Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường không?

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ cho cha mẹ hiểu thêm về tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh, bên cạnh đó cũng giúp cha mẹ biết cách chăm sóc cho con thật an toàn và đúng cách.

1. Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường?

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Hiện tượng rụng tóc này được gọi là hiện tượng rụng tóc TE (Telogen Effuvium). Nguyên nhân là do tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen); sau giai đoạn này tóc sẽ mọc lại bình thường.

Bên cạnh đó, rụng tóc ở trẻ sơ sinh còn có thể do một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như:

1.1 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở phần thóp

Hiện tượng trẻ sơ sinh rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc, đa phần bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Thóp của bé sơ sinh được chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Đây là vùng mềm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Tình trạng rụng tóc của con trẻ ở thóp là hoàn toàn bình thường. Vì lớp tóc non hay tóc máu giúp bảo vệ phần thóp mềm yếu, giữ ấm phần đầu.

Lớp tóc này được hình thành khi bào thai đạt 24 tuần tuổi. Chúng sẽ rụng dần lớp tóc máu để mọc mới tóc trưởng thành khỏe hơn. Quá trình này được xem như quy luật tái tạo của tóc. Do đó, mẹ cũng đừng nên quá hoang mang khi bé bị rụng tóc ở thóp.

>> Mẹ xem thêm: Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh – Các biện pháp khắc phục

1.2 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở phần trước trán

Tình trạng trẻ bị rụng tóc ở phần trước trán thường làm cho bố mẹ lầm tưởng là bé bị hói đầu. Hiện tượng này cũng được lý giải tương tự tóc rụng tóc ở thóp. Vì tóc của bé bắt đầu mọc từ tuần thứ 24 của thai kỳ do sự tăng cường hóc môn. Khi chào đời, lượng hóc môn này không còn nữa nên tóc sẽ rụng dần.

Tình trạng này sẽ kết thúc khi bé đạt 6 tháng tuổi. Sau thời gian này; nguyên nhân rụng tóc có thể xuất phát từ việc bé uống thuốc kháng sinh; hay cơ thể thiếu chất sắt, canxi.

1.3 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở trên đỉnh đầu

Phần đỉnh đầu của bé còn thưa do bị rụng tóc cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trong giai đoạn 3-6 tháng, đây là chuyện bình thường do tóc bé rụng nhiều nhưng mọc còn ít. Thể trạng của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên hóc môn kích thích mọc tóc chưa nhiều.

Nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng khó ngủ, thiếu cân, chậm nói, bé hay khóc đêm… thì trẻ đang bị thiếu canxi.

[inline_article id=214690]

1.4 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở từng mảng

Rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân từ bệnh tự miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch cho rằng các nang tóc là kháng nguyên nên sẽ tấn công và đào thải các nang tóc.

Trẻ bị rụng tóc từng mảng là hiện tượng tóc của trẻ rụng với kích thước và sợi tóc khác nhau. Tình trạng này tạo nên các vùng không có tóc loang lổ trên đầu bé.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến tóc bị rụng theo từng mảng, sau đó có thể to dần thành vùng lớn và dẫn tới hói đầu.

2. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không?

nguyên nhân rụng tóc
 Tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rụng tóc có sao không? Có liên quan đến bệnh lý nào không?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không? Thông thường tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nhưng cũng sẽ có một vài trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh lý. Trong đó có thể kể đến như:

2.1 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc do bệnh lý

Một vài bệnh có thể gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh, cụ thể là:

  • Rụng tóc do nấm da đầu. Nấm da đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Đây là một dạng nhiễm trùng do nấm có tính truyền nhiễm, gây tổn thương từng mảng tóc, khiến tóc của trẻ ngày càng thưa thớt và xuất hiện các vết trầy trên da đầu.
  • Rụng tóc do mắc bệnh Alopecia. Tóc rụng ở một vùng tạo thành vùng hói có dạng hình tròn, trơn nhẵn, đôi khi lông mi bị rụng, móng tay trẻ bị rỗ và giòn. Đây là căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự động tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ mọc tóc.
  • Hắc lào của da đầu: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng cần được điều trị y tế. Bác sĩ sẽ kê cho con một loại thuốc trị hắc lào ở da đầu.
  • Một số tình trạng y tế – chẳng hạn như suy giáp (rối loạn tuyến giáp); hoặc suy tuyến yên (tuyến yên kém hoạt động); có thể gây rụng tóc trên đầu của con.

2.2 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc không phải do bệnh lý

  • Ma sát nhiều gây rụng tóc: Phần tóc phía sau đầu của con có thể dễ bị rụng, do ma sát giữa đầu và bề mặt nơi con nằm xuống.
  • Cột tóc tóc quá chặt: Thỉnh thoảng mẹ sẽ muốn cột phần tóc đuôi hoặc tóc mái cho con, để con được thoáng mát hơn. Nhưng đôi khi cột chặt và lâu sẽ khiến tóc con bị gãy rụng.
  • Thói quen giựt, kéo tóc: Có thể trong vô thức con thường xuyên có thói quen chạm vào đầu và giựt tóc của mình. Đây được gọi là hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania).

3. Các quan niệm dân gian sai lầm về rụng tóc ở trẻ sơ sinh

rụng tóc không phải do bệnh lý
Tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh vẫn còn bị hiểu lầm rất nhiều.

3.1 Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do còi xương

Rất nhiều phụ huynh nuôi con lo lắng liệu rụng tóc ở trẻ (rụng tóc vành khăn) là do bé bị còi xương. Điều này là KHÔNG ĐÚNG.

Mặc dù tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng; hoặc liên quan đến bệnh lý, nhưng hoàn toàn không phải là bé bị còi xương.

3.2 Cạo đầu sẽ giúp cho tóc của trẻ mọc dày hơn

Đây cũng là một quan niệm sai. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là thử cạo sạch tóc của con, để tóc của con mọc lại phần tóc mới dày hơn.

Tuy nhiên, dù có cạo sạch hay không thì chu kỳ phát triển của tóc cũng sẽ không thay đổi.

>> Mẹ tham khảo thêm Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

3.3 Chải tóc nhiều giúp tóc trẻ sơ sinh mọc nhanh hơn

Chải đầu liên tục, không những không giúp tóc trẻ mọc nhanh hơn mà còn làm cho tóc của con rụng đi nhiều hơn.

Trong 12 tháng đầu đời, da đầu, nang tóc của con còn rất mỏng và yếu. Lúc này, nếu cha mẹ liên tục chải đầu cho con sẽ dễ khiến tóc của con bị gãy và rụng nhiều hơn.

>> Xem thêm: Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi còn quá nhỏ không?

4. Có thể làm gì để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh?

Có thể làm gì để cải thiện tình trạng rụng tóc
Mẹ lưu ý chăm sóc tóc và da đầu cho trẻ sơ sinh thật nhẹ nhàng nhé!

Một vài biện pháp chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn dặm để tóc bé sớm phát triển trở lại.
  • Nếu con đang trong giai còn bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều món giàu canxi như sữa, hải sản, cá chạch, các loại rau có lá màu xanh…
  • Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cắt tóc cho trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ cắt tóc đúng lúc con cựa quậy; lúc này sẽ rất dễ làm trầy xước da đầu của con.
  • Cha mẹ phải liên tục theo dõi tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng kéo dài và không thuyên giảm; cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay.

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một trong các vấn đề mà nhiều cha mẹ vẫn còn lo lắng. Tuy nhiên, nội dung trên là tất cả những gì mà cha mẹ cần biết về tình trạng rụng tóc ở trẻ. Nên cha mẹ có thể áp dụng theo để tóc con sớm mọc trở lại nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi không?

Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là gì? Đó có phải do vấn đề về sức khỏe? Cha mẹ đọc thêm trong bài viết sau nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có phải do thiếu canxi?

Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn KHÔNG PHẢI do thiếu canxi hoặc vitamin D hoặc bị còi xương. Trên thực tế, tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn không phải là một dấu hiệu đáng lo. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh.

Để kết luận chính xác việc trẻ bị rụng tóc vành khăn là do đâu, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Theo đó, có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, cha mẹ đọc tiếp để biết thêm thông tin nhé!

rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn không phải là biểu hiện còi xương hay thiếu Vitamin D các mẹ nhé!

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn là gì?

2.1 Thay đổi nồng độ nội tiết tố sau khi sinh

Sau khi sinh, nồng độ nội tiết tố của trẻ sơ sinh sẽ bị dao động và có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị rụng tóc hình vành khăn. Các mẹ sau khi sinh em bé cũng bị rụng tóc với lý do này. Lớp tóc đầu tiên mà trẻ sơ sinh bị rụng gọi là tóc máu. Sau khi tóc máu rụng, chúng sẽ được thay thế bằng tóc vĩnh viễn khi bé biết lăn.

Nếu đơn thuần là trẻ bị rụng tóc vành khăn sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và rụng tóc vành khăn vì lý do này không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay sức khỏe của bé.

2.1 Bệnh lý về da đầu khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn

Một số bệnh lý về da có thể dẫn đến trẻ bị rụng tóc hình vành khăn bao gồm:

  • Nấm da đầu: Bệnh này khiến bé bị rụng tóc thành mảng, thành vùng, không nhất thiết là vùng tóc tiếp xúc nhiều với gối.
  • Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: Đây là tình trạng đầu bé xuất hiện mảng da sần sùi, có vảy, đôi khi nhờn trông giống như gàu cứng. Cứt trâu tuy không làm trẻ bị rụng tóc hình vành khăn; nhưng nếu cha mẹ cố gắng gỡ mảng cứt trâu trên đầu, tóc bé có thể bị rụng kèm theo.
  • Rụng tóc từng mảng: tình trạng da dẫn đến những đốm hói loang lổ trên đầu, rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch khiến nó tấn công và phá hủy các tế bào tóc khỏe mạnh

2.3 Ma sát, cọ sát nhiều một vùng da dẫn đến tóc gãy rụng

Trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian để nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc bé dễ rụng và khó mọc hơn. Trẻ bị rụng tóc vành khăn do ma sát sẽ giảm dần và hết khi trẻ tự biết thay đổi tư thế khi ngủ.

>> Cha mẹ xem thêm: Ngày cắt tóc cho bé nào giúp mang lại sức khỏe may mắn?

Nguyên nhân bé rụng tóc
Rụng tóc vành khăn lại có thể là dấu hiệu tốt vì mẹ cho bé ngủ đúng tư thế!

3. Cách chữa và cải thiện rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu rụng tóc vành khăn do thay đổi nội tiết tố sau sinh, các mẹ cứ bình tĩnh cho bé thay lớp tóc máu của mình. Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh lý về da gây rụng tóc hình vành khăn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trường hợp trẻ bị rụng tóc vành khăn là do ma sát, mẹ có thể áp dụng cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Thay đổi tư thế nằm khi bé thức giấc: Cho bé nằm tư thế nằm úp khi bé thức và khi chơi đùa. Sau một thời gian mẹ sẽ thấy tóc bớt rụng. Mẹ tuyệt đối không để trẻ sơ sinh dưới 4 tháng nằm sấp khi ngủ. Rụng tóc vành khăn sẽ giảm bớt khi bé được khoảng 10 tháng đến 1 tuổi vì bé có nhiều tư thế nằm ngủ khác do phát triển thêm kĩ năng vận động, lăn lộn khi ngủ.
  • Gội đầu cho bé: Khi gội đầu cho bé, ba mẹ cần đảm bảo dùng dầu gội riêng dành cho trẻ có độ tẩy rửa nhẹ nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tóc. Ngoài ra, khi tắm gội cho trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng.
  • Cho bé ăn đủ chất: Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc có thể khiến tóc trẻ bị rụng. Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày và mẹ cần ăn uống đủ chất để đảm bảo sữa nuôi con chất lượng.
  • Dùng tinh dầu: Cha mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage, kích thích tóc bé phát triển tốt hơn.

>> Xem thêm: Cắt tóc cho bé gái với 6 kiểu tóc cực xinh là hot trending năm 2023

Có cần bổ sung vitamin để chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh?

Như đã đề cập, trẻ bị rụng tóc vành khăn không phải do thiếu canxi, vitamin D hay bị còi xương. Do đó, mẹ không cần phải cố gắng bổ sung thêm vitamin cho bé mà chỉ cần đảm bảo con có đầy đủ dưỡng chất để tăng trưởng và phát triển là được.

Hơn nữa, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được đánh giá đầy đủ về tình trạng rụng tóc hình vành khăn của bé; và nhận được hướng dẫn chăm sóc con phù hợp nhất.

4. Các dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin D, thiếu canxi và bị còi xương

Khi đã biết trẻ rụng tóc vành khăn KHÔNG phải thiếu canxi, vitamin D hay còi xương. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo bé thiếu dưỡng chất này? Sau đây là một số báo hiệu cha mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin D:

Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến các cơn co giật, chậm phát triển, lờ đờ, khó chịu và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi:

Thường bé bị thiếu canxi không thấy được triệu chứng rõ ràng. Một số bé trở nên cáu kỉnh hoặc quấy khóc, co giật cơ, bồn chồn, run rẩy (run), bú sữa kém, ít đáp ứng và hiếm hơn là co giật.

Dấu hiệu trẻ bị còi xương:

  • Bé thường bị táo bón.
  • Có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán.
  • Xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường.
  • Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Ngủ đêm hay giật mình và đổ nhiều mồ hôi.
  • Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và phập phồng theo nhịp thở.
  • Chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người ngửa thành úp), biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường.

[key-takeaways title=””]

Chỉ có bác sĩ nhi khoa mới đủ chuyên môn để đánh giá và chẩn đoán chính xác các tình trạng trên của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên tự kết luận mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ để cách chữa trị thích hợp cho bé đối với từng vấn đề cụ thể.

[/key-takeaways]

>> Cùng chủ để rụng tóc vành khăn: Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có phải do bệnh lý hay không?

Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn; mẹ nên tin rằng rằng trẻ không phải bị bị còi xương hay suy dinh dưỡng; mà đơn giản đó là do tư thế nằm ngủ gây cọ sát đầu bé nhiều. Khi trẻ lớn hơn nhưng vẫn có hiện tượng rụng tóc; sau 2 tháng khắc phục không tiến triển mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.