Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách tránh viêm nhiễm, tổn thương

chăm sóc vùng kín sau sinh
Chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sinh mổ cần khoa học để ngừa viêm nhiễm cho mẹ.

Vùng kín sau sinh thường lẫn sinh mổ đều khá nhạy cảm, cần được chăm sóc đúng cách để luôn được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Chăm sóc vùng kín sau sinh cũng quan trọng như việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn hồi phục sau sinh.

Nhiều mẹ thường thắc mắc sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi. Thông thường quá trình này sẽ mất khoảng 6-8 tuần. 

Cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường

Sinh thường khiến âm đạo của phụ nữ ít nhiều chịu tổn thương, nhất là khi mẹ bị rạch tầng sinh môn. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp mẹ chăm sóc vùng kín sau sinh thường đúng cách và khoa học nhất. 

1. Vệ sinh vùng kín sau sinh

Vài tuần sau sinh, âm đạo thường ra máu và tiết dịch. Vài ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi, dần chuyển sang màu hơi hồng đến nâu, sau đó chuyển sang vàng hoặc kem trước khi biến mất. Trong một số trường hợp có thể ra cục máu đông. Nhưng nếu cục máu đông lớn, mẹ nên đi khám bác sĩ. 

Khi chăm sóc vùng kín sau sinh, những ngày đầu, do sản dịch ra nhiều nên mẹ cần dùng loại băng chuyên dụng cho bà đẻ. Lưu ý cần thay bằng nhiều lần trong ngày để tránh gây viêm nhiễm vùng kín. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn vệ sinh “cô bé” sau sinh để nắm rõ các bước cũng như những điều nên, không nên khi vệ sinh vùng kín cho sản phụ.

2. Chườm đá nếu vùng kín bị sưng

Vùng kín sau sinh thường có thể bị sưng tấy. Chườm đá là cách đơn giản, đem lại hiệu quả giảm đau, giảm sưng. Mẹ đừng chườm trực tiếp âm đạo mà nên bọc đá vào một lớp vải sạch và cho vào trong quần lót với thời gian không quá 20 phút/ lần. 

3. Giảm đau khu vực xung quanh vùng kín

Khi chăm sóc vùng kín sau sinh,  khu vực xung quanh cũng cần được chăm sóc đặc biệt. Lý do là các hoạt động chuyển dạ kèm rạch tầng sinh môn chắc chắn gây đau, sưng khu vực giữa âm đạo và hậu môn. Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ có thể:

– Làm mát khu vực này bằng nước đá, tương tự như hướng dẫn ở trên là bọc đá vào khăn sạch và đặt vào trong quần lót tại nơi cần giảm đau, sưng.

– Dùng nước ấm rửa hoặc ngâm mình trong nước ấm để làm sạch đáy chậu.

– Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Ngồi trên đệm mềm để giảm áp lực lên mông.

4. Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước

Chắc mẹ sẽ ngạc nhiên vì ăn uống thì liên quan gì đến chăm sóc vùng kín sau sinh. Thật ra, chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc vùng kín sau sinh thường. Nếu mẹ bị táo bón, rặn nhiều sẽ gây bục chỉ vết may tầng sinh môn, khiến vết thương lâu hồi phục. Vì vậy, mẹ cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để nhuận trường, không gặp khó khăn khi đi ngoài.

Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước

Cách chăm sóc vùng kín sau sinh mổ

Ảnh hưởng sau mổ khiến mẹ đau nhiều nên mẹ thường lười vận động, ít đi lại. Việc này có thể làm sản dịch ứ đọng. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên không chỉ mẹ sinh thường mà cả mẹ sinh mổ nên cố gắng vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ để nhanh hết sản dịch. 

Mặt khác, tuy không phải chịu đựng vết thương tầng sinh môn, mẹ sinh con bằng phương pháp mổ vẫn cần chú trọng vệ sinh vùng kín sau sinh mổ để tránh viêm nhiễm. 

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh mổ tương tự như cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường, cụ thể:

– Thay băng thường xuyên, khoảng 3 giờ/ lần.

– Vậy rửa vùng kín bằng gì là tốt nhất? Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc thay băng. Rửa theo chiều từ trước ra sau, nên rửa âm đạo, sau đó mới đến hậu môn. Tránh việc thụt sâu gây nhiễm khuẩn, tổn thương vùng kín.

Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh cho mẹ sau sinh, nên chọn loại dịu nhẹ, có độ PH phù hợp và tránh lạm dụng.

Những lưu ý chung khi chăm sóc “cô bé” sau sinh

Tập các bài tập tăng cường sàn chậu: Trong quá trình chăm sóc vùng kín sau sinh, mẹ có thể kết hợp tập các bài tập sàn khung chậu (như bài tập Kegels, bài tập Glute bridge…) để đẩy nhanh sản dịch và quá trình hồi phục. Thêm nữa, các bài tập này còn cải thiện khả năng tình dục cho mẹ sau sinh rất hiệu quả. 

Cân nhắc dùng dầu bôi trơn âm đạo: Sau sinh, âm đạo “khô hạn” là điều bình thường. Sự thay đổi này liên quan đến nồng độ estrogen trong cơ thể thấp hơn so với khi mang thai. Nếu sản dịch sạch hẳn và vùng kín hồi phục, khoảng 6 tuần sau sinh thường mẹ đã có thể bắt đầu chuyện chăn gối trở lại. Với mẹ sinh mổ, việc quan hệ còn tùy thuộc vào thời gian lành vết thương. Dù trong trường hợp nào thì mẹ cũng nên cân nhắc dùng dầu bôi trơn âm đạo để tránh tình trạng khô rát, đau khi gần gũi chồng. Đây cũng là một trong những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh mẹ cần nhớ.

Xông hơ vùng kín: Nếu sinh thường, mẹ có thể bắt đầu xông hơ “cô bé” bằng lá trầu không sau khi sinh khoảng 3 ngày. Nếu sinh mổ, mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khi vết thương đã khô miệng.

Nên thực hiện 2 lần trong tuần và liên tục trong thời gian ở cữ (3 tháng 10 ngày) để “cô bé” thơm tho, nhanh lành và sớm se khít trở lại.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

Chọn quần lót chất liệu thông thoáng: Mẹ nên chọn những dạng quần có chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm hút để giữ cho vùng kín luôn khô ráo, cũng là cách ngừa viêm nhiễm sau sinh.

Hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chứa chất kích thích: Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng với mẹ sau sinh. Điều này giúp hệ thống miễn dịch ổn định. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín. 

Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Những cơn đau sau sinh mổ hoặc sinh thường có thể khiến mẹ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì bất kỳ sự lạm dụng nào đều có thể làm thay đổi môi trường axit của âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái: Tinh thần vui vẻ góp phần duy trì sức đề kháng để cơ thể chống lại các vi khuẩn tấn công. Đồng thời, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp quá trình hồi phục sau sinh của mẹ nhanh hơn. 

Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sau sinh

Tóm lại, “vùng tam giác” sẽ trải qua ít nhiều sự thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn sau sinh. Từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương nếu chăm sóc vùng kín sau sinh không đúng cách. Mẹ lưu ý những hướng dẫn trên để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

Nguyên nhân vùng kín có mùi sau sinh do đâu? Sau sinh vùng kín có mùi hôi có nguy hiểm không? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này và các cách khắc phục. Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời cụ thể nhé.

Tại sao vùng kín có mùi hôi sau sinh?

Sau khi sinh, vùng kín có mùi hôi sau sinh do sự xuất hiện của sản dịch. Đây là hỗn hợp gồm máu, chất nhầy và mô tử cung. Chất này có mùi hôi, mốc giống như dịch kinh nguyệt và có thể kéo dài vài tuần. Tình trạng sản dịch có màu sắc và thời gian kéo dài khác nhau ở mỗi người.

Ngoài ra, khi sản dịch kết hợp với nước tiểu và không được làm vệ sinh sạch sẽ; thì dẫn đến sau sinh vùng kín có mùi hôi. Điều này có thể xuất phát từ thói quen dùng vòi xịt rửa vùng kín những không dùng giấy khô lâu khô lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ cách se khít vùng kín sau sinh tại nhà cực hiệu quả

Vùng kín có mùi hôi sau sinh có nguy hiểm không?

Thông thường, vùng kín có mùi hôi sau sinh do sản dịch là tình trạng rất bình thường. Điều này sẽ không gây bất kỳ các biến chứng sau sinh. Khi tử cung và mô âm đạo co lại bình thường thì tình trạng này sẽ không còn.

Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo ẩm ướt kèm theo vấn đề không được làm vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Vùng kín có mùi hôi sau sinh có thể là dấu hiệu viêm âm đạo ban đầu. Bên cạnh đó, dấu hiệu sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 2 tháng vẫn ra máu, không phải lúc nào cũng nguy hiểm

Sau sinh bao lâu thì vùng kín hết mùi hôi?

Nếu vùng kín của bạn chỉ có mùi do đang tiết sản dịch sau sinh; thì sau sinh bao lâu thì vùng kín hết mùi hôi? Thông thường, khi sản dịch hết thì vùng kín của chị em sẽ hết mùi hơn khoảng tầm 3-4 tuần sau sinh. Tuy nhiên, thời gian tiết sản dịch ở mỗi người sẽ khác nhau do nhiều yếu tố nên thời gian vùng kín hết mùi hôi sẽ khác nhau.

Ngoài ra, nếu trong quá trình vùng kín tiết sản dịch nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần phải đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý dưới đây.

Dấu hiệu nguy hiểm khi vùng kín có mùi hôi sau sinh

1. Viêm nhiễm âm đạo 

Vùng kín có mùi hôi sau sinh đi kèm các biểu hiện như khí hư ra nhiều bất thường, ngứa rát, mùi khó chịu, cảm giác đau rát khi quan hệ. Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm nguy hiểm. Khi gặp dấu hiệu này, bạn nên đi khám phụ khoa ngay.

2. Vùng kín có mùi hôi sau sinh do viêm tuyến cổ tử cung

Viêm tuyến cổ tử cung cũng mang dấu hiệu vùng kín có mùi sau sinh và khí hư ra nhiều ở dạng bọt màu vàng hay xanh nhạt. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thấy thêm những biểu hiện như ngứa, rát âm đạo và chảy máu khi quan hệ.

3. Viêm vùng chậu

Vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào vùng chậu gây viêm nhiễm. Triệu chứng kèm theo có thể là:

  • Đau vùng bụng dưới, khí hư có màu lạ.
  • Vùng kín có mùi hôi sau sinh.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Đau rát khi quan hệ.
  • Sốt

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh trông như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục

4. Vùng kín có mùi hôi sau sinh do polyp tử cung

Sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý polyp tử cung. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết thêm các dấu hiệu sau:

  • Âm đạo chảy máu bất thường
  • Kỳ kinh kéo dài, ra kinh nhiều, ra kinh giữa các kỳ kinh,
  • Khí hư ra nhiều.
  • Âm đạo có mùi hôi.
  • Bụng dưới đau từng cơn.

5. Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung

Khi dịch âm đạo tăng bất thường, kèm theo vùng kín có mùi hôi sau sinh; đau vùng xương chậu; xuất huyết, sụt cân, suy nhược. Điều này chính là dấu hiệu báo hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Nếu vùng kín có mùi hôi sau sinh kèm với các triệu chứng trên. Bạn nên thu xếp thời gian để đi khám phụ khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ khám bệnh, xét nghiệm và thực hiện các phương pháp khác để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ với những hình ảnh chi tiết

Các cách trị vùng kín có mùi hôi sau khi sinh

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Sau khi sinh em bé, bạn nên tránh thức ăn chứa lượng đường cao và nhiều men. Vì các thực phẩm này có thể làm tăng lượng nấm men trong âm đạo. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng và vùng kín có mùi hôi sau sinh.

Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm như đậu nành; đậu hũ; sữa đậu nành; ngũ cốc; rau củ quả màu vàng, đỏ… giúp phụ nữ bổ sung hormone, vi khuẩn có lợi giúp ổn định độ pH âm đạo.

sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi

2. Rửa vùng kín với lá trầu không

Theo dân gian, người ta thường vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không. Các chuyên gia cũng cho biết, lá trầu không cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.

Khi bạn dùng trực tiếp nước lá trầu không để lau rửa vùng kín. Các tinh chất từ lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và vùng kín có mùi hôi sau sinh.

3. Xông hơi vùng kín sau sinh

Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp dùng hơi nước bốc lên từ nước nóng. Phương pháp này sẽ giúp diệt vi khuẩn âm đạo; ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi sau sinh; giảm mệt mỏi và căng thẳng cho chị em.

Thông thường, các mẹ sẽ thực hiện cách xông hơi vùng kín với lá trầu. Vì đây là nguyên liệu có công dụng kháng khuẩn tự nhiên đã được các chuyên gia khuyên dùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp ‘cô bé’?

4. Nước muối

Muối là nguyên liệu dễ tìm thấy trong gian bếp của mỗi gia đình. Đây là nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn cao. Bạn có thể dùng nước muối xông hơi vùng kín. Phương pháp này sẽ giúp giảm và ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi sau sinh rất hiệu quả.

5. Nước phèn chua

Phèn chua cũng có công dụng khử mùi hôi và có tính sát khuẩn cao. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không dùng phèn chua để rửa trực tiếp âm đạo.

Thay vào đó, bạn hãy dùng phèn chua để xông hơi vùng kín sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm vùng kín có mùi hôi sau sinh đáng kể.

6. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách

Trong thời cho con bú môi trường vùng kín có nhiều thay đổi do đó mẹ cần chăm sóc vệ sinh đúng cách. Dưới đây là cách vệ sinh đúng cách bạn nên nhớ:

  • Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn và mầm bệnh từ hậu môn.
  • Bạn không nên vệ sinh vùng kín quá nhiều lần, không nên thụt rửa âm đạo sâu.

7. Thay đồ lót thường xuyên

Bên cạnh việc làm vệ sinh vùng kín đúng cách, bạn cũng nên lưu ý về vấn đề mặc quần lót như sau:

  • Nên mặc quần lót rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Thay quần lót hàng ngày từ 1 – 2 lần để tránh ẩm ướt.
  • Tránh dùng quần lót ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

8. Quan hệ đúng cách

Sau khi sinh, bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 1 tháng đầu sau sinh. Bởi vì, thời điểm này, cơ quan sinh dục vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn quan hệ không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tổn thương vùng kín. Vì thế, bạn nên chờ tử cung và vùng kín hồi phục rồi hãy “gần gũi” chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn và thời điềm nào là tốt nhất?

9. Cách phòng tránh hôi vùng kín sau sinh

Sau khi sinh, âm đạo sẽ có sản dịch chảy ra. Để tránh vùng kín có mùi sau sinh, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2-3 lần ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.
  • Sau khi vệ sinh bạn cần phải lâu khô vùng kín và thay băng vệ sinh mới.
  • Sử dụng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín khi sản dịch vẫn còn.
  • Bạn chỉ nên vệ sinh phần bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong.

[key-takeaways title=”Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi?”]

Sau khi sinh em bé, cơ thể của bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hồi phục. Nhưng sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi?

  • Sau sinh, âm đạo sẽ xuất hiện sản dịch để tống hết tất cả máu, chất nhầy và mô tử cung. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nó sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ có thời gian hết sản dịch khác nhau.
  • Bên cạnh đó, nếu bạn sinh thường có thể bị rạch tầng sinh môn. Tùy vào cơ địa mỗi người, vết thương này sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Nhưng khoảng ít nhất 6 tuần sau sinh thì vùng kín mới hồi phục.

[/key-takeaways]

[inline_article id=288964]

Như vậy, bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi sau sinh. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm thì hãy đi khám phụ khoa ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh lý trước khi tình trạng trở nặng hơn.