Categories
Sự phát triển của trẻ Sau khi sinh Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Đâu là công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ?

Chọn công thức sữa cho trẻ sinh mổ: Mẹ cần đặc biệt lưu tâm!

Kết thúc thai kỳ 9 tháng 10 ngày, những ông bố, bà mẹ lại bắt đầu một hành trình mới mang tên “chăm con”. Đối với các bé sinh thường, quá trình này có thể đỡ vất vả hơn đôi chút do khi sinh thường, đường ruột trẻ nhận được các lợi khuẩn từ âm đạo mẹ. Điều này giúp hình thành hệ vi sinh đường ruột và qua đó, góp phần củng cố hệ miễn dịch ở trẻ [2].

Tuy nhiên, với những bé sinh mổ, do không trải qua quá trình này nên đường ruột thường chứa các vi khuẩn gây hại có trong môi trường bệnh viện [4], dẫn đến nguy cơ sức khỏe bé có thể kém hơn và hay gặp các vấn đề về:

  • Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe  như dị ứng, đái tháo đường típ 2… [6], [13].
  • Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ thường không phải chịu lực ép từ việc chui qua ống sinh, dẫn đến phổi còn sót lại dịch nhầy bên trong, điều này có thể làm bé khó thở, thở khò khè và tạo nên nguy cơ mắc hen suyễn về sau [6], [7].
  • Tiêu hoá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh mổ thường có nguy cơ bị viêm dạ dày ruột cấp cao hơn 5 đến 30% so với trẻ sinh thường [5].

Theo nhiều nhà nghiên cứu, các vấn đề về sức khoẻ và hệ vi sinh đường ruột có thể giải quyết bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong một vài trường hợp, nếu không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể lựa chọn công thức sữa phù hợp cho bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày [1].

Điều quan trọng các mẹ nên chú ý khi lựa chọn công thức sữa cho bé sinh mổ là tìm hiểu kỹ thông tin các thành phần, để chắc chắn rằng chúng phù hợp với nhu cầu phát triển và khắc phục được các nguy cơ sức khỏe của bé trong quá trình trưởng thành [1], [8].

Mách mẹ sinh mổ cách chọn công thức sữa phù hợp giúp chăm con khỏe mạnh

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ là lựa chọn dinh dưỡng tối ưu nhất dành cho bé. Bởi trong sữa mẹ có chứa các thành phần hỗ trợ miễn dịch và hormone tăng trưởng có lợi cho sự phát triển của con, giúp ngăn ngừa dị ứng, chống lại một số tác nhân gây các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính [1].

Vì lý do đó, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ, nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. thậm chí các chuyên gia còn khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ đến khi bé 24 tháng tuổi nếu có thể. Thế nhưng, quyết định cho con bú hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như quan niệm, lối sống hay tình trạng y tế của người mẹ. Trong trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần lựa chọn một công thức sữa phù hợp để giúp trẻ bù đắp các thiếu hụt về dưỡng chất nhằm phát triển một cách tốt nhất [1].

Cách chọn sữa công thức cho bé

Khi chọn công thức sữa cho bé sinh mổ, mẹ nên ưu tiên chọn công thức sữa gần với tiêu chuẩn vàng. Đồng thời, các sản phẩm nên chứa 3 dưỡng chất quan trọng giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Dưỡng chất có hàm lượng lớn thứ 3 trong sữa mẹ. Có khoảng 15 cấu trúc HMO đã được các nhà khoa học tổng hợp thành công, trong đó có các loại HMO nổi bật như 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL. Nghiên cứu chỉ ra rằng, HMO đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ vinh sinh vật đường ruột, giảm khả năng bám dính của mầm bệnh, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể [9], [10]. Đặc biệt, 2’FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [14], ngăn ngừa mầm bệnh [15].
  • Nucleotides: Đây là nhóm chất cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. Vai trò của Nucleotides là tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, hợp chất này còn mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [11], [20].
  • BB-12: Sự hiện diện của lợi khuẩn này là minh chứng cho một hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp trẻ giảm tình trạng táo bón, đau bụng và dị ứng trong các giai đoạn về sau [12].

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những nhãn hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, xem kỹ thông tin trên bao bì để biết rõ thành phần cũng như độ tuổi phù hợp mà bé có thể sử dụng [8].

Mẹ sinh mổ nói gì khi chọn công thức sữa cho bé?

Đối với trẻ chưa ăn dặm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, việc lựa chọn cho con các công thức sữa phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, vấn đề chất lượng của những nguồn sữa này luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các ông bố bà mẹ.

Đối với chị N.D, một mẹ bỉm lần đầu tiên sinh mổ, do không thể cho bé bú vì một số lý do cá nhân nên việc quyết định nên chọn công thức sữa nào cho con là một việc khá đau đầu bởi trên thị trường có quá nhiều sản phẩm. Chị tiết lộ: “Mất khá nhiều thời gian tìm hiểu thì mình mới lựa chọn được công thức sữa phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của con. Trước đây, con mình hay khò khè về đêm cộng với hệ tiêu hoá không được tốt lắm, nên mình lựa chọn những loại sữa có chứa HMO, nucleotides với chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột trẻ. Trộm vía uống được 4 tháng rồi, thấy bé lớn nhanh, tăng cân với bớt bị chướng bụng, táo bón hẳn”.

Còn với người đã sinh con thứ hai như chị N.T.H, lần nuôi con trước đã giúp chị có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn sữa cho con. Được biết cả 2 lần đều sinh mổ nên chị rất chú trọng vấn đề bổ sung dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch cho con. Chị N.T.H chia sẻ: “Khi con bắt đầu cai sữa mẹ và chuyển sang dùng sữa công thức, mình hay ưu tiên chọn cho con những loại nào có nhãn hiệu rõ ràng, uy tín trên thị trường và có chứa các dưỡng chất giúp bé tăng cường miễn dịch như HMO”.

Một số bà mẹ cũng lo lắng rằng việc không cho con bú trực tiếp có thể làm bé không được gần gũi nhiều với mẹ, thế nhưng tình yêu thương của mẹ chính là sợi dây gắn kết tốt nhất mối liên hệ giữa mẹ và bé. Dù mẹ lựa chọn như thế nào, bé yêu cũng sẽ có cơ hội được phát triển tối đa nếu nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý và sự chăm sóc đúng cách.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ lười uống sữa phải làm sao? Mách mẹ 3 “tuyệt chiêu” hiệu quả

Nếu bé yêu nhà bạn cũng đang “chán sữa”, mời bạn đọc ngay những chia sẻ sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ lười uống sữa và “bỏ túi” ngay 3 cách giúp trẻ thích uống sữa.

Trẻ lười uống sữa: Nguyên nhân do đâu?

Đối với trẻ nhỏ, việc uống sữa đóng vai trò rất quan trọng bởi sữa không chỉ cung cấp năng lượng mà còn mang đến cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong sữa có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi và vitamin D… là những dưỡng chất rất cần thiết, giúp trẻ phát triển xương và răng khỏe mạnh

Tuy vậy, nếu trẻ trở nên lười hoặc chán uống sữa hơn so với bình thường, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy tìm ra nguyên nhân. Một số nguyên nhân khiến trẻ lười uống sữa có thể kể đến là:  

  • Hương vị sữa không hợp khẩu vị của bé.
  • Trẻ cảm thấy bị ép hoặc thấy áp lực khi uống sữa.
  • Trẻ nhận thấy những người thân xung quanh không uống sữa.
  • Sữa khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc uống sữa khiến trẻ bị tiêu chảy.

3 mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa mẹ nên biết

trẻ lười uống sữa

Với những trẻ lười uống sữa, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để phá bỏ rào cản ban đầu và khiến trẻ thích thú hơn với việc uống sữa:

1. Khuyến khích trẻ uống sữa bằng lời nói 

Để giúp trẻ lấy lại được hứng thú khi uống sữa, bố mẹ cần bình tĩnh, khuyến khích và động viên trẻ. Tuyệt đối không nên bắt ép hoặc la mắng trẻ vì sẽ gây ra nỗi sợ hãi, khiến trẻ cảm thấy không an toàn và dần dần hình thành thói quen ghét việc uống sữa. Bố mẹ có thể thử sử dụng cách nói ngọt ngào cùng với nét mặt vui vẻ khi khuyến khích trẻ, điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được năng lượng tích cực và từ đó trẻ sẽ yêu thích việc uống sữa hơn.

2. Để trẻ chủ động chọn loại sữa mình thích

trẻ lười uống sữa

Hương vị sữa có thể là một trong những lý do chính khiến trẻ không chịu uống sữa nếu loại sữa hiện tại không hợp khẩu vị. Vì thế, bố mẹ nên lưu ý đến tâm trạng và biểu hiện của trẻ khi uống sữa. Để giải quyết tình trạng này, bố mẹ hãy để trẻ chủ động tự chọn loại sữa hoặc hương vị sữa trẻ thích. Việc này sẽ giúp nâng cao tinh thần khi uống sữa và thậm chí là lượng sữa trẻ uống hằng ngày. Sữa chua uống SuSu cũng được rất nhiều bé yêu thích nhờ sự đa dạng và thơm ngon của hương vị đến từ trái cây như hương táo nho, hương cam hay hương dâu, phù hợp với mọi sở thích của bé!

3. Biến thời gian uống sữa trở nên hào hứng với trẻ

“Tuyệt chiêu” cuối cùng giúp trẻ hứng thú với việc uống sữa là tạo một bầu không khí vui tươi, tích cực trong thời gian uống sữa. Cách này sẽ rất hữu hiệu với những trẻ còn chưa tự giác uống sữa đấy!

Để thực hiện được điều này, bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu những câu chuyện, phim hoạt hình có các nhân vật liên quan đến loại sữa trẻ đang uống. Thường trẻ nhỏ rất hào hứng và thích học theo các nhân vật anh hùng trong phim và truyện, nhờ đó bố mẹ cũng dễ dàng khuyến khích trẻ uống sữa hơn. Ngoài ra, bố mẹ hãy lưu ý thêm thể loại mà bé thích để chọn ra được truyện và phim phù hợp với bé.

Một trong những tựa phim hoạt hình thú vị mà bố mẹ có thể tham khảo cho bé xem là “Vệ binh SuSu và cuộc giải cứu thần kỳ ở Đại tinh Thần thú”. Bộ phim hoạt hình kể về cuộc giải cứu Đại tinh thần thú của đội Vệ binh Susu khỏi tên trùm hắc ín Kara – tên trùm xấu xa với âm mưu hòng biến Đại tinh thành sở thú Karaoke. Đây là bộ phim hoạt hình do Vinamilk đầu tư sản xuất với kinh phí lớn, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ làm phim hàng đầu thế giới, âm thanh, hình ảnh và màu sắc sống động với những kỹ xảo hoành tráng. Ngay khi vừa lên sóng, phim đã thu hút đông đảo khán giả nhí và cả các bậc phụ huynh đón xem, hiện đã vượt mốc 35 triệu lượt xem. Bộ phim không chỉ giúp bé khơi gợi lại cảm xúc hứng khởi khi uống sữa mà còn giúp con phát huy phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo khi hòa mình vào một cuộc phiêu lưu thú vị đầy sắc màu.

 

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ đã hiểu được những nguyên nhân khiến trẻ lười uống sữa. Bên cạnh đó, Marry Baby cũng mong bố mẹ có thể “bỏ túi” được những mẹo giúp trẻ hứng thú với việc uống sữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha xong?

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha là điều mà các bà mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý nhiều nhất. Bởi vì, thực tế sẽ có những lúc mẹ cần phải pha sữa sẵn để con kịp uống khi đói. Hoặc đôi khi mẹ cần pha sữa cho con sẵn vì gia đình đi chơi xa không tiện để làm các công đoạn trước khi pha sữa.

Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha sẵn”. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha?

[key-takeaways title=”Sữa trẻ sơ sinh pha xong để được bao lâu?”]

Theo CDC Hoa Kỳ, thời gian sữa công thức để được bên ngoài sau khi pha tối đa chỉ được 2 giờ. Nếu sau 2 giờ, bé không uống được lượng sữa còn lại thì mẹ nên đổ bỏ. Trường hợp, sữa công thức được bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ lưu giữ được đến 24 tiếng. Lượng sữa sau khi pha còn dư thì ba mẹ có thể uống hoặc đổ đi và không nên để bé uống cho cữ sau.

[/key-takeaways]

Dưới đây là giải đáp chi tiết thắc mắc “sữa mẹ để ngoài được bao lâu?” của các bà mẹ:

  • Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần. Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng. Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.

Các mẹ không nên để dành sữa còn lại cho cữ sau vì sữa đã có nước bọt của bé; không còn sạch nữa. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

Lý do không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ là để trẻ tránh nhiễm khuẩn. Nhất là vi khuẩn Crono – loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não; rất nguy hiểm. Mẹ lưu ý thật kỹ lưỡng nhé!

Bên cạnh việc sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha, mẹ cần lưu ý thêm vấn đề nhiệt độ nước pha sữa. Đây là một trong những yếu tố giúp sữa ngon miệng và kích thích cho trẻ sơ sinh chăm uống sữa hơn.

2. Nhiệt độ pha sữa công thức để bảo quản được lâu

Nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60 – 80ºC; một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Bởi vì thành phần dinh dưỡng của sữa công thức chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho, v.v. Nếu mẹ pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao; các thành phần dinh dưỡng dễ bị phân giải. Vì thế, trẻ sẽ không hấp thụ được toàn diện chất dinh dưỡng.

Ở mỗi loại sữa, các nhà sản xuất luôn có hướng dẫn cụ thể. Do đó, mẹ lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định nhà sản xuất. Có nhiều loại sữa chỉ có thể hòa tan hết với nhiệt độ trên 70ºC. Nhưng có nhiều loại sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50ºC.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?

Nhiệt độ nước khi pha sữa công thức rất quan trọng
Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha phụ thuộc vào nhiệt độ nước

3. Cách bảo quản sữa bột công thức đã pha mẹ nên biết

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha còn phụ thuộc vào cách mẹ bảo quản. Nếu mẹ muốn pha sẵn sữa để dành cho bé bú cữ sau. Hoặc bé phải cùng mẹ ra ngoài lâu nên phải pha sữa sẵn. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Để tránh nhiễm khuẩn, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa. Mẹ lưu ý không bảo quản sữa sau khi trẻ đã bú và còn dư. Nếu để sữa dư bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn so với để bên ngoài. Vì thế bảo quản sữa sẽ được lâu hơn, tối đa đến 24 giờ.
  • Bảo quản trong túi giữ lạnh: Trường hợp mẹ và bé yêu phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ. Mẹ có thể mang theo bình sữa đã pha bỏ vào túi giữ lạnh. Mẹ nhớ cho đá vào bên trong túi nữa nhé. Cách làm này sẽ giúp bảo quản sữa công thức cho bé dùng trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
  • Mang theo hộp sữa công thức nhỏ: Mẹ có thể mang theo hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh loại nhỏ khi đi ra ngoài. Điều này sẽ giúp mẹ tiện pha sữa với nước nóng trong bình giữ nhiệt. Cách làm này vừa bảo đảm được sữa của con được nóng và uống liền ngay sau khi pha.

(*) LƯU Ý: Sau khi bảo quản sữa, mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Việc làm này cũng giúp mẹ ghi nhớ thời gian cụ thể khi pha sữa tránh để trẻ sơ sinh uống sữa đã pha quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ trong 1 ngày?

sữa công thức để được bao lâu sau khi pha
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha

4. Cách hâm sữa công thức đã pha và cho bé uống sữa

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải làm nóng.

  • Bước 1: Cho sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để đạt tới nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hay máy hâm sữa. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi bé uống. Sau khi làm nóng sữa, mẹ phải kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú. Điều này để chắc chắn là sữa không quá nóng sẽ có nguy cơ làm phỏng miệng và lưỡi của con.
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha tùy thuộc vào cách bảo quản
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha tùy thuộc vào cách bảo quản

Mẹ cần ghi nhớ sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha sẵn để đảm bảo sức khỏe cho bé. Khoảng thời gian tối đa để sữa ở ngoài là 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh và chỉ giữ được trong 24 giờ.

>> Mẹ xem thêm: Sữa cao năng lượng là gì? 5 loại sữa bác sĩ khuyên dùng

Hy vọng với bài viết “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha” của MarryBaby sẽ giúp ích cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con; hãy đăng nhập ngay vào MarryBaby để nhận thông tin mới nhất về chăm sóc bé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa mát, sữa nóng và thực hư chuyện táo bón ở trẻ

Sữa mát, sữa nóng đang thu hút sự quan tâm của các mẹ đang có con nhỏ trên nhiều diễn đàn. Vậy thực chất của sữa mát và sữa nóng này là gì? Chúng ảnh hưởng thế nào đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ?

sữa mát

Trong thế giới quan của các bà mẹ

Chị Nguyễn Thu (30 tuổi, quận 9, TP. HCM) cho biết: “Bé nhà tôi mới sinh được 20 ngày tuổi. Do sinh mổ, tôi không có sữa nên phải cho bé bú sữa công thức. Trộm vía, bé nhà tôi may mắn được bú sữa mát mà rất háu bú, tăng cân và đi ngoài đều đặn”.

Không chỉ với sữa công thức, mà đối với sữa mẹ cũng có sữa nóng và sữa mát. Quan niệm dân gian này đã có từ lâu đời. Hễ bé háu bú, bú no, chóng lớn thì người mẹ được khen là mẹ có sữa mát hoặc bé mát sữa.

Ngược lại với sữa mát, dòng sữa bị gọi là sữa nóng khi bé bú sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa, bé lười ăn, không đi tiêu, chướng bụng và chậm tăng cân hoặc không tăng cân, một số trường hợp còn gặp các vấn đề về hô hấp.

Vậy quan niệm về sữa mát và sữa nóng trong dân gian như vậy có đúng? Mời bạn đọc lời giải đáp dưới đây nhé!

Bản chất sữa mát và sữa nóng dưới góc nhìn khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mát và sữa nóng bị ảnh hưởng bởi các thành phần hiện diện trong sữa. Vấn đề này được lý giải như sau:

1. Đối với sữa mẹ

Theo các nghiên cứu khoa học, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thời gian cho con bú, những gì mẹ ăn vào cũng có ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của dòng sữa. Do đó, để sữa mát, tức là dòng sữa có đủ chất hỗ trợ trẻ tăng cân, phát triển khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất để có dòng sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con. Cụ thể như:

  • Nước

Cần uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Đây là yêu cầu đặc biệt đối với các bà mẹ cho con bú. Nước cần thiết cho cơ thể sống và là nguyên liệu không thể thiếu để cơ thể mẹ sản xuất sữa.

  • Chất béo

Chiếm tỷ lệ 26,1% ở sữa mẹ, chất béo cung cấp đến 44% năng lượng cho trẻ. Các axit béo không bão hòa (đặc biệt là axit palmitic) tham gia cấu tạo các tế bào, mô não và võng mạc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần chất béo để phát triển về thể chất, tinh thần, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ từ rất sớm. Lúc mới sinh, não chỉ nặng 350g nhưng khi 1 tuổi não đã nặng hơn gấp 3 lần (khoảng 1.100g).

Bên cạnh đó, chất béo còn có vai trò như dung môi để các vitamin A, D, E, K hòa tan. Đây là các vitamin quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

  • Protein

Trong protein có taurine, chất này đặc biệt hỗ trợ cho sự phát triển não bộ ở trẻ.

Ngoài ra khoáng chất, vitamin và những thành phần khác trong protein cũng có vai trò tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, cho trẻ phát triển toàn diện.

Như vậy, một dòng sữa mát là dòng sữa có đủ các chất dinh dưỡng thích hợp và được cân bằng tự nhiên trong cơ thể mẹ thì bé sẽ hấp thu tốt, khỏe và phát triển tốt hơn.

2. Đối với sữa công thức

sữa mát

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất sữa luôn chú trọng để sản phẩm sữa công thức (dành cho bé sơ sinh, nhũ nhi có mẹ bị ít sữa hoặc không có sữa) càng gần với chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, với một số loại sữa công thức mà các mẹ cho rằng sữa nóng vì khiến con bị táo bón (đã loại trừ các nguyên nhân cơ địa) thì bạn cũng nên xem xét thành phần có trong sữa.

Chất béo là một trong những chất cần thiết để sữa công thức gần giống với sữa mẹ. Vì vậy các nhà sản xuất rất chú trọng đến thành phần này. Tuy nhiên, có phải chất béo nào được bổ sung trong sữa công thức cũng sẽ tốt cho trẻ nhỏ? Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi hệ tiêu hóa bé còn non yếu, việc bổ sung chất béo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và phát triển của con?

Nguyên nhân chất béo bão hòa trong dầu cọ ở một số sữa công thức có thể gây táo bón cho trẻ

Sữa mẹ có các axit béo không bão hòa, bao gồm axit palmitic đóng vai trò quan trọng. Để tiệm cận với sữa mẹ, một số sữa công thức tích hợp axit palmitic (có lượng chất béo chiếm 40-60%) từ dầu thực vật (bao gồm dầu cọ). Song axit palmitic trong dầu cọ là chất béo bão hòa, dễ tích tụ trong cơ thể.

sữa mát

Tên gọi axit palmitic cùng có mặt trong chất béo không bão hòa từ sữa mẹ và chất béo bão hòa từ sữa công thức chứa dầu cọ. Song axit palmitic trong sữa mẹ được ester hóa ở vị trí sn-2, trong khi ở sữa công thức chứa dầu cọ thường ở vị trí sn-1 và sn-3. Hậu quả của sự khác biệt điển hình này là khiến sữa công thức chứa dầu cọ gây ra tình trạng trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng, phân rắn, dễ gây táo bón ở trẻ.

Bạn khó mà ngờ táo bón ở trẻ là do sự khác nhau cơ bản này của sữa mẹ và một số sữa công thức có chứa dầu cọ phải không!

Mẹ chọn sữa công thức cho con

Đến đây, Marry Baby đã có câu trả lời cụ thể hơn cho bạn về việc sữa nóng, sữa mát liên quan mật thiết đến tình trạng táo bón ở trẻ. Sữa nóng là sữa có chứa axit palmitic phổ biến từ dầu cọ gây rắc rối cho quá trình tiêu hóa như táo bón. Sữa mát là sữa hội đủ các điều kiện không có chứa dầu cọ, không gây ra các phản ứng cụ thể ảnh hưởng đến quá trình, hệ tiêu hóa của trẻ, không khiến trẻ bị táo bón (và bạn nên tìm hiểu thêm phân trẻ sơ sinh như thế nào là tốt). Ngoài ra, sữa này còn có các thành phần khác đã được chứng minh lâm sàng là tốt cho tiêu hóa, như thành phần FOS, HMO.

Nói về vấn đề đi tìm sữa công thức cho con, nhiều chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nếu trong trường hợp bé sinh thiếu tháng, mẹ ít hoặc không có sữa, bạn hãy chọn cho con dòng sữa mát từ sữa công thức. Đó là chọn sản phẩm có hệ chất béo không chứa dầu cọ. Việc này không chỉ giúp bé giảm táo bón, giảm tỷ lệ nôn trớ và đau quặn bụng mà còn hấp thu canxi lẫn DHA tốt hơn.

C.L.T