Categories
Cột mốc phát triển Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mọc răng sớm có dấu hiệu gì? Cách chăm sóc bé

Khoảnh khắc khi bé yêu vừa chào đời, nhiều bố mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy bé có những chiếc răng sơ sinh đầu tiên. Vì hiện tượng trẻ sơ sinh mọc răng thường rất hiếm gặp nên cũng có rất nhiều “truyền thuyết” xoay quanh hiện tượng này. Tuy nhiên, việc trẻ mọc răng quá sớm có thể dẫn đến nhiều rắc rối mà mẹ cần chú ý và kịp thời xử lý. 

Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh không phổ biến nên các ông bố bà mẹ rất lo lắng và không biết phải làm gì khi bé yêu gặp tình huống này. Hãy cùng MarryBaby giải mã việc trẻ sơ sinh có răng ngay vừa khi chào đời mẹ nhé!

1. Trẻ mấy tháng tuổi bắt đầu mọc răng?

Tùy theo thể trạng và tốc độ phát triển của trẻ mà thời điểm trẻ sơ sinh mọc răng cũng sẽ khác nhau. Một số trẻ sơ sinh có thể có răng ngay khi vừa mới chào đời; nhưng cũng có bé bắt đầu mọc răng khi được 4 tháng tuổi; thậm chí có bé sau 12 tháng tuổi mới mọc răng.

Hầu hết, đa số trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Cho đến khi lên 3, bé sẽ hoàn thiện toàn bộ răng sữa của mình.

Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh ngay khi vừa chào đời hoặc trong vòng 30 ngày đầu tiên sau sinh gọi là răng sơ sinh (natal teeth).

Các thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ sơ sinh mọc răng khi vừa chào đời là khoảng 1/7.000 đến 1/30.000. Như vậy, có thể thấy đây là một hiện tượng hiếm gặp và không phổ biến. Với hiện tượng này, bé thường mọc tối đa là 3 chiếc răng và không phân biệt bé trai hoặc bé gái.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng

dấu hiệu bé mọc răng

Trẻ sơ sinh mọc răng đôi khi không có bị đau đớn hay khó chịu; nhưng các bé sẽ có thể có những dấu hiệu sau:

[key-takeaways title=”Biểu hiện cho thấy bé đang mọc răng:”]

  • Có phát ban nổi ở trên mặt.
  • Trẻ sơ sinh mọc răng hay xoa tai.
  • Má của bé ửng hồng do sưng nướu.
  • Nướu sưng đỏ ở khu vực răng sắp mọc.
  • Bé bị sốt mọc răng, nhiệt độ dưới 38 độ C.
  • Mẹ thấy bé nhai và gặm nhiều hơn bình thường.

[/key-takeaways]

Để có thông tin chi tiết hơn về dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng và cách xử lý, mẹ tham khảo bài viết Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ mọc răng chính xác

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Trên thực tế, răng của trẻ đã bắt đầu phát triển trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng đối với việc mọc răng của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, theo Nghiên cứu năm 2008 đăng tải trên PubMed, thời gian trẻ sơ sinh mọc răng còn phụ thuộc vào các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và thói quen cho con bú của mẹ.

Có một số nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm mọc răng bao gồm: sinh non; nhẹ cân; dinh dưỡng kém hoặc do di truyền. Những hội chứng, rối loạn phát triển hoặc nội tiết cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng.

4. Trẻ sơ sinh mọc răng sớm có sao không?

Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có những cột mốc phát triển riêng; theo đó, thời gian mọc răng của trẻ sơ sinh có thể khác nhau. Có những bé vừa chào đời đã có răng; nhưng cũng có bé phải qua một năm đầu đời.

Nếu sau khi được 1 tuổi mà trẻ sơ sinh không mọc bất kỳ chiếc răng nào; mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra nhé.

5. Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh là gì?

trẻ sơ sinh mọc răng

Sau đây là thứ tự mọc răng của bé, nhưng không phải bé nào cũng sẽ mọc răng lần lượt như vậy:

  • Răng cửa dưới: Khi bé được 5 đến 7 tháng.
  • Răng cửa trên cùng: Khi bé khoảng 6 đến 8 tháng.
    Răng cửa bên trên: Khi trẻ bước vào khoảng 9 đến 11 tháng.
  • Răng cửa bên dưới: Những chiếc răng này mọc vào khoảng 10 đến 12 tháng.
  • Răng hàm đầu tiên (răng sau): Dấu hiệu trẻ mọc răng này vào khoảng 12 đến 16 tháng.
  • Răng nanh (giữa răng cửa bên và răng hàm đầu tiên): Khi trẻ vào khoảng 16 đến 20 tháng.
  • Răng hàm thứ hai: Trẻ sẽ có dấu hiệu mọc răng này vào khoảng 20 đến 30 tháng.

Hầu hết trẻ em sẽ mọc hết răng sữa khi được 2 đến 3 tuổi.

>> Mẹ xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

6. Cách giúp bé dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng

Mọc răng có thể đi kèm với những triệu chứng khó chịu cho bé; do đó, mẹ bỏ túi ngay những mẹo sau đây để chăm sóc con tốt hơn:

  • Chườm lạnh: Giữ một chiếc khăn sạch, ẩm hoặc khăn ẩm nhỏ trong tủ lạnh. Khi nguội, hãy chườm cho bé; hoặc đưa cho bé cầm và gặm. Đây là cách rất dễ giúp làm dịu cơn đau nướu.
  • Mát-xa cho bé: Mọc răng khiến nướu bị sưng và mềm; do đó, mẹ hãy dùng một ngón tay sạch nhẹ nhàng chà xát hoặc xoa bóp nướu của bé trong một hoặc hai phút; để giảm bớt sự khó chịu.
  • Dùng thuốc giảm đau: Sự lựa chọn an toàn nhất là acetaminophen (Tylenol) cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Ibuprofen không được khuyên dùng cho trẻ em cho đến khi chúng được ít nhất 6 tháng tuổi.
  • Âu yếm và đung đưa bé: Khi cảm nhận được tình cảm ấm áp của mẹ; trẻ sơ sinh cũng sẽ quên đi cơn đau mọc răng của mình.

>> Mẹ xem thêm: Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm không chịu ăn

Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu mọc răng vào bất kỳ thời điểm nào; thường là khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu bé mọc răng trễ (sau 1 tuổi), mẹ cần lưu ý để đưa bé thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa là gì? Có nguy hiểm không?

Dù vậy, nhiều mẹ vẫn rất lo lắng khi thấy da trẻ sơ sinh nổi vân hoa. Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ bật mí đến mẹ nguyên nhân vì sao những vân hoa này lại xuất hiện trên làn da của con và cùng xem liệu chúng có nguy hiểm hay không mẹ nhé!

1. Tại sao da trẻ sơ sinh nổi vân hoa?

Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa là gì? Tình trạng da trẻ sơ sinh nổi vân hoa hoa (Cutis Marmorata) còn gọi là nổi bông sữa – một hiện tượng cho thấy có những đường màu xanh đỏ hoặc hồng nhạt xuất hiện trên làn da của trẻ. Đây là một bệnh rối loạn mạch máu phổ biến, thường gặp trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời của trẻ. Khi da nổi bông với các viền đỏ dạng lưới giống vân hoa do hệ thống gân máu của em bé chưa trưởng thành đủ và cung ứng với nhiệt độ lạnh của môi trường xung quanh. Hiện tượng này sẽ biến mất ngay sau khi vùng nổi bông của bé được ủ ấp với nhiệt độ thích hợp.

da của trẻ sơ sinh
Hiện tượng Cutis Marmorata thường gặp, có đến 50% số trẻ sơ sinh có tình trạng này.

Cutis Marmorata được đánh giá là một phản ứng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh với nhiệt độ lạnh. Tình trạng rối loạn mạch máu là do hệ thần kinh và mạch máu của trẻ chưa hoàn thiện. Vậy nên, nó sẽ biến mất sau khi trẻ lớn lên và cơ thể phát triển hơn.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác vì sao da trẻ sơ sinh nổi vân hoa. Hiện tượng Cutis Marmorata thường bị nhầm lẫn với bệnh Cut da Marmorata Telangiectasia Congenita (CMTC), một dạng dị thường mạch máu lâu dài hơn và không biến mất kể cả khi trẻ đã được ủ ấm.

2. Nhận biết dấu hiệu khi da trẻ sơ sinh nổi vân hoa

Một vài dấu hiệu nhận biết da trẻ sơ sinh nổi vân hoa mẹ cần lưu ý:

  • Các đốm trắng ẩn, trải đều dưới da.
  • Da bé loang loang, không đều màu (chỗ trắng, chỗ đen).
  • Bé nổi bông sữa ở các khu vực trên cơ thê như: tay, chân, đùi, bụng và ngực.

3. Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa có nguy hiểm không?

da trẻ sơ sinh nổi vân hoa
Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa là hiện tượng lành tính và sẽ tự biến mất khi con lớn hơn, mẹ đừng quá lo nhé.

Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa không nguy hiểm. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, da trẻ sơ sinh nổi vân hoa là một dạng rối loạn tương đối lành tính. Sự xuất hiện của các vân hoa này sẽ biến mất khi trẻ sơ sinh được ủ ấm; và hoàn toàn khỏi trong từ vài tuần đến vài tháng kể từ khi trẻ gặp phải tình trạng này. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng mẹ nhé!

4. Một số thay đổi khác trên làn da của trẻ sơ sinh mà mẹ cần lưu ý

Bên cạnh tình trạng da trẻ sơ sinh xuất hiện vân hoa, khi chăm sóc bé, mẹ còn có thể thấy một số thay đổi lành tính khác trên làn da của con như:

  • Sự thay đổi về màu da: Màu da ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều – từ tông màu hồng và trắng hoặc hơi vàng cho đến mẩn đỏ điển hình. Khi mới sinh, da của trẻ sơ sinh sẽ có màu đỏ tím và chuyển sang màu đỏ tươi khi trẻ khóc. Ngoài ra, bàn tay và bàn chân của trẻ cũng có thể có màu xanh nhạt. Đến ngày thứ ba, da của trẻ có thể hơi vàng. Tình trạng này được gọi là vàng da ở trẻ sơ sinh và tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trẻ có thể được can thiệp điều trị. 
  • Phát ban: Không chỉ vấn đề da trẻ sơ sinh nổi vân hoa mà khi chăm sóc trẻ trong những ngày đầu tiên, mẹ cũng dễ gặp tình trạng da trẻ nổi các nốt sần rải rác, có kích thước như đầu kim hoặc hơi lớn hơn một chút. Các nốt này có màu đỏ nhẹ và có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể của bé. Lý do là vì làn da nhạy cảm và non nớt của trẻ phản ứng với môi trường mới. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì những nốt phát ban này sẽ biến mất theo thời gian. 
  • Mụn thịt sơ sinh: Mụn thịt sơ sinh là các nốt màu trắng, có kích thước như đầu kim, xuất hiện chủ yếu ở trên ở xung quanh mũi hoặc cằm của trẻ sơ sinh. Tình trạng này còn có tên gọi khác là ngọc trai Epstein. Có đến hơn 50% trẻ sơ sinh chào đời gặp tình trạng mụn thịt này và chúng sẽ tự biến mất trong vài tuần. Mẹ không cần và cũng không nên bôi các loại thuốc trị mụn lên da bé hoặc cố gắng tìm mọi cách để làm vỡ các nốt mụn này.

5. Những bệnh lý về da trẻ sơ sinh, mẹ sẽ cần đưa con đi khám nếu gặp

da trẻ sơ sinh như thế nào
Mẹ sẽ cần quan sát theo dõi làn da của bé yêu mỗi ngày nhằm sớm phát hiện các vấn đề về da của bé sơ sinh.

Bên cạnh hiện tượng da trẻ sơ sinh nổi vân hoa là tình trạng lành tính, mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu khác trên da của trẻ trong những tháng đầu đời. Mục đích để phân biệt với các bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ. Phát hiện sớm và có cách chăm sóc, điều trị đúng đắn, kịp thời sẽ giúp làm giảm sự khó chịu cho bé, đẩy nhanh quá trình hồi phục da.

5.1 Chàm sữa

Khi bé bị bệnh chàm sữa, mẹ sẽ thấy da bé đỏ ửng, dày lên, có vảy khô hoặc các chấm nhỏ màu đỏ xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể. Cũng như tình trạng da trẻ sơ sinh nổi vân hoa, chàm sữa không phải là bệnh lây nhiễm hay nguy hiểm. Tuy nhiên, bị chàm sữa có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, dùng tay chà lên vùng da bị chàm khiến da lâu lành hơn và có thể để lại sẹo. 

>> Mẹ có thể đọc thêm: Những điều mẹ không thể lơ là khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

5.2 Hăm da 

Hăm da hay hăm tã xảy ra ở những trẻ thường xuyên mặc tã. Ban đầu vùng da bị hăm thường chỉ đỏ và phát ban nhẹ, có vài đốm li ti nhưng nếu không kịp thời điều trị, vùng bị hăm có thể bị kích ứng khiến da trầy xước, nứt nẻ, gây đau rát khó chịu.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Hăm tã ở trẻ em phòng ngừa và chữa như thế nào?

5.3 Nổi mẩn đỏ quanh miệng

Khi chăm sóc trẻ, mẹ có thể thấy các nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ ở khu vực miệng, cằm và hai má của bé. Các nốt này thường khá giống với chàm sữa tuy nhiên chàm sữa có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chẳng hạn ở đầu, ngực, cánh tay trong khi tình trạng nổi mẩn đỏ quanh miệng chỉ xảy ra tại các vị trí da thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của trẻ. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt? – Lý do và cách điều trị

5.4 Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê, có đến khoảng 40% trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Những nốt mụn này có thể xuất hiện ở hai bên má, mũi, trán, cằm và cả phía sau lưng của trẻ. Nguyên nhân chính gây nên mụn sữa ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán là do hoạt động của hormone gây ứ đọng chất bã nhờn tại những vị trí có nhiều tuyến bã trên da.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mụn sữa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị là gì?

5.5 Viêm da tiết bã (dân gian còn gọi là “cứt trâu”)

Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh ở độ tuổi 0-3 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ từ 1-4 tuổi vẫn có thể gặp tình trạng này. 

Tình trạng “cứt trâu” này thường xuất hiện các vảy nhờn màu vàng hoặc các mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Ngoài ra, viêm da tiết bã còn xuất hiện ở vị trí dưới lông mày, mũi, sau tai, nách hoặc háng. Các vảy viêm da này có thể có màu trắng, vàng, có dạng khô hoặc nhờn tùy theo cơ địa của bé. 

>> Mẹ có thể đọc kỹ hơn về bệnh lý ở da này của trẻ và cách trị hiệu quả trong bài viết: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Nhìn chung, da trẻ sơ sinh thường có nhiều thay đổi trong những ngày đầu tiên khi con chào đời. Do đó, nếu thấy da trẻ sơ sinh nổi vân hoa hay các hiện tượng khác như phát ban, nổi mụn thịt thì cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có đáng lo ngại không?

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sauCơ thể trẻ sơ sinh hiện diện rất nhiều điều khác lạ. Nếu không biết trước, lúc phát hiện ba mẹ có thể sẽ lo lắng. Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau là một trong những điều khác thường mà rất nhiều người không biết lý do vì sao.

Hãy cùng Marry Baby khám phá vì sao đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau và điều này có đáng lo ngại không nhé. 

I. Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau bắt nguồn từ các điểm mềm không bình thường. 

1. Điểm mềm là gì? 

Điểm mềm thường được gọi là thóp. Mỗi em bé sinh ra đều có những điểm mềm này. Các điểm mềm nhằm làm cho hộp sọ có được sự linh hoạt cần thiết để giúp em bé chui ra khỏi tử cung của người mẹ.   

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Mỗi em bé sinh ra đều có những điểm mềm này.

Ngoài ra, các điểm mềm cũng giúp cho sọ não của bé phát triển trong năm đầu đời.  

2. Các điểm mềm thường nằm ở đâu trên đầu của bé? 

Các điểm mềm thường nằm trên đỉnh và phía sau đầu của trẻ sơ sinh. 

Số lượng các điểm mềm phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các điểm mềm phía sau đầu thường biến mất sau khi bé được từ 1 đến 2 tháng tuổi. Điểm mềm trên đỉnh đầu thì sau khi bé được từ 7 đến 19 tháng tuổi mới biến mất. 

3. Cách nhận biết một điểm mềm bình thường

đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Nếu điểm mềm bị trũng sâu, nhìn thấy rõ là sức khỏe của bé đang có vấn đề

Mỗi điểm mềm có kết cấu khá chắc chắn với các đường cong có xu hướng hơi lõm vào trong một chút. Nếu điểm mềm bị trũng sâu, nhìn thấy rõ là sức khỏe của bé đang có vấn đề, cha mẹ cần chú ý theo dõi. 

4. Nguyên nhân khiến các điểm mềm bị lõm sâu 

+ Mất nước: Đây là tình trạng lượng nước trong cơ thể bị hụt nhiều hơn lượng nước được nạp vào. Nguyên nhân phổ biến  gây mất nước là do bé bị ra mồ hôi quá nhiều. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 

+ Suy dinh dưỡng: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể của trẻ bị thiếu protein.

+ Chậm phát triển: Bé có số đo chiều cao, cân nặng và các chỉ số phát triển khác dưới mức bình thường.

+ Bệnh viêm ruột: Đây là tình trạng nguy hiểm, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. 

+ Bệnh tiểu đường insipidus: Đây là một dạng tiểu đường đặc biệt, làm cho thận không thể giữ được nước. Mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị. đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

II. Cách điều trị tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

+ Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do mất nước: Mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được truyền dịch qua miệng hoặc tĩnh mạch. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bé. Khi cơ thể đủ chất lỏng, tình trạng bị lõm phía sau đầu của trẻ sẽ được cải thiện. 

+ Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do suy dinh dưỡng: Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. 

III. Cách phòng ngừa tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Để tránh cho đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau, cách tốt nhất là mẹ nên ngăn chặn các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Trong số đó có chứng mất nước. 

+ Mẹ nên cho con bú và uống nước đầy đủ.

+ Bổ sung canxi cho bé theo định kỳ.

+ Thường xuyên đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho bé.

+ Mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phong phú để tăng chất lượng sữa cho con bú.

+ Mẹ cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ để giúp con tránh bị tiêu chảy. Vì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mất nước.đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau ở mức độ nhẹ là phổ biến, tuy nhiên nếu điểm mềm này bị trũng sâu, nhìn thấy rõ thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra y tế nhé.

Hanako