Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những điều cần tránh khi mang thai để bé khỏe, mẹ vui

Khi mang thai, chắc chắn mẹ bầu sẽ tìm hiểu rất nhiều về những gì cần làm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi tốt nhất. Nhưng mẹ ơi, những điều cần tránh khi mang thai cũng cần được ghi chú lại để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện nhất! Cùng MarryBaby tìm hiểu khi mang thai cần tránh những điều gì trong nội dung bên dưới nhé!

Những thực phẩm cần tránh

Khi nói đến những điều cần tránh khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng nhóm thực phẩm sau:

  • Hải sản chưa nấu chín, sushi.
  • Các loại thịt bò và thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín.
  • Các loại thịt nguội.
  • Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá kiếm, v.v.
  • Hải sản hun khói.
  • Trứng sống.
  • Các loại phô mai mềm.
  • Sữa chưa tiệt trùng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu hãy lưu tâm đến việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm gợi ý từ MarryBaby để biết cần ăn uống như thế nào trong cả ba tam cá nguyệt.

những thực phẩm cần tránh

Tránh tiếp xúc với sơn

Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là sơn. Vì sơn có chứa độc tính. Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng không gây quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với sơn; cũng như mùi của các loại sơn; đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi các cơ quan của thai nhi bắt đầu phát triển.

Bất kỳ khói hoặc hóa chất độc hại nào trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến con nghiêm trọng hơn. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sơn và trang trí cho đến ít nhất là tuần thứ 14 của thai kỳ.

Những điều cần tránh khi mang thai: Hạn chế dùng các loại thuốc

Bởi vì mẹ và bé chia sẻ nguồn cung cấp máu, các loại thuốc đi qua đường máu của mẹ bầu có thể qua nhau thai; và có tác động bất lợi đến sức khỏe của em bé. Không có loại thuốc nào là an toàn 100% để dùng trong thời kỳ mang thai; nhưng một số loại là cần thiết — và an toàn hơn những loại khác.

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc và thuốc bổ sung không kê đơn nào. Mẹ bầu hãy tham khảo kỹ lưỡng và hỏi bác sĩ chi tiết nhé.

Triệt lông bằng tia laser

Triệu lông bằng laser là một trong những điều cần tránh khi mang thai quan trọng. Vì các chất hóa học có thể xâm nhập qua da gây ra dị ứng hoặc các phản ứng ngoài ý muốn khác, do đó việc triệt lông bằng laser được khuyến cáo không áp dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thay vì dùng laser, mẹ bầu có thể nhờ đến phương pháp waxing sẽ an toàn hơn nhiều cho cả mẹ và bé.

triệu lông bikini bằng laser

Những điều cần tránh khi mang thai: Sử dụng nhiều thuốc nhuộm tóc

Hầu hết các nghiên cứu, mặc dù còn hạn chế, cho thấy rằng việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liều lượng rất cao của các hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại. Tuy nhiên, những liều lượng này rất lớn so với lượng hóa chất khi mẹ bầu nhuộm tóc.

Nhiều phụ nữ quyết định chờ đợi để nhuộm tóc cho đến sau 12 tuần đầu của thai kỳ; khi nguy cơ các chất hóa học gây hại cho em bé thấp hơn nhiều. Nếu mẹ bầu đang tự nhuộm tóc hoặc làm việc trong tiệm làm tóc; mẹ bầu có thể giảm rủi ro hơn nữa bằng cách đảm bảo rằng:

  • Đeo găng tay.
  • Nhuộm thuốc trong thời gian tối thiểu.
  • Làm việc trong một căn phòng thông gió tốt.

Sử dụng các sản phẩm trị mụn trứng cá chứa BHA

Vì sao BHA là một trong những điều cần tránh khi mang thai? BHA là viết tắt của Beta Hydroxy Acid, là một hình thức của axit salicylic; có khả năng thẩm thấu vào da và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu cũng cần kiểm tra nhãn chai nước hoa hồng; hoặc dung dịch tẩy trang hiện đang sử dụng xem có chứa axit salicylic hay không. Nếu có, mẹ bầu nên ngừng sử dụng ngay.

Những điều cần tránh khi mang thai: Massage trong 3 tháng đầu thai kỳ

Massage rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên việc này nên được thực hiện từ 3 tháng giữa thai kỳ trở đi. Ngay cả khi mẹ bầu đi massage sau tam cá nguyệt thứ nhất; mẹ bầu vẫn cần thận trọng với địa chỉ và phương pháp massage mà mẹ bầu lựa chọn.

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tìm đến các spa dành riêng cho phụ nữ mang thai để được phục vụ chu đáo và an toàn với các trang thiết bị và liệu pháp chuyên biệt. Bên cạnh đó, hầu hết các spa thông thường sẽ từ chối chị em bầu để tránh những phát sinh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và uy tín của spa.

Hạn chế thức uống có caffein

Mẹ bầu tuyệt đối không tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffein mỗi ngày. Mẹ bầu sẽ không phải lo lắng về nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu tiêu thụ ít hơn. Tốt hơn hết là mẹ bầu chỉ nên uống một ly cà phê mỗi ngày. Đặc biệt là lựa chọn uống cà phê sữa thay vì cà phê đen khá đậm đặc. Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng.

khi mang thai cần tránh những điều gì
Tuy mẹ bầu vẫn có thể uống cà phê, nhưng cần hạn chế tiêu thụ dưới 200mg/ngày hoặc tốt hơn là không uống.

Những điều cần tránh khi mang thai quan trọng: Tránh dọn phân mèo

Ký sinh trùng Toxoplasmosis có trong phân mèo có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi mặc dù không ảnh hưởng gì đến người mẹ. Do đó, nếu nhà mẹ bầu có nuôi mèo, mẹ nên nhờ người khác dọn dẹp phân mèo hộ. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất mẹ bầu không bao giờ đến gần chất thải của tất cả các loại vật nuôi.

Ăn cho hai người

Rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi có em bé, bản thân họ phải ăn nhiều gấp đôi bình thường. Trong thực tế, mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 200-400 calories mỗi ngày; tùy vào cân nặng trước khi mang thai cũng như giai đoạn của thai kỳ.

Đừng tin hoàn toàn tất cả thông tin mẹ bầu nghe và đọc được

Thông tin giờ đây trở nên quá dễ dàng, mẹ bầu chỉ cần tìm những thông tin trên sách báo, tạp chí và sẽ thấy được rất nhiều vấn đề về quá trình mang thai. Tuy nhiên không phải thông tin nào cũng chính xác.

Tốt hơn hết nếu cảm thấy nghi ngờ với bất kỳ thông tin nào mẹ bầu hãy liên hệ với bác sỹ của mình.

Trên đây chính là những điều cần tránh khi mang thai mà bất kỳ bà bầu nào cũng cần biết. Hy vọng mẹ bầu đã hiểu khi mang thai cần tránh những điều gì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Mới có thai không nên ăn gì là vấn đề rất quan trọng. Rất, rất nhiều phụ nữ không hề biết rằng mình đã có thai cho đến tận khi trễ kinh nguyệt. Khi đó, thai kỳ của bạn thường đã bước vào tuần thứ 2-3 hoặc trễ hơn.

Và để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ chất dinh dưỡng cho những ngày đầu tiên của phôi thai, hãy bắt đầu việc ăn uống lành mạnh, phân loại những thực phầm bà bầu không nên ăn ngay từ đầu chu kỳ kinh nguyệt mà bạn dự tính sẽ thụ thai.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ chú trọng đến việc ăn gì mà còn quan tâm đến việc phải tránh món gì. Vậy, mới có thai không nên ăn gì? mới có thai nên kiêng gì bạn biết chưa?

Mới có thai không nên và nên ăn gì?
Bà bầu không nên ăn gì khi mới có thai là câu hỏi của rất nhiều người

Bà bầu kiêng ăn gì? Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

Bầu không được ăn gì? mới có thai nên kiêng gì? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây:

1. Mới có thai không nên ăn gì? Tháng thứ nhất

Tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn kéo dài từ khi trứng chuẩn bị rụng cho đến khi kết thúc tuần thứ 4. Đây là lúc phôi thai trải qua những bước phát triển quan trọng nhất! Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong tháng đầu mang thai bao gồm:

  • Thực phẩm gây co thắt dạ con: Cam thảo, dứa, đu đủ xanh là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con cần tránh. Bởi trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung rất dễ gây sảy thai.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: Mới có thai không nên ăn gì? Thủy ngân có nhiều trong cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối. Thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal thường được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.

>>> Bạn có thể xem thêm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm

2. Có bầu kiêng ăn gì? Tháng thứ hai thai kỳ

Đây là thời điểm mà các dấu hiệu mang thai đã rõ ràng và bạn thực sự đã có nhận thức rõ ràng về những việc nên và không nên làm, bao gồm cả việc tìm hiểu mới có thai không nên ăn gì. Ngoài danh sách kể trên, trong tháng thứ hai này, bạn cũng nên kiêng khem thêm một vài món gây hại cho sức khỏe như:

Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi.

Gan: Gan động vật là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Dung nạp vitamin A vượt ngưỡng trong giai đoạn này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là gây dị tật cho thai nhi.

Đồ uống có cồn: Mới có thai không nên ăn gì? Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.

Trứng chưa nấu chín: Mới có thai không nên ăn gì?Bạn nên tạm ngừng ăn những món trứng ốp la, lòng đào ưa thích. Trong trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.

Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Cafein: Mới có thai không nên ăn gì? Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Trong các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.

Khi đã biết những gì cần kiêng ăn trong tháng thứ 2 thai kỳ; MarryBaby gợi ý mẹ một số dòng sản phẩm sữa có thể giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tối ưu.

[affiliate-product id=”320188″ sku=”147399ID620″ title=”Gợi ý sản phẩm sữa giúp mẹ và bé khỏe mạnh” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320187″ sku=”147399ID619″ title=”Dòng sản phẩm sữa bổ sung DHA” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[inline_article id=86034]

3. Mới có thai không nên ăn gì? Tháng thứ ba

Sau khi đã loại khỏi thực đơn hàng ngày khá nhiều món, có thể mẹ sẽ còn tiếp tục phải nới rộng danh sách những đáp án cho câu hỏi: bà bầu không nên ăn gì khi mới có thai? Tháng thứ ba này đánh dấu sự có mặt của tất cả các cơ quan cần thiết cho bé. Đây cũng là tháng cuối cùng của chu kỳ 3 tháng đầu tiên.

Mới có thai không nên ăn gì? Để bắt đầu cho một cuộc phát triển đầy tính bứt phá trong thời gian tới, bạn cần tập trung vào những chọn lựa có lợi cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Đó là những món giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng. Đồng thời với quá trình này, hãy hạn chế hoặc loại khỏi thực đơn những món như:

  • Thức ăn nhanh: Hamburger, pizza, gà rán, khoai tây rán… và rất nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (fast food) chứa đầy chất béo bão hòa và những gốc tự do có hại. Chúng đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất có lợi không còn lại bao nhiêu.
  • Đồ ăn đóng hộp: Mới có thai không nên ăn gì?Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bạn dễ bị huyết áp cao. Khi bạn mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đang làm việc hết công suất và không nên tạo thêm áp lực cho chúng. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng.
Mới có thai không nên ăn gì
Mới có thai không nên ăn gì?

Mới có thai không nên ăn gì? Những loại rau bà bầu không nên ăn

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà bầu. Thế nhưng mỗi loại rau đều có mặt lợi và mặt hại riêng của chúng. Có những loại rau tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là:

  • Rau sam: Mới có thai không nên ăn gì? Đây là lại rau tối kỵ với các phụ nữ khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu vì theo thực tiễn cho thấy rau sam mang tính hàn cao nên sẽ khiến co cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Rau răm: Trong rau răm có chứa các chất làm cho cơ thể bà bầu mất máu dẫn đến việc co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
  • Rau ngót: Mới có thai không nên ăn gì? Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứa chất papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Ngải cứu: Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng việc lạm dụng quá nhiều ngải cứu cũng có khả năng gây sảy thai.
  • Chùm ngây: Mới có thai không nên ăn gì? Loại hormone alpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với bà bầu. Ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ bào thai dễ bất ổn và rất khó giữ lại sự sống cho em bé.
  • Khổ qua: Khổ qua là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong thành phần nó có chứa Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ trái khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. Do đó các mẹ nên tránh ăn khổ qua.
  • Măng tươi: Mới có thai không nên ăn gì? Măng chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tươi cũng chưa cyanide là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc. Mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.Do đó, các mẹ nên luộc kĩ măng tươi và rửa đi rửa lại thật nhiều lần với nước. Lưu ý: nên mở nắp nồi khi luộc để cho khí Xyanua bay hết.

>>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu không nên ăn gì?

Mới có thai không nên ăn gì khi thèm trái cây? Có một số loại trái cây và thực phẩm trong suốt quá trình mang thai mẹ không nên chạm tới để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:

  • Đu đủ xanh: Mới có thai không nên ăn gì? Trong đu đủ chưa chín có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Quả nhãn: Theo các tài liệu của Đông y, bà bầu không nên ăn nhãn. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.
  • Quả thơm (dứa): Mới có thai không nên ăn gì? Theo các nhà khoa học cho biết, thơm có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt khi dứa còn xanh thì tỷ lệ chất bromelain là rất cao, việc ăn dứa có thể gây sảy thai.
  • Dưa hấu: Mới có thai không nên ăn gì? Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Quả mận: Trong mận có nhiều vitamin A, khi mẹ ăn mận sẽ cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích cho mắt. Ngoài ra, sắt, kali, phốt pho hay chất béo, protein trong mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, về tính nóng mận cũng không kém nhãn. Mẹ bầu nên ăn hạn chế nếu không muốn bị phát ban do nóng.

* Lưu ý khi ăn trái cây

Bên cạnh vấn đề mới có thai không nên ăn gì, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn khi đã rửa sạch: Cũng như trong các loại thịt cá sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học hay chất bảo vệ thực vật như: toxoplasmosis và nhiều chất hóa chất độc hại khác hay hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn: Hầu hết các loại trái cây đều chứa axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình. Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt không thể loại bỏ hết được chúng nên dễ làm hại răng của mẹ. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.
  • Không nên ăn quá nhiều: Bất kỳ thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng không tốt. Trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất, đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Tránh hoa quả để lạnh: Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh, đặc biệt là hoa quả, rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, mẹ chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng một giờ. Việc ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ.

Mới có thai không nên ăn gì? 5 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ngoài việc cần kiêng cữ các thực phẩm trên thì bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 5 thực phẩm được đánh giá là giàu dinh dưỡng nhất là:

  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.
  • Súp lơ: Thực phẩm chứa lượng axit folic không nhỏ, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
  • Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
  • Các loại quả mọng: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

Mới có thai không nên ăn gì, bà bầu kiêng ăn gì, mẹ cần tìm hiểu rõ ràng và kiêng cữ suốt trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý

Những điều cần tránh khi mang thai không bao giờ thừa đâu mẹ bầu nhé. Càng nắm bắt được nhiều thông tin thì bạn càng bảo vệ được thai kỳ an toàn để bé yêu phát triển và chào đời khỏe mạng.

Những điều cần tránh khi mang thai theo từng giai đoạn

1. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu – Nhịn quan hệ tình dục

Bạn cần nhịn quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Dọa sảy thai (động thai)
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Nhau tiền đạo
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Có các bất thường về nước ối, nhau thai

Nếu không có chỉ định của bác sĩ, quan hệ tình dục khi mang thai vẫn rất an toàn. Với lượng nước ối bao quanh và màng tử cung chắc chắn, bé khó có thể bị đau vì “chuyện yêu” của bố mẹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên tránh các hoạt động mạnh để giữ an toàn cho bé yêu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ham muốn khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ coi chừng sảy thai nếu “yêu” sai cách

2. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này, mẹ cần tiếp tục duy trì lịch khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Đây cũng là lúc mẹ có thể nhận thấy mình bắt đầu tăng cân nhanh hơn và mức tăng trung bình là 10-12kg.

Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ về mức tăng cân và chế độ dinh dưỡng của mình xem đã phù hợp và khoa học chưa mỗi khi đi khám thai, mẹ nhé.

Một trong những tình trạng phổ biến ở tam cá nguyệt thứ hai là “giảm trí nhớ thai kỳ” nên lời khuyên cho mẹ là nhớ sắp xếp đồ đạc một cách khoa học theo một nguyên tắc nhất định, đặc biệt là những món đồ quen thuộc hoặc quan trọng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì?

3. Tam cá nguyệt thứ ba và những điều cần tránh

Thai nhi sẽ chào đời ở tam cá nguyệt cuối cùng. Đây cũng là lúc mẹ sẽ đón nhận các thay đổi sau:

  • Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể khoảng 0,5kg-1kg mỗi tuần
  • Bụng bầu ngày càng to, áp lực trên khung xương tăng lên và việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn
  • Các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và mệt mỏi xuất hiện nhiều
  • Mất ngủ nhiều về đêm
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Nên chú ý theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện.

Tránh ăn gì khi mang thai?

Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, để con phát triển toàn diện, việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ là điều hết sức cần thiết. Lưu ý về dinh dưỡng chính là những điều cần biết khi mang thai lần đầu quan trọng nhất.

1. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A

Vitamin A hỗ trợ cho sự phát triển tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời, bổ sung vitamin A trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sau khi sinh.

Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, mẹ chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết. Dư thừa vitamin A là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, sinh non.

Mẹ nên tránh nạp nhiều gan động vật các loại, do trong gan chứa rất nhiều vitamin A hoạt động. Mách mẹ nguồn vitamin A an toàn: Các loại rau qủa có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ.

2. Tránh thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ

Những thực phẩm chưa chín kỹ là nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu “nghiện” sushi, sashimi hay những loại kem mousse, kem và mayonnaise, mẹ bầu nên tạm thời hy sinh sở thích của mình trong giai đoạn này nhé!

3. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Như cá kiếm, cá mập, những loại cá sống dưới đáy biển sâu. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao sẽ lảnh hưởng sự phát triển thần kinh của thai nhi. Cá ngừ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng để tâm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn cá ngừ trong thai kỳ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 150g.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 loại cá trả lời bà bầu nên ăn gì cho con thông minh

4. Tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác

Theo nghiên cứu, các chất này gây ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Acrylamide thường xuất hiện trong các món ăn chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như khoai tây chiên.

5. Tránh thức ăn quá mặn

Khi mẹ bầu ăn những món quá nhiều muối, thận sẽ tìm cách loại bỏ bớt lượng muối này ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình loại bỏ này cũng kéo theo một lượng canxi đáng kể. Hệ quả là bạn thiếu hụt lượng canxi cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.Kiêng cữ khi mang thai

6. Tránh thức uống có cồn và caffein

Trong khi thức uống có cồn như rượu, bia có ảnh hưởng trược tiếp đến sự phát triển não của thai nhi, những thức uống chứa caffein lại tăng khả năng sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Muốn có một thai kỳ hoàn hảo, mẹ nên tránh xa các loại nước uống thiếu thân thiện này nhé!

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu uống bia có tốt không? Lời cảnh tỉnh cho mẹ bầu lỡ uống bia khi mang thai

7. Tránh hút thuốc khi mang thai

Thậm chí là hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non, sảy thai và gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

8. Ăn gấp đôi là một trong những điều cần tránh khi mang thai

Thực ra, khái niệm ăn cho hai người không đồng nghĩa với việc bạn gia tăng gấp đôi khẩu phần. Nó chỉ đơn giản là cộng thêm 300 calories vào khẩu phần hàng ngày của bạn. Ăn quá nhiều khiến bạn đứng trước nguy cơ tiền sản giậttiểu đường thai kỳ.

9. Uống ít nước

Tuy rằng khoảng thời gian mang thai thường mang đến cho bạn rất nhiều cảm giác hài lòng, trải nghiệm cảm giác thiêng liêng nhưng đối với cơ thể, đây lại là khoảng thời gian đầy áp lực. Một lượng lớn chất thải được tạo ra trong cơ thể cần được thanh tẩy. Uống nhiều nước chính là cách để cơ thể hoạt động trơn tru và đẩy những chất thải ra theo con đường tự nhiên như mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện.

10. Ăn quá nhiều chất ngọt

Nên cắt giảm tối đa các loại kẹo bánh, đồ ăn ngọt khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Ăn nhiều đồ ngọt trong thời điểm này chỉ khiến bạn dễ bị tiểu đường thai kỳ và còn dẫn đến nhiều biến chứng khác.

11. Tránh uống thuốc tuỳ tiện

Việc tự đi mua thuốc khi chưa qua thăm khám là một sai lầm rất phổ biến. Nhưng đừng chủ quan như thế trong 9 tháng quan trọng này. Bạn có biết một viên thuốc đau bụng thông thường có thể khiến mình sảy thai, hay kem trị mụn có thể gây dị tật vĩnh viễn cho con?

Cho con uống thuốc

Công việc nhà cần tránh khi mang thai

1. Tránh dọn chất thải vật cưng trong nhà

Nếu nhà nuôi vật cưng, nhất là mèo, bạn nên nhường phần dọn dẹp “sản phẩm” của chúng cho anh xã nhé! Trong phân mèo chứa ký sinh trùng tên toxoplasmosis, thâm nhập vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc thông thường có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

2. Tránh sử dụng các loại hóa chất độc hại

Nếu có ý định sơn lại nhà cửa hay tiêu diệt muỗi, côn trùng bằng các bình hóa chất, mẹ bầu nên suy nghĩ lại. Hành động này có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên khác như dùng chanh, sả để đuổi muỗi, dùng baking soda để lau chùi dọn dẹp nhà cửa.

3. Tránh những việc leo trèo hoặc phải đứng lên cao

Như lau màn cửa, quạt trần, dọn cửa sổ. Khi mang thai, khả năng thăng bằng của bạn thường kém hơn rất nhiều, khả năng té ngã cũng cao hơn.

Không cần nói mẹ cũng có thể hình dung hậu quả nếu mình té ngã ở độ cao như vậy. Tốt nhất mẹ bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.

4. Tránh mang vác nặng nề

Vác bụng bầu đi lại đã là một chuyện khó khăn, nhất là khi bụng càng lớn, áp lực lên vùng lưng càng nặng và bạn dễ bị tổn thương hơn. Đây là cơ hội để bạn tận dụng đặc quyền “bầu bí” của mình.

5. Căng thẳng thần kinh

Lời khuyên hàng đầu được các bác sĩ đưa ra là bạn cần giữ tinh thần thoải mái. Đừng để bản thân cảm thấy bị áp lực vì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả bạn và bé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì mẹ biết chưa?

Chóng mặt khi mang thai

Làm đẹp khi mang thai, tránh gì?

1. Tránh xa các loại son môi chứa nhiều chì

Chì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và mẹ dễ dành hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi.

Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.

2. Tránh mang giày quá cao

Không thể phủ định, mang giày cao gót có thể giúp dáng bạn trông đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với khả năng giữ thăng bằng kém khi mang thai, nguy cơ té ngã của bạn cũng cao hơn.

Không chỉ vậy, mang giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hông và đau lưng ở phụ nữ, đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mang thai. Một đôi giày búp bê hoặc sandal vẫn rất đẹp, hợp thời trang và an toàn cho mẹ bầu.

3. Tránh các sản phẩm trị mụn

Khi bị mụn, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc trị mụn có các thành phần gây tổn thuơng cho thai nhi: Isotretinoin (còn gọi là accutane) gây quái thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc tetracyclin làm cản trở quá trình phát triển của hệ xương và răng ở thai nhi, axit salicyclic và các chất nhóm Retinoids có thể gây ra bất thường bào thai.

4. Tránh các loại sơn móng tay

Các loại sơn có thành phần độc hại như phthalate hoặc toluene, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan chức năng của thai nhi. Ngoài ra, phthalate còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu có được sơn móng tay không? Hội mẹ mê nail xem ngay

Những điều cần tránh khi mang thai

Bạn sẽ được truyền dạy kinh nghiệm từ những người đi trước về những điều cần tránh khi mang thai như: Nên ăn gì? Tránh làm gì? Mỗi người, mỗi ý kiến khác nhau. Nhưng để an toàn cho mẹ và cục cưng, bạn nên thuộc nằm lòng những điều cần tránh khi mang thai trên đây của Marry Baby nhé!

Marry Baby