Trong khoảng 48 giờ sau khi sinh, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ra một loại phân có màu xanh hoặc đen, không có mùi, khá dính và khó làm sạch. Đây chính là phân su của trẻ sơ sinh, được tạo thành từ những gì bé nuốt vào khi còn ở trong bụng mẹ như nước ối, chất nhầy… Lần đầu tiên bài tiết phân su cho mẹ biết rằng đường ruột của bé đã bắt đầu hoạt động.
1. Phân su của trẻ sơ sinh là gì?
[key-takeaways title=”Phân su của trẻ sơ sinh là gì?”]
Theo định nghĩa của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, phân su (meconium stools) là phân đầu tiên của trẻ sơ sinh được tạo thành từ tế bào và các chất đi vào đường tiêu hóa trong thời kỳ mang thai. Phân su có tính chất sệt, dính và thường có màu đen hoặc xanh đen. Bé mới sinh được 2-3 ngày sẽ đi ngoài phân su.
[/key-takeaways]
Khi trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; cơ thể trẻ sơ sinh sẽ loại bỏ phân su, hệ tiêu hóa của bé sẽ nhường chỗ cho việc xử lý sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với phân su; một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su.
>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
2. Tác dụng của phân su là gì?
Phân su có một số tác dụng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Giúp vệ sinh ruột: Phân su giúp loại bỏ các chất bẩn và tế bào chết ra khỏi ruột của trẻ sơ sinh, giúp làm sạch ruột và chuẩn bị cho việc tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch: Phân su chứa một số vi khuẩn có lợi, giúp kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Phân su chứa một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau khi sinh.
Phân su thường được thải ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không đi phân su trong vòng 48 giờ hoặc hơn. Nếu trẻ không đi phân su sau 48-72 giờ, hãy cho trẻ bú nhiều hơn và theo dõi các dấu hiệu khác của vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
3. Các vấn đề trẻ sơ sinh có thể gặp với phân su
3.1 Hội chứng hít nước ối phân su
Hội chứng hít nước ối phân su (Meconium Aspiration Syndrome – MAS) có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời; khi trẻ sơ sinh hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng hít nước ối phân su là:
- Vệt phân su màu xanh trong nước ối.
- Làn da của bé đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá.
- Bé có những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Bé có thể biểu hiện suy hô hấp tùy từng mức độ.
- Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này.
Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng.
Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời; và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được theo dõi ngay khi thấy nước ối có màu bất thường như xanh, đen; hay có vẩn đục để nhanh chóng được chẩn đoán.
3.2 Hội chứng tắc ruột phân su
Hội chứng tắc ruột phân su (Meconium Ileus) là khi phân su trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng.
Triệu chứng đầu tiên của hội chứng tắc ruột phân su:
- Chướng bụng.
- Nôn ra dung dịch màu xanh.
- Trẻ sơ sinh không có đi ngoài phân su.
Bác sỹ nhi khoa sẽ chụp X-quang bụng để tìm xem bé có phân su trong ruột hay không.
Nếu đã khẳng định bé đang trong tình trạng tắc ruột do phân su, bác sỹ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thức ăn vào cơ thể bé. Ngoài ra, một ống nhỏ được đưa từ mũi vào dạ dày sẽ giúp loại bỏ phần khí và chất lỏng dư thừa.
Bé sẽ được cho uống thuốc để sổ phân su ra ngoài. Nếu cách này không thành công, một thủ thuật mở thông ruột (ileostomy) được tiến hành để loại bỏ phân tắc trong ruột. Sau phẫu thuật, mẹ sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng và những nguy hiểm khác.
Nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra khi bé đã được đưa về nhà, mẹ cần nhanh chóng gọi cho bác sỹ hoặc cho bé trở lại bệnh viện:
- Bé sốt trên 38 độ C.
- Vết mổ sưng và chảy máu.
- Bé nôn mửa và không thể ăn.
- Bé không đi tiểu nhiều như thường lệ.
4. Quá trình chuyển từ phân su sang phân bình thường
Trẻ sơ sinh sẽ không còn đi phân su khi bé được 3-5 ngày tuổi. Trong quá trình chuyển đổi; phân của bé sẽ lỏng hơn, có màu xanh nâu và sự chuyển đổi sang dạng phân từ sữa vào khoảng ngày thứ sáu.
Nếu bé vẫn đi phân su sau khi được 3 ngày tuổi; mẹ cần nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám bệnh viện. Chậm chuyển từ phân su sang phân bình thường có thể báo hiệu bé không bú đủ hoặc dấu hiệu các loại bệnh lý khác.
Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?
- Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi vẫn đi phân su đặc, sệt và màu đen.
- Bé 3 ngày tuổi: đi phân lỏng hơn và có màu xanh lục đến vàng.
- Trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi đi ngoài phân màu vàng, mềm và có nước.
- Bé 5 ngày tuổi đi tiêu 3 lần/ngày; phân có màu vàng, lỏng và có hạt.
- Từ ngày tuổi thứ 7, trẻ sơ sinh vẫn đi ngoài 3 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng và có hạt.
>> Mẹ xem thêm: Tần suất đi ngoài trẻ 1 tháng tuổi; tần suất đi ngoài trẻ 2 tháng tuổi; và tần suất đi ngoài trẻ 3 tháng tuổi
[inline_article id=191775]
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài không theo những dấu hiệu như trên; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá sốt sắng, vì mỗi trẻ sơ sinh có thể có thời gian chuyển đổi từ phân su sang phân bình thường khác nhau.