Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là trong những tháng đầu, hầu hết các mẹ đều đặt biệt để ý đến nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, cơ chế hoạt động của thân nhiệt trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt, chỉ cần một vấn đề nhỏ cũng có thể khiến bé mất nhiệt hoặc tăng nhiệt nhanh chóng.
Hơn nữa, thân nhiệt trẻ sơ sinh cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh rõ nét nhất về tình hình sức khỏe, bệnh lý của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần tìm hiểu chính xác nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh cũng như sự thay đổi nhiệt độ như thế nào là bất thường để biết cách chăm sóc con tốt nhất.
1. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh luôn thấp hơn người lớn từ 1-1,5ºC. Đặc biệt, trên mỗi vùng cơ thể khác nhau, thân nhiệt bé cũng có sự chênh lệch từ 1-2ºC. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể trẻ cũng tùy thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày.
[key-takeaways title=””]
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 36,5-37,5ºC (nhiệt độ được cặp nách). Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể trẻ cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng vị trí đo là hậu môn, nách, miệng, tai hay trán.
[/key-takeaways]
Vậy trẻ sơ sinh nhiệt độ bao nhiêu là bình thường ở từng vị trí? Với trẻ từ 0 – 2 tuổi, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đo tại:
- Miệng: 35,5 – 37,5 độ C
- Hậu môn: 36,6 – 38 độ C
- Nách: 34,7 – 37,3 độ C
- Tai: 36,4 – 38 độ C
Cũng giống như người lớn, thân nhiệt cơ thể trẻ sơ sinh có thể dao động nhẹ do những yếu tố như mốc thời gian trong ngày, hoạt động và thậm chí cả cách đo nhiệt độ.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nhiệt độ cơ thể bé có thể hạ xuống mức khoảng 35,5 độ C (đo ở miệng) và 36 độ C (đo ở hậu môn) vào buổi sáng và cao tới 37,7 độ C (đo ở miệng) và 37,9 độ C (đo ở hậu môn) vào buổi chiều.
Lưu ý về nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh dành cho mẹ:
- Khi đo thân nhiệt trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, không vận động nhiều. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng trung bình.
- Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông, nhất là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp nên việc đo nhiệt độ ở tai có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
- Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho các bé từ 4-5 tuổi.
2. Nhiệt độ không bình thường của trẻ sơ sinh: Bé bao nhiêu độ là sốt?
Vì cơ chế tự điều hòa thân nhiệt còn kém nên nhiệt độ cơ thể bé có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như: sự thay đổi nhiệt độ phòng, bé mặc quá nhiều quần áo, mặc quần áo quá dày, thời tiết bên ngoài… Nhiệt độ không bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt cũng là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm.
Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Liệu trẻ sơ sinh 37,5 độ C có sốt không? Trẻ sơ sinh có thân nhiệt khoảng 37,5-38ºC được xem là sốt nhẹ. Nhiệt độ khoảng từ 38-39ºC là sốt cao, cần có biện pháp hạ sốt ngay. Trường hợp bé sốt cao 40ºC kèm dấu hiệu co giật cần đưa đến bệnh viện để điều trị và xử lý.
Cụ thể, trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ nếu nhiệt độ đo tại:
- Miệng: Cao hơn 37,5 độ C.
- Hậu môn: Cao hơn 38 độ C.
- Nách: Cao hơn 37,3 độ C.
- Tai: Cao hơn 38 độ C.
Trẻ sơ sinh sốt cao là khi có thân nhiệt từ 39 đến 40 độ C. Nếu trên 40,5 độ C là cực kỳ nguy hiểm, trẻ có thể bị co giật.
Khi trẻ bị sốt, ngoài nhiệt độ không bình thường của trẻ sơ sinh, bé còn có thể có các triệu chứng như:
- Đổ mồ hôi.
- Rùng mình hoặc run rẩy.
- Da nóng hoặc đỏ bừng.
- Tay chân lạnh.
- Bỏ bú…
Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ, mẹ có thể theo dõi tại nhà và áp dụng các mẹo hạ sốt nhanh cho trẻ. Nếu nhiệt độ của bé không giảm hoặc sốt quá cao, đi kèm với các triệu chứng bất thường như nôn mửa, tiêu chảy liên tục, phát ban, da khô, mắt khô, tiểu ít… thì cần đưa bé đi khám ngay.
[inline_article id=147671]
3. Trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt cũng rất nguy hiểm
Khi xác định nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu. Mẹ cũng cần biết khi nào trẻ bị hạ thân nhiệt. Nguy hiểm không kém so với việc nhiệt độ cơ thể tăng cao, hạ thân nhiệt cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mức độ nhẹ: Nhiệt độ cơ thể từ 36 đến 36,5 độ C
- Sờ vào trẻ thấy lạnh.
- Có biểu hiện mệt mỏi.
- Da bị đổi màu hoặc ửng đỏ.
- Bỏ bú, bú kém.
- Run rẩy..
Mức độ trung bình: Nhiệt độ cơ thể từ 32 đến 35 độ C
- Gặp khó khăn khi cử động, di chuyển.
- Run rẩy không kiểm soát.
Mức độ nặng: Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 32 độ C
- Đồng tử có thể giãn ra, mất phản xạ với ánh sáng.
- Ngủ li bì, mất ý thức.
- Nhịp tim giảm (có thể dưới 60).
- Sút cân.
- Mạch yếu hoặc khó phát hiện.
Dấu hiệu khác của tình trạng hạ thân nhiệt:
- Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh bị hạ xuống khiến bé bị cứng cơ.
- Huyết áp giảm, cảm giác choáng váng, chóng mặt.
- Rối loạn nhịp thở. Khi thân nhiệt trẻ giảm dưới 34ºC, bé có thể bị ngừng thở.
- Trường hợp thân nhiệt trẻ sơ sinh giảm dưới 28ºC có thể dẫn đến hôn mê, mất phản xạ với ánh sáng.
>> Mẹ xem thêm Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?
4. Cách dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh
Thường thì đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất để xác định nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh. Mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì nó phổ biến và an toàn hơn.
Dưới đây là các phương pháp đo để biết nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh:
Đo thân nhiệt ở nách
- Giữ nhiệt kế ở nách trẻ (cần lau khô nách trước khi đo).
- Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.
Đo thân nhiệt ở miệng
Phương pháp này không nên thực hiện khi trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Khi thực hiện, phụ huynh làm như sau:
- Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.
- Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.
- Giữ nguyên nhiệt kế: với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút.
Đo thân nhiệt ở tai
Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì bạn cần đợi tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ. Ống tai và bệnh ở tai sẽ không ảnh hưởng tới kết quả hiển thị nhiệt độ cơ thể trẻ. Thực hiện đo như sau:
- Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
- Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.
Đo thân nhiệt ở trực tràng
- Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm úp sấp trong lòng người lớn.
- Thoa một chút chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào phần cuối nhiệt kế.
- Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho tới khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
- Giữ nguyên nhiệt kế: đợi khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?
5. Thân nhiệt trẻ sơ sinh bất thường, xử sao mẹ ơi?
Không cần phải dùng nhiệt kế, thông qua xúc giác, mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ đang nóng hay lạnh. Khi bé có nhiệt độ không bình thường của trẻ sơ sinh – cụ thể là tăng cao, mẹ có thể thấy bé đổ mồ hôi nhiều hơn, môi khô và đỏ hơn. Với những bé bị lạnh, chân, tay là 2 khu vực phản ánh rõ nhất.
Các chuyên gia vẫn khuyến khích mẹ nên trữ ít nhất 1 chiếc nhiệt kế ở nhà để có thể kiểm tra nhiệt độ của trẻ sơ sinh một cách chính xác nhất.
Tùy theo nhiệt độ của trẻ sơ sinh, mẹ sẽ có cách xử lý khác nhau:
- Nhiệt độ cơ thể trẻ thấp hơn 36,5ºC: Mẹ cần quấn tã, đắp chăn ủ ấm cho bé để thân nhiệt trẻ trở lại bình thường. Nếu bé bị ướt, mẹ nên nhanh chóng thay quần áo cho bé, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng ấm lên dần dần.
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5ºC đồng nghĩa với việc bé đang bị nóng. Mẹ nên dùng khăn mát lau người cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Cho bé uống nhiều nước, và chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho trẻ.
- Trẻ sốt cao khi nhiệt độ tăng hơn 38ºC. Lúc này, mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ ngay. Nếu bé không có dấu hiệu giảm nhiệt, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.
>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều có phải là bệnh lý gì không?
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu, cũng như hiểu trẻ sơ sinh 37,5 độ có sốt không và trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt. Chúc bé của mẹ luôn khỏe mạnh và bình an.