Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Tổng hợp các hoạt động và khoảng thời gian thích hợp cho bà đẻ

Khi nào mẹ có thể trở lại làm công việc nhà, thậm chí là đi làm trở lại? Ở cữ bao lâu? Đâu là những hoạt động mẹ nên và không nên làm? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu trong bài viết dưới đây nhé.

Sau sinh có nên làm việc nhà không?

1. Đối với sinh mổ

Sau sinh mổ có nên làm việc nhà không? Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Mẹ sau sinh mổ chỉ nên đi bộ, lên xuống cầu thang và làm những công việc nhà rất nhẹ là an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần phải lắng nghe cơ thể của mình, chỉ làm khi bạn cảm thấy đủ sức làm việc đó!

Tránh gây căng thẳng cho cơ thể, vì vết mổ sẽ chưa lành hẳn cho đến 4-5 tuần sau khi sinh.

Bạn cũng nên tránh để vết mổ bị ướt và tránh vi phạm tất cả những điều tiêu chuẩn khác không được làm trong thời kỳ hậu sản.

Sau 6 tuần, mẹ sẽ đăng ký khám kiểm tra với bác sĩ và sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách hồi phục tùy theo thể trạng.

[key-takeaways title=””]

Sinh mổ bao lâu thì làm việc nhà được? Như vậy, sau sinh mổ mẹ có thể làm việc nhà cực kỳ nhẹ nhàng và tăng dần hoạt động, làm việc nhà khi cơ thể bạn lấy lại sức (4 – 6 tuần). Lắng nghe tín hiệu của cơ thể bạn và đừng ép bản thân vượt quá giới hạn đó!

[/key-takeaways]

bà đẻ mổ nên kiêng làm việc nhà bao lâu

2. Đối với sinh thường

Mẹ sinh thường cũng nên tránh khuân vác nặng, nhưng có thể làm những công việc nhà nhẹ nhàng miễn là nó không làm mẹ mệt mỏi hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh thường, mẹ hãy làm mọi thứ chậm lại và khuyến khích nên nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình đối với việc nhà. Lúc này mẹ chỉ cần tập trung vào việc hồi phục và chăm sóc em bé.

Sau khi mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, lịch trình ngủ – thức của em bé đều đặn hơn, mẹ có thể bắt đầu làm việc nhà.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, lời khuyên ở đây là bà mẹ sau sinh thường vẫn có thể làm việc nhà. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chia khối lượng công việc thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn để mẹ không bị quá tải hoặc dễ mệt mỏi và giảm thiểu số lần nâng vác có thể.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất? Mẹ bỉm vừa sinh con cần lưu ý!

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?

Bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn nên ưu tiên việc chăm sóc bản thân và em bé hơn làm việc nhà.
Theo đó, mẹ hãy tập trung vào việc kiểm soát những thay đổi của cơ thể sau khi sinh.

Việc giặt giũ và bát đĩa có thể nhờ người thân khác phụ giúp. Mẹ hãy kiên nhẫn với bản thân và dành nhiều thời gian để hồi phục trước khi tập trung vào môi trường xung quanh!

Vậy, bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Trên thực tế, hiếm có bà mẹ nào nóng lòng quay trở lại làm việc sau khi sinh con, đặc biệt là việc nhà. Mọi người đều muốn ở nhà để nghỉ ngơi.

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Nếu mẹ cảm thấy sẵn sàng làm việc nhà trở lại, mẹ vẫn cần sự chấp thuận của bác sĩ 3 tuần sau khi sinh thường. Đối với các bà mẹ sinh mổ, có thể bạn sẽ phải đợi 6 tuần.

Điều này giúp bạn có thời gian với em bé và thời gian để điều chỉnh tinh thần và thể chất với tất cả những thay đổi đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

>>Xem thêm: 8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh

bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?

Các hoạt động mẹ có thể làm sau khi sinh

Bên cạnh tìm hiểu về bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, mẹ nên biết đâu là thời điểm có thể thực hiện các hoạt động cụ thể tại nhà.

Hoạt động Sinh thường Sinh mổ
Đi bộ Sau 24 giờ Sau 6 – 8 tuần (bạn sẽ được khuyến khích đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi sinh, còn việc đi bộ để tập thể dục thì nên chờ sau khi kiểm tra sau sinh)
Đi lên xuống cầu thang Sau 1 tuần Sau 3 tuần (nếu trong nhà bạn có cầu thang, hãy cố gắng hạn chế tần suất lên xuống cầu thang)
Cúi người xuống Sau một vài ngày, tùy thuộc vào cảm giác của bạn Sau 4 – 6 tuần
Tắm vòi sen hoặc tắm bồn Hạn chế tắm mà hãy tắm ngay khi bạn có thể đứng được. Tắm ngồi (với 2 – 3 inch nước) là được. Sau 6 tuần, mẹ có thể tắm bồn. Đối với vòi hoa sen, mẹ có thể tắm sau 24 giờ miễn là mẹ che vết mổ bằng keo chống thấm nước
Đi vệ sinh Càng sớm càng tốt Khoảng một ngày sau, khi bác sĩ rút ống thông của bạn
Công việc nhà nhẹ nhàng (nấu ăn, rửa bát, dọn bàn, v.v.) Sau một vài ngày, nhưng chỉ khi bạn cảm thấy hứng thú với nó Sau 6 tuần
Công việc nhà nặng nhọc (di chuyển đồ đạc, lau thảm & tủ lạnh, v.v.) Sau 2 tuần, nhưng hãy mẹ lắng nghe cơ thể của mình Sau 6 tuần, khi bạn thực hiện kiểm tra sau sinh
Tập thể dục nhẹ (đi bộ chậm, ngồi máy tính, vươn vai, v.v.) Sau 24 giờ Sau 6 -8 tuần
Tập thể dục cường độ cao (đi bộ đường dài, tập gym, đạp xe, v.v.) Sau vài ngày, trừ khi bạn bị rách âm đạo Sau 12 tuần
Nâng vật nặng hơn em bé Sau 6 tuần Sau 8 – 12 tuần
Lái xe Sau 1 tuần Sau 3 – 6 tuần
Bơi lội Sau 7 ngày (đến khi máu ngừng chảy) Sau 6 tuần (cho đến khi máu ngừng chảy)
Giặt giũ Sau 1 tuần (cố gắng không nhấc vật nặng) Sau 1 tuần (miễn là bạn không nhấc một cái giỏ nặng hoặc cúi xuống)
Lau nhà Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Hút bụi Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Uống đồ uống có cồn Sau khi bạn đã được kiểm tra tại bệnh viện (và giới hạn ở một ly) Sau khi bạn xuất viện (có thể là vài ngày; cũng hạn chế uống một ly)
Chăm sóc con Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp) Sau 1 tuần (miễn là bạn cảm thấy phù hợp)
Quan hệ vợ chồng Sau 6 tuần Sau 6 tuần
Đi làm trở lại Sau 3 – 6 tuần Sau 6 – 8 tuần

>>Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

các hoạt động mẹ có thể làm sau khi sinh

Làm thế nào để tôi biết nếu tôi làm việc quá sức sau khi sinh?

Sau khi biết bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu, dưới đây là những dấu hiệu của việc làm quá sức sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ mà mẹ nên chú ý. 

1. Chảy máu nặng hơn và đỏ hơn

Bạn sẽ nhận thấy điều này nếu bạn cũng đã từng sinh thường. Nhưng nếu bạn nghỉ ngơi sau khi sinh, lượng máu của bạn sẽ bắt đầu giảm đi. Tất nhiên, chảy máu sau khi sinh con là điều bình thường. Tuy nhiên, ngày qua ngày, lượng máu đó sẽ ngày càng ít đi.

2. Áp lực âm đạo

Mẹ có thể cảm thấy điều này nếu tần suất leo cầu thang hoặc đi lại nhiều.

3. Choáng ngợp và mệt mỏi

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Miễn là khi mẹ làm việc nhà, mẹ không gặp tình trạng choáng ngợp, mệt mỏi kể cả tâm trí lẫn cơ thể. Hơn nữa, mẹ hãy thoải mái để bản thân nghỉ ngơi và thư giãn thật nhiều cho lại sức.

>>Xem thêm: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu. Hy vọng mẹ đã nắm được đâu là việc nên và không nên làm để giúp bản thân sớm phục hồi, từ đó, chăm sóc em bé tốt hơn.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Giai đoạn hậu sản liên quan rất nhiều đến sự thay đổi cả về cảm xúc lẫn thể chất. Không những phải học cách đối mặt với những thay đổi trong vai trò mới, mẹ còn phải kiêng nhiều thứ. Đặc biệt, nếu lần đầu sinh nở, mẹ sẽ không tránh khỏi các thắc mắc. Chẳng hạn, sau sinh bao lâu thì được đụng nước, sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường, sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Bà đẻ sau sinh mất sức và mất máu, chưa kể là thức khuya dậy sớm chăm bé sơ sinh nên cần rất nhiều thời gian hồi phục cơ thể. 

Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, không phải sản phụ nào cũng có thời gian dành cho bản thân. Có những mẹ vừa sinh nở vài ngày đã phải quay trở lại công việc gia đình từ chuyện dọn nhà, bếp núc cho đến giặt giũ. Vì họ không có người thân hỗ trợ. Họ cũng không có cơ hội để thắc mắc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo. Do có thắc mắc cũng không giải quyết được gì. 

Ngoài trường hợp bất khả kháng trên, thiết nghĩ mẹ nên quan tâm hơn đến việc chăm sóc cơ thể sau sinh.

Có những mẹ vừa sinh nở vài ngày đã phải quay trở lại công việc gia đình

Vậy sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Đối với sinh thường, 6-8 tuần sau sinh là thời điểm tử cung cùng các phần phụ của cơ quan sinh dục gần như đã phục hồi trở lại như trước khi mang thai. Nếu không có vấn đề sức khỏe nào đáng lo ngại, mẹ đã có thể giặt quần áo bằng tay và làm việc nhà. Nhưng trước mắt, mẹ chỉ nên giặt những đồ nhẹ, mỏng như tã lót, quần áo của bé. Thời gian giặt đồ không quá lâu để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong lúc giặt đồ, mẹ nhớ mang găng tay, tránh tiếp xúc với nước lạnh và xà phòng vì lúc này, cơ thể vẫn cần được bảo vệ.

Nếu giặt đồ bằng máy, sau sinh 2 tuần mẹ đã có thể bắt đầu. Đây được xem là hình thức vận động đơn giản, tốt cho quá trình chữa lành của cơ thể. Hơn nữa, việc phơi đồ ngoài nắng sớm còn là cách thư giãn nhẹ nhàng. Song nếu phải bê những thau đồ nặng thì mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân.

Đối với sinh mổ, mẹ có thể cần thêm thời gian trước khi muốn làm việc nhà trở lại, tùy thuộc vào tốc độ lành của vết thương.

Nhưng dù thế nào, mẹ càng ít vận động mạnh và có nhiều thời gian nghỉ ngơi thì càng tốt cho sức khỏe. Điều đó sẽ giúp cơ thể nhanh trở về tình trạng ban đầu.

Mối quan tâm sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo trên thực tế không hẳn là chuyện bà đẻ kiêng cữ nước lạnh, nó liên quan đến vận động sau sinh. Và tất nhiên, để cơ thể được hồi phục sớm nhất và phòng tránh các bệnh hậu sản, người mẹ cần đảm bảo kiêng cữ khoa học theo hướng dẫn từ bác sĩ. 

Sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường?

Cũng tương tự sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, nếu sức khỏe ổn định, không có điều gì đáng lo ngại, mẹ có thể làm việc lại bình thường sau 6 tuần. Và đừng quên chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh nâng nhấc vật nặng.

Mẹ lưu ý rằng việc càng sớm rời khỏi giường và tập đi lại nhẹ nhàng, khả năng phục hồi càng nhanh. Tập luyện vừa giúp cơ săn chắc, vết thương lành nhanh hơn vừa giúp cải thiện tâm trạng. 

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu?

Ở cữ là khoảng thời gian ám ảnh của rất nhiều mẹ khi phải kiêng khem đủ thứ. Vậy nên, không chỉ thắc mắc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, nhiều mẹ còn muốn biết bà đẻ kiêng cữ bao lâu. 

Theo quan niệm của người xưa, mẹ mới đẻ dậy cần kiêng đủ 3 tháng 10 ngày, tức ở cữ tận 100 ngày. Chưa kể đi kèm với giai đoạn này là vô số những quy định khắt khe như kiêng tắm, gội, kiêng nước lạnh, kiêng nói chuyện với người lạ. Sản phụ sau sinh cũng chỉ được ở trong phòng kín, không dùng điện thoại trong thời gian này. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu? Quan điểm hiện đại đã thoáng hơn rất nhiều. Theo đó, sản phụ sau sinh không cần phải ở cữ tận 100 ngày và cũng không phải trải qua những quy định khắt khe. 

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu?

Những lưu ý khác trong quá trình mẹ ở cữ

Mặc dù mẹ không cần quá kiêng cữ trong thời gian quá dài nhưng để hồi phục nhanh hơn và không gây tổn hại sức khỏe, mẹ cần lưu ý:

1. Tránh khuân vác nặng, tập thể dục quá sức

Nếu không chắc chắn về những hoạt động có thể làm sau sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xuất viện về nhà. Một nguyên tắc quan trọng là không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé.

2. Cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

Đừng quên ngoài quan tâm sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, mẹ còn phải biết cách chăm sóc sức khỏe như thế nào để hồi phục sớm. Sau sinh sẽ có nhiều đêm mẹ phải thức trắng vì chăm sóc giấc ngủ cho con. Nhưng hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và tranh thủ chợp mắt vào mỗi trưa. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh.

3. Dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng là trọng tâm hàng đầu trong thời gian ở cữ. Dinh dưỡng khoa học, cân bằng và bổ sung chất lỏng đầy đủ rất cần thiết cho việc phục hồi các mô tổn thương và tăng khả năng tiết sữa.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh nên có nhiều protein (thịt, cá, các loại đậu), chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt), canxi (sữa, sữa chua, pho mát, rau lá xanh) và chất lỏng.

4. Kiêng chuyện “chăn gối” sau sinh

Sau sinh bao lâu thì được quan hệ cũng là thắc mắc chung của nhiều mẹ bên cạnh việc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo. 

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ sinh thường nên đợi từ 6-8 tuần sau sinh hãy bắt đầu quan hệ. Mẹ có thể phải đợi lâu hơn nếu sinh mổ. Quan hệ quá sớm sau sinh có thể dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Kiêng chuyện “chăn gối” sau sinh

5. Hạn chế ăn kiêng trong thời gian cho con bú

Trước ngoại hình sồ sề sau sinh, nhiều mẹ cảm thấy tủi thân và mặc cảm. Đó là lý do nhiều người vội vàng giảm cân bằng cách ăn kiêng. Nhưng việc ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, gây cản trở quá trình phục hồi sức khỏe. Điều đó càng nên tránh nếu mẹ đang cho con bú.

6. Tắm gội và vệ sinh mỗi ngày

Kiêng tắm gội có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể tắm gội và vệ sinh mỗi ngày nếu sức khỏe bình thường sau sinh, nhưng tránh tắm bồn hoặc bơi lội cho đến khi sức khỏe đã hồi phục. Trong quá trình tắm, mẹ cố gắng tránh để vết thương do mổ đẻ tiếp xúc với nước khi chưa lành.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh: “hô biến” để không bị sẹo

Giai đoạn ở cữ vô cùng quan trọng vì quyết định đến khả năng phục hồi và chữa lành vết thương. Đồng thời việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe về sau. Do vậy, ngoài muốn biết sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt theo như hướng dẫn trên nhé.