Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Suy giáp có nên mang thai không? Nếu may mắn “đậu” thì có “giữ” được không?

Nếu mang thai được thì có giữ được không? Cách điều trị suy giáp trước và trong khi mang thai là gì? Bạn hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây để tìm hiểu suy giáp có nên mang thai không nhé.

Bệnh suy giáp là gì?

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) là khi tuyến giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn bình thường. Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm phiếu trước cổ và bao bọc một phần quanh khí quản phía trên (khí quản).

Vai trò của tuyến giáp:

Tuyến giáp sản xuất hai hormone: triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Những hormone này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất (biến đổi thức ăn thành năng lượng). Tuyến giáp được kiểm soát bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất bởi tuyến yên, tuyến nội tiết chủ đạo của rất nhiều tuyến khác, nó nằm ở nền của sọ não.

suy giáp là gì? Suy giáp có nên mang thai không?

Triệu chứng suy giáp

Đâu là những triệu chứng của bệnh suy giáp? Khi tuyến giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn bình thường (suy giáp), quá trình trao đổi chất chậm lại và gây ra nhiều triệu chứng. Lúc đầu, các triệu chứng của suy giáp có thể khó nhận ra, nhưng về lâu dài, các triệu chứng này có thể trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, cụ thể là:

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp

Hiẻu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm hiểu suy giáp có nên mang thai không. Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là rối loạn tự miễn dịch gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Hệ thống miễn dịch của cơ thể gửi nhầm kháng thể tiêu diệt các tế bào trong tuyến giáp,có thể làm cho tuyến giáp to ra, được gọi là bướu cổ.

Suy giáp và bướu cổ cũng có thể là kết quả của việc không cung cấp đủ i-ốt trong chế độ ăn uống của bạn. Suy giáp cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ để điều trị cường giáp. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cụ thể của suy giáp không thể xác định được.

>>Xem thêm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!

Suy giáp có nên mang thai không?

Suy giáp có nên mang thai không?
Suy giáp có nên mang thai không?

Đây là phần giải đáp mà bạn mong chờ nhất, suy giáp có nguy hiểm không? Suy giáp có nên mang thai không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng. Thông thường, đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, một quả trứng sẽ được giải phóng khỏi buồng trứng mỗi tháng. Nhưng những phụ nữ bị suy giáp có thể rụng trứng ít hơn hoặc hoàn toàn không rụng trứng.

Suy giáp cũng có thể cản trở sự phát triển của phôi thai (trứng được thụ tinh). Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai. 

Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai và chứng suy giáp chưa được điều trị, em bé của có thể sinh non (trước ngày dự sinh), cân nặng thấp hơn bình thường và trí lực kém.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc suy giáp có nên mang thai rồi. Bàn về ảnh hưởng của suy giáp đối với khả năng sinh sản, nó có một số ảnh hưởng tiêu cực. Thứ nhất, phụ nữ bị suy giáp có khả năng mang thai thấp. Thứ hai, nếu đậu được thai thì khả năng sảy thai cũng cao. Thứ ba, may mắn hơn nữa, giữ được thai cho đến khi sinh, bạn có thể sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân và chậm phát triển hơn bình thường.  

[/key-takeaways]

Vì thế, chuyện có con đều là một mong muốn thiêng liêng của bất kỳ bậc làm cha, làm mẹ nào; để có một thai kỳ khoẻ mạnh, một trong những điều rất quan trọng là bệnh nhân phải thăm khám, kiểm tra hormone tuyến giáp và được điều trị thích hợp nếu bạn muốn có con hoặc đang mang thai mà nghi ngờ bị suy giáp.

>>Xem thêm: Tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn

Suy giáp được điều trị như thế nào?

Sau khi đã nắm được suy giáp có nên mang thai không, có lẽ bạn cần nhiều thời gian để cân nhắc thêm về kế hoạch điều trị bệnh lý trước khi có con. 

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng suy giáp được gọi là levothyroxine. Levothyroxine là một viên thuốc thường được dùng mỗi ngày một lần. Sau khi bắt đầu dùng levothyroxine, bạn nên kiểm tra nồng độ hormone giáp trong máu theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng liều lượng.

Suy giáp thường là một bệnh kéo dài suốt đời và tiến triển. Liều thay thế hormone tuyến giáp có thể cần điều chỉnh. Do đó, việc giám sát thường xuyên là rất quan trọng. Bởi nếu liều hormone thay thế tuyến giáp quá cao, phụ nữ có thể bị cường giáp do điều trị, làm tăng nguy cơ khiến tim đập nhanh, hồi hộp và loãng xương. 

Đối với phụ nữ, điều trị suy giáp là một phần quan trọng để khắc phục tình trạng vô sinh (do suy giáp). Nếu tình trạng vô sinh vẫn còn sau khi điều trị, có thể cần đến các biện pháp can thiệp khác tuỳ vào nguyên nhân tìm được thông qua thăm khám của bác sĩ. 

Trường hợp bạn đã nắm được suy giáp có nên mang thai không nhưng vẫn muốn có thai. Lúc đó, bác sĩ sẽ cần theo dõi nồng độ hormone giáp trong máu dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa vì nhu cầu liều levothyroxine của bạn có thể thay đổi do mang thai.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn “suy giáp có nên mang thai”. Hy vọng bạn đã nắm rõ và cân nhắc kỹ về dự định mang thai cho mình nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Suy giáp khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm và những điều cần biết!

Kiến thức về bệnh lý suy giáp rất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai. Suy giáp khi mang thai là bệnh lý gì và có mức độ nguy hiểm ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này chi tiết nhất. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách phòng ngừa bệnh lý này nhé.

Suy giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước dưới cổ. Cơ quan này sẽ tiết hormone tuyết giáp vào máu và vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Suy giáp (Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone. Suy giáp là bệnh lý có thể xuất hiện trong thai kỳ. Bệnh suy giáp khi mang thai cũng có nhiều triệu chứng ốm nghén giống mang thai. Vì thế, phụ nữ mang thai có thể nhầm lẫn giữa hai dấu hiệu này.

>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh cường giáp trong thai kỳ, mách bà bầu cách chữa trị

Triệu chứng suy giáp khi mang thai là gì?

Suy giáp khi mang thai có thể không được phát hiện từ ban đầu vì có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nặng dần lên trong quá trình mang thai. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của suy giáp khi mang thai bạn nên chú ý:

Triệu chứng suy giáp khi mang thai là gì?

  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Tăng cân
  • Sưng mặt
  • Chuột rút
  • Khàn giọng
  • Khó tập trung
  • Nhịp tim chậm
  • Không chịu được nhiệt độ lạnh
  • Mắc hội chứng ống cổ tay (tay ngứa ran hoặc đau)
  • Thay đổi da và tóc, bao gồm da khô và rụng lông mày
  • Kinh nguyệt không đều (đối với phụ nữ không có thai)

[key-takeaways title=”Nguyên nhân mắc suy giáp khi mang thai là gì?”]

Theo American Thyroid Association (Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ) cho biết; suy giáp khi mang thai có thể xảy ra trong thai kỳ với biểu hiện ban đầu của viêm tuyến giáp Hashimoto. Dưới đây là các nguyên nhân:

  • Rối loạn tự miễn dịch hay gọi là viêm tuyến giáp
  • Phụ nữ từng điều trị suy giáp nhưng liệu trình không đầy đủ.
  • Phụ nữ điều trị quá mức về bệnh lý cường giáp bằng thuốc kháng giáp.

[/key-takeaways]

Khi mang thai bị suy giáp có nguy hiểm không?

Nhiều thai phụ lo lắng việc “suy giáp có nguy hiểm không?” hay “bà bầu bị tuyến giáp có nguy hiểm không?”. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng khi mang thai. Vì trong 18-20 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc sản xuất hormone tuyến giáp của người mẹ.

Vào giữa thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi sẽ bắt đầu tự sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, thai nhi vẫn phụ thuộc vào người mẹ để hấp thụ đủ lượng i-ốt cần thiết để tạo ra các hormone tuyến giáp. Dưới đây là các ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người mẹ bị mắc bệnh suy giáp khi mang thai:

1. Đối với người mẹ

Bà bầu bị tuyến giáp có nguy hiểm không? Phụ nữ đã từng điều trị suy giáp không đầy đủ liệu trình hoặc bị suy giáp khi mang thai có thể gặp các biến chứng như:

ảnh hưởng của suy giáp khi mang thai đối với người mẹ

  • Sảy thai
  • Thiếu máu
  • Tiền sản giật
  • Suy tim sung huyết
  • Gặp bất thường với nhau thai
  • Mắc bệnh về cơ (đau cơ, yếu cơ)
  • Chảy máu (xuất huyết) nhiều sau khi sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Mối nguy hiểm chết người khi bị phù rau thai: Lơ là không được đâu mẹ ơi!

2. Đối với thai nhi

Suy giáp khi mang thai nặng ở người mẹ ó thể ảnh hưởng đến em bé như sau:

  • Thai có thể bị sảy
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân
  • Sự phát triển trí não kém
  • Trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

<< Xét nghiệm chức tuyến giáp khi mang thai

Để phòng ngừa suy giáp khi mang thai, phụ nữ từng bị suy giáp cần làm xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormone) ngay khi xác nhận có thai. Ngoài ra, những phụ nữ tiền sử mắc bệnh bướu cổ, mắc bệnh tự miễn dịch và có người thân mắc bệnh suy giáp. >>

Cách điều trị suy giáp khi mang thai

cách điều trị suy giáp khi mang thai

  • Phụ nữ khi mang thai bị suy giáp cần được tăng liều levothyroxine từ 25-50%. Tuy nhiên, liều lượng có thể sẽ thay đổi mức hormone thay đổi theo từng giai đoạn thai kỳ.
  • Vào nửa đầu của thai kỳ, bạn cần thực hiện xét nghiệm hormone tuyến giáp khoảng 4 tuần/ lần. Điều này để đảm bảo tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường suốt thai kỳ.
  • Sau khi sinh con, người mẹ có thể quay trở lại liều thuốc levothyroxine thông thường trước khi mang thai. Và lưu ý không dùng levothyroxine và vitamin cùng lúc và nên cách nhau ít nhất 4 giờ. Điều này giúp làm giảm sự hấp thu hormone tuyến giáp từ đường tiêu hóa.

Phòng ngừa suy tuyến giáp khi mang thai

Để giúp ngăn ngừa suy giáp khi mang thai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần bổ sung 140 microgam (μg) muối i-ốt mỗi ngày ngày.
  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung 220 microgam iốt mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú cần bổ sung đủ 270 microgam mỗi ngày.
  • Các thực phẩm giàu i-ốt nên bổ sung như hải sản; rong biển; các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, mồng tơi…; trái cây tươi; thịt; sữa…
  • Phụ nữ đã từng bị suy giáp hoặc có nguy cơ bị suy giáp khi mang thai cần thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp khi mới biết tin có thai.

[inline_article id=302993]

Như vậy bạn đã biết rất rõ về tình trạng suy giáp khi mang thai. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây nhiều ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Với phụ nữ có nguy cơ cao bị suy giáp khi mang thai nên thực hiện xét nghiệm khi mới có thai. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung i-ốt đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra trong thai kỳ nhé.