Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Vậy bà bầu nghén nặng nên ăn gì, để giảm đi cảm giác khó chịu, cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé là băn khoăn của nhiều mẹ bầu? Một vài loại thực phẩm dưới đây sẽ là bí quyết cho các bà bầu đang gặp khó khăn với việc không biết ăn gì khi ốm nghén nặng.

Ốm nghén là gì? Nguyên nhân gây ốm nghén?

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu bị buồn nôn và nôn ói, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi trong thai kì, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị của các loại thực phẩm.

Trước khi muốn biết bà bầu nghén nặng nên ăn gì, các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này nhé! Ốm nghén diễn ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì, cụ thể là hoạt động của hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) do nhau thai tiết ra, ngoài ra còn có sự gia tăng của hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Cộng hưởng với những nguyên nhân ở trên, mẹ bầu có thể ốm nghén nặng hơn nếu có các yếu tố sau:

  • Mang đa thai
  • Mang thai trứng
  • Ốm nghén nặng ở những lần mang thai trước.
  • Hay bị say tàu xe
  • Tiền căn có nhức đầu Migraines
  • Ốm nghén mang tính gia đình: Mẹ, chị em gái ốm nghén nặng…
  • Cảm thấy buồn nôn khi sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan tới estrogen.
  • Mang thai con lần đầu
  • Mẹ béo phì
  • Đang trong giai đoạn căng thẳng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tên ở nhà cho bé trai năm 2022 độc lạ, đáng yêu và dễ nuôi

Biểu hiện của ốm nghén nặng

Thông thường ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳđa phần vào buổi sáng sau khi thức dậy tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể gặp tình trạng này bất cứ lúc nào trong ngày nhé.

Tình trạng này thay đổi rất khác nhau ở từng người, đối với những chị em phụ nữ bị nghén nặng: mẹ bầu có thể cảm thấy ốm nghén suốt cả ngày, nôn ói nhiều hơn, kéo dài lâu hơn 12 tuần, thậm chí phải chịu đựng cơn nghén trong suốt 9 tháng 10 ngày. Nghén nặng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì? Mời mẹ bầu tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé.

Bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu, vậy bà bầu nghén nặng nên ăn gì để giúp mẹ ngon miệng hơn và giảm tình trạng ốm nghén? Xem ngay sau đây nhé.

1. Trái cây

a. Cam

bà bầu nghén nặng nên ăn gì
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Cam là một sự lựa chọn hoàn hảo

Vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu của cam giúp mẹ bầu tinh thần thoải mái. Ngoài ra cam còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy cam là một trong những loại trái cây giúp chị em đỡ băn khoăn về câu hỏi: “Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?”

b. Dứa

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Dứa chứa nhiều vitamin C cùng lượng Mangan rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cần thiết cho sự phát triển xương và các mô liên kết ở thai nhi. Đặc biệt chất xơ từ dứa còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón – chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Có một chú ý nho nhỏ đối với quan điểm ” sử dụng dứa trong 3 tháng đầu gây tăng co bóp tử cung” , đây là kinh nghiệm của ông cha ta để lại, hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra điều này, các nghiên cứu cho thấy ăn dứa không làm tăng nguy cơ gây sẩy thai nếu mẹ bầu chỉ ăn phần dứa ngoài và bỏ lõi. Vậy nên tùy quan điểm của mẹ bầu nha, vì cũng có rất nhiều loại hoa quả, củ khác có tác dụng tốt trong việc giảm nghén nên mẹ bầu có thể tham khảo nhé.

c. Me

Là loại quả chữa nôn ói, chán ăn khá hiệu quả được sử dụng trong Đông y, vì vậy me được nhiều mẹ cho vào danh sách những trái cây giúp giảm ốm nghén. Ngoài các vitamin, loại quả này còn cung cấp nhiều Magie, chất chống oxy hóa.

d. Nho

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Nếu mẹ bầu thường có cảm giác nôn nao, khó chịu nơi cổ họng, một ít quả nho với vị chua ngọt sẽ giúp đẩy lùi khó chịu nhanh chóng. Ăn nho cũng giúp cung cấp lượng đường glucose và vitamin C nhanh chóng, phục hồi năng lượng và giảm ngay triệu chứng nôn nao, mệt mỏi do ốm nghén.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tên ở nhà cho bé gái năm Nhâm Dần 2022 dễ thương và độc đáo

2. Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Các loại thực phẩm cho bà bầu

Cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm dưới đây giúp trả lời câu hỏi “bà bầu nghén nặng nên ăn gì?”

a. Bánh quy mặn

Một lượng lớn carbohydrate trong loại bánh này có tác dụng giúp trung hòa acid dạ dày. Hơn nữa mẹ bầu dễ bị mất nước và các chất điện giải khi nôn ói nhiều, Natri cung cấp cho cơ thể từ bánh quy mặn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

b. Các thực phẩm chứa gừng

“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể thử các công thức nấu ăn từ gừng, cũng như uống nước ép mía gừng, trà gừng hoặc các món ăn vặt từ gừng.

c. Khoai lang

nghén khi mang thai
Khoai lang là thực phẩm thích hợp cho các mẹ thắc mắc bà bầu nghén nặng nên ăn gì

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Khoai lang chứa nhiều chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như folate, photphor, vitamin B6, vitamin C… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho chính mình và thai nhi mà còn giảm hẳn các triệu chứng ốm nghén.

d. Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên hạt, sự lựa chọn cho mẹ bầu đỡ băn khoăn

Ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn trong danh sách thực đơn hằng ngày của tất cả mọi người, trong đó có các mẹ bầu. Carbohydrate trong ngũ cốc giúp trung hòa acid dạ dày dư thừa hiệu quả, từ đó giảm cơn buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày, giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn.

3. Thức uống

a. Nước chanh

ăn gì đỡ nghén

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ với đối tượng là 100 thai phụ cho thấy mùi hương của chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn của cơn ốm nghén. Mẹ bầu có thể nhâm nhi một ly nước chanh, cũng có thể cắt mỏng vài lát chanh để trong gian bếp nhỏ của mình hoặc sử dụng các loại tinh dầu thơm hương chanh.

b. Trà bạc hà

Bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì? Uống trà bạc hà, loại thảo mộc tuyệt vời không chỉ giúp giảm buồn nôn mà còn hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các hoạt động chuyển hóa của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Bạc hà giúp cải thiện đường tiêu hóa và kích thích tiết mật từ túi mật, giúp tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn uống dễ dàng hơn.

c. Sữa chua trái cây ít béo

Không chỉ giúp giảm cảm giác buồn nôn, sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa vì cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, cùng nhiều dưỡng chất quan trọng như các vitamin nhóm B, vitamin D, Photphor, Magie.

[inline_article id=122539]

Như vậy thông qua bài viết, hi vọng các chị em đã có thông tin về các loại trái cây, thực phẩm, thức uống giúp giải đáp băn khoăn bà bầu nghén nặng nên ăn gì.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thuốc chữa ốm nghén: Bà bầu có nên sử dụng?

Các bà bầu khi bị ốm nghén thường muốn lựa chọn những phương pháp dân gian, tự nhiên để mẹ bầu giảm buồn nôn; cũng như tránh tiếp xúc của thai nhi với thuốc. Tuy nhiên, vẫn có 10 -15% phụ nữ mang thai phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc chữa ốm nghén để ngăn ngừa tình trạng mất nước, điện giải và suy nhược cơ thể nhanh chóng.

Hiểu về tình trạng ốm nghén, buồn nôn của mẹ bầu

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu bị buồn nôn, nôn ói hoặc khó chịu như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,… trong thai kỳ. Tình trạng này rất phổ biến trong 3 tháng đầu khi mang thai. Cơn ốm nghén có thể xuất hiện bất thình lình bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm.

Một số mẹ bầu có thể cảm thấy ốm nghén suốt cả ngày, thường gặp là buổi sáng. Ốm nghén rất khó chịu và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm về Thời gian tình trạng ốm nghén xuất hiện để chuẩn bị tinh thần, cũng như cách đối phó hiệu quả.

Những nguyên nhân gây ốm nghén

Những thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ốm nghén.

Nhưng mẹ bầu có thể gặp nhiều rủi ro hơn nếu:

  • Mang thai đôi trở lên.
  • Thai trứng (một loại thai bệnh).
  • Tiền sử bị ốm nặng và nôn mửa trong lần mang thai trước.
  • Hay bị say tàu xe.
  • Có tiền sử đau nửa đầu.
  • Ốm nghén “di truyền” trong gia đình.
  • Từng cảm thấy buồn nôn khi dùng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
  • Lần mang thai đầu tiên.
  • Béo phì (Chỉ số khối lượng cơ thể – BMI từ 30 trở lên).
  • Đang gặp căng thẳng.

Những nguyên nhân gây ốm nghén

Các phương pháp giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói không cần sử dụng thuốc chữa ốm nghén

Thật không may, không có phương pháp điều trị nhanh chóng cho tình trạng ốm nghén. Mỗi mẹ bầu với thể trạng khác nhau sẽ có những gợi ý cụ thể từ bác sĩ.

Nhưng có một số thay đổi trong lối sống mẹ bầu có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng.

Nếu tình trạng ốm nghén của mẹ bầu không quá tệ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ khuyên mẹ bầu thử một số thay đổi lối sống như:

  • Nghỉ ngơi nhiều (mệt mỏi có thể làm cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn).
  • Tránh thức ăn hoặc mùi khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Ăn bánh mì nướng khô hoặc bánh quy đơn giản trước khi bạn ra khỏi giường.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên bao gồm các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate và ít chất béo (chẳng hạn như bánh mì, cơm, bánh quy giòn và mì ống).
  • Ăn thức ăn nguội hơn là thức ăn nóng nếu mùi của bữa ăn nóng khiến bạn cảm thấy buồn nôn
  • Nạp nhiều nước.
  • Ăn thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng – có một số bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp giảm buồn nôn (mẹ bầu đảm bảo kiểm tra với bác sĩ trước khi bổ sung gừng trong chế độ ăn).
  • Thử bấm huyệt – vùng cổ tay có một số huyệt đạo giúp giảm nôn, có tài liệu cho rằng sử dụng dây hoặc vòng đeo tay đặc biệt có thể giúp giảm các triệu chứng do tác động mat xa cho vùng cổ tay.

[inline_article id=106215]

Trường hợp nào thì cân nhắc sử dụng thuốc chữa ốm nghén?

Nếu tình trạng buồn nôn và nôn mửa của mẹ bầu trầm trọng; và không cải thiện sau khi đã thay đổi lối sống như trên; bác sĩ có thể kê thêm các thuốc chữa ốm nghén, an toàn cho thai kỳ.

Trường hợp nào thì cân nhắc sử dụng thuốc chữa ốm nghén

Loại đặc hiệu là nhóm thuốc kháng histamine; được dùng để điều trị dị ứng nhưng cũng có tác dụng như một loại thuốc để cắt cơn buồn nôn, kết hợp các loại vitamin B và nén thành dạng viên uống, sẽ được giới thiệu bên dưới. Nếu mẹ bầu nôn nhiều không uống được, bác sĩ có thể dùng dạng tiêm.

>>>> Các mẹ bầu tham khảo thêm Những loại thuốc chữa ốm, táo bón và giảm đau dành cho bà bầu

Các loại thuốc chữa ốm nghén hiệu quả

Những gợi ý các loại thuốc chữa ốm nghén sau đây chỉ mang tính chất tham khảo; và cung cấp thêm kiến thức cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu muốn sử dụng thuốc chữa ốm nghén; hãy đảm bảo mẹ bầu sẽ trao đổi với bác sĩ.

1. Metoclopramide

Metoclopramide được xếp vào nhóm A (an toàn) dành cho thai kỳ và là thuốc chống nôn được kê đơn phổ biến nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên hiệu quả tuỳ thuộc từng người.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, metoclopramide không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hay khả năng sảy thai cho mẹ bầu. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học người Đan Mạch, tiến hành trên 1,2 triệu phụ nữ mang thai cũng không tìm thấy mối liên quan giữa các trường hợp dị tật thai nhi với việc sử dụng thuốc chống buồn nôn khi mang thai.

2. Pyridoxine

Pyridoxine (vitamin B6, chưa được phân loại) được coi là liệu pháp hiệu quả và có thể được dùng kết hợp với các thuốc chống nôn khác.

Các loại thuốc chữa ốm nghén hiệu quả

3. Doxylamine với pyridoxine

Viên nén phóng thích chậm kết hợp doxylamine 10 mg và pyridoxine 10mg điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ đã được dùng nhiều năm nay cho thấy hiệu quả giảm mệt mỏi cho các mẹ bầu rất tốt.

Buồn nôn, nôn ói, ợ chua, khó tiêu… trong thai kỳ là rất phổ biến và có một loạt các phương pháp điều trị được đề xuất. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống phải được thực hiện đầu tiên; nhưng không nên từ chối thuốc chữa ốm nghén vì sợ làm tổn hại đến em bé. Hướng dẫn chuyên môn lâm sàng của bác sĩ cho thấy mẹ bầu có thể yên tâm khi điều trị ốm nghén sớm; và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mẹ bầu và gia đình.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tác dụng của nước gừng với thai kỳ: Cần cẩn thận hơn khi dùng

Nhiều bà mẹ rỉ tai nhau rằng, gừng và đặc biệt là trà gừng có tác dụng “đánh bay” cơn ốm nghén trong thai kỳ. Chính vì vậy mà không ít mẹ bầu đã sử dụng loại trà này với mục đích để giảm cảm giác buồn nôn. Vậy bà bầu uống nước gừng được không? Nếu sử dụng không hợp lý, tác dụng của trà gừng lại có thể gây hại cho bạn đấy!

Thực tế là có rất nhiều thay đổi diễn ra khi bạn mang thai. Lúc này, sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến hàng rào miễn dịch suy yếu hơn. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Thật may mắn vì thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta món quà là gừng. Nó không chỉ là loại gia vị tuyệt vời mà còn đem lại vô vàn những lợi ích sức khỏe khác nhau.

Thế nhưng chuyện không đơn giản là chỉ việc sử dụng gừng mà không quan tâm đến cách thứ sử dụng, liều lượng… Trong quá trình mang thai, chế độ dinh duỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hiểu hơn về tác dụng của trà gừng, cũng như cách để sử dụng để thu được hiệu quả và an toàn nhất.

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống nước gừng được không?

bà bầu uống nước gừng được không

Đã từ lâu, gừng được sử dụng như vị thuốc tự nhiên để giải quyết nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, đây cũng còn là gia vị quen thuộc hầu như luôn có mặt trong gian bếp của mỗi gia đình.

Quay lại với thắc mắc bà bầu uống nước gừng được không, câu trả lời rằng mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng trong thai kỳ. Tuy nhiên, để nói tác dụng của trà gừng có an toàn không thì điều này còn phụ thuộc vào cách sử dụng.

Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia, bà bầu không nên tiêu thụ quá 1g gừng mỗi ngày. Một số trường hợp hiếm gặp phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng với gừng. Có thể nói đây là tình huống duy nhất ngoài việc sử dụng gừng quá liều mà được coi là không an toàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Những tác dụng có lợi của trà gừng với sức khỏe mẹ bầu

Nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc bà bầu uống nước gừng được không. Gừng được xem là loại thảo dược vàng vì khả năng chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì việc uống trà gừng sẽ đem đến cho mẹ bầu những lợi ích sau:

1. Bầu uống nước gừng được không? Giúp giảm ốm nghén

Thực tế, gừng có vị ấm, tính nóng nên giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu được ổn định hơn sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, gừng còn là liệu pháp tự nhiên để giải quyết các vấn đề ở đường hô hấp. Gừng đem lại tác dụng làm dịu cổ họng và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nôn mửa.

Chính vì vậy mà nhiều bác sĩ đã khuyên dùng trà gừng cho các bà bầu bị ốm nghén. Bạn có thể uống trà vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để giúp kiểm soát tốt cơn ốm nghén. Mẹ bầu không nên uống trà vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì đủ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh?

2. Trợ tiêu hóa tốt

Tương tự như trên, hầu hết các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng gừng khi mang thai nhờ vào những tác động tích cực của nó trên hệ tiêu hóa.

Chất shogoal trong gừng giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu dưỡng chất. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ loại bỏ một số vấn đề tiêu hóa như khó tiêu.

3. Bà bầu uống trà gừng được không? Làm dịu cổ họng

bầu uống nước gừng được không
Có bầu uống nước gừng được không?

Đó là lý do vì sao dân gian hay sử dụng trà gừng để làm giảm đau họng và giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng cổ họng. Tất cả là nhờ vào đặc tính chống viêm mà gừng sở hữu.

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Bà bầu uống nước gừng được không? Mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề như cảm cúm, hắt hơi hay sổ mũi. Tất cả những triệu chứng khó chịu trên sẽ không còn nữa nhờ vào tác dụng của trà gừng.

Bởi lẽ, gừng chứa những chất chống oxy hóa giúp có thể mẹ bầu tăng cường sản xuất các kháng thể. Do vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn sau khi dùng một tách trà gừng. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ trà gừng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ tim đập nhanh và đột quỵ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống sữa tươi không đường có tốt không?

5. Giảm cảm giác lo âu, căng thẳng

Khi mang thai, bạn khó có thể tránh khỏi cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Thật may rằng tác dụng của trà gừng sẽ vực dậy tinh thần của bạn hơn đấy!

Không chỉ chứa những dưỡng chất kích thích hệ thần kinh thư giãn mà hương thơm trong trà còn là liệu pháp tốt để giúp mẹ bầu trút bỏ mọi buồn phiền và thấy phấn chấn hơn.

6. Bà bầu uống nước gừng được không? Kiểm soát đường huyết

Khi sử dụng trà gừng đúng chừng mực, các khoáng chất có lợi trong gừng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất.

7. Điều hòa cholesterol máu

Trà gừng còn đem đến một tác dụng vô cùng hữu ích với sức khỏe là giúp điều hòa cholesterol máu. Cụ thể gừng giúp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo và ngăn gan tổng hợp cholesterol xấu (LDL). Tác dụng này sẽ được tăng cường khi có sự kết hợp cùng mật ong đấy!

8. Trà gừng cho bà bầu: Giúp thư giãn cơ

thư giãn cơ bắp

Có bầu uống nước gừng được không? Bản chất làm dịu của gừng cũng giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi bị mỏi cơ. Vì vậy việc uống một tách trà gừng trong thai kỳ có thể giúp xương, khớp và cơ thể thư giãn, phục hồi sau những cơn mệt mỏi cực độ.

9. Bà bầu uống trà gừng được không? Ngăn ngừa ung thư

Bầu uống gừng được không? Gừng được biết là một loại thuốc chống viêm mạnh có thể ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư. Do vậy, nó có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư buồng trứng và ung thư vú.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để bổ sung vitamin?

10. Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Bầu uống trà gừng được không? Gừng rất giàu vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể của bạn. Nhờ vậy mà nó tạo ra sự cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện đáng kể sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Những mặt hạn chế của việc tiêu thụ trà gừng trong thai kỳ bạn cần biết

Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu sử dụng quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này cũng không ngoại lệ với trà gừng và mẹ bầu có thể sẽ gặp phải những tác động tiêu cực như sau:

1. Gây mất cân bằng dinh dưỡng

Một tác dụng khác của trà gừng mà nhiều chị em cũng có thể sẽ rất rõ chính là giảm cân. Do đó, việc tiêu thụ quá mức lại trà này có thể sẽ khiến mẹ bầu bị sụt cân. Điều này gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng rất nguy hiểm với thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống vitamin E không và vì sao?

2. Tương tác với thuốc mê và gây mất máu

Gừng có đặc tính làm loãng máu, vì vậy mà nó có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu gây ra sự mất máu nhiều. Hơn nữa, khi dùng vượt mức khuyến nghị, gừng còn tương tác với thuốc mê và điều này hết sức nguy hiểm nếu mẹ bầu dùng trà gừng trước ca phẫu thuật sinh mổ.

3. Nguy cơ thai nhi bị thiếu dưỡng chất, cân nặng thấp khi sinh

tác dụng phụ của trà gừng

Bầu uống gừng được không? Như đã đề cập ở trên, tác dụng của trà gừng là giúp cân bằng sự hấp thụ dinh dưỡng. Do đó, việc tiêu thụ quá mức cần thiết loại trà này lại có thể là điều bất lợi. Bởi vì cơ thể bạn sẽ gia tăng tốc độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, vô tình khiến cho thai nhi hấp thụ được ít dưỡng chất hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng thấp.

4. Sẩy thai

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Có bầu ăn củ sắn được không? Cách chế biến củ sắn (khoai mì) ra sao?

5. Nguy cơ sinh non

Do tính chất làm loãng máu và thư giãn cơ của gừng, việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm do tình trạng tăng co thắt tử cung. Ngoài ra, trà gừng còn là loại thức uống được cho là không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi.

Bà bầu uống nước gừng được không? Mẹ bầu uống trà gừng khi mang thai không hẳn là việc không tốt. Tuy nhiên, các bà mẹ tương lai cần chủ động hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Bởi vì bên cạnh những tác dụng có lợi mà trà gừng mang lại, vẫn có những rủi ro nếu bạn tiêu thụ quá mức cho phép. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

[inline_article id=248051]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai không phải mẹ nào cũng biết

Ốm nghén khi mang thai là triệu chứng phổ biến, xảy ra với hơn 70% bà bầu. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng nghén khi có bầu cũng như biết những thông tin thú vị xoay quanh vấn đề này.

Ốm nghén khi mang thai là gì?

Ốm nghén là một tình trạng xảy ra trong thai kỳ. Với các biểu hiện buồn nôn và nôn ói, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị của các loại thực phẩm.

Nguyên nhân khiến mẹ ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén diễn ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì, cụ thể là hoạt động của hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) do nhau thai tiết ra, ngoài ra còn có sự gia tăng của hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Các hormone này tác động lên toàn cơ thể, trong đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra triệu chứng ốm nghén khi mang thai

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tên ở nhà cho bé gái năm Nhâm Dần 2022 dễ thương và độc đáo

6 sự thật thú vị về ốm nghén khi mang thai

1/ Mối liên hệ giữa ốm nghén khi mang thai và chỉ số IQ của trẻ

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Bệnh viện Nhi Toronto, Canada được đăng trên tạp chí Nhi khoa (The Journal of Pediatrics) tiến hành trên hơn 800.000 phụ nữ mang thai đến từ nhiều quốc gia cho thấy, những bé có mẹ bị ốm nghén trong thai kỳ không chỉ có chỉ số IQ cao mà còn có khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Họ tin rằng, điều này có liên tới các hormone thai kỳ trong lúc ốm nghén đã tác động tích cực tới sự phát triển não bộ của thai nhi.

ốm nghén

2/ Ốm nghén khi mang thai báo hiệu một thai kỳ khỏe mạnh

Điều này được chứng minh thông qua một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên đối tượng là những phụ nữ đã từng sẩy thai. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai, có nguy cơ sẩy thai ít hơn từ 50 đến 75% so với những mẹ bầu không ốm nghén.

3/ Không chỉ vợ bầu, chồng cũng có thể ốm nghén

Có thể bạn không tin, nhưng tình trạng chồng ốm nghén thay vợ khá phổ biến. Thậm chí, các chuyên gia còn đặt tên cho tình trạng này, gọi là hội chứng Couvade (Couvade syndrome). Khi bị ốm nghén, anh xã cũng có thể cảm thấy buồn nôn, cảm giác đau nhức, thay đổi khẩu vị… Nguyên nhân của tình trạng này đến nay vẫn chưa được biết rõ, một vài giả thuyết cho rằng nó có liên quan tới các vấn đề tâm lý.

4/ Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày

Thông thường, ốm nghén thường hay xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở một số bà bầu, các biểu hiện khó chịu khi mang thai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt gây khó chịu vào chiều tối. Ốm nghén vào buổi chiều tối khiến bà bầu không thể ngủ ngon giấc, buồn nôn khó chịu. Tinh thần mẹ bầu bị ảnh hưởng, khó tập trung, cơ thể thiếu sức sống.

>>> Các mẹ bầu tham khảo thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

5/ Ốm nghén không giúp phân định giới tính thai nhi

Nhiều người cho rằng tình trạng ốm nghén nặng hơn, là một dấu hiệu sinh con gái. Nguyên nhân được cho là khi mang thai bé gái, mẹ có nồng độ hormone cao khiến tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn, trong khi phụ nữ mang con trai ít buồn nôn hơn vì lượng hormone thấp hơn.

Tuy nhiên đây vẫn còn là ý kiến gây tranh cãi, bởi nhiều nghiên cứu đưa ra các kết quả mâu thuẫn với nhai. Vì vậy, các mẹ không nên tin cậy vào dấu hiệu này để mong con gái hay con trai nhé.

ốm nghén khi mang thai

6/ Một số mẹ bầu có thể ốm nghén nặng hơn khi có các yếu tố

Mẹ bầu có biết, khi có các yếu tố dưới đây, các mẹ sẽ có tỉ lệ ốm nghén nặng nhiều hơn so với người bình thường:

  • Mang đa thai
  • Mang thai trứng
  • Ốm nghén nặng ở những lần mang thai trước.
  • Hay bị say tàu xe
  • Tiền căn có nhức đầu Migraines
  • Ốm nghén mang tính gia đình: Mẹ, chị em gái ốm nghén nặng…
  • Cảm thấy buồn nôn khi sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan tới estrogen.
  • Mang thai con lần đầu
  • Mẹ béo phì
  • Đang trong giai đoạn căng thẳng

[inline_article id=122539]

Tóm lại, ốm nghén khi mang thai không phải là triệu chứng nguy hiểm nên bà bầu có thể yên tâm. Hơn nữa, với những lợi ích tuyệt vời của ốm nghén, thay vì khó chịu vì chúng, sao bầu không vui vẻ hơn một chút?

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ. Tùy từng thời điểm, sự mệt mỏi của mẹ bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau. Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết sự mệt mỏi trong từng tam cá nguyệt nhé!

Mệt mỏi khi mang thai

1. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên

3 tháng đầu được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong thai kỳ. Bạn cũng đừng nên quá lo lắng khi đối diện với các triệu chứng khó chịu trong tam cá nguyệt này.

Ốm nghén

Là tình trạng khá phổ biến có đến 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của nghén, kèm theo cảm giác khá nhạy cảm với mùi thức ăn. Mẹ bầu luôn thấy sợ hãi khi mỗi sáng thức dậy phải chạy ngay vào nhà vệ sinh để nôn và trong bụng dường như không còn gì.

Cách khắc phục:

  • Cho dù mệt mỏi khi mang thai như thế nào thì bà bầu cũng không nên bỏ bữa, thay vào đó hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ.
  • Cần tránh những thức ăn có mùi tanh khiến mẹ có cảm giác buồn nôn, thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Dùng thêm gừng vào các món ăn sẽ giúp mẹ bớt buồn nôn, hoặc uống trà gừng vào mỗi sáng.

tam cá nguyệt thứ nhất mệt mỏi như thế nào

Táo bón

Sự gia tăng hormone progesterone trong 3 tháng đầu làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp hơn và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ trở nên mệt mỏi khi mang thai.

Cách khắc phục

  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, nho khô…
  • Uống nhiều nước một cách đều đặn, ngoài nước lọc mẹ có thể dùng thêm nước ép hoa quả, nước ép rau xanh.
  • Chỉ với 15 phút đi bộ mỗi ngày, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ táo bón.

Nhức đầu, choáng váng

Thai nhi đang trong quá trình hình thành nên mọi nguồn năng lượng của mẹ đều tập chung cho bé, vì thế đôi khi khiến mẹ bị đau đầu và choáng váng. Hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tháng tiếp theo.

Cách khắc phục:

  • Dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Không nên dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, chè đậm.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ chất.

2. Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

tam cá nguyệt thứ 2 mẹ đau dây chằng

Thời gian này cơ thể mẹ đã dần thích nghi với những thay đổi, đây cũng là giai đoạn thoải mái nhất trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khiến mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi khi mang thai.

Đau nhức dây chằng

Thai nhi bắt đầu lớn dần, gây áp lực lên dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy bầu sẽ cảm thấy đau nhói, đôi khi những cơn đau trở nên nặng hơn.

Cách khắc phục

  • Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều.
  • Khi ngủ nên nằm nghiên, chèn thêm một chiếc gối dưới bụng và kẹp giữa hai chân.
  • Nên thay đổi tư thế ngồi hay nằm một cách từ từ để giảm những cơn đau.

Mệt mỏi do căng thẳng, lo âu

Lo lắng cho sự phát triển của thai nhi cũng như những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến con là nỗi ám ảnh lớn của người làm mẹ. Đôi khi chỉ vì lo lắng thái quá khiến mẹ trở nên bất an, mệt mỏi khi mang thai.

Cách khắc phục

  • Luôn luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi chỉ có như vậy em bé mới phát triển tốt hơn.
  • Hãy chia sẻ tâm tư, tình cảm với chồng hoặc người thân sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Khó thở làm cơ thể bà bầu mệt mỏi

Thai nhi phát triển ngày một lớn, theo đó sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến bầu khó thở nhiều hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối thai kỳ.

Cách khắc phục

  • Không nên làm việc nhiều, quá sức, tránh làm những công việc nặng nhọc.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập hít thở, yoga hay đi bộ sẽ giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi tốt hơn.
  • Nếu bị khó thở nặng, thở gấp thì bầu cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt cuối cùng

mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ 3

Bạn trở nên nặng nề, “ì ạch” hơn nhiều. Cảm giác mệt mỏi cũng luôn “đeo bám” không rời mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Cơ thể mệt mỏi vì đau lưng

Áp lực từ trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau lưng khó chịu. Thậm chí chúng còn làm bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mỏi mệt.

Cách khắc phục

  • Tiếp tục chăm chỉ tập luyện thể dục với những bài tập nhẹ.
  • Massage là liệu pháp hiệu quả giảm đau lưng, vì vậy đừng chần chừ nhờ anh xã giúp, bầu nhé!

2. Chứng phù nề khó chịu

Là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm mẹ thấy bất tiện và mệt mỏi.

Cách khắc phục

  • Hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu
  • Kê cao chân khi nằm ngủ
  • Lựa chọn những đôi giày, dép phù hợp

3. Mệt mỏi khi đợi chờ

Mặc dù đã biết ngày dự sinh nhưng vào tháng cuối thai kỳ, mẹ vẫn luôn lo lắng không biết khi nào con yêu sẽ ra đời. Bên cạnh đó, bạn còn có nỗi sợ khi phải đối mặt với những cơn đau đẻ kinh hoàng… Tất cả gây nên một áp lực rất lớn cho mẹ lúc này.

Cách khắc phục

  • Hãy thư giãn bằng cách nghỉ ngơi, làm một vài món ăn nhẹ hay trang trí phòng cho bé…
  • Học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước để chuẩn bị cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Bên cạnh những biện pháp khắc phục các cơn mệt mỏi ở từng tam cá nguyệt, mẹ bầu còn có thể nâng cao sức khỏe với các cách sau đây:

Mẹ bầu làm gì cho hết mệt?

Yoga cho mẹ bầu

Một số điều chỉnh trong sinh hoạt có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

1. Lắng nghe bản thân

Bạn nên ngủ sớm hơn thường lệ. Bạn cũng cần tăng thời gian ngủ ban ngày. Nếu chưa có thói quen ngủ trưa, bạn nên tranh thủ chợp mắt ở nơi làm việc hoặc tại nhà. Chỉ 15 phút ngắn ngủi cũng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi khi mang thai.

2. Lên thời gian biểu hợp lý

Giảm thời lượng dành cho công việc bên ngoài hoặc việc nhà để nghỉ ngơi nhiều hơn.

3. Ăn uống đúng cách

Bà bầu cần bổ sung 300 calo mỗi ngày. Mời bạn tra cứu bảng dưới đây nhé.

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
2 lát sandwich + 2 lát cà chua +

1 quả trứng chiên + 2 lát dăm bông

1 cái đùi gà nướng khoảng 120g 114g cá thu nấu chín
2 lát bánh mì nướng + 1/3 trái bơ đánh nhuyễn

+ 80g cá hồi

100g cốc lết heo chiên 303g tôm bóc vỏ

Những thức ăn như khoai tây chiên, bánh snack hay kẹo ngọt không nên góp mặt trong thực đơn hằng ngày của bạn. Ngược lại, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, gà, ngũ cốc và uống sữa.

4. Bù nước cho cơ thể
Tạm biệt cà phê và uống đủ 2,5 lít nước/ngày. Nếu cảm thấy phiền phức vì phải đi tiểu ban đêm, bạn chỉ cần tránh uống quá nhiều sau 6 giờ tối.

5. Thể dục nhẹ

Việc đi bộ một vài vòng, tập một số động tác giãn cơ kết hợp với việc hít thở sâu sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều.

6. Hướng đến tương lai

Nếu đang ở 3 tháng đầu, bạn có thể nghĩ đến thời gian “huy hoàng” của tam cá nguyệt tiếp theo. Thông thường, những cơn mệt mỏi khi mang thai sẽ biến mất trong khoảng thời gian này và bạn có thể làm mọi điều mình thích, miễn là chúng không nằm trong danh sách những việc cấm kỵ đối với bà bầu.

Nếu đang ở 3 tháng cuối, hãy nghĩ về ngày mình được đón bé yêu chào đời. Cả một chặng đường dài sắp kết thúc! Không có lý do gì để không vui lên.