qua từ giải cảm, tăng cường sức đề kháng, giảm mỡ máu… cho đến công dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường.

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng khổ qua ít được nhiều người ưa chuộng vì vị đắng đặc trưng. Trong bài viết này, Marry Baby tổng hợp và chia sẻ đến bạn một vài thủ thuật nhỏ giúp giảm vị đắng của khổ qua để bạn có thể sử dụng loại quả này thường xuyên:

1. Loại bỏ phần cùi trắng bên trong là cách giảm vị đắng của khổ qua

Với cách làm này, bạn cần bổ dọc quả khổ qua, sau đó loại bỏ hoàn toàn phần hạt và cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt quả bằng thìa hoặc dao. Vị đắng lúc dùng sẽ giảm đi một cách rõ rệt.

2. Chà xát với muối

giảm vị đắng của khổ qua bằng cách xào

Khổ qua sau khi cắt đem xóc với ít muối rồi ướp trong khoảng từ 20 – 30 phút. Muối có tác dụng hút phần dịch đắng bên trong thịt quả.

Hết thời gian ướp, bạn đem khổ qua xả lại dưới vòi nước và bóp nhẹ nhàng để giảm bớt vị đắng. Lưu ý là cách làm này chỉ áp dụng đối với món khổ qua xào và quả được thái lát mỏng.

3. Ngâm trong sữa chua pha loãng

Một cách khác là bạn có thể ngâm khổ qua với sữa chua đã pha loãng trong vòng 1 tiếng hoặc lâu hơn trước khi chế biến. Đây cũng là mẹo giúp món khổ qua ngon miệng hơn khi dùng đấy!

4. Ngâm trong nước ép me

Sau khi đã làm sạch phần ruột trắng, thái miếng vừa ăn, bạn đem ngâm khổ qua trong nước ép me khoảng 30 phút. Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi sẽ khiến khổ qua bị sũng nước.

5. Giảm vị đắng của khổ qua bằng đường thốt nốt

Để thưởng thức trọn vẹn các món ăn từ khổ qua mà không sợ đắng, bạn có thể rắc đường thốt nốt vào trong giai đoạn cuối cùng khi chế biến. Cũng chính nhờ điều này mà món ăn của bạn sẽ có thêm vị ngọt dễ dùng hơn.

6. Nấu mướp đắng chung với một loại thực phẩm khác

khổ qua nhồi thịt

Để giảm vị đắng của khổ qua, nhiều bà nội trợ cũng chọn cách nấu chung với hành tây, khoai tây hoặc bất kỳ loại rau, quả nào khác. Sự kết hợp này sẽ giúp cân bằng hương vị và lấy đi bớt vị đắng của món ăn.

Ngoài ra, nếu không phải là người ăn chay, bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu như thịt hoặc trứng (phụ thuộc vào khẩu vị từng gia đình). Điển hình là món canh khổ qua nhồi thịt khá phổ biến trong các bữa cơm của nhiều gia đình Việt.

7. Trụng nước sôi

Bằng cách trụng sôi khổ qua khoảng 2 – 3 phút, chất đắng bên trong phần thịt quả sẽ bị tiêu hủy ở nhiệt độ nóng trên 80°C.

Sau quá trình đun sôi, bạn thả khổ qua trong nước lạnh để loại bỏ hết vị đắng. Tuy vậy, cách xử lý bằng nhiệt độ sẽ vô tình làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm này.

8. Ướp lạnh

Bạn có thể thái mỏng hoặc để nguyên trái đã bổ đôi ngâm trong thau nước đá viên. Chờ đến khi đá tan hết thì mới dùng để chế biến.

9. Ngâm đường và giấm

giấm giúp giảm vị đắng của khổ qua

Lấy đường và giấm với tỷ lệ bằng nhau rồi đun sôi để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Đợi cho hỗn hợp nguội, bạn bỏ khổ qua đã thái vào ngâm để giảm bớt vị đắng.

Có thể nói, khổ qua là loại thực phẩm có ích và giúp phòng ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó ăn thì bạn có thể thử ngay các mẹo giảm vị đắng cho khổ qua ở trên nhé!

Marry Baby