Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Rạn da sau sinh có chữa được không? Bí quyết dành cho mẹ bỉm!

Rạn da sau sinh có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều các mẹ bỉm quan tâm và timd kiếm. Hiểu được tâm lý của các mẹ sau sinh, MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề rạn ra sau sinh. Các mẹ hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé.

Tại sau lại xuất hiện rạn da sau sinh?

Trước khi tìm hiểu rạn da sau sinh có chữa được không; chúng ta cần biết nguyên nhân gây rạn ra bụng sau sinh. Bất cứ ai cũng có thể bị rạn da, chúng không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Theo tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc; rạn da thường xuất hiện trên bụng; đôi khi ở trên đùi; hoặc ngực của thai phụ khi mang thai.

Với phụ nữ mang thai khả năng bị rạn da trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do da trên bụng căng ra vì thai nhi ngày càng lớn lên. Rạn da là những đường nhỏ giống như vệt màu hồng, nâu hoặc tím phát triển trên bề mặt da.

Ngoài ra, hầu như phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 11kg đến 16kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức tăng cân sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Và sự tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể người mẹ bị rạn da.

Như vậy, các mẹ bỉm sữa đã biết vì sao lại có những vết rạn da xuất hiện. Vậy rạn da bụng sau sinh có chữa được không? Mời các mẹ bỉm sữa theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bỉm có thể xem thêm: Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Các giai đoạn phát triển rạn da khi mang thai

rạn da sau sinh có chữa được không
Rạn da sau sinh có chữa được không?

Theo chia sẻ của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, rạn da khi mang thai phát triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn da ban đầu sẽ có màu hồng, và cũng có thể bị ngứa ở vùng da xung quanh vết rạn.
  • Giai đoạn 2: Dần dần, các vết rạn sẽ to về chiều dài, chiều rộng và có màu hơi đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Khi các vết rạn da đã trưởng thành, chúng sẽ mất đi màu đỏ/hồng. Trong những tháng sau khi mang thai, chúng sẽ bắt đầu nhạt dần và có màu trắng nhạt hoặc bạc. Chúng cũng có thể hơi lõm xuống và không đều về hình dạng hoặc chiều dài.

Vậy rạn da sau sinh có chữa được không? Xin mời các mẹ bỉm đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Rạn da sau sinh có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi, “rạn da sau sinh có chữa được không?” Các chuyên gia tại bệnh viện Da liễu Hoa Kỳ đã chia sẻ rằng; vết rạn da là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị rạn da sau sinh có thể khiến chúng mờ đi và giảm ngứa.

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, không có phương pháp điều trị rạn da sau sinh duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người; và nhiều sản phẩm dường như không có tác dụng. Dưới đây là những phương pháp điều trị rạn da sau sinh được cho là tối ưu:

– Rạn da sau sinh có chữa được không? Nếu bạn muốn dùng các loại kem, sữa dưỡng hoặc gel để làm mờ vết rạn da, hãy nhớ:

  • Sử dụng sản phẩm trên các vết rạn da sớm. Vì các sản phẩm này dường như không có tác dụng nhiều đối với các vết rạn da trưởng thành.
  • Khi thoa sản phẩm vào vết rạn da hãy dành thời gian để massage vùng da bị rạn để sản phẩm đạt hiệu quả hơn.
  • Thoa sản phẩm hàng ngày trong nhiều tuần để các vết rạn biến mất trong vài tuần.

– Khi chọn các sản phẩm thoa trên da để điều trị vết rạn nên chọn các sản phẩm có thành phần là Axit hyaluronic; Tretinoin và Retinol.

-Rạn da sau sinh có chữa được không? Mẹ bỉm sữa cũng có thể đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và chữa trị bằng các phương pháp sau nếu phù hợp:

  • Liệu pháp laser
  • Microdermabrasion
  • Tần số vô tuyến
  • Siêu âm

rạn da sau sinh có chữa được không

Nếu áp dụng các phương pháp trị liệu, mẹ bỉm hãy chọn bệnh viện hãy cơ sở uy tín để chữa trị nhé.

Các cách phòng ngừa rạn da

Như vậy, mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không rồi đúng không? Vậy để phòng ngừa rạn da khi mang thai các mẹ nên làm gì? Các chuyên gia của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết; cách bảo vệ tốt nhất chống lại các vết rạn da là đảm bảo duy trì độ đàn hồi tối đa trong suốt thai kỳ. Điều này đạt được bằng cách giữ cho da luôn đủ nước và mềm mại theo các cách sau:

1. Rạn da sau sinh có chữa được không? Thực phẩm da

Các sợi collagen và elastin trong da là cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh, ít bị đứt gãy và để lại các vết rạn da. Do đó, các mẹ nên ăn thực phẩm giàu Vitamin E và C, kẽm và silica. Vì những dưỡng chất này giúp hình thành collagen. Đặc biệt, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mô khỏi bị hư hại. Vitamin B2 (Riboflavin) và B3 (Niacin) cũng được cho là giúp thúc đẩy và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, các mẹ hãy nhớ uống nước đủ 2 lít mỗi ngày để giúp củng cố và tái tạo làn da.

rạn da sau sinh có chữa được không

2. Tập thể dục

Ngoài việc tăng cường mức năng lượng; giảm tâm trạng thất thường; duy trì giấc ngủ ngon; thì tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa rạn da. Các bài tập thể dục sẽ giúp cải thiện tuần hoàn; giúp da đàn hồi và có thể căng hơn khi cơ thể phát triển trong quá trình mang thai. Sự lưu thông máu được cải thiện cũng làm giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch và sưng mắt cá chân trong thai kỳ.

3. Rạn da sau sinh có chữa được không? Giữ cho làn da mềm mại

Ngoài việc duy trì làn da mềm mại thông qua việc ăn uống và tập thể dục đầy; mẹ nên sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da như Bio-Oil để tối đa hóa độ đàn hồi của da. Bằng cách thoa Bio-Oil hai lần mỗi ngày từ ba tháng đầu trong suốt thai kỳ; làn da của mẹ sẽ được giữ ẩm tốt và có khả năng căng bóng tốt hơn.

[inline_article id=267389]

Như vậy mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa và các mẹ bầu trong việc điều trị cũng như ngay ngừa rạn da khi mang thai.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

7 băn khoăn thường gặp về vết rạn da khi mang thai

Vậy vết rạn da khi mang thai trông như thế nào và làm sao để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng rạn da trong thai kỳ? Mời bạn cùng Marry Baby tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

1.  Vết rạn da trông như thế nào?

Tình trạng rạn da được biểu hiện bởi những vệt dài, mảnh và hơi lõm trên da, có màu sắc cũng như kết cấu khác với các vùng da bình thường. Trung bình, 8 trên 10 mẹ bầu gặp phải tình trạng này trong quá trình mang thai.

Các vết rạn thường có màu hồng, đỏ, tím, nâu, xanh hay đen. Màu sắc và độ đậm nhạt của vết rạn thay đổi tùy theo thời gian, vị trí xuất hiện, màu da và cơ địa của mẹ bầu. Phụ nữ có màu da sáng thường xuất hiện vết rạn màu hồng. Trong khi đó, các mẹ bầu có làn da sẫm hơn thường có vết rạn sáng hơn màu da.

2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai? Liệu tình trạng này có nguy hiểm?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai. Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự kéo giãn đột ngột của các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Thông thường, làn da có khả năng co giãn để thích nghi với sự tăng, giảm cân nặng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi cân nặng tăng đột biến, vượt quá khả năng đàn hồi và tốc độ sản sinh mô mới của da, các kết cấu dưới da sẽ bị phá vỡ, từ đó dẫn đến những vết “rách” trên bề mặt da. Sẹo hình thành từ các vết rách này chính là tình trạng rạn da mà chúng ta thường thấy.

Nguyên nhân thứ hai gây nên những vết rạn da khi mang thai chính là sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ ở giai đoạn này. Hormone thúc đẩy quá trình đưa nước về da, khiến kết nối giữa các sợi collagen trở nên lỏng lẻo, từ đó làm da dễ giãn và hình thành vết rạn hơn.

3. Bà bầu thường bị rạn da ở tháng thứ mấy?

Thông thường, các vết rạn sẽ xuất hiện ở tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ khiến các vùng da bị kéo căng hết mức. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu, vết rạn có thể xuất hiện ngay từ khi bụng mới bắt đầu nhô rõ.

Các vết rạn thường có ba giai đoạn phát triển chính, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn mới hình thành sẽ có màu hồng nhạt và có thể gây ngứa. Vùng da xung quanh vết rạn có cảm giác phẳng và mỏng hơn.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, các vết rạn sẽ dần trở nên to và dài hơn, màu sắc cũng bắt đầu chuyển sang đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Khi vết rạn đã hình thành hoàn chỉnh, chúng sẽ dần mất màu (chuyển thành màu trắng hoặc xám nhạt) vài tháng sau khi sinh. Các vết rạn thường hơi lõm nhẹ và có hình thù đa dạng, không đồng nhất.

Vết rạn da khi mang thai mờ dần

4. Vết rạn da khi mang thai xuất hiện nhiều ở vị trí nào?

Các vết rạn khi mang thai xuất hiện phổ biến nhất ở vùng bụng bởi đây là vùng da chịu sức ép nhiều nhất khi thai nhi phát triển. Các vị trí phổ biến tiếp theo là ngực, mông và đùi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng rạn da ở nhiều vị trí ít ngờ tới, chẳng hạn như hông, bắp tay, bắp chân hay thậm chí là thắt lưng. Nhìn chung, dù có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu nhưng các vết rạn có xu hướng phát triển ở những khu vực tích tụ nhiều mỡ trên cơ thể.

5. Ai có nguy cơ cao bị rạn da?

Dù là một vấn đề thường gặp nhưng không phải mẹ bầu nào cũng bị rạn da khi mang thai. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da trong quá trình bầu bí là cân nặng của mẹ khi mang thai, cân nặng của em bé, tuổi tác và yếu tố di truyền.

Các bà mẹ tăng cân vượt mức trung bình trong quá trình mang thai thường dễ bị rạn da hơn. Cân nặng của bé quá lớn so với cơ thể của mẹ cũng làm tăng đáng kể nguy cơ này. Vì vậy, để giảm nguy cơ rạn da khi mang thai, mẹ bầu hãy giữ mức tăng cân trong khoảng 11-16kg. Để biết mức tăng cân phù hợp với thể trạng của mình, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các bà mẹ mang thai khi tuổi đời còn trẻ, lúc da còn săn chắc sẽ đối mặt với nguy cơ rạn da cao hơn. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu trong gia đình có người thân từng bị rạn da khi mang thai, mẹ bầu cũng sẽ dễ bị rạn da hơn.

6. Bị rạn da bao lâu? Rạn da có hết sau khi sinh?

Các vết rạn da xuất hiện khi mang thai có xu hướng mờ dần trong 6-12 tháng sau sinh. Nếu mẹ bầu có làn da sáng hoặc có vết rạn nhỏ, qua thời gian, vết rạn mờ dần sẽ trở nên khó nhận thấy hơn. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, các vết rạn thường rất khó biến mất hoàn toàn.

Vì vậy, thay vì đau đầu tìm cách “xử lý” vết rạn, mẹ bầu nên áp dụng một số phương pháp để giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da xảy ra. Theo đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại dầu dưỡng có nguồn gốc tự nhiên để ngăn ngừa hoặc hạn chế vết rạn phát triển.

7. Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì?

Rạn da là một hiện tượng tự nhiên và không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cảm thấy tự ti và lo lắng về những vết rạn thiếu thẩm mỹ trên da. Để ngăn ngừa và hạn chế rạn da trong thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bí mật phía sau một làn da dẻo dai, có độ đàn hồi cao và khó bị rạn chính là sự phát triển khỏe mạnh của hai loại protein mang tên collagen và elastin. Hai loại protein này có kết cấu dạng sợi và tạo thành một mạng lưới liên kết bền chặt dưới da.

Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm vết rạn da khi mang thai

Để giúp tăng cường sức mạnh và khả năng tái tạo của collagen cũng như elastin, mẹ bầu có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống của mình:

  • Các loại cá, rau quả, đậu, hạt giàu chất béo tự nhiên như cá hồi, bơ, óc chó…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin A, E và C như cam, cải xoăn, bông cải, ớt chuông…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B2, B3 như thịt bò, sữa, gan…

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp làn da thêm khỏe mà còn hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, từ đó làm giảm nguy cơ rạn da do tăng cân quá mức trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Cách đơn giản nhất để giúp mẹ bầu đảm bảo làn da luôn căng tràn sức sống chính là uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể dùng thêm các loại nước ép rau củ, sữa hạt để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo da.

Tập thể dục

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất và ngủ ngon hơn mà còn cải thiện khả năng đàn hồi và sự dẻo dai của làn da. Da vừa săn chắc, vừa có độ dẻo dai sẽ co giãn linh hoạt và ít xuất hiện vết rạn da khi mang thai hơn.

Dùng dầu chống rạn da

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, mẹ bầu còn có thể thoa dầu chống rạn da từ sớm để ngăn ngừa việc hình thành các vết rạn trên da. Nếu da đã xuất hiện vết rạn, dầu dưỡng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vết rạn, làm mờ rạn da và đẩy nhanh quá trình tái tạo, thay mới làn da.

Dùng dầu dưỡng giúp mẹ bầu ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai

Bạn nên chọn các loại dầu chống rạn da có chứa các dưỡng chất tự nhiên tốt cho da như:

  • Tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu cúc xu xi, tinh dầu oải hương, tinh dầu lá hương thảo và tinh dầu cúc La Mã. Những loại tinh dầu này có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp làm giảm độ nhạy cảm và tăng sức đề kháng cho da, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tái tạo và thay mới làn da.
  • Vitamin như vitamin A, vitamin E có tác dụng thúc đẩy hình thành collagen mới, đồng thời bảo vệ làn da tránh khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên dùng dầu chống rạn da ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ và kiên trì sử dụng vì các loại tinh dầu, dưỡng chất từ tự nhiên sẽ cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về các vết rạn da khi mang thai cũng như làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da? 4 gợi ý để làn da trắng mịn

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da?

Dưới đây là những thực phẩm để có bữa ăn sáng ngon và bổ dưỡng. Nếu dùng chúng thường xuyên, mẹ bầu sẽ ngạc nhiên khi thấy làn da đẹp hơn từng ngày.

1. Quả bơ

Quả bơ là một nguồn tuyệt vời của vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do làm hỏng collagen trong da của chúng ta và gây ra khô, đường nhăn và nếp nhăn.

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da

Do đó, bạn có thể thêm vào bữa ăn sáng của mình một phần salad bơ hoặc sinh tố bơ là đã trả lời cho câu hỏi “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da” rồi đấy!

2. Quả kiwi

Bạn thắc mắc “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da?”. Trái kiwi chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cam và chanh. Và vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết để tổng hợp collagen, sửa chữa các mô bị tổn thương. Collagen cũng mang lại độ đàn hồi cho da vốn rất cần thiết cho thai kỳ. Vì vậy, đảm bảo việc bạn có đủ vitamin C là điều quan trọng để đáp ứng nhu cầu này.

Từ những tháng đầu cho tới cuối thai kỳ, bạn đều có thể dễ dàng thêm trái kiwi vào cháo hoặc phần sữa chua buổi sáng để có làn da đẹp phải không nào!

3. Hạt chia

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da

Hạt chia là nguồn cung cấp chất béo omega 3 tuyệt vời. Omega 3 rất quan trọng để duy trì cấu trúc mịn màng, đàn hồi của da. Nếu thiếu hụt các axit béo này, sức khỏe làn da sẽ yếu đi, dễ gặp các bệnh như chàm và vẩy nến… Đồng thời, da đầu cũng dễ bị gàu.

Bên cạnh đó, hạt chia cũng là nguồn chất xơ và kẽm tuyệt vời. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ khuyến khích nhu động ruột, giúp bài tiết tốt các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa, ngăn không cho chúng đào thải qua da (việc đào thải qua da khiến bạn dễ gặp vấn đề về mụn, nhờn). Kẽm cũng là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, đặc biệt là đối với những người bị mụn trứng cá.

4. Khoai lang và rau bó xôi (rau chân vịt)

Nếu đang thắc mắc buổi sáng nên ăn gì để đẹp da trong thai kỳ, bạn không thể quên vitamin A. Vitamin A thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin này dễ khiến làn da bị khô, bong tróc, thô ráp và các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến cũng như chứng tăng sừng (da gà).

Khoai lang và rau chân vịt đều là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời. Bổ sung món này vào bữa ăn sáng để có làn da khỏe mạnh, tươi trẻ, bạn nhé!

5. Thực phẩm lên men

Tình trạng hệ sinh thái đường ruột tác động rất lớn đến vẻ đẹp làn da trong các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Việc ít vi khuẩn có lợi cho đường ruột có thể khiến bạn gặp các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và bệnh chàm.

Thực phẩm lên men, như sữa chua, kim chi, dưa chua… là nguồn cung cấp men vi sinh dồi dào cho sức khỏe đường ruột và làn da của bạn.

Thực phẩm đặc biệt cho mẹ bầu đang gặp vấn đề về da trong thai kỳ

Khi mang thai, nhiều phụ nữ sẽ thấy làn da xấu đi do nội tiết tố hoặc các nguyên nhân khác của thai kỳ. Phổ biến nhất là chứng rạn da, nám da, khô da… Tùy theo tình trạng da mà bạn có thể ưu tiên bổ sung những thực phẩm thích hợp.

1. Nám da

Trong thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, bạn nhớ bổ sung đủ folate và kẽm có trong các loại đậu và hạt.

2. Rạn da

Buổi sáng nên ăn gì để đẹp da
Thịt bò giàu kẽm tốt cho da mụn

Để tránh bị rạn da, thực phẩm giàu protein là chìa khóa cho bạn. Các thực phẩm như thịt bò và những loại rau giàu protein có thể giúp tăng cường các sợi đàn hồi trong da, làm cho da căng, vết rạn da khó phát triển. Ngoài có ích cho mẹ, protein cũng quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi.

3. Mụn trứng cá, phát ban

Nếu đang tìm cách giải quyết mụn trứng cá và phát ban, bạn cần bổ sung omega-3, chúng có trong quả óc chó, hạt chia, cá và thịt bò (cũng chứa nhiều kẽm). Ngoài ra, omega-3 cũng rất tốt cho trí não em bé.

4. Chàm và da khô 

Muốn hạn chế tình trạng bệnh chàm và da khô? Men vi sinh có thể làm được điều này. Mẹ bầu hãy ăn một ít sữa chua hoặc dưa chua.

Đồng thời, không chỉ chú trọng “buổi sáng nên ăn gì để đẹp da”, để có làn da đẹp, mẹ bầu phải tránh xa đường. Lý do là vì lượng đường trong máu cao dễ dẫn đến viêm da, mụn trứng cá.

Vinh An