Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Làm đúng cách - con mau lớn, khỏe mạnh
Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Làm đúng cách – con sẽ lớn khỏe mạnh
Đối với từng lứa tuổi của trẻ, mẹ sẽ có cách bổ sung canxi khác nhau cho con. Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp từ khi còn nhỏ nhé.
Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung bao nhiêu canxi?
Trước khi tìm hiểu liều lượng canxi cần dùng cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào là phù hợp, bạn hãy tìm hiểu canxi là gì và vai trò của canxi với sự phát triển của bé là thế nào nhé.
Trong cơ thể, canxi chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, phần lớn canxi tập trung ở xương răng, số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến sự cấu tạo xương, răng.
Ngoài ra, canxi còn giúp hệ thần kinh, hệ cơ và các cơ quan khác trong cơ thể bé hoạt động tốt. Thành phần này có vai trò to lớn trong việc điều hòa nhịp tim và giữ cho tim khỏe mạnh.
Nếu như thiếu canxi, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng như tổn thương mắt, nhịp tim bất thường, còi xương, chậm lớn, răng mọc không đều, răng yếu, dễ bị sâu răng. Trong khi đó, trẻ dư thừa canxi sẽ dễ bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn…
Trẻ sinh non có nhu cầu về canxi khác với trẻ sơ sinh đủ tháng. Do đó, bé dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc cân nặng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để bổ sung canxi đúng cách cho con.
Trẻ sinh đủ tháng:
Theo các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 200mg canxi/ngày.
[inline_article id=266726]
Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi
Canxi là chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Trẻ càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao. Chính vì vậy, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi là vô cùng quan trọng.
Thời gian này, bé chỉ có thể lấy canxi từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các thực phẩm chức năng.
1. Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi bằng sữa mẹ
Bé 4 tháng tuổi sẽ nhận được nhiều dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ. Do đó, trong bữa ăn, mẹ cần chú trọng các món ăn chứa nhiều canxi để có nguồn sữa tốt cho con.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, nước cam
Các loại ngũ cốc và hạt: Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
Các loại rau xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, cải bó xôi…
Các loại hải sản: Tôm, cua, nghêu, sò ốc,…
2. Sử dụng sữa công thức để bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi
Trong trường hợp nuôi bé bằng sữa công thức thì các mẹ chú ý lựa chọn những loại sữa giàu canxi, đảm bảo uy tín và cần có sự cho phép của bác sĩ nhi khoa.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung canxi
Với những bé sơ sinh thiếu hụt canxi quá nhiều, mẹ hãy dùng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giàu canxi để bé bú sữa mẹ nhận nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng hay qua các loại thuốc cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
Sự thiếu hụt canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Do đó, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi đúng cách là điều rất quan trọng để con phát triển khỏe mạnh đấy.
Đang cho con bú dùng que thử thai có chính xác không? Giúp mẹ tháo gỡ khúc mắc ngay!
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Làm sao để xử lý kịp thời cho con?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thích ứng được với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Do đó, tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy và cách chữa trị tại nhà mà mẹ nên biết để chăm con tốt hơn.
Nguyên nhân trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Nhưng đa số đều là những nguồn cơn phổ biến và thông thường trẻ sẽ tự hết.
Ngoài ra, trẻ bú mẹ bị tiêu chảy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.
1. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy do chế độ dinh dưỡng của bạn
Nếu trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng của bạn có thể là nguyên nhân chủ yếu.
Ví dụ, mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, dầu mỡ hoặc các món tráng miệng nhiều đường thì có thể làm cho bụng bé bú sữa mẹ sôi ùng ục và tiêu chảy.
2. Tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Mẹ uống thuốc như thuốc kháng sinh có thể thấm vào nguồn sữa và gây tiêu chảy cho bé.
Một số chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và bột protein cũng có thể ngấm vào tuyến sữa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
3. Rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Nếu bạn không thay đổi chế độ dinh dưỡng và không dùng thuốc mà bé bị tiêu chảy thì có thể con bị rối loạn tiêu hóa (cúm bao tử hoặc viêm dạ dày ruột).
Trẻ gặp tình trạng này sẽ bị tiêu chảy, sốt nhẹ và nôn mửa nhiều lần trong 24 giờ.
Đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh và thông thường bệnh sẽ nhanh khỏi.
4. Trẻ uống thuốc điều trị bệnh
Một vài loại thuốc dùng để chữa bệnh cho con có thể là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
Các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Một số trẻ nhạy cảm với các thành phần của thuốc giảm đau và sốt cũng có thể bị tiêu chảy.
[inline_article id=265940]
5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Khi con được khoảng 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm để làm quen với thức ăn dạng rắn. Chế độ ăn uống thay đổi có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian điều chỉnh cách tiêu hóa phù hợp với thức ăn dạng rắn. Do đó, bé có thể bị tiêu chảy cho tới khi hệ tiêu hóa bắt đầu quen dần với loại thức ăn mới.
6. Các nguyên nhân hiếm khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Một số bệnh lý nghiêm trọng nhưng không phổ biến cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Nếu mắc những bệnh dưới đây, bé sẽ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng khác trong một thời gian dài:
Nhiễm trùng ruột già nghiêm trọng do khuẩn Shigella gây ra
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn hoặc chữa hết ngay lập tức tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con tránh bị mất nước hoặc gặp các biến chứng ngay tại nhà.
Hầu hết các trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc nếu mẹ áp dụng các biện pháp dưới đây.
1. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi
Mẹ nên lưu ý bổ sung nước và thay tã cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy theo những cách dưới đây:
Giữ cho con không bị mất nước: Tình trạng mất nước xảy ra khi bé đi tiêu chảy nhiều và nhiều lần. Do đó cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bù lại lượng nước đã mất.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về thức uống điện giải cho bé như oserol: Các loại thức uống này có tác dụng thay thế lượng nước và muối đã mất do tiêu chảy. Nhưng lưu ý trong các trường hợp tiêu chảy bình thường thì chỉ cần bổ sung thêm sữa mẹ.
Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã cho con thường xuyên, càng khô thoáng càng tốt để ngăn ngừa bị hăm da.
2. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ trên 6 tháng tuổi
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn cũng thực hiện các cách trên để con không bị mất nước.
Nếu bé đã ăn được các thức ăn dạng rắn (ăn dặm), bạn hãy thử cho bé ăn kèm thêm một vài món làm giảm tình trạng tiêu chảy, gồm:
Bánh quy giòn
Ngũ cốc
Mì ống
Chuối
Tuy nhiên, thức ăn phải được làm nhỏ, nát và đủ nhuyễn để bé dễ ăn, tránh tình trạng bị hóc hay nghẹn.
3. Mẹ cần lưu ý gì khi chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy?
Để chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, bạn cần nên lưu ý những điều dưới đây:
Những thực phẩm mẹ cần tránh ăn
Sữa bò (tránh dùng khi con dưới 1 tuổi)
Nước ép táo và các loại nước ép trái cây khác (tránh dùng khi trẻ dưới 2 tuổi)
Các món chiên
Thức ăn cay nóng
Các thức uống thể thao dành cho người lớn.
Những lưu ý khác
Mẹ cần lưu ý vệ sinh đầu vú, ngực trước khi cho con bú. Các vật dụng trẻ tiếp xúc cũng phải được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm giun, sán.
Bạn cũng lưu ý tránh dùng thuốc trị tiêu chảy khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ nhi khoa.
[inline_article id=266726]
Khi nào mẹ nên đưa con đi khám?
Trong trường hợp bé bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đưa con đến bệnh viện ngay:
Phân bé màu trắng hoặc đỏ: Màu phân nhạt hoặc màu trắng có thể do bé có vấn đề về gan. Trẻ đi tiêu chảy có màu đỏ lẫn trong phân nghĩa là có thể chảy máu bên trong
Tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hoặc đi ra nước hơn 10 lần trong ngày
Nôn nhiều và nhiều lần
Phát ban trên da
Sốt
Sụt cân hoặc không tăng cân
Tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Nhưng một số trường hợp đặc biệt, tiêu chảy là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của con thường xuyên để biết khi nào cần gặp bác sĩ nhi khoa nhé.
Cách giúp trẻ tự tin để con dễ dàng thành công trong cuộc sống
Bé mạnh dạn tự tin sẽ có đến 90% cơ hội thành công trong cuộc sống và dễ dàng vượt qua được những chông gai, thử thách. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mạnh dạn thể hiện bản thân. Do đó, ba mẹ nên giúp trẻ tự tin bằng các phương pháp đơn giản và gần gũi dưới đây nhé.
Cách giúp trẻ tự tin trước đám đông
Trẻ tự tin trước đám đông sẽ biết cách thể hiện bản thân mình để được mọi người xung quanh trọng dụng và tin tưởng.
1. Tạo điều kiện để con nói ra suy nghĩ thật
Không phải trẻ em nào cũng tự nói ra suy nghĩ thật lòng, vì nhiều lý do như sợ bị la hay quá nhút nhát… Điều này khiến bé dần mất sự tự tin đối với ba mẹ rồi sang cộng đồng.
Ba mẹ nên khơi gợi nhiều câu hỏi để nói chuyện với con và giúp con nói ra được những suy nghĩ của mình. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi dưới đây:
“Tại sao con thích con búp bê này”
“Hôm nay, con thi điểm có tốt không?”
“Con có bí mật gì đang giấu ba không?”
“Vì sao con không nói chuyện với bạn bè?”
…
Nếu bé có lỡ làm bài điểm thấp hay có những suy nghĩ sai lệch, ba mẹ cũng đừng vội vàng la con mà hãy cố gắng góp ý nhẹ nhàng. Từ đó, bé sẽ cảm thấy gần gũi và tự tin để cởi mở với ba mẹ. Dần dần, khi không còn những nỗi sợ, bé sẽ hình thành sự tự tin trước đám đông.
2. Giúp trẻ có thói quen đọc sách
Trẻ có thói quen đọc sách sẽ có lý luận chặt chẽ và nhận định sâu sắc hơn. Khi gặp một vấn đề cần phát biểu trước đám đông, bé sẽ áp dụng các kiến thức đã đọc được trong sách để tự tin thể hiện quan điểm của mình.
3. Giúp trẻ tự tin chia sẻ những việc xảy ra hàng ngày
Cách đơn giản nhất là bạn hãy yêu cầu bé kể lại các câu chuyện trên lớp hoặc hát với giọng to, rõ trước mặt các thành viên trong gia đình. Bạn cũng có thể dạy bé pha trò, múa minh hoạ để câu chuyện, bài hát sinh động hơn. Dần dần, cách này sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, bạn có thể giả vờ thắc mắc để bé giải thích. Hỏi và đáp giúp kích thích trí não của bé phát triển, tăng tính phản xạ và suy nghĩ nhanh hơn. Điều này rất cần thiết cho việc rèn luyện sự tự tin trước đám đông.
[inline_article id=264216]
4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé
Ngoại hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin trước đám đông của trẻ. Bé quá thấp còi hoặc béo phì thường hay bị bạn bè trêu chọc. Mặc khác, trẻ em suy dinh dưỡng hoặc thừa cân sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy và các hoạt động thể chất.
Vì vậy, ba mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bé cũng như dạy con rèn luyện thể chất để giúp trẻ tự tin hơn.
Cách giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp
Bé nhút nhát thường khiến con không dám nói lên suy nghĩ hay chính kiến của mình. Mặt khác, bé còn dễ đánh mất cơ hội thể hiện bản thân mình trước cô giáo, sếp, đồng nghiệp… Vậy cách giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là gì?
1. Cho con tham gia các hoạt động xã hội
Các hoạt động xã hội, sinh hoạt ngoại khoá là điều kiện để con tiếp xúc và hòa nhập với nhiều bạn bè mới. Bé có thể tìm thấy được những “cạ cứng” để sẻ chia tâm sự và thấu hiểu. Chính vì thế mà con dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn nội dung chương trình và địa điểm phù hợp với con. Đối với một số trường hợp, bạn nên đi sinh hoạt cùng con ở những lần đầu tiên để tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
2. Dạy con ứng xử phải phép
Lời nói và hành động kính trên, nhường dưới sẽ giúp con gây thiện cảm với cộng đồng và tự tin giao tiếp hơn. Vì thế, mẹ hãy dạy con ngoan và lễ phép để ghi điểm trong mắt mọi người.
Trẻ rất dễ bắt chước những hành động hoặc lời nói của người lớn. Do đó, ba mẹ nên là tấm gương về cách cư xử đẹp để con noi theo.
3. Khuyến khích con chơi với bạn bè cùng lớp
Khi đến tuổi đi học, trẻ có thể ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, bạn nên khuyến khích con chơi với các bạn cùng lớp để bé không cảm thấy lạc lõng.
Bé giao tiếp với các bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp cải thiện được tính nhút nhát và ngại giao tiếp. Ngoài ra, các bé còn có sự tương tác về việc học tập để cùng nhau tiến bộ.
4. Giúp trẻ tự tin bằng cách tiếp thu các nhận xét
Trẻ có thể sẽ nhận được những lời nhận xét không vui của bạn bè, người lớn khi giao tiếp. Tuy nhiên, điều này không hẳn mang nghĩa tiêu cực mà còn có thể giúp con tiến bộ hơn.
Bạn hãy phân tích cho bé thấy đúng hay sai và nếu sai thì phải sửa như thế nào. Đừng vội vàng đánh đồng các phê bình một cách chủ quan, bạn hãy xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con.
Cách giúp trẻ tự tin trong cuộc sống
Trẻ tự tin trong cuộc sống sẽ bản lĩnh giải quyết những vấn đề khó khăn. Đồng thời, bé cũng dễ dàng thành công trong cuộc sống khi luôn tin tưởng vào sự nỗ lực của mình.
1. Nỗ lực hết mình, thất bại là chuyện nhỏ
Mọi sự đều có tính hai mặt nên bạn cần cho con biết điểm tích cực của những lần thua cuộc. Cha mẹ nên động viên con suy nghĩ tích cực như phương châm “Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó, không ngừng nỗ lực làm lại từ đầu”.
Thất bại chưa hẳn là xấu mà đôi khi có thể giúp con nhìn nhận lại điểm yếu và sai sót của bản thân. Từ đó, con có thể chủ động đánh giá được rủi ro và lập kế hoạch dự phòng trước khi bắt tay vào làm việc.
Nếu con cố gắng không ngừng và biết rõ điểm mạnh, yếu của bản thân thì đường đến thành công không còn xa nữa.
2. Cho con thấy những tấm gương sáng vươn lên từ nghịch cảnh
Đôi khi trẻ con hay mặc cảm về ngoại hình, trí thông minh và dần mất niềm tin ở chính mình. Một phần vì bạn bè cùng lớp tài giỏi, xinh đẹp hơn, mặt khác ba mẹ lại so sánh con với bạn học thông qua điểm số.
Thay vào đó, ba mẹ chỉ nên cho con tiếp cận các tấm gương sáng vượt khó như bạn cùng lớp hoặc người hàng xóm gần gũi. Bằng cách này, bé sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống và hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân mà phấn đấu đi lên.
[inline_article id=264453]
3. Khuyên con luôn tin vào chính mình
Niềm tin vào chính bản thân là cơ sở vững chắc nhất để tiếp sức cho hành trình trưởng thành của con sau này. Khi trẻ không còn tin vào chính mình nữa thì sẽ khó vượt qua được nghịch cảnh.
Muốn tích luỹ được bản lĩnh này, bé cần trau dồi nhiều khía cạnh như kiến thức, kỹ năng… Ngoài ra, trẻ cần tự đúc kết bài học từ các trải nghiệm cuộc sống để có thể luôn tin vào chính mình.
4. Giúp trẻ tự tin bằng cách dạy con tự lập sớm
Cha mẹ quá bao bọc sẽ làm con ỷ lại và không tự cố gắng. Dần lớn lên, trẻ sẽ hình thành thói quen lệ thuộc từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Con không tự lập sẽ rất khó có tự tin trong cuộc sống. Vì lúc nào cũng có cha mẹ giúp nên bé luôn nghĩ bản thân không làm được.
Các bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể tự làm các việc nhỏ với sự hướng dẫn của cha mẹ như gấp quần áo, nhặt rau, chơi với em… Mức độ khó của công việc tăng dần theo tuổi sẽ rèn cho bé tính tự lập cao trong cuộc sống và luôn tự tin mình làm được mọi việc.
Có rất nhiều phương pháp để giúp trẻ tự tin nhưng cha mẹ nên chọn cách đơn giản và gần gũi nhất để con không bị áp lực. Ba mẹ hãy uốn nắn bé thơ bằng tình yêu thương bao la, con yêu sau này sẽ trở thành chỗ dựa cho bạn, giải quyết được nhiều vấn đề lớn nhỏ và tự tin là chính mình.
Tuy nhiên, mẹ có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không? Cách giữ ấm cho bé yêu trong những ngày đông lạnh giá là gì? Trong bài viết, mẹ sẽ tìm ra câu trả lời.
1. Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?
Câu trả lời là KHÔNG. Vì than được đốt lên tạo ra khí CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.
Đây là khí độc không tốt cho mẹ; đặc biệt có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong. Ở mức nhẹ nhất, hơ than cho trẻ sơ sinh cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và con.
Chính vì lý do này mà mẹ KHÔNG NÊN áp dụng biện pháp hơ than cho trẻ sơ sinh.
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Không mẹ nhé!
2. Những rủi ro sức khỏe khi hơ than cho trẻ sơ sinh
Để mẹ biết vì sao không nên có tập tục hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tìm hiểu những ảnh hưởng độc hại từ phương pháp này để tránh gây ra những điều hối tiếc cho con:
– Gây ngạt khí, ngộ độc khí thậm chí là tử vong: Khi đốt than trong phòng kín mà đóng hết các cửa, thì lửa đốt than sẽ sản sinh ra khí CO2 và khí CO. Đây là những loại khí sẽ hút hết không khí khiến cho mẹ và bé không có oxy trong phòng để thở, dẫn đến ngạt khí.
– Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng: Mẹ đốt than để hơ, sưởi ấm cho bé có thể làm cho con bị bỏng do vô ý va chạm vào chậu than. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ.
– Hơ than làm cho cơ thể bé mệt mỏi: Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể bé yếu và mệt mỏi hơn.
– Gây rôm sảy, nhiễm trùng da: Khi hơ than, than cũng có thể bám vào người mẹ và bé kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than sẽ khiến cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng là nhiễm trùng da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng máu.
Thói quen đốt than hơ cho bé hay sưởi ấm tiềm ẩn nhiều tác hại nên các mẹ chú ý bỏ tập tục này nhé.
Một lần nữa, nếu mẹ thắc mắc có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không; thì nhấn mạnh lại là không. Việc hơ than cho bé luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng.
Mẹ khi biết không có nên hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ sẽ có cách lựa chọn những phương pháp sưởi ấm con an toàn hơn. Đặc biệt là vào ngày lạnh của mùa đông, các mẹ có thể sử dụng những thiết bị sưởi ấm hiện đại rất tiện lợi mà đảm bảo sự an toàn cao cho cả mẹ và bé.
Tại sao bé chậm đi? Những cách giúp bé nhanh biết đi mẹ nên biết
Tại sao bé chậm đi? Những cách giúp bé nhanh biết đi ba mẹ nên biết
Bạn hãy cùng tìm hiểu bé bao nhiêu tuổi biết đi, nguyên nhân bé chậm đi và những cách khắc phục để con yêu có thể chập chững những bước đi đầu tiên nhé.
Bé bao nhiêu tuổi có thể đi được?
Theo nghiên cứu, độ tuổi của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng tự đứng dậy và đi lại là khoảng 12-14 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể lực của mỗi bé mà quá trình này có thể xê dịch từ 10-18 tháng.
[inline_article id=176386]
Tại sao bé chậm đi?
Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải vì thiếu canxi không? Trên thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này.
1. Bé chậm đi do sinh non
Em bé được sinh ra trong tuần thứ 20-34 tuần tuổi có khả năng gặp phải một số rủi ro vì các bé được sinh ra quá sớm nên không phát triển toàn diện được. Cơ thể bé trở nên yếu ớt và khó khăn trong việc đi đứng như các bé khác.
2. Ba mẹ chăm sóc con quá kỹ khiến bé chậm đi
Ba mẹ nào cũng thương con với tình yêu vô điều kiện nên luôn muốn bé ăn nhiều để lo cho con tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ đang rất sai lầm nếu nuôi con theo cách này đấy.
Mẹ cho con ăn nhiều
Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ thừa cân sẽ biết đi chậm hơn so với những trẻ bình thường khác từ 1 tuần tới vài tháng. Nguyên nhân do cơ thể bé nặng nề, cơ chân yếu nên không đủ khỏe để có thể di chuyển và tập đi. Vậy nên, ba mẹ cho con ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và sự phối hợp của các bộ phận trong cơ thể khiến bé khó khăn hơn trong việc đi lại.
Bế bé quá nhiều
Bé chậm đi do ba mẹ bế con quá nhiều và không cho bé có thời gian để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Điều đó vô tình cướp đi cơ hội bé có khả năng tự đứng dậy và học đi.
Mẹ nuông chiều theo sở thích ăn của bé
Trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, bánh snack, uống nước ngọt… và lười ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, cá… Nếu mẹ nuông chiều theo sở thích ăn uống của con thì sẽ khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng.
Từ đó, chân tay bé dễ bị còi cọc, suy yếu, khó vận động toàn diện. Vì thế, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn để giúp bé đi nhanh hơn nhé.
3. Bé chậm đi do mắc các vấn đề xương khớp
Bé chậm đi là do cấu trúc cơ thể bé đang gặp phải những bệnh lý bất thường, dẫn đến chứng teo cơ, suy nhược dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn xương khớp với hông) nên khả năng di chuyển của trẻ kém hơn bình thường. Do đó, bé không thể giữ thăng bằng và tập đi.
4. Bé bị tổn thương ở não sau khi sinh
Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu não bé bị tổn thương thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của trẻ, làm bé chậm đi.
5. Bé chậm đi do bệnh lý
Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ, dẫn đến bé không có khả năng vận động.
Cách dạy trẻ gặp vấn đề xương khớp nhanh biết đi
Bé gặp phải vấn đề xương khớp sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện con có vấn đề xương khớp là hãy nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện để bác sĩ đánh giá nguyên nhân và bệnh trạng của trẻ.
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giúp bé bị các vấn đề xương khớp có thể nhanh biết đi. Phương pháp này bao gồm các bước dưới đây:
Trước tiên hãy nắn tay, chân và chỗ bị đau nhức để giúp bé giảm đau và thoải mái. Bạn hãy dành thời gian ở bên bé và massage nhẹ nhàng chỗ con bị đau, đồng thời xoay khớp bé để giảm sự co cứng và sưng khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn đồng thời cũng cần theo dõi quá trình vận động của trẻ thường xuyên nhé.
Đối với bé chậm đi do đau cơ và xương, bạn nên tập đi cho bé từng ít một, thực hiện động tác kích thích đôi chân của con bằng cách co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Điều này sẽ làm tăng khối cơ và sức co của đôi chân. Ba mẹ nên thực hiện động tác nắn từ 3-5 lần/ngày, nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay rồi để bé tự co duỗi.
Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa. Đồ chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng khởi để tự đứng lên và lấy đồ vật.
Để bé có thể nhanh biết đi, mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để con cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày sẽ thấy hứng thú và thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau.
Với bé có vấn đề xương khớp, cơ thể thường còi cọc. Vì thế, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để xương khớp con hồi phục nhanh hơn.
Cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi
Bên cạnh vấn đề về xương khớp khiến bé chậm đi thì vấn đề về não bộ cũng là điều khiến mẹ quan tâm, trăn trở. Sau đây là một số kỹ thuật giúp trẻ gặp vấn đề về não bộ tập đứng và đi:
Phục hồi chức năng cho bé bằng cách dồn trọng lượng lên từng chân: Đặt trẻ đứng bám vào tường, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần, lặp lại với chân bên kia bằng cách đổi bên.
Cho bé tập đi với thanh song song: Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
Cho bé đứng bám vào khung tập đi: Đặt trẻ đứng bám hai tay vào tay cầm của khung tập đi, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
[inline_article id=197568]
Nếu bé chậm đi, mẹ đừng vội lo lắng mà hãy kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp tập đi cho bé. Con yêu sẽ bước đi cách tự nhiên với sự nỗ lực và tình yêu của bạn dành cho con đấy.
Khi một bé trai bước sang tuổi vị thành niên, mẹ có thể nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục tại nhà trước đó đã không còn hiệu quả như trước nữa. Lúc này, con sẽ không còn ríu rít bên bạn sớm, tối. Thay vào đó, chàng trai lại muốn được riêng tư nhiều hơn. Đôi khi con có thể đặt ra nhiều câu hỏi bất ngờ cho cha mẹ.
Lứa tuổi này, con đang bắt đầu tiến đến hình ảnh của một người đàn ông và cần được ba mẹ đối xử với mình như một người trưởng thành. Vậy một người mẹ nên làm gì khi con trai dậy thì? MarryBaby xin chia sẻ cách dạy con trai tuổi dậy thì, mẹ hãy theo dõi nhé.
1. Hỏi xem con cần gì?
Mẹ nên nói chuyện với con trai rằng: “Con có cảm thấy cần thay đổi điều gì ở trường học hoặc ở nhà không?” hoặc: “Con có muốn đề nghị điều gì không?”. Lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của con là chìa khóa để giúp mẹ nắm bắt được tâm lý con trẻ ở tuổi dậy thì.
Nếu con cảm thấy khó nói, mẹ có thể đưa con đi dạo hoặc đi đến một quán cà phê yên tĩnh. Khi ngồi cạnh nhau và trò chuyện như hai người bạn, con sẽ dễ mở lòng với mẹ hơn.
2. Cách dạy con trai tuổi dậy thì: Cho con tự chủ nhiều hơn
Khi con trai lớn hơn và thể hiện mình là người có trách nhiệm, mẹ cần cho con tự chủ ngày càng nhiều hơn. Ví dụ như mẹ có thể đưa cho con một danh sách các công việc hàng tuần và để cậu bé tự quản lý thời gian của mình. Điều này sẽ tạo nên điều kỳ diệu về thái độ và trách nhiệm của con đối với cuộc sống.
3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn cho con
Khi bước vào tuổi thiếu niên, trẻ thường có xu hướng bướng bỉnh nên không dễ dàng nghe theo lời của mẹ.
Thật sự sai lầm nếu mẹ nổi nóng hoặc tự ái mắng, phạt con. Một bà mẹ thông minh sẽ không “chiến đấu” một mình, bạn nên lôi kéo chồng cùng tham gia vào việc dạy dỗ “cậu bé nổi loạn”. Bố đã từng trải qua tuổi dậy thì nên sẽ có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn, cũng như có cách để khiến con phải nghe lời.
4. Giúp con có thêm trải nghiệm
Điều quan trọng mẹ cần làm tiếp theo là mang đến cho con cơ hội được trải nghiệm thực tế. Ví dụ như mẹ có thể khuyến khích con làm bồi bàn tại một quán cà phê quen, tham gia vào các nhóm thiện nguyện hoặc tham gia vào một câu lạc bộ thể thao. Đây là những việc sẽ giúp con có thêm trải nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội.
5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối
Thanh thiếu niên cần học và làm nhiều thứ riêng tư hơn vào buổi tối, vì vậy mẹ nên cho phép con ngủ muộn hơn trước đây. Khi có thêm thời gian để làm việc riêng của mình, con sẽ cảm thấy đang được mẹ đối xử như một người trưởng thành.
6. Khuyến khích con hoạt động thể chất
Ở tuổi dậy thì, con trai sẽ phát triển thể chất rất rõ rệt. Đây cũng là lúc quan trọng để mẹ dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất.
Mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè. Tất cả đều giúp con tăng cường thể lực và khả năng tương tác của mình.
Mẹ nên giúp con đặt ra các mục tiêu trong việc luyện tập thể chất, ví dụ như có mặt trong đội tuyển bóng rổ của trường.
7. Giúp con khám phá sở thích và tài năng của bản thân
Thay vì chỉ để con học tất cả các môn phổ thông ở trường thì mẹ hãy để ý hoặc hỏi xem con thích học môn năng khiếu nào khác. Mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích riêng của mình để con tự khám phá bản thân.
8. Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Thể hiện sự tôn trọng
Nếu mẹ muốn con trai biết thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người thì không gì tốt hơn là việc cha mẹ làm gương tốt để con học theo. Con trai cũng khao khát được tôn trọng như cha mẹ. Đây cũng là cách tốt nhất để giúp cha mẹ phát triển mối quan hệ thân thiết với một chàng trai tuổi teen.
9. Đối xử với con trai như một người đàn ông
Bất cứ khi nào có thể, mẹ hãy bắt đầu đối cách đối xử với con trai như một người đàn ông. Ví dụ như mẹ hãy giao cho con những việc khó làm hoặc nhờ cậu bé giúp bạn nhiều việc nặng mà trước đây chỉ thuộc về bố.
Hãy để con tự làm các công việc được giao thay vì mẹ vội vàng trợ giúp như trước kia. Mẹ cũng nên thường xuyên nói cho con biết mẹ muốn con làm gì, thay vì để cậu bé phải tự đoán mò.
10. Mẹ bớt lo lắng
Phụ nữ thường cả nghĩ, hay lo lắng và quan trọng hóa vấn đề, nhất là khi bạn đã làm một người mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn tiếp tục áp dụng thói quen này khi dạy dỗ, chăm sóc con trai mới lớn thì rất nhiều khả năng bạn sẽ khiến con cảm thấy bị kiểm soát, không được mẹ tin tưởng hoặc không được tôn trọng. Vì vậy, học cách buông bỏ, thả lỏng tâm trí, bình tĩnh và tin tưởng con sẽ giúp mẹ có thể thân thiết với con hơn.
[inline_article id=20816]
Tuổi dậy thì của con trai có nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm, sinh lý. Trong số đó, sự thay đổi mạnh mẽ nhất về tâm lý của con đó chính là việc trẻ muốn được tự lập, muốn được người khác đối xử với mình như một người lớn. Cho nên, nếu mẹ càng áp đặt, kiểm soát, con sẽ càng có xu hướng chống đối, xa cách. Hy vọng những cách dạy con trai tuổi dậy thì mà MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ giáo dục con tốt hơn cũng như có thể trở thành người bạn con luôn tin tưởng.
Việc chăm sóc bé luôn là một thử thách đối với cha mẹ. Hầu hết các cặp vợ chồng đều lúng túng khi lần đầu đảm nhận thiên chức này.
Từ em bé chưa biết nói cho tới khi chập chững biết đi, tập nói, làm sao để biết khi nào trẻ đã bú no rồi hoặc khi nào trẻ muốn ăn và rất nhiều điều khó hiểu khác nữa? Nếu nắm được một số thói quen bản năng của trẻ, bạn sẽ chăm sóc bé dễ dàng hơn rất nhiều.
Dưới đây là 9 bí quyết phát hiện nhu cầu của trẻ nhỏ từ các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ. Xin mời bạn cùng theo dõi và áp dụng cho việc chăm sóc bé nhé.
1. Làm thế nào để hiểu tiếng khóc của bé?
Theo các bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ có tới 6 loại tiếng khóc. Và mỗi loại tiếng khóc của bé lại có ý nghĩa riêng.
+ Tiếng khóc “neh” có nghĩa là: “Con đang đói”.
+ Tiếng khóc “owh” có nghĩa là: “Con đang buồn ngủ”.
+ Tiếng khóc “heh” có nghĩa là: “Con đang khó chịu”.
+ Tiếng khóc “eairh” có nghĩa là: “Con có ga”.
+ Tiếng khóc “eh” có nghĩa là: “Con cần phải ợ”.
Làm thế nào để hiểu tiếng khóc của bé?
2. Cách giúp bé ngủ an toàn
Việc sắp xếp giường, cũi gọn gàng cho bé sơ sinh khi ngủ rất quan trọng. Bởi vì những vật dụng, đồ chơi lộn xộn không chỉ khiến bé khó đi vào giấc ngủ mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé. Ví dụ như việc bị thú bông lớn đè vào miệng mũi có thể khiến bé ngừng thở và tử vong.
Do đó, cha mẹ nên đặt bé ngủ trên bụng mình hoặc trên giường, cũi sau khi đã dọn dẹp đồ đạc gọn gàng. Tuyệt đối không để bé ngủ ở nơi xung quanh có quá nhiều đồ chơi, chăn mềm, đồ đạc. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên đặt bé ngủ ở ghế hoặc sofa vì có thể khiến con gặp nguy hiểm.
3. Dấu hiệu nhận biết bé đang đói
Làm thế nào để biết được em bé đang đòi ăn? Việc này nghe có vẻ khó khăn đối với trẻ sơ sinh nhưng nếu để ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra.
Trước khi khóc đòi ăn, hầu hết các bé đều phát tín hiệu cho ba mẹ biết mình đang đói bụng. Trẻ thường có hành động rúc rích và di chuyển cằm như thể bé đang tìm kiếm bình sữa. Cùng với đó, bé hay cho tay vào miệng, ngậm môi hoặc thè lưỡi.
Làm thế nào để biết bé đang đói? Bé cho tay vào miệng
4. Cách cho bé đi ngủ đúng giờ
Tiến sĩ người Mỹ, Erin Leichman khuyên rằng đối với trẻ lớn hơn đã biết xem tranh ảnh thì bạn nên chuẩn bị một cuốn sách phù hợp với độ tuổi của bé và đặt gần giường ngủ, chẳng hạn loại sách ảnh bằng vải để mẹ xem cùng con thay vì mất công tìm kiếm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho khâu chuẩn bị đi ngủ và tăng tốc thói quen đi ngủ của trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên rèn cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Cách này sẽ giúp thiết lập nhịp sinh học, có lợi cho giấc ngủ của trẻ.
Đặc biệt, bạn nên cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, không để sáng đèn. Điều này giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
5. Giúp bé ăn thức ăn mới
Cha mẹ không nên dùng đồ ăn làm phần thưởng mỗi khi khuyến khích bé ăn một món mới. Vì việc này sẽ khiến bé ác cảm với đồ ăn và coi các món ăn tốt như rau là không ngon. Thay vào đó, cha mẹ nên đưa ra phần thưởng cho bé là những tràng vỗ tay khen ngợi, tặng bé một món đồ chơi hoặc cho con xem một bộ phim hoạt hình mà bé yêu thích.
Ngoài ra, mỗi lần cho bé ăn một món mới, cha mẹ không nên ép con phải ăn hết phần. Bởi vì điều này sẽ khiến con cảm thấy sợ ăn nếu món đó không hợp khẩu vị. Thay vào đó, mẹ chỉ nên cho con ăn thử một chút rồi tăng dần vào các lần sau. Cách này giúp bé có thể tiếp nhận đồ ăn dễ hơn.
6. Cách để dỗ trẻ nín khóc
Khóc là bản năng của trẻ nhỏ, tuy nhiên việc khóc quá nhiều có thể khiến bé bị nấc cụt, trớ và viêm họng. Do đó, cha mẹ cần dỗ dành bé để con mau nín khóc.
Tiến sĩ người Mỹ Robert Hamilton bật mí các bước quan trọng để dỗ trẻ ngừng khóc. Đầu tiên, phải đặt hai cánh tay của bé ngang ngực và cha mẹ đỡ lấy con nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn bế bé lên rồi đu đưa con ở góc 45 độ để giúp con cảm thấy dễ chịu và có thể bình tĩnh trở lại.
7. Cách để phát hiện bé có bú đủ sữa hay không
Mẹo đơn giản là bạn chỉ cần quan sát lúc cho bé bú. Nếu thấy má của con tròn căng, không bị hóp có nghĩa là con đã bú đủ sữa. Điều này đặc biệt chính xác khi bé có thêm các cử chỉ như chạm cằm và bầu ngực mẹ và môi dưới trề ra.
8. Cách giao tiếp với bé
Việc dùng ký hiệu ngôn ngữ có thể hữu ích để giúp cha mẹ giao tiếp với trẻ trước khi con biết nói. Một số dấu hiệu cha mẹ cần cần rèn cho con hiểu bao gồm:
+ “Uống nước” – ngón tay cái để miệng.
+ “Ở đâu?” – ngửa lòng bàn tay.
+ “Sợ hãi” – vỗ ngực liên tục.
+ “Nhẹ nhàng” – vỗ nhẹ vào mu bàn tay.
9. Cách chọn vị trí cho bé trên ô tô
Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên đặt con ngồi ở vị trí ghế phía sau trong ô tô để giảm tác động của tai nạn, nếu có. Tùy vào số đo cơ thể và độ tuổi của trẻ mà chọn ghế phía sau có thiết kế phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần luôn đảm bảo chỗ ngồi của trẻ có dây thắt an toàn và để được nôi.
Việc nuôi dạy trẻ không hề dễ dàng với bất kỳ cha mẹ nào. Tuy nhiên, một số cách trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiềukhi chăm sóc bé, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ.
Khi bé có hành vi xấu, cha mẹ có nhiều cách để phản ứng mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bé. Dưới đây là một vài lời khuyên về cách kỷ luật trẻ 2 tuổi mà cha mẹ nên tham khảo.
1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi
Chắc hẳn ai từng làm cha mẹ cũng trải qua giây phút tức điên người khi không thể dỗ dành được đứa con lên 2 tuổi của mình.
Bé chỉ muốn làm những gì mình thích, đòi cái nọ, vòi cái kia, không được bố mẹ đáp ứng thì lăn ra ăn vạ, khóc đến khản cổ, cạn nước mắt hết lần này đến lần khác mà không cần lắng nghe bất cứ ai. Do đó, cha mẹ đau đầu tìm kiếm cách kỷ luật trẻ 2 tuổi.
Bé giận hờn, khóc lóc là một phần của sự trưởng thành, bởi ở tuổi này bé chưa nói được nhiều nên thường dùng hành động để bộc lộ mong muốn và cảm xúc. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để bé khóc ăn vạ hết lần này đến lần khác; bé sẽ hình thành thói quen ăn vạ, ảnh hưởng đến nhận thức sau này khi bé lớn lên.
2. Cách kỷ luật trẻ 2 tuổi để bé ngừng quấy khóc, ăn vạ
2.1 Mặc kệ bé là cách kỷ luật trẻ 2 tuổi
Rất nhiều cha mẹ Việt; khi trẻ 2 tuổi quấy khóc, ăn vạ và vòi vĩnh đã vội dỗ dành bằng cách cưng chiều để bé nín khóc; nhất là gia đình có ông bà sống chung. Điều này sẽ làm bé hình thành nên nhận thức: “À! mình muốn cái gì thì cứ gào lên khóc thế là kiểu gì bố mẹ cũng mua cho thôi”; và nhận thức này sẽ theo bé cho đến khi lớn lên.
Để kỷ luật trẻ 2 tuổi, cha mẹ không nên nuông chiều con theo cách đáp ứng tất cả những gì bé muốn. Thay vào đó, khi bé ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ hãy mặc kệ bé muốn khóc đến bao giờ thì khóc. Khi bé đã nguôi cơn hờn, cha mẹ có thể ôm bé vào lòng vỗ về; phân giải cho bé hiểu; làm như thế nào là ngoan, như thế nào là hư; nếu ngoan thì con sẽ được gì, nếu hư con sẽ bị gì…
Kỷ luật bé 2 tuổi không hề đơn giản; cha mẹ cần kiên trì và cứng rắn; vì các mẹ rất hay xót con và dễ mủi lòng mỗi khi con khóc lóc.
Làm gì khi bé 2 tuổi quấy khóc, ăn vạ? Mặc kệ bé cũng là cách kỷ luật trẻ 2 tuổi
2.2 Dạy con giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
Đôi khi những hành vi ăn vạ của bé 2 tuổi xảy ra là do bé không thể nói cho bố mẹ biết mình đang muốn gì; trong khi cha mẹ lại không phán đoán được suy nghĩ của con.
Cha mẹ nên hiểu rằng, lượng từ vựng của bé 2 tuổi còn rất hạn chế; hoặc bé không biết vận dụng từ vựng vào cuộc trò chuyện nên buộc phải khóc lóc, ăn vạ để biểu lộ điều mình muốn.
Vì thế, khi kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ cần quan tâm, nói chuyện thường xuyên với bé để hiểu tính nết và cả những từ con chưa thể phát âm tròn vành, rõ tiếng. Đồng thời, cha mẹ cần dạy con những diễn đạt bằng ký hiệu (ngôn ngữ cơ thể); chẳng hạn như:
Khi đau bụng thì con hãy đặt tay lên bụng, khom người và nhăn mặt; khi đói thì con xoa bàn tay lên bụng;
Khi muốn ngủ thì con khép hai bàn tay sang một bên tai; khi con thấy mệt thì đặt bàn tay lên trán.
2.3 Kiềm chế cơn tức giận khi kỷ luật trẻ 2 tuổi
Khi con cái hư mà nói không được, cha mẹ sẽ vô cùng tức giận. Nhưng cha mẹ nên hiểu việc kiềm chế cơn tức giận của bản thân chính là một phần của việc kỷ luật bé 2 tuổi. Nếu cha mẹ cảm thấy mình trở nên tức giận; không thể kiểm soát; hãy đi chỗ khác và hít thở thật sâu.
Kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ nên hiểu rằng, đứa trẻ hai tuổi không cố tình hư và làm cha mẹ buồn; chỉ là bé chưa thể tìm được cách diễn đạt tốt hơn. Vì thế, kỷ luật trẻ 2 tuổi cần kiên nhẫn; hướng dẫn bé cách thể hiện sự mong muốn. Khi bé đã hiểu những điều cha mẹ nói; mọi chuyện sẽ thật đơn giản.
Trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ có thể khiến cha mẹ nổi nóng, do đó, kiềm chế cơn giận rất quan trọng
2.4 Cho bé những gì bé muốn nhưng có kiểm soát từ ba mẹ
Phần lớn các ba mẹ Việt thường hốt hoảng và quát tháo con cái khi thấy bé cầm những vật dễ vỡ; chẳng hạn như bình đựng nước. Điều này không tốt vì chỉ khiến bé cảm thấy như mong muốn của mình không được đáp ứng; và bé sẽ lại lén lút tìm cách cầm bình nước vào một lúc khác khi không có cha mẹ ở đó.
Khi kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ nên nhẹ nhàng hỏi bé rằng: “Con muốn uống nước phải không?”
Nếu bé trả lời là có hoặc gật đầu; cha mẹ hãy nói rằng: “Để mẹ rót cho con nhé!”; và cha mẹ hãy rót cho bé một cốc để uống.
Nếu bé trả lời là không hoặc lắc đầu, cha mẹ hãy bình tĩnh hỏi con rằng: “Vậy con muốn làm gì với bình nước nào?”; và giải thích cho bé, bình nước không phải là đồ chơi, nếu con nghịch vỡ sẽ bị chảy máu chân, tay và bị phạt đòn nữa.
Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp kỷ luật trẻ 2 tuổi này cho các tình huống khác để hướng dẫn bé. Khi được giúp đỡ, bé sẽ học được cách nhờ sự trợ giúp từ người lớn.
2.5 Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của bé
Bản năng của ba mẹ là luôn ngăn cản con cái tiến lại gần bất kỳ nơi nào không an toàn, nhưng điều này thường làm bé tức giận và khóc lóc vì không được đến nơi mình muốn.
Bí quyết là ba mẹ hãy đánh lạc hướng và chuyển hướng bé bằng cách gọi to tên của bé để bé quay trở lại với cha mẹ; sau đó chỉ cho bé thấy một cái gì đó thu hút, chẳng hạn như con gà, bông hoa, quả bóng bay… để bé quên đi nơi đang muốn chạy tới.
Làm gì khi bé 2 tuổi ăn vạ? Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của bé để kỷ luật trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ
2.6 Hãy suy nghĩ như bé hai tuổi
Ba mẹ rất dễ nổi nóng khi thấy con nhỏ vẽ bậy ra bàn ghế hoặc bốc đất, cát bẩn, nhưng với trẻ con đó là niềm vui. Cha mẹ hãy thử đặt vào vị trí của đứa bé 2 tuổi để hiểu niềm vui khám phá thế giới xung quanh trong lứa tuổi đó và cho phép bé tự do hơn.
Thay vì quát nạt, cấm bé vẽ; cha mẹ có thể kỷ luật trẻ 2 tuổi bằng cách hướng dẫn con vẽ lên bảng hoặc lên giấy. Khi được ba mẹ hướng dẫn khu vực được phép vẽ, chắc chắn bé sẽ không vẽ bậy nữa.
[inline_article id=193520]
2.7 Giúp bé khám phá để kỷ luật trẻ 2 tuổi
Tất cả mọi em bé hai tuổi đều thích khám phá thế giới xung quanh và hầu như chưa biết sợ thứ gì cả. Khi kỷ luật trẻ 2 tuổi, cha mẹ nên chỉ cho con biết thứ gì là an toàn, thứ gì là nguy hiểm. Chẳng hạn con thích nghịch các lọ gia vị; cha mẹ hãy thử một lần cho bé nếm tương ớt, đảm bảo bé sẽ không dám đụng vào thêm một lần nào nữa.
Thật khó để dặn dò một đứa bé rằng: “Con chỉ được chơi ở chỗ này và không được chơi ở chỗ kia” vì phần lớn bé sẽ quên ngay sau đó. Vì thế, bạn nên tự thiết lập ra các phạm vi bé được phép và không được phép vui chơi.
Chẳng hạn như không cho bé đi vào khu vực bàn bếp có dao kéo nguy hiểm, không cho bé đụng vào các thiết bị điện, không cho bé đến gần các chuồng nuôi thú…
Làm gì khi bé 2 tuổi ăn vạ? Kỷ luật trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ bằng cách thiết lập giới hạn rõ ràng
2.9 Phạt bé ở chỗ nào đó chỉ có một mình
Nếu bé nhiều lần lặp lại các hành vi hư, cha mẹ có thể đưa con vào một khu vực an toàn trong thời gian ngắn; chẳng hạn như phòng đọc sách, phòng ngủ, ghế ăn cho trẻ em để bé tĩnh tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹnên kỷ luật trẻ 2 tuổi trong 2 phút, trẻ 3 tuổi trong 3 phút).
Khi bé đã bình tĩnh lại, cha mẹ hãy giải thích cho bé biết lý do tại sao con lại bị phạt như thế và tại sao hành vi của con là sai.
Cha mẹ không nên sử dụng các biện pháp kỷ luật trẻ 2 tuổi bằng bạo lực như đánh, chửi, hăm dọa để kiểm soát bé vì sẽ làm bé bị tổn thương và dễ nảy sinh các hành vi tiêu cực khó lường.
Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG NÊN sử dụng đánh, tát trẻ 2 tuổi như hình thức kỷ luật. Bé 2 tuổi đặc biệt khó có thể hiểu bằng cách nào mà việc con quấy khóc, ăn vạ lại dẫn đến hình phạt về thể chất.
Bé sẽ chỉ cảm thấy đau khi bị đánh. Và đừng quên rằng trẻ em học bằng cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ chúng.
Cách kỷ luật trẻ 2 tuổi đòi hỏi ba mẹ phải cân bằng giữa sự nghiêm khắc và thấu hiểu mới có thể giúp con ngoan lên từng ngày. Cha mẹ cần kiểm soát sự nóng giận của bản thân nhưng cũng không nên xót con quá nhé.
Bạn có biết xương của trẻ sơ sinh thường nhiều hơn xương người lớn? Không chỉ vậy, bé mới sinh ra cũng không có xương bánh chè như người lớn. Trẻ sơ sinh còn có điều gì thú vị mà bạn chưa biết không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1/ Không giống với người lớn, trẻ mới sinh ra không có xương bánh chè mà chỉ có một phần sụn nhỏ, và sẽ bắt đầu phát triển thành xương khi bé được 6 tháng tuổi. Cũng nhờ vậy, bé sẽ ít cảm thấy đau hơn nếu lỡ va đập đầu gối xuống sàn, do lực va đập đã được phần sụn mềm giảm bớt đi rất nhiều.
2/ Xương của trẻ sơ sinh nhiều hơn hẳn so với xương người lớn. Khi chào đời, trẻ sơ sinh có khoảng 300 cái xương, trong khi người lớn chỉ có khoảng 206 cái. Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển, xương ở một số chỗ có xu hướng nối lại với nhau.
3/ Bạn có biết, cân nặng của trẻ em có liên quan nhiều đến thời điểm bé chào đời? Theo thống kê, những đứa trẻ sinh tháng 5 thường có cân nặng trung bình lớn hơn những đứa trẻ sinh vào thời điểm khác khoảng 200 gram.
4/ Khi 1 tuổi, chân bé có kích thước bằng 1/2 kích thước sau khi trưởng thành, và cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.
[inline_article id=66754]
5/ Nếu con bạn sinh ra với một chiếc bớt nhỏ trên cơ thể, đừng vội nghĩ đây là một điều bất thường. 80% trẻ em sinh ra đều có một vết bớt hoặc một đặc điểm nhận dạng nào đó. Phổ biến nhất là vết cò mổ hoặc vết rượu lan.
6/ Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có khả năng thị giác tương đương với người lớn. Tuy nhiên, bộ não của bé lại chưa có khả năng xử lý thông tin tốt như chúng ta. Đó là nguyên nhân, tầm nhìn của bé chỉ giới hạn trong khoảng 30-40 cm.
7/ Trẻ sơ sinh không hề có nước mắt trong 3-6 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Thậm chí, cho đến 4-5 tháng tuổi, nhiều bé vẫn không có nước mắt, và điều này không có gì bất thường.
8/ Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi âm thanh xung quanh. Không hẳn bởi vì cường độ âm thanh, mà phần lớn bởi vì… lạ.
9/ Mất vài tuần để bé có thể phân biệt rõ giọng nói của bố và những người khác. Tuy nhiên, ngay từ khi sinh ra, bé cưng đã có thể nhận biết được giọng nói và mùi của mẹ. Các ông bố có cảm thấy ghen tỵ khi biết điều này không nhỉ?
[inline_article id=76697]
10/ Vào 6 tháng tuổi, bé cưng có thể đạt trọng lượng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh. Một điều gần như không thể ở bất kỳ độ tuổi nào khác.