Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị và phòng ngừa cho bé

Nhưng một khi tỷ lệ của hai loại vi khuẩn này mất cân bằng trong đường tiêu hóa, nó có thể dẫn đến chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa. Khi tình trạng diễn ra lâu ngày; trẻ sơ sinh có thể bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Để phòng ngừa chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh; các mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp; pha sữa bột đúng hướng dẫn sử dụng; và tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh.

1. Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh thường do các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của bé:

  • Lạm dụng kháng sinh: Cho trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi; ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh miễn dịch, viêm nhiễm. Ví dụ như viêm ruột, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường tuýp 1 và 2, béo phì.
  • Ăn dặm quá sớm: Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc chế độ ăn chưa hợp lý sẽ tạo điều gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa có đủ men tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa mẹ; dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tổn thương đường ruột non nớt của bé.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Điều này làm cho vi khuẩn phát triển mất cân bằng trong miệng bé. Tỷ lệ vi khuẩn có hại chiếm phần nhiều hơn vi khuẩn có lợi.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do đề kháng còn yếu.
  • Pha sữa không đúng cách: Sữa công thức pha xong không bảo quản kỹ và để trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng vi khuẩn có hại trong sữa.
  • Một số yếu tố khác: Các tác nhân như trẻ bị suy dinh dưỡng; nhiễm trùng đường ruột; thiếu men tiêu hoá di truyền cũng gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh từ sớm.

>> Mẹ có thể quan tâm: Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không? Điều mẹ nên biết!

2. Dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh cụ thể là:

  • Mức độ nhẹ: đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy; ít máu kèm theo mót rặn; đôi lúc bé cảm giác đầy bụng và có thể có sốt nhẹ.
  • Mức độ nặng: tiêu chảy kéo dài hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, mất nước trầm trọng, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.
  • Triệu chứng dai dẳng, kéo dài: nếu bị loạn khuẩn kéo dài, trẻ sơ sinh có thể chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, còi xương, gầy yếu, giảm miễn dịch.

Trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn vừa có nguy hiểm không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu trẻ sơ sinh đã được can thiệp điều trị và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp; triệu chứng loạn khuẩn của bé sẽ không trầm trọng thêm theo thời gian. Dù trẻ sơ sinh bị triệu chứng nhẹ hay nặng; tốt nhất mẹ vẫn đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa để được can thiệp kịp thời.

Để ngăn chặn những triệu chứng trên xảy ra với con, các mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh bên dưới.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ : Cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe con!

3. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

phòng ngừa ruột bị loạn khuẩn cho bé

Chế độ ăn uống là yếu tố liên quan mật thiết nhất tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Vì vậy để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh; cha mẹ cần thực hiện các phương pháp như sau.

3.1 Bé bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?

  • Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; và chỉ cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Mỗi bữa ăn phải đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng). Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, đun chín kỹ và hợp vệ sinh.
  • Khi pha sữa bột cho trẻ, cha mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ bao bì, không cho trẻ uống sữa đã pha để quá một giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bình dùng để pha sữa; núm vú giả cần được rửa, tiệt trùng sạch trước và sau khi sử dụng.

3.2 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Một số thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị loạn khuẩn đường ruột. Ví dụ như rifaximin, metronidazole, amoxicillin với acid clavulanic, clindamycin, ciprofloxacin và trimethoprim với sulfamethoxazole.

Theo một số tác giả, rifaximin có thể là một kháng sinh được lựa chọn tốt; vì nó được hấp thu nhẹ qua đường tiêu hóa, có tương đối ít tác dụng phụ, và so với các kháng sinh khác hiếm khi có hiện tượng kháng thuốc.

Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ. Bất kể loại thuốc nào được kê đơn cho trẻ sơ sinh đều cần được sự tham vấn của các y bác sĩ mẹ nhé.

3.3 Kết hợp giữa probiotics và prebiotics

Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự kết hợp của prebiotics và probiotics có thể có lợi cho những người bị loạn khuẩn đường ruột.

Nghiên cứu chứng minh rằng prebiotics và probiotics ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột; sản xuất các chất kháng khuẩn tự nhiên; ức chế sự di chuyển của vi khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và tăng nhu động ruột.

Tuy chưa có các bằng chứng chính xác; việc điều trị bằng prebiotic và probiotic đối với loạn khuẩn đường ruột có thể hiệu quả nhất; khi được sử dụng sau một đợt kháng sinh đầu tiên. Mặc dù các nghiên cứu về prebiotic và probiotic điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh còn hạn chế; nhưng bằng chứng hiện có rất đáng khích lệ và cung cấp cơ sở đáng kể cho các nghiên cứu sâu hơn.

3.4 Các biện pháp phòng ngừa khác

  • Cần tập cho trẻ có thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa; cha mẹ cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể làm bệnh nặng lên; gây nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã hiển hơn về tình trạng nhiễm khuẩn ở đường ruột của trẻ sơ sinh; đồng thời, biết các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa cho bé phù hợp.

[inline_article id=256807]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách tăng chiều cao cho trẻ từ việc hấp thụ dinh dưỡng tốt, mẹ đã biết chưa?

Vai trò của dinh dưỡng đối với chiều cao

cach tang chieu cao cho tre

Không chỉ có 1.000 ngày đầu đời, mà cột mốc độ tuổi mầm non, 3-6 tuổi, cũng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy nếu bé trai 3 tuổi bị thấp còi trầm trọng do suy dinh dưỡng thì năm 18 tuổi, con sẽ chỉ cao khoảng 1,58m. Nếu chiều cao lúc 3 tuổi ở mức 94,5cm thì đến năm 18 tuổi, trẻ sẽ có thể cao 170,9cm. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng. Tốc độ phát triển chiều cao đạt chuẩn của tuổi mầm non thường như sau:

  • Năm 3 tuổi: tăng 10cm so với khi 2 tuổi.
  • Sau 4 tuổi: chiều cao tăng trung bình 5–6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì.

Suốt thời gian này, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng để trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất, nhằm tạo dự trữ tốt để chuẩn bị cho sự phát triển tăng vọt ở tuổi dậy thì. Mẹ lưu ý nhé, cách tăng chiều cao cho trẻ tốt đòi hỏi bé yêu cũng phải đạt chuẩn về cân nặng nữa đấy.

Cách tăng chiều cao cho trẻ từ dinh dưỡng, lối sống

Việc ăn uống của trẻ trong giai đoạn này gần giống người lớn. Trẻ có thể ăn 3 bữa chính với gia đình và 2 bữa phụ trong ngày. Bé cần ăn gì để phát triển chiều cao? Câu trả lời là bữa ăn của bé cần đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm dễ tiêu hóa, chất béo, vitamin, khoáng chất và cả tinh bột nữa.

cach tang chieu cao cho tre
Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất
  • Protein (đạm): Protein là chất phải được nhắc đến khi được hỏi ăn gì để phát triển chiều cao. Đây là một chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bạn nên cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa, hấp thụ cho con, ít nhất là trong hai bữa chính. Chất đạm có mặt trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt.
  • Chất béo: Chất béo cũng hiện diện nhiều trong thịt, cá, trứng và đặc biệt là sữa cùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Đây còn là thực phẩm giàu canxi tốt cho xương của trẻ.
  • Tinh bột: Thành phần này luôn hiện diện trong 3 bữa ăn chính và các bữa phụ của bé. Thức ăn giàu tinh bột gồm có cơm, mì, bún, khoai tây, khoai lang, bánh mì…
  • Vitamin và khoáng chất: Bạn nên cho bé ăn hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Chúng cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, chất khoáng có tính kiềm, các chất pectin và axit hữu cơ.

8 cách giúp trẻ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng

Để trẻ có thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng được nạp vào nhằm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng hợp lý và phát triển toàn diện, MarryBaby giới thiệu cho bạn 8 cách sau đây:

1. Uống lợi khuẩn hoặc tăng cường sữa có lợi khuẩn Bifidus BL: Các lợi khuẩn sẽ giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Nhờ đó, trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cũng giúp thúc đẩy hiệu quả trong cách tăng chiều cao cho trẻ.

Và trong số những lợi khuẩn, Bifidus BL là những “chiến binh” đi đầu trong việc tái lập môi trường lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, bé tránh được những rắc rối do rối loạn tiêu hóa và còn hấp thụ tối ưu chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Ngoài ra, chúng còn có thể hỗ trợ các lợi khuẩn khác để phát triển và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tăng hiệu quả phòng bệnh.

cach tang chieu cao cho tre

2. Cung cấp đạm dễ hấp thụ: Ngoài bổ sung đạm từ thức ăn, bạn có thể bổ sung đạm bằng cách cho con uống sữa Nan Optipro 4. Sữa này chứa đạm Optipro có những ưu điểm vượt trội, giúp bé:

  • Tăng cân khỏe mạnh, tránh nguy cơ béo phì vì được bổ sung với hàm lượng hợp lý.
  • Cùng với các vi khuẩn Bifidus BL, đạm Optipro sẽ phát huy tối đa cho bé yêu một hệ miễn dịch cân bằng, giúp phòng ngừa dị ứng sữa bò cho trẻ và phòng ngừa cả nhiều bệnh khác.
  • Dễ hấp thu nên tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, giúp trẻ thoát khỏi những rắc rối do rối loạn tiêu hóa vốn có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

3. Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với sắt: Ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, ớt chuông, súp lơ… với các thực phẩm giàu sắt như các loại đậu và thịt đỏ sẽ giúp con tăng cường hấp thụ sắt.

4. Chất béo lành mạnh dễ tiêu hóa: Các vitamin như A, D, E và K đều tan trong chất béo, vì vậy trẻ cần dung nạp đủ chất béo lành mạnh để hấp thụ hiệu quả các vitamin cũng là cách tăng chiều cao cho trẻ.

5. Ăn nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn: Để có được sự kết hợp của các chất dinh dưỡng, hãy cho con dùng các loại thực phẩm nhiều màu sắc khác nhau trong bữa ăn. Ví dụ, một món salad gồm rau xà lách, củ cải đỏ, dưa chuột với trứng/thịt bò hoặc cơm chiên với cà rốt, rau xanh, ớt chuông, bí xanh và cần tây Ngoài ra, hãy ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đa dạng thực phẩm, đa dạng chất dinh dưỡng cho con.

6. Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả như là tiền đề của cách tăng chiều cao cho trẻ.

7. Đừng tạo áp lực cho con: Hãy để trẻ thoải mái, thư giãn vì nội tiết tố căng thẳng cũng ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn bị tồn đọng.

8. Tập thể dục giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân thuận lợi: Việc tập thể dục thường xuyên, đi bộ mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn 30% so với bình thường. Nhờ đó, phòng tránh nguy cơ táo bón hiệu quả cho trẻ.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân trẻ 2 – 6 tuổi chậm tăng cân và 7 giải pháp hay dành cho mẹ

Với các cách như trên, việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể bé hấp thụ chúng tốt nhất không có gì là khó. Từ đó, bé yêu sẽ phát triển thể chất tối ưu, tạo tiền đề cho trẻ mầm non phát triển chiều cao là chuyện trong tầm tay của bạn rồi phải không nào!

Tìm hiểu thông tin chi tiết thêm tại: https://www.nestlemomandme.vn/vi/nan-optipro-4

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 tiêu chí chọn sữa công thức mát lành cho bé yêu

Mẹ có đang hiểu đúng về “sữa mát”?

Trong các diễn đàn mẹ và bé, đối với những bé dưới 1 tuổi, sữa công thức bổ sung dinh dưỡng đạt chuẩn chắc chắn cần thỏa mãn những tiêu chí có vẻ rất… “hoành tráng” như sữa giống sữa mẹ nhất, tăng sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Một số mẹ còn có một yêu cầu là chọn “sữa mát” không gây táo bón ở trẻ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé yêu vốn còn non nớt, dễ gặp các hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

sữa mát

Chính vì vậy, theo các mẹ, “sữa mát” cho trẻ tuyệt đối phải có thành phần dinh dưỡng đơn giản dễ hấp thu và không cản trở quá trình tiêu hóa. Đồng thời, sữa cũng phải có vị nhạt thanh giống như sữa mẹ khiến bé hào hứng khi uống. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với suy nghĩ này nhé. Dưới góc nhìn khoa học, bạn có thể đúng nhưng chưa đủ, vì không phải sữa nào có vị nhạt đều là “sữa mát” đâu, mẹ à!

Tiêu chí chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Dưới góc nhìn khoa học, “sữa mát” trong dòng sữa công thức chính là loại có các chất dinh dưỡng với nồng độ gần với sữa mẹ. Đặc biệt, sữa này không chứa các chất có khả năng gây các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, cụ thể là táo bón ở trẻ nhỏ. Chi tiết hơn, các tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn xác định được thế nào là “sữa mát” một cách khoa học nhất.

Đặt tên cho bé

1. Không chứa dầu cọ

Sữa mát chắc chắn phải là loại sữa không chứa dầu cọ. Bạn nhớ đọc kỹ bảng thành phần sữa được ghi trên nhãn nhé. Hãy chọn sữa mà trên bảng thành phần không có chữ “dầu cọ”. Hoặc nếu bảng có ghi dầu thực vật, bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn vì có thể chúng chứa dầu cọ. Thay vào đó, bạn cần ưu tiên các thành phần chất béo từ hướng dương, đậu nành…

Lý do cho lựa chọn này là vì dầu cọ có axit palmitic ở dạng khó tiêu với trẻ. Khi kết hợp với canxi trong sữa, chúng sẽ trở thành các “xà phòng canxi” khiến phân cứng và dễ gây táo bón ở trẻ cũng như các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.

2. Chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ không những giúp nhu động ruột tốt hơn mà còn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó, chất này ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ.

Vì vậy, loại sữa bổ sung các chất xơ như prebiotic FOS sẽ kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển ở đường ruột, giúp tăng thể tích và khiến phân mềm hơn. Quá trình đi nặng dễ dàng giúp cho việc chống táo bón ở trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi.

3. Chứa nucleotide

Một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng có trong sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chính là nucleotide. Chất này cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt và giảm các triệu chứng như tiêu chảy hay, táo bón, không dung nạp của đường tiêu hóa. Do vậy những dòng sữa có chứa Nucleotide với hàm lượng tương đương với sữa mẹ là lựa chọn đáng cân nhắc.

Với tầm quan trọng chính yếu như thế, một dòng sữa công thức được mệnh danh là sữa mát chắc chắn phải bổ sung được những thành phần này để nuôi nấng con yêu một cách trọn vẹn nhất.

1.000 ngày đầu đời – giai đoạn vàng để phát triển não bộ ở trẻ

 

 

sữa mát

Dòng sữa công thức xứng đáng được mẹ chọn không chỉ cần phải đạt tiêu chí để được gọi là sữa mát mà còn phải có dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển não bộ tối ưu.

1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để não bộ phát triển tối ưu. Đến năm 1 tuổi, não của con yêu đã đạt 70-75% trọng lượng não của người trưởng thành. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc sản sinh hàng triệu kết nối thần kinh. Và quá trình não bộ phát triển nhanh chóng này chỉ có thể diễn ra một cách tối ưu khi bé được cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu.

Do đó, sữa công thức cho trẻ ở giai đoạn này cần phải có sự hiện diện của bộ ba dưỡng chất vàng DHA, vitamin E tự nhiên, lutein. Đây là những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phát triển não bộ, nhận thức, thị giác… Bên cạnh đó, bộ ba dưỡng chất sẽ giúp bảo vệ DHA tốt hơn khỏi quá trình oxi hóa và giúp bé hấp thụ được nhiều DHA hơn. Không chị vậy, dòng sữa mát này cũng chứa các dưỡng chất thiết yếu khác như cholin, taurin và sắt… đảm bảo cho quá trình học hỏi của trẻ.

Với những tiêu chí khoa học như trên, thật dễ dàng để bạn chọn sữa công thức-sữa mát cho trẻ phải không nào? Sữa mát giúp giảm táo bón, tăng sức đề kháng, tốt cho trí não của trẻ không phải là huyền thoại khó kiếm đâu, các hãng sữa danh tiếng luôn tìm cách đáp ứng yêu cầu khắt khe, “sang chảnh” cũng như bắt kịp tình yêu thương của mẹ dành cho bé yêu mà!

sữa mát

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Công thức tốt cho hệ tiêu hóa cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên

Hệ tiêu hóa của trẻ mới ra đời còn non nớt và đang trong quá trình thích nghi. Trong giai đoạn này, một số “rắc rối” nhỏ có thể xảy ra với con, chẳng hạn như chứng rối loạn tiêu hóa mà phổ biến là “táo bón”. 

hệ tiêu hóa của trẻ

Ngay khi “nghĩ” con bị “táo bón” – hay đúng hơn chỉ là chậm đi ngoài 1-2 ngày, bố mẹ thường lo lắng và cho rằng nguyên nhân là do sữa công thức. Vậy nhận định này có đúng không?  

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ là gì?

Đây là giai đoạn trẻ phải “tự lập”, thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Tương tự như việc người lớn cũng cần một khoảng thời gian để thích nghi khi có sự thay đổi trong môi trường sống, môi trường làm việc, chế độ sinh hoạt… thì các em bé cũng như vậy đó bố mẹ ạ!

Hệ tiêu hóa là cơ quan nhạy cảm nhất với sự thay đổi sinh lý, do đó, cũng dễ gặp phải một vài “chướng ngại vật” trong quá trình thích nghi hơn. Nếu trước đây trẻ ở trong bụng mẹ, mọi hoạt động tiêu hóa đều thông qua nhau thai và dây rốn thì giờ đây, trẻ phải thích nghi với việc học bú, hít thở không khí xung quanh, đi tiêu tiểu… Vậy quá trình thích nghi với mọi thứ của hệ tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?

Trong giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh)

Sau khi chào đời, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Một trong những điều trẻ phải thích nghi là sử dụng hệ tiêu hóa của mình chứ không còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ như khi còn là thai nhi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn sơ sinh, các chức năng của cơ thể trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh nên bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

hệ tiêu hóa của trẻ

Trong giai đoạn nhũ nhi (2-12 tháng tuổi)

Trong giai đoạn nhũ nhi, trẻ tiếp tục lớn nhanh, phát triển toàn diện về vận động, trí tuệ, sức đề kháng và cần nhiều dưỡng chất hơn. Trẻ cũng bắt đầu uống nước hay làm quen với những nguồn dinh dưỡng mới từ việc ăn dặm. Hệ tiêu hóa vào thời kỳ hoạt động tích cực hơn cần được chăm sóc thích hợp, do đó, cần có sự giúp đỡ từ mẹ để những thay đổi này được diễn ra êm ái nhất và đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Một số rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ thường xảy ra

Nôn mửa

Hiện tượng nôn mửa do van nơi thực quản kết nối với dạ dày của con chưa phát triển để có thể hoạt động tốt. Van này sẽ phát triển hoàn thiện khi con đạt 4-5 tháng tuổi.

Phun ọc hoặc trớ sữa

Hiện tượng trào ngược dạ dày này xảy ra do cơ trên của dạ dày đang hoàn thiện, chưa đóng lại đúng cách. Trẻ có thể không còn gặp tình trạng này khi lớn hơn, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, thông thường là trước 1 tuổi.

Tiêu chảy

Đây cũng là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đối với tiêu chảy, bố mẹ cần theo dõi bé sát sao hơn để tránh trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bị mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải.

hệ tiêu hóa của trẻ

Táo bón sinh lý

Có thể nói, táo bón ở trẻ em là một rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến các bố mẹ “sợ hãi” nhất. Khi trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, nhiều ba mẹ vì quá lo lắng mà có thể ngay lập tức “chẩn đoán” là bé đã bị “táo bón” và nguyên nhân là sữa công thức. Song thực tế, nếu 3-5 ngày bé không đi tiêu nhưng khi đi phân vẫn bình thường, không rắn, không đau thì đây chỉ là hiện tượng rối loạn tiêu hóa sinh lý thôi, chưa thể vội vàng kết luận ngay là trẻ bị “táo bón chức năng”. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ “tạm dừng” việc đi cầu, trong đó, có thể là do trẻ đang trong giai đoạn thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới (bắt đầu ăn dặm, chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, đổi từ sữa công thức này sang sữa công thức khác…).

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ như thế nào?

Khi trẻ gặp phải các trường hợp rối loạn tiêu hóa trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh, kiên nhẫn và theo dõi trẻ. Không nên quá lo lắng, vội vàng kết luận và tự điều trị. Vì đây là những vấn đề xảy ra do giai đoạn thích nghi tự nhiên, nên hầu hết sẽ không kéo dài, xảy ra liên tục hay nghiêm trọng. Trong trường hợp những biểu hiện này kéo dài, bố mẹ cần chủ động đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và chữa trị phù hợp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp quá trình thích nghi tự nhiên này diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu bé đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường nhé. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi nếu được.

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ không đủ sữa cần bổ sung sữa công thức cho trẻ, bố mẹ nên “rà soát” thành phần và ưu tiên lựa chọn những công thức:

1. Không chứa dầu cọ

Những chứng minh lâm sàng ở trẻ từ 28 đến 98 ngày tuổi được nuôi bằng sữa công thức không chứa dầu cọ sẽ có tần suất đi tiêu tốt hơn (đều đặn từ 2-3 lần/ngày) và phân cũng mềm hơn so với các trẻ dùng sữa công thức có thành phần dầu cọ. Lý do là việc sử dụng sữa không chứa dầu cọ sẽ hạn chế việc các axit palmitic tự do (có trong dầu cọ) liên kết với canxi tạo ra xà phòng canxi, đây là nguyên nhân khiến phân cứng hơn kết quả dẫn đến trẻ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa. Thay vì dầu cọ, mẹ hãy cân nhắc các loại dầu thực vật “mát lành” hơn với hệ tiêu hóa của trẻ như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa…

2. Chứa chất xơ hòa tan (FOS) 

Chất xơ rất quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn giúp tránh nguy cơ táo bón ở trẻ em. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ phát triển, giúp hệ tiêu hóa của trẻ  khỏe mạnh, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.   

3. Chứa nucleotides & HMO

Trong giai đoạn thích nghi tự nhiên này, hệ miễn dịch tự nhiên cũng sẽ dần suy giảm và cần “tiếp sức” bởi nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm rối loạn tiêu hóa (3). Mẹ cũng cần quan tâm đến nồng độ chuẩn của nucleotides có trong sữa công thức. Nồng độ này cần tương đương với nồng độ có trong sữa mẹ (nucleotides toàn phần 72mg/l), giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất và ngăn ngừa những bệnh như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não….

Khi đã chắc chắn lựa chọn được sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ với các tiêu chí kể trên, bố mẹ không nên vội vàng đổi sữa khi con xảy ra rối loạn tiêu hóa nói chung hay táo bón nói riêng. Bởi vì nếu trẻ chỉ đi tiêu ít hơn, có thể là do cơ thể con đang dần thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, con phải cần thời gian để quen dần. Vì thế nếu cứ thấy con chậm đi tiêu, bố mẹ lại đổi sữa cho con thì trẻ lại phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới một lần nữa, và cứ như thế, vấn đề táo bón của con sẽ không thể giải quyết được.

bệnh viêm ruột hoại tử

Con ra đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Chăm con cũng là cả một quá trình không hề đơn giản và nhất là khi thấy con gặp phải những vấn đề về tiêu hóa ngay từ những ngày tháng đầu tiên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ giai đoạn thích nghi của con trong năm đầu đời để có thể chọn cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất cũng là điều bố mẹ cần làm.

Để con phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên, bố mẹ cần ưu tiên những công thức sữa giúp con tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn trước những vấn đề tiêu hóa mà con gặp phải trong giai đoạn quan trọng này, giúp con vượt qua và phát triển toàn diện, bố mẹ nhé!

(*)Cách nhận biết thành phần dầu cọ có trong sữa công thức, mẹ có thể xem phần liệt kê thành phần các loại dầu thực vật trên bao bì sữa. Nếu trên bao bì chỉ ghi chung chung là dầu thực vật, thì khả năng cao trong sữa có sử dụng nguyên liệu là dầu cọ.

Nguồn tham khảo:

  • nhidong.org.vn/chuyen-muc/tao-bon-o-tre-em-c57-579.aspx
  • bvndtp.org.vn/tao-bon-o-tre-em/
  • nature.com/articles/7211516
  • similac.com.vn/cong-thuc-tien-tien/hmo/nhung-dieu-me-can-biet-ve-he-mien-dich-cua-tre
  • aboutkidshealth.ca

C.L.T