Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Lý giải: Sữa mẹ màu gì thì tốt cho sức khỏe của con nhỏ?

Trong vài tuần đầu sau sinh, sữa mẹ có sự thay đổi nhanh chóng cả về thành phần, số lượng lẫn màu sắc. Sữa mẹ thường có màu vàng, trắng, nâu hoặc đôi khi nhuốm màu xanh. Chính điều này khiến nhiều bà mẹ cảm thấy băn khoăn không biết sữa mẹ như thế nào là tốt hay sữa mẹ có màu gì là tốt nhất? Cùng Marrybaby tìm hiểu trong bài viết sau.

Sữa mẹ màu gì thì tốt nhất?

1. Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

Sữa mẹ màu vàng rất thường gặp trong giai đoạn đầu cho con bú thường được gọi là sữa non vô cùng cần thiết giúp bé lớn nhanh. Loại sữa này sẽ được sản sinh trong giai đoạn cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh con. Thực tế là, tùy vào cơ địa mà sữa non của mẹ sẽ có màu vàng đậm đến nhạt hoặc cam, sánh đặc.

Theo các chuyên gia, sữa non thường được sản xuất rất ít nhưng rất giàu dưỡng chất bổ dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của bé như chứa nhiều đạm hơn, nhiều yếu tố tăng trưởng giúp đường ruột của trẻ tiếp tục hoàn thiện sau sinh cùng hàm lượng kháng thể cũng như tế bào bạch cầu cao bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật. 

Có thể nói sữa vàng là lớp sữa tinh túy và quý giá nhất trong sữa mẹ. Lớp sữa này chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ. Không những vậy, sữa vàng từ sữa mẹ còn mang đến cơ chế miễn dịch 3 lớp là chống bám dính, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhờ sự hiện diện của các dưỡng chất là HMO (thành phần giúp hạn chế vi khuẩn, virus bám trên niêm mạc ruột), bộ đôi dưỡng chất MCFA, SCFA (các hợp chất kích thích lợi khuẩn, ức chế các vi khuẩn có hại) và Alpha-lactalbumin (các kháng khuẩn kích hoạt tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus). Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi sữa mẹ màu nào là tốt nhất thì câu trả lời chính là màu vàng.

2. Sữa mẹ màu trắng

Hiện tượng sữa mẹ có màu trắng là do sau vài ngày tiết sữa non, lượng sữa mẹ tăng lên và bắt đầu chuyển thành nhiều loại khác như:

  • Sữa chuyển tiếp: Sữa trong giai đoạn tiếp theo của sữa non. Lúc này, sữa mẹ tăng lên về số lượng cũng như biến chuyển về màu sắc, từ vàng sang trắng.
  • Sữa trưởng thành: Khoảng hai tuần sau sinh là sữa mẹ đã trưởng thành. Lượng sữa đầu trong ngày thường có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau đó, sữa mẹ đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục (sữa cuối).

Chính vì vậy, sữa mẹ màu gì thì tốt sẽ còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ màu vàng, màu trắng hay xanh non nhạt cũng đều được xem là bình thường nếu khớp với từng thời điểm liệt kê ở trên.

Nguyên nhân sữa mẹ có màu lạ

Bên cạnh yếu tố thời gian, màu sắc của sữa mẹ cũng bị tác động và ảnh hưởng rất lớn bởi một số loại thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc. Bạn có thể đối chiếu với chế độ dinh dưỡng gần đây của bản thân để xem màu sắc của sữa mẹ là tốt, bình thường hay nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Sữa mẹ màu xanh lá cây: Nếu phụ nữ ăn nhiều rau xanh đậm màu hoặc dùng một số loại thảo mộc thì việc sữa có màu xanh lá cây cũng là dễ hiểu, có thể cho bé bú bình thường.
  • Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: Tương tự như trên, các loại thực phẩm có những màu này như củ dền, cà rốt, gấc hay nước ép trái cây, nước ngọt cũng làm biến đổi màu của sữa. Không cần ngưng cho bé bú trong trường hợp này.
  • Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Nhiều khả năng một chút máu đã lẫn vào trong sữa mẹ nhưng cũng không gây hại gì cho bé. Phần lớn sữa sẽ tự động trở lại màu sắc bình thường trong vòng vài ngày. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn một tuần, phụ nữ có thể đến bệnh viện kiểm tra.
  • Sữa phân tách làm hai màu: Hiện tượng này xảy ra khi phụ nữ vắt sữa vào chai/túi và tích trữ sữa mẹ trong tủ lạnh. Đây không phải là dấu hiệu sữa đã bị hỏng nên mẹ có thể trộn đều hoặc lắc nhẹ bình trước khi sử dụng.
  • Sữa mẹ có màu đen: Chất kháng sinh Minocin (minocycline) được cho là có liên quan đến màu sắc này trong sữa mẹ.

Cải thiện chất lượng sữa mẹ đơn giản bạn nên biết

Để chất lượng sữa mẹ tốt nhất thì trước hết bạn cần phải xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cho nguồn sữa tiết ra. Cụ thể:

  • Rau xanh, trái cây: Muốn sữa mẹ mát thì việc ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày rất cần thiết. Bên cạnh đó trong rau xanh, trái cây còn có nguồn dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể.
  • Protein: Nguồn thực phẩm giàu protein, i-ốt, đạm, DHA cho hai mẹ con chính là thịt, cá. Mẹ sau sinh nên ăn xen kẽ lượng thịt, cá mỗi tuần, chế biến thành nhiều món khác nhau để không bị nhàm chán.
  • Canxi: Khoáng chất này cần được chú trọng tăng cường trước, trong và sau khi sinh để hệ xương của bé phát triển và phòng chống loãng xương cho mẹ sau này. Mẹ có thể bổ sung canxi qua chế độ ăn hoặc uống thêm sữa, viên uống canxi.
  • Nước: Việc uống đủ nước tối thiểu 2,5 lít nước, tương ứng 8 – 10 cốc mỗi ngày rất quan trọng để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ lượng sữa cho con bú.

sữa mẹ màu gì thì tốt

Sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh xa căng thẳng mệt mỏi.

Với thắc mắc Sữa mẹ màu gì thì tốt nhất? thì ngay tại bài chia sẻ này MarryBaby tin chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho bản thân rồi đúng không nào?!

Đừng quên nếu có bất kỳ triệu chứng gì bất thường ngoài màu sắc của sữa thì bạn nên hỏi xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có lời giải đáp cũng như hướng dẫn chính xác nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Sữa mẹ thế nào là tốt? Sữa mẹ tốt là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh, với độ an toàn cao và cung cấp hàm lượng dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng sữa mẹ là một trong những cách bảo đảm sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

3 lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thời gian trẻ được cho bú sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tối đa của trẻ về nhận thức nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp mang đến 3 tiêu chuẩn vàng:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể tự nhiên như Alpha-lactalbumin, HMO, cùng các axit béo giúp bé xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, béo phì, đái tháo đường típ 1, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng: Với các chất béo tự nhiên có cấu trúcđặc biệt, sữa mẹ rất dễ tiêu và dễ hấp thu, nhờ đó hạn chế tình trạng nôn trớ và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
  • Hỗ trợ phát triển trí não: Sữa mẹ có chứa các dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn khi lớn lên.

Sự phát triển của trẻ là thước đo chất lượng sữa mẹ 

Nhìn vào sự phát triển của trẻ, ta có thể đánh giá được sữa mẹ có tốt hay không. Bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và tạo nền tảng cho sự phát triển não bộ. 

6 tuần đầu tiên

3 – 4 ngày sau sinh là giai đoạn sữa non phát huy tác dụng, giúp ổn định lượng đường trong máu, khởi động hệ tiêu hóa và “đặt nền móng” cho phát triển não bộ cho trẻ. Trong 6 tuần tiếp theo, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố bởi các dưỡng chất từ sữa mẹ, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa… Do đó, nếu trẻ phát triển bình thường và không bị bệnh chứng tỏ sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất kháng thể cho trẻ.

Từ 6 tuần – 4 tháng

Dù giai đoạn sữa non đã qua, nhưng trong giai đoạn này, một nguồn sữa mẹ tốt vẫn sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ dị ứng thức ăn. Không chỉ vậy, duy trì việc cho con bú sữa mẹ 3 – 4 tháng còn giúp trẻ giảm nguy cơ hen suyễn, nhiễm trùng và vấn đề về tiêu hóa.

Sự phát triển của trẻ là thước đo hoàn hảo cho chất lượng sữa mẹ

Từ 4 – 9 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ liên tiếp trong 6 tháng sau sinh:

  • Giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai – mũi – họng.
  • Giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh tự miễn và dị ứng hô hấp. Giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đến 19%.
  • Phát triển khả năng nhận thức, vận động, cảm xúc và hành vi.

Khi cho trẻ bú sữa mẹ đến 9 tháng, trẻ sẽ được phát triển thể chất để trở nên năng động và độc lập hơn.

Giai đoạn 9 – 12 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ từ 9 – 12 tháng còn mang lại cho trẻ những lợi ích lâu dài về sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ thừa cân
  • Hạn chế rủi ro mắc các bệnh tim mạch khi trưởng thành
  • Tăng cường sức khỏe răng miệng
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Hỗ trợ định hình vòm miệng và đường hô hấp.

Từ 12 tháng trở đi

Sữa mẹ có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với quá trình phát triển của trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về lợi ích của sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của việc cho bé bú mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể cho bé bú vì một lý do nào đó, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ từ các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp để giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.