Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

12 cách trị chấy hiệu quả tận gốc cho trẻ tại nhà

Chấy rận hay còn gọi là chí theo phương ngữ miền Nam là loại ký sinh trùng thường thấy ở các bé nhỏ, nhất là các bé đi nhà trẻ. Việc nhiễm chấy khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của con yêu. Bạn đang tìm cách trị chấy hiệu quả mà an toàn cho bé, hãy để Marry Baby bật mí cho bạn nhé!

cách trị chấy cho trẻ hiệu quả

Có ba loại chấy rận khác nhau mà bạn cần phân biệt rõ bao gồm: chấy bám ở da đầu, rận bám trên người và rận mu. Tuy nhiên, bài viết dưới đây chỉ tập trung đề cập đến loại chấy ở đầu.

Những nguyên nhân phổ biến khiến loài vật ký sinh này xuất hiện và làm phiền trẻ là do tiếp xúc gần với một người có mang chấy khác hay ngủ chung, dùng chung mũ, quần áo, kẹp tóc. Nếu nhận thấy việc sử dụng thuốc để loại bỏ chấy cho trẻ không an toàn, bạn có thể thử những cách trị chấy hiệu quả được đề cập dưới đây.

Những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị nhiễm chấy

triệu chứng của trẻ có chấy trên tóc

So với 2 loại đã đề cập ở trên, chấy ở đầu thuộc loại không mang mầm bệnh. Con trưởng thành thường có kích thước bằng hạt vừng hoặc to hơn chút xíu, có 6 chân, màu nâu (đạm hoặc nhạt), đôi khi có màu sáng trông gần như trắng. Mặc dù không thể bay hoặc nhảy nhưng chấy có thể chạy với tốc độ khoảng hơn 20cm mỗi phút.

Chấy thường lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Trẻ nhỏ sinh hoạt trong khu vực gần nhau như trường học hoặc nhà trẻ rất dễ bị lây. Bạn có thể phát hiện thấy loài vật ký sinh này trên tóc, phía sau tai hoặc đôi khi xuất hiện trên lông mi, thậm chí là quần áo của bé.

Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến nhất khi trẻ có chấy trên đầu, tóc:

  • Chứng ngứa da đầu liên tục
  • Cảm giác nhột trên đầu
  • Khó chịu không thể ngủ yên giấc (do chấy hoạt động mạnh mẽ về đêm)
  • Có những vết loét trên đầu do trẻ gãi mạnh
  • Một số trẻ có tình trạng xuất hiện hạch bạch huyết
  • Chấy trưởng thành đẻ trứng có thể nhìn thấy trứng bám vào chân tóc…

Nếu không chắc trẻ có bị chấy hay không? Bố mẹ có thể thử bằng cách rẽ tóc trẻ ra xem hoặc dùng lược dày (lược bí) chải đầu cho bé để kiểm tra.

Lý do vì sao các bậc phụ huynh ưa chuộng cách trị chấy hiệu quả tự nhiên hơn dùng thuốc

Mặc dù bạn có thể đến bác sĩ và nhờ kê một số loại thuốc trị chấy cho bé nhưng không ít cha mẹ lại không mấy tin dùng phương pháp này vì có nhiều tác dụng phụ kèm theo. Trên thực tế, một số sản phẩm trị chấy có chứa các loại hóa chất gây nguy hiểm như pyrethrum hoặc permethrin. Hai hợp chất hóa học này thường xuất hiện nhiều trong thuốc trừ sâu.

Mặt khác, một số nghiên cứu cũng cho rằng việc điều trị chấy theo cách này có thể khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh bạch cầu hoặc mắc khối u não. Chính vì thế, các biện pháp khắc phục tại nhà thường được ưa chuộng hơn. Trường hợp nếu bé nhà bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong số những phương pháp gợi ý dưới đây, hãy linh động thay đổi hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhé!

12 cách trị chấy hiệu quả hoàn toàn từ các nguyên liệu sẵn có trong nhà

Dưới đây là những biện pháp khắc phục tại nhà hữu ích dành riêng cho trẻ bị chấy ở đầu. Chắc chắn rằng nếu kiên trì thực hiện thì các biểu hiện như ngứa ngáy, bứt rứt ở các bé sẽ không còn nữa.

1. Dùng giấm ăn

Ngoài những lợi ích trong làm đẹp, tẩy rửa… giấm ăn cũng mang lại nhiều tác dụng trên mái tóc. Cụ thể, giấm rất hiệu quả trong vấn đề loại bỏ chấy cho bé.

Cách thực hiện là mẹ chuẩn bị khoảng 100ml giấm trắng trộn chung với nước theo tỷ lệ 1:1. Mẹ hãy dùng dung dịch này ủ tóc bé khoảng 15 – 20 phút sau đó xả sạch và gội đầu lại thật kỹ. Lời khuyên là bạn có thể bôi một ít dầu dừa lên tóc sau khi gội, vừa thoa vừa chải tóc để tiêu diệt trứng chấy.

2. Dầu ô liu

cách trị chấy hiệu quả bằng dầu ô liu

Thoa dầu ô liu lên da dầu của bé cho đến khi dầu thấm đều. Loại dầu này khiến chấy không thể thở và làm chúng chết ngạt. Sau khoảng 15 – 20 phút, dùng lược chải tóc để loại bỏ chấy và gội lại thật kỹ với dầu gội dành cho bé để rửa trôi lớp dầu thừa.

Mẹ nên lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi không còn thấy chấy hoặc vết sưng đỏ trên da đầu của bé. Hãy chắc chắn bạn đã giặt sạch quần áo của trẻ sau mỗi lần thoa dầu.

3. Tinh dầu cây tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một trong những cách trị chấy hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho trẻ. Đơn giản bạn chỉ việc cho một vài giọt tinh dầu vào bình xịt có chứa sẵn nước, lắc đều và xịt lên da đầu của bé. Bạn có thể dùng khăn để quấn tóc để ủ trong một lúc.

Sau khi kết thúc, mẹ hãy xả sạch tóc của bé với nước. Thực hiện việc này hai lần một tuần để có kết quả tốt nhất. Ngoài cách thức trên, bạn cũng nên thêm một vài giọt dầu tràm trà vào dầu gội hoặc dầu ô liu để ủ tóc cho bé nhằm loại bỏ trứng chấy bám trên tóc.

4. Tỏi

lợi ích của tỏi trong trị chấy

Chấy rất ghét tỏi, vì thế bạn hãy tận dụng điều này để tiêu diệt chúng. Mẹ chỉ cần nghiền khoảng 8 – 10 tép tỏi tươi rồi trộn cùng nước cốt chanh, sau đó bôi đều lên da đầu của bé. Để yên hỗn hợp trên trong vòng 30 phút rồi gội sạch lại với nước ấm là được.

5. Sáp dưỡng ẩm da (vaseline)

Thêm một cách trị chấy hiệu quả là sử dụng sáp dưỡng ẩm hay còn gọi là vaseline. Loại sáp này sẽ bắt giữ chấy không cho chúng di chuyển trên da đầu bé yêu. Hãy thoa một lớp vaseline lên da đầu trẻ trước khi ngủ và dùng khăn hoặc mũ tắm để cố định lại. Sáng hôm sau, khi bé thức dậy, bạn cần gội sạch lại rồi dùng lược bí để chải sạch trứng và loại bỏ chấy chết.

6. Máy sấy tóc

máy sấy tóc

Mặc dù không thuộc nhóm các thành phần tự nhiên có sẵn trong nhà, nhưng việc dùng máy sấy tóc có thể “thổi bay” chấy khỏi da đầu nhanh chóng đấy! Lời khuyên là bạn nên thực hiện ở ngoài không gian trong nhà để đảm bảo chấy không bám vào đồ vật hoặc áo quần. Tuyệt đối không nên dùng biện pháp này với trẻ mới biết đi, bởi không khí nóng từ máy sấy hoàn toàn không tốt cho da đầu của trẻ.

7. Nước ép hành tây

Bạn có thể dùng nước ép hành tây bôi lên da đầu trẻ như một cách trị chấy hiệu quả. Sau khi bôi, mẹ nên để yên trong khoảng 3 – 4 giờ rồi gội lại với nước sạch. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên chải tóc lại cho bé sau khi gội để loại bỏ trứng chấy nhé! Hãy lặp lại phương pháp này sau mỗi 3 – 4 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

8. Mayonnaise

sốt mayonnaise

Ai ngờ rằng loại sốt chấm ưa thích này của cả nhà lại có thể là cách trị chấy hiệu quả! Cũng như dầu ô liu, việc sử dụng sốt mayonnaise sẽ khiến chấy bị ngạt mà chết.

Hãy thoa đều sốt lên da đầu của bé và để yên như vậy qua đêm, có thể bọc nilông hoặc quấn khăn để sốt không dính vào ra gối. Buổi sáng thức dậy, mẹ hãy gội đầu và tắm sạch lại cho bé là được.

9. Dùng hạt na (hay hạt mãng cầu)

Phương pháp này đã có từ rất lâu trước đây. Nhiều người cho rằng cách trị chấy hiệu quả này cho tác dụng ngay trong 1 lần duy nhất. Điều cần làm là đem hạt mãng cầu phơi khô, sau đó rang chín thơm rồi nghiền hoặc giã thành bột.

Trộn phần bột vừa chuẩn bị ở trên với một chút nước rồi thoa đều lên tóc. Mẹ hãy ủ tóc của bé trong khoảng 25 – 30 phút sau đó gội lại bình thường. Đảm bảo chỉ sau một lần áp dụng, da dầu bé sẽ sạch chấy không ngờ.

10. Dầu dừa

cách trị chấy hiệu quả bằng dầu dừa

Mẹ hãy dùng một ít dầu dừa nguyên chất thoa đều lên da đầu của bé, giữ yên như vậy trong khoảng hai giờ, nên dùng mũ tắm trùm lại để dầu dừa không bị dính ra ngoài. Hết thời gian, bạn chỉ việc cho bé gội sạch đầu. Sau khi gội xong và chờ cho tóc khô, bạn lại tiếp tục thoa dầu dừa theo cách như trên rồi để qua đêm. Nên lặp lại cách diệt chấy này hai lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất.

11. Sử dụng hỗn hợp muối và giấm

Bạn có thể “đuổi sạch” lũ chấy trên da dầu trẻ bằng hỗn hợp muối và giấm. Theo đó, muối có khả năng sát khuẩn mạnh trong khi giấm lại ngăn chấy rận bám vào sợi tóc. Bạn có thể trộn đều cả hai thành phần, sau đó cho vào bình xịt rồi phun đều lên tóc của bé yêu. Chú ý là mẹ phải gội đầu cho bé thật kỹ sau khi hoàn thành.

12. Baking soda

cách trị chấy hiệu quả nhờ baking soda

Một cách hữu hiệu khác để diệt chấy trên mái tóc của bé là sử dụng baking soda. Chất này được cho là có khả năng hủy hoại hệ hô hấp của loại ký sinh trùng này. Để thực hiện, bạn trộn 1 phần bột baking soda với 3 phần dầu dưỡng tóc. Thoa hỗn hợp này lên tóc bé, sau đó gội rửa sạch lại tương tự như các phương pháp trên ngay sau đó. Để tẩy sạch chấy hoàn toàn trên tóc con, mẹ nên cho bé thực hiện khoảng một vài lần trong những ngày tới.

Hy vọng rằng những cách trị chấy hiệu quả tại nhà mà chúng tôi gợi ý ở trên có hiệu quả với tình trạng của con bạn. Bạn cũng cần chú ý vì trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong số những biện pháp trên. Nếu đã áp dụng mọi cách trị chấy tự nhiên mà vẫn không có kết quả, hãy mua dầu gội trị chấy hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

Marry Baby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mách mẹ bầu 9 cách chữa sốc nhiệt vô cùng hiệu quả tại nhà

mẹ bầu cần uống đủ nước để phòng sốc nhiệt

Thời tiết oi bức kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần bỏ túi ngay cách chữa sốc nhiệt sau đây.

Bình thường, thân nhiệt của chúng ta được duy trì nhờ các chất dịch trong cơ thể. Ngoài ra, quá trình đổ mồ hôi giúp cơ thể được làm mát và giải phóng phần nhiệt dư thừa.

Khi ở một nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, cơ thể càng dễ rơi vào trạng thái mất nước hơn. Tình trạng sốc nhiệt (hay say nắng) ở mẹ bầu có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bài viết dưới đây, Marry Baby chia sẻ đến bạn những vấn đề liên quan, đặc biệt là cách chữa sốc nhiệt tại nhà.

Điều gì gây ra sốc nhiệt ở mẹ bầu?

Nguyên nhân khiến bà bầu sốc nhiệt

Một lý do chính đưa đến tình trạng sốc nhiệt là do cơ thể phải gắng sức trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ.

Ngoài bà bầu, trẻ em hoặc người già cũng dễ mắc phải tình trạng này, bởi cơ thể họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ. Ngay cả khi không có bất kỳ hoạt động thể chất nào, cả 2 nhóm đối tượng này cũng có thể bị say nắng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sốc nhiệt có thể chia ra làm nhiều mức độ: nặng, nhẹ và trung bình. Ở mức nhẹ, cơn sốc nhiệt chỉ gây ra các triệu chứng như chuột rút, chóng mặt và buồn nôn. Với thể nặng, người bệnh có thể đối mặt với tổn thương não, thậm chí hôn mê hay tử vong.

Sốc nhiệt ở thể trung bình còn gọi là kiệt sức do nắng nóng. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước trong cơ thể giảm xuống, hệ quả là thân nhiệt tăng nhẹ. Trái với sốc nhiệt nặng, người bị kiệt sức do nắng nóng nhiệt độ cơ thể không vượt quá 40°C.

Mách bạn cách nhận biết các triệu chứng khi sốc nhiệt

Để nắm được cách chữa sốc nhiệt hiệu quả, bạn cần hiểu rõ những triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Mặc dù chia làm ba thể khác nhau nhưng người bị sốc nhiệt thường có  những biểu hiện chung được đề cập dưới đây.

Theo đó, ở người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo trước như sau:

  • Buồn nôn và nôn
  • Nhiệt độ cơ thể cao (có thể lên đến 40°C)
  • Đau đầu
  • Da ửng đỏ
  • Chóng mặt
  • Thở nhanh
  • Tăng nhịp tim
  • Chuột rút ở bụng hoặc các cơ bắp
  • Đổ mồ hôi ít hoặc quá nhiều

Sau những dấu hiệu cảnh báo trên, cơn say nắng sẽ diễn ra. Các triệu chứng của sốc nhiệt dễ nhận thấy nhất thường là:

  • Co giật
  • Cáu gắt
  • Thay đổi hành vi kỳ lạ
  • Ảo giác, hoang tưởng

Bỏ túi cho mẹ bầu cách chữa sốc nhiệt hiệu quả ngay tại nhà

1. Sữa lên men (Buttermilk)

cách chữa sốc nhiệt bằng sữa lên men

Sữa lên men là dạng sữa tươi lỏng, có vị chua. Loại này được dùng nhiều trong các công thức nấu ăn, làm bánh và sản xuất bơ.

Do có nhiều chất dinh dưỡng nên loại sữa này được xem là thức uống tốt cho sức khỏe. Đặc biệt buttermilk đem lại giải pháp bù nước, đồng thời cung cấp cho bạn thêm protein và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa. Với sữa lên men, bạn có thể dùng khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày.

Những gì bạn cần

  • Sữa chua (2 thìa canh)
  • Nước lọc (1 ly)
  • Muối (một nhúm nhỏ)
  • Bột thì là (một nhúm)

Cách thực hiện

Hòa chung nước và sữa chua với nhau. Thêm bột thì là và muối vào hỗn hợp, trộn đều. Sau khi làm lạnh là đã có thể dùng ngay.

2. Tắm với nước lạnh

Đây được xem là cách chữa sốc nhiệt hiệu quả nhất và cũng dùng như biện pháp sơ cứu tạm thời.

Những gì bạn cần

  • Một bồn tắm chứa sẵn nước lạnh

Cách thực hiện

Ngâm mình trong bồn tắm trong khoảng 15 – 20 phút. Biện pháp này được khuyên là áp dụng cho trường hợp say nắng do gắng sức nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt một cách nhanh chóng.

3. Liệu pháp tinh dầu

tinh dầu hoa oải hương

Bạn có biết rằng dầu hoa oải hương chính là “vị cứu tinh” giúp làm dịu thần kinh, cũng như giúp phục hồi làn da bị cháy nắng? Hãy thử biện pháp này khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng dần bạn nhé!

Những gì bạn cần

  • Dầu bạc hà: 2 – 3 giọt
  • Dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân: 2 thìa súp
  • Dầu hoa oải hương: 1 – 2 giọt

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn trộn đều các loại tinh dầu với nhau. Kế đến, thoa hỗn hợp này dưới lòng bàn chân, phía sau cổ và phần mặt trong cổ tay.

4. Nước me

Uống nước me được xem là cách chữa sốc nhiệt hữu hiệu đấy! Bởi lẽ me là thực phẩm cung cấp nhiều chất điện giải, cũng như bù lại phần dinh dưỡng đã bị cạn kiệt do mất nước. Bạn có thể pha và dùng ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Những gì bạn cần

  • Một vài quả me tươi
  • Một ly nước lọc
  • Đường hoặc mật ong

Cách thực hiện

Đun sôi me trong khoảng vài phút, tắt bếp lọc lấy phần nước. Tiếp đến thêm mật ong hoặc đường vào phần nước ở trên để tạo vị. Nên dùng ngay khi nước đã nguội bớt.

5. Nước ép hành tây

Bạn có thể thử cách này sau khi đã trải qua cơn say nắng. Lời khuyên là nên uống hỗn hợp hành tây và mật ong khoảng hai lần trong một ngày, liên tiếp nhiều ngày sau khi bị say nắng.

Mặc dù cho đến nay, cơ chế của biện pháp này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, dân gian đã dùng biện pháp này từ rất lâu và cho hiệu quả cao.

Những gì bạn cần

Cách thực hiện

Có hai cách để sử dụng loại nước này trị cơn say nắng:

  • Sau khi trải qua cơn say nắng, bạn thoa nước ép hành tây lên sau tai, ngực và dưới lòng bàn chân. Để yên như vậy và không rửa lại.
  • Sau khi các triệu chứng kết thúc, uống một thìa cà phê nước ép hành tây trộn cùng một ít mật ong.

6. Nước ép rau mùi

cách chữa sốc nhiệt bằng lá rau mùi

Cũng như nước ép hành tây, bạn có thể thử cách chữa sốc nhiệt này sau khi các triệu chứng đã diễn ra.

Những gì bạn cần

  • Rau mùi
  • Đường

Cách thực hiện

Cho lá rau mùi cùng một ít nước vào máy xay thực phẩm, xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước, thêm đường và khuấy đều.

Làm lạnh nước khoảng vài phút trong tủ trước khi dùng.

Rau mùi mang lại tác dụng loại bỏ lượng nhiệt thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó còn giúp mẹ bầu thoát khỏi triệu chứng buồn nôn khó chịu.

7. Bột gỗ đàn hương

Ngày nay, bột gỗ đàn hương được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da. Ngoài ra, nó cũng là được áp dụng như cách chữa sốc nhiệt hiệu quả tại nhà. Lý do vì gỗ đàn hương có đặc tính làm mát, nhờ đó giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng. Bạn có thể tìm mua bột gỗ đàn hương ở siêu thị hoặc các trang bán hàng trực tuyến.

Những gì bạn cần

  • Bột gỗ đàn hương: 3 – 4 thìa súp
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Trộn bột với nước để tạo thành hỗn hợp nhão. Sau đó thoa đều lên trán, ngực và để yên khoảng 1 giờ. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu đàn hương trong trường hợp không có bột gỗ.

8. Giấm táo

Hãy uống giấm táo khi bạn cảm thấy mệt và chóng mặt mỗi khi ra ngoài nắng. Giấm táo giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Một ly nước mát
  • Giấm táo: 1 thìa cà phê

Cách thực hiện

Trộn đều nước với giấm táo và dùng ngay.

9. Nước mận

cách chữa sốc nhiệt bằng nước mận

Thức uống này có thể được dùng như một cách chữa sốc nhiệt tự nhiên. Mận là một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, đồng thời giúp bù nước và cấp ẩm tốt cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Mận
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Ngâm một vài quả mận trong nước cho đến khi mềm. Sau đó vớt ra, nghiền mận rồi trộn cùng nước tinh khiết. Lọc lấy phần nước để sử dụng.

Mẹo để phòng ngừa sốc nhiệt ở bà bầu

bà bầu cần ngủ đủ giấc

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước sẽ giữ ẩm và giúp làm mát cơ thể. Mỗi khi ra ngoài, mẹ bầu nên mang theo nước.
  • Luôn luôn sử dụng khăn quàng cổ, dù hoặc mũ để che đầu khi đi ngoài trời nắng.
  • Dùng sữa tươi lên men hoặc nước chanh để loại bỏ bớt lượng nhiệt thừa khỏi cơ thể.
  • Chọn các loại quần áo thấm hút tốt, phom rộng để mặc trong những ngày trời oi bức. Mặt khác, mẹ bầu nên chọn quần áo sáng màu vào ban ngày vì chúng hấp thụ nhiệt ít hơn.
  • Hạn chế ra ngoài nhiều khi không cần thiết. Cố gắng bù nước hàng giờ và duy trì việc luyện tập để giữ cho cơ thể luôn ổn định.
  • Nên dành thời gian ít nhất 8 giờ để ngủ mỗi ngày và có một chế độ ăn uống cân bằng. Điều này sẽ đảm bảo rằng cơ thể mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ, có đủ khoáng chất, protein và vitamin để hoạt động khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng nóng

Trong trường hợp thấy có nạn nhân bị sốc nhiệt nặng, bạn nên gọi cho tổng đài 115 để được cấp cứu ngay lập tức. Song song đó, bạn nên tiến hành các bước sơ cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân vào bồn nước hoặc vòi hoa sen mát
  • Nếu ở bên ngoài, bạn cần cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết, mục đích là để lộ bề mặt da tối đa tiếp xúc với không khí.
  • Xịt nước mát khắp cơ thể hoặc đặt túi chườm nước đá hoặc khăn ướt lên đầu, cổ, nách và bẹn của nạn nhân.
  • Cho nạn nhân uống nước chanh, nước dừa hoặc nước tinh khiết. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt hoặc aspirin.

Hy vọng rằng những cách chữa sốc nhiệt sau đây sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để giữ cho thai kỳ được khỏe mạnh.

Marry Baby