Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ph âm đạo bình thường là bao nhiêu? Làm thế nào để cân bằng độ pH trở lại mức bình thường?

Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về thắc mắc pH âm đạo bình thường là bao nhiêu cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến độ pH âm đạo. 

PH âm đạo là gì?

PH là một thang đo có giá trị từ 0-14 để đánh giá tính acid hay base của một chất. Nếu độ lớn hơn 7 được coi là có tính base và nhỏ hơn 7 là có tính acid. Còn âm đạo là một ống cơ trơn và nối âm hộ đến cổ tử cung.

Chúng bao gồm các lớp niêm mạc, hệ thống cơ trơn, mạch máu và thần kinh. Trong đó, niêm mạc âm đạo chính là các biểu mô, xếp nếp, có độ đàn hồi và rất nhạy cảm với nội tiết tố nữ estrogen. Âm đạo có chứa hệ vi sinh vật gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại, tạo nên sự cân bằng và không gây bệnh. 

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu
PH âm đạo là thang đo đánh giá môi trường axit trong tử cung

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Độ pH của âm đạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định âm đạo có đang cân bằng, khỏe mạnh hay không. Vậy độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Trong âm đạo có trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm số lượng 50-80% và sinh ra acid lactic nên âm đạo có tính acid nhẹ từ 3.8-4.5. Đây được xem là mức pH âm đạo bình thường.  

Tại sao pH âm đạo lại quan trọng?

Khi môi trường âm đạo có tính axit với độ pH cân bằng từ 3.8- 4.5 sẽ tạo nên một hàng bảo vệ và ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn có hại và nấm men sinh sôi quá nhanh gây nhiễm trùng, viêm nhiễm cho âm đạo luôn khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu độ pH trong âm đạo cao trên 4.5 – môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn không lành mạnh phát triển. Âm đạo có độ pH cao sẽ tăng nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm dưới đây:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (vi khuẩn BV): Vi khuẩn phát triển quá mức sẽ gây nên dịch âm đạo màu xám, trắng hay vàng bất thường và có mùi tanh. Khi đi tiểu, chị em sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa. 
  • Bệnh Trich (Trich): Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Trich không gây nên triệu chứng nào rõ rệt nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh STD khác, thậm chí HIV.
  • Mất cân bằng pH âm đạo cũng là nguyên nhân làm giảm hay triệt tiêu khả năng sinh con. 

Những yếu tố làm mất cân bằng môi trường âm đạo

Để tìm hiểu pH âm đạo bình thường là bao nhiêu bạn cần biết nguyên nhân mất cân bằng pH. Nguyên nhân của sự thay đổi pH âm đạo bao gồm yếu tố sau:

1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn là tình trạng xảy ra khi số lượng vi khuẩn có trong âm đạo tăng quá mức. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nồng độ pH âm đạo.

Tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ngứa, rát hoặc đau ở âm đạo, nóng rát khi đi tiểu và dịch tiết có màu trắng hoặc xám.

2. Thói quen thụt rửa âm đạo

Nhiều người thường thụt rửa hoặc làm sạch âm đạo bằng dung dịch chứa giấm hay baking soda để giảm mùi âm đạo. Tuy nhiên trên thực tế, điều này có thể làm nặng mùi hơn do thụt rửa làm mất đi các vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến tính cân bằng pH âm đạo và có thể gây nhiễm trùng.

3. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Môi trường âm đạo của phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh thường có độ pH âm đạo trung bình là 5,3. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng pH âm đạo này là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ .

4. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Vì thế, khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu trong âm đạo có thể làm tăng nồng độ pH, gây mất cân bằng pH âm đạo.

5. Sử dụng thuốc kháng sinh là 

Thuốc kháng sinh thường được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt. Vì thế, thuốc kháng sinh này có thể dẫn đến mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không gây tăng pH âm đạo, tuy nhiên độ pH cao có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển UTI. Bên cạnh đó, sự giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể là nguy cơ mắc phải UTI, vì estrogen thấp làm tăng pH âm đạo.

Âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm.

Độ pH âm đạo tối ưu để tinh trùng di chuyển là từ 7.0 đến 8.5. Khi quan hệ tình dục, độ pH âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit thông thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng có thể di chuyển đến trứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của việc mất cân bằng pH âm đạo

pH âm đạo bình thường là bao nhiêu, mất cân bằng dẫn đến điều gì? Khi độ pH cao dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm trùng  có thể gây nên một số triệu chứng như: 

  • Dịch âm đạo có màu trắng, xám hay xanh lục. 
  • Âm đạo tiết dịch có mùi hôi hay tanh. 
  • Chị em cảm thấy ngứa vùng âm đạo. 
  • Nóng rát mỗi khi đi tiểu.
PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Mất cân bằng âm đạo pH dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe vùng kín của chị em

Bật mí cách cân bằng độ pH vùng kín hiệu quả mà an toàn

Nếu chị em phụ nữ nào có các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn hay tình trạng khác liên quan đến độ pH âm đạo thì nên đi khám bác sĩ ngay. Đừng cố gắng thụt rửa vì nó chỉ làm mất cân bằng độ pH hơn mà thôi.

Khi điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas, bác sĩ sẽ kê một trong loại thuốc kháng sinh dạng viên hoặc kem:

  • Clindamycin (Cleocin) điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Metronidazole (Flagyl) hay Tinidazole (Tindamax) điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc trichomonas.

Gợi ý cách duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh

pH âm đạo bình thường là bao nhiêu, làm sao để cân bằng? Để giữ cho độ pH của âm đạo luôn ở mức ổn định, chị em có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây: 

1. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Khi quan hệ tình dục nhớ dùng bao cao su. Không chỉ giúp chị em tránh mang thai ngoài ý muốn mà còn tạo hàng rào bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ngăn tinh dịch kiềm làm rối loạn nồng độ pH trong âm đạo. .

2. Không thụt rửa âm đạo

Không nên thụt rửa âm đạo vì có thể vô tình loại bỏ các vi khuẩn có lợi làm rối loạn hệ vi khuẩn. Theo đó, thay đổi pH âm đạo và có thể làm tăng mức độ pH.

Thực tế, âm đạo của chị em có khả năng tự làm sạch tự nhiên. Vậy nên, các chị chỉ cần vệ sinh bên ngoài âm đạo bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp. Nhớ vệ sinh xong cần lau khô để vùng kín khô thoáng. 

3. Giữ vệ sinh vùng kín

Thay băng vệ sinh thường xuyên khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho chị em mà còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm nguy cơ tăng pH âm đạo.

Chị em cũng cần lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh. Nhớ là chỉ rửa bên ngoài vùng kín tránh không thụt rửa sâu vào bên trong và lau khô sau khi rửa.

Tránh để ẩm ướt vùng kín và không mặc quần lót quá chật. Chị em nên chọn quần lót có chất liệu cotton với tính thấm hút mồ hôi cao.

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

4. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chị em nên bổ sung các thực phẩm lành lạnh trong thực đơn mỗi ngày như hoa quả tươi, rau xanh, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt… Nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế uống trà, cafe hay các loại thức uống có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó, chị em đừng quên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

5. Ăn sữa chua

Mỗi ngày bổ sung cho cơ thể 1 hộp sữa chua vừa bổ sung canxi và vitamin D vừa là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus.

6. Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho môi trường âm đạo. Chú ý, trước khi sử dụng chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về dòng sản phẩm men vi sinh. 

7. Khám phụ khoa định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp chị em duy trì sức khỏe vùng kín. Nếu phát hiện âm đạo tiết dịch âm đạo bất thường thì nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách. Chị em đừng tự ý đặt các loại thuốc âm đạo. 

Vậy là chị em đã biết pH âm đạo bình thường là bao nhiêu và làm thế nào để duy trì mức ổn định đúng không nào. Độ pH là yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe vùng kín của chị em như thế nào.

Vì thế, chị em đừng chủ quan thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy quan tâm đến độ pH âm đạo để nó luôn ở mức cân bằng. 

Xem thêm: