Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý gì để tốt cho sức khỏe?

Dù tốt cho sức khoẻ nhưng uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Bất cứ thức uống hay món ăn nào dù bổ dưỡng đến đâu nếu dùng quá nhiều đều có thể gây tác dụng ngược. Do đó, bạn nên biết cách uống nước mía tốt cho sức khỏe. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?

Nước mía chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho việc duy trì sức khỏe. Do đó, nếu bạn uống nước mía mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly nước mía thôi. Vì khi uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng khác không tốt cho sức khỏe.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, những người bị mắc một số bệnh lý nghiêm trọng cần có chế độ ăn kiêng đặc biệt thì không nên uống nước mía. Tốt nhất, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ về trường hợp của bạn nếu muốn uống nước mía nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn khoai lang có giảm cân không? Cách ăn khoai lang giảm cân

Mỗi ngày uống nước mía có tác dụng gì?

Bạn uống nước mía mỗi ngày có tốt không?
Bạn uống nước mía mỗi ngày có tốt không?

Sau khi đã tìm hiểu uống nước mía mỗi ngày có tốt không; hãy cùng tìm hiểu uống nước mía có tác dụng gì cho sức khoẻ nhé. Dưới đây là những tác dụng của nước mía:

1. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Mía là thực phẩm lý tưởng để bạn bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể khi cảm thấy mệt mỏi và uể oải nhờ có chứa lượng đường sucrose. 

2. Ngăn ngừa lão hóa

Làn da dưới tác động từ môi trường và thời gian sẽ ngày càng hình thành nhiều nếp nhăn lão hoá. Vậy bạn uống nước mía có tác dụng làm đẹp không? Trong nước mía có chất chống oxy hóa, axit phenolic và flavonoid có tác dụng giữ ẩm cho da, làm da mềm mại và sáng khoẻ từ bên trong. Từ đó, làn da sẽ giảm hình thành các nếp nhăn lão hoá.

[recommendation title=””]

Bên cạnh tìm hiểu cách ngăn ngừa lão hoá bằng việc uống nước mía mỗi ngày; bạn có thể tìm hiểu thêm có nên làm đẹp bằng mặt nạ tinh trùng không. Vì mặt nạ tinh trùng đang là một xu hướng làm đẹp được nhiều phụ nữ chọn lựa.

[/recommendation]

3. Ngăn ngừa hôi miệng và sâu răng

Uống nước mía có thể ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề về răng miệng
Uống nước mía có thể ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề về răng miệng

Sự thiếu hụt khoáng chất hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém cũng có thể gây sâu răng và hôi miệng. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng! Nước mía có chứa nhiều khoáng chất hỗ trợ xây dựng men răng, sâu răng và ngăn ngừa hôi miệng rất hiệu quả đấy.

4. Làm giảm táo bón hiệu quả

Nếu bạn đang gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa, nhất là “táo bón” trong một thời gian dài thì hãy thử uống nước mía nhé. Nước mía có chứa kali giúp duy trì sự cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ dịch tiêu hóa hoạt động tốt hơn; từ đó làm giảm táo bón hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng sắt thế nào để hạn chế táo bón?

5. Ngăn ngừa ung thư

Uống nước có thể ngăn ngừa ung thư vú
Uống nước có thể ngăn ngừa ung thư vú

Uống nước mía thường xuyên có thể giúp bạn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nước mía có tác dụng làm giảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm ung thư vú có chữa được không khi đang quan tâm đến việc uống nước mía để ngừa ung thư. 

6. Hỗ trợ giảm cân

Nước mía hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả do có chứa chất xơ hòa tan trong nước và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Do đó, khi bạn uống nước mía mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng cân rất đáng kể.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhịn ăn có giảm cân không, có giúp thanh lọc cơ thể không?

7. Làm dịu cơn đau họng

Nước mía có vitamin C giúp làm dịu cổ họng bị kích ứng rất hiệu quả. Trong nước mía bạn chỉ cần thêm một chút nước cốt chanh và một chút muối đen là cơn đau họng sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, nước mía có chứa chất chống oxy hóa cũng có lợi trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

8. Giúp chữa lành vết thương

Uống nước mía mỗi ngày có thể giúp vết thương nhanh hồi phục hơn
Uống nước mía mỗi ngày có thể giúp vết thương nhanh hồi phục hơn

Trong nước mía có chứa đường sucrose là một chất chữa lành tự nhiên giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Do đó, khi bạn bị thương thì nên uống nước mía để hỗ trợ cho vết thương nhanh hồi phục lại nhé.

Khi tìm hiểu bí quyết giúp vết thương mau lành bằng cách uống nước mía mỗi ngày có tốt không; bạn có thể học thêm cách xử lý vết thương do côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa tại nhà nhé.

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì hãy uống nước mía thường xuyên hơn để giúp tăng hệ miễn dịch. Vì trong nước mía có chứa chất chống oxy hóa giúp ổn định nồng độ bilirubin trong cơ thể nhờ đó tăng cường hệ thống miễn dịch chống chọi lại các tác nhân dễ gây bệnh. 

10. Giúp điều trị chứng ợ chua

Nếu trong dạ dày của bạn có quá nhiều axit có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày gây khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống một ly nước mía mỗi ngày. Vì nước mía có tính kiềm nên có thể giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.

11. Tốt cho móng tay

Các chất dinh dưỡng có trong nước mía có thể giúp cải thiện tình trạng móng tay giòn, thiếu sức sống và dễ gãy. Do đó, bạn nên uống một ly nước mía mỗi ngày để giúp móng tay nhanh hồi phục lại, tăng độ bóng, cứng và nuôi dưỡng móng tay sâu từ bên trong.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản giúp móng tay luôn khỏe đẹp

12. Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Uống nước mía có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát khi đi tiểu do bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Uống nước mía có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát khi đi tiểu do bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở đường tiết niệu. Nếu bạn duy trì uống nước mía mỗi ngày có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn của bệnh lý gây ra. 

Bạn có thể cho thêm một ít nước dừa và chanh vào nước mía khi uống để giảm cảm giác nóng rát khi tiểu. Hơn nữa, lượng protein có trong thức uống này cũng giúp thận hoạt động tốt hơn.

13. Giảm sốt

Sốt cao có thể khiến cho nhiệt độ của cơ thể cao hơn vì vậy bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải do mất đi một lượng protein. Bạn có thể uống nước mía trong lúc này để giúp phục hồi lượng protein bị mất, giảm đau và giảm suy nhược do sốt cao gây ra.

14. Giúp đào thải độc tố

Nước mía giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khi cơ thể được đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất hoạt động tốt hơn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

>> Xem thêm: Trà detox giảm cân có “thần thánh” như lời đồn không.

15. Giảm căng thẳng

Căng thẳng là một trong những tác nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên uống nước mía có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Vì nước mía có chứa lượng lớn axit amin, magiê và tryptophan có thể cân bằng lượng hormone và làm giảm căng thẳng.

16. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Mỗi ngày uống nước mía có thể giúp cho sức khỏe tim mạch được tốt hơn
Mỗi ngày uống nước mía có thể giúp cho sức khỏe tim mạch được tốt hơn

Lượng kali có trong nước mía rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, nếu bạn uống nước mía không chỉ điều chỉnh huyết áp mà còn giúp giảm áp lực lên mạch máu; nhờ đó bạn có thể ngăn ngừa được bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch.

17. Tăng sức mạnh cơ bắp

Khi bạn uống nước mía cũng giúp tăng sức mạnh cơ bắp hiệu quả. Bởi vì, nước mía có chứa lượng đường glucose rất cần thiết cho cơ bắp được khỏe mạnh. 

18. Giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá

Nước mía có chứa axit glycolic và axit alpha hydroxy giúp tăng cường tái tạo tế bào nhờ đó cải thiện được tình trạng mụn trứng cá. Ngoài ra, nước mía có thể giúp tẩy tế bào chết cho da bằng cách làm giãn nở lỗ chân lông và làm sạch các tế bào da chết. Bạn có thể massage mặt bằng nước mía để giúp giảm và ngăn ngừa mụn trứng cá tái phát nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 5 mặt nạ mướp đắng trị mụn hiệu quả tận gốc ngăn ngừa tái phát

Phụ nữ có thai có nên uống mía không?

Phụ nữ mang thai uống nước mía mỗi ngày có tốt không và có tác dụng gì?
Phụ nữ mang thai uống nước mía mỗi ngày có tốt không và có tác dụng gì?

Bạn sẽ rất băn khoăn liệu thai phụ uống nước mía mỗi ngày có tốt không. Nước mía có nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho cả phụ nữ muốn mang thai và đang mang thai. Hơn nữa, nước mía có chứa axit folic chính là vitamin B9 có tác dụng giúp giảm nguy cơ dị tật thần kinh bẩm sinh ở thai nhi; chẳng hạn như tật nứt đốt sống gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong nước mía còn giúp hỗ trợ cho quá trình hình thành xương và răng của thai nhi được chắc khỏe.

Dù nước mía mang đến nhiều lợi ích nhưng bạn cũng chỉ nên uống một ly mỗi ngày hoặc 2-3 ngày uống 1 lần để tránh gây ra các biến chứng khi mang thai nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không?

Những lưu ý khi uống nước để tốt cho sức khỏe

Như vậy MarryBaby và bạn đã tìm hiểu rất cụ thể về vấn đề mỗi ngày uống nước mía có tốt không rồi. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khoẻ hơn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo uống nước mía được chế biến vệ sinh sạch sẽ: Nước mía bẩn không tốt cho sức khoẻ có thể khiến cho bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm hoặc mắc phải bệnh lý nguy hiểm.
  • Không uống quá nhiều nước mía: Bạn chỉ nên uống một ly nước mía mỗi ngày thôi nhé. Nếu bạn uống quá nhiều nước mía có thể gây phản tác dụng dẫn đến nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên uống mía để lâu ở nhiệt độ môi trường: Bạn chỉ nên uống nước mía đã được chế biến trong 30 phút hoặc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nhiệt độ môi trường có thể khiến cho nước mía bị hư có thể gây hại cho sức khỏe.

[inline_article id=327461]

Tóm lại, nếu bạn uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Nước mía có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nên có thể uống một ly mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải bệnh lý nào nghiêm trọng thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé. Và bạn cũng đừng uống quá nhiều nước mía trong một thời gian vì có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Bà bầu ghiền nước mía nên biết

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn về vấn đề này. Mời các mẹ bầu hãy cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời về việc bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không ngay sau đây nhé.uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không

Mía được xem như là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước mía hoặc nạp quá nhiều các loại thực phẩm khác cũng đều không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Trong quá trình mang thai, tất các các chất dinh dưỡng đều cần thiết để đảm bảo cho chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa hàm lượng các chất này vào cơ thể thông qua đường ăn uống cần có sự kiểm soát. Do đó, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không còn tùy thuộc vào liều lượng mà bạn uống vào mỗi ngày.

1. Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ 

Nước mía hoàn toàn không đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Song bạn cần uống nước mía với lượng vừa phải vì nếu uống quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 

Trường hợp này bạn cần thận trọng khi uống nước mía, nhất là bà bầu bị tiểu đường tuýp 2 vì loại thức uống này có chứa nhiều đường. Việc uống hàng ngày với liều lượng nhiều sẽ làm cho tình trạng tiểu đường thêm tăng nặng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.

Bạn có thể thay thế nước mía bằng các đồ uống giàu carbohydrates phức tạp (còn gọi là carbohydrates phức hợp, tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ). Carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn bệnh bùng phát.

Một số thức uống tốt cho bà bầu bị tiểu đường có thể thay thế cho nước mía bao gồm:

  • Nước cam
  • Nước ép táo
  • Nước ép lê
  • Nước ép ổi
  • Nước ép đào (bà bầu chỉ nên uống loại nước ép này vào tam cá nguyệt thứ 3 và không nên uống ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé)

 

uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Chắc chắn có vì bà bầu dùng thức uống nào nhiều quá cũng không tốt.

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước mía đối với bà bầu, bạn cần uống loại nước này một cách điều độ, hợp lý trong từng tam cá nguyệt như sau:

1. Ba tháng đầu của thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu có nên uống nước mía? Thời gian này mẹ sẽ thấy khá mệt mỏi và thường xuyên bị các cơn ốm nghén hành hạ. Việc uống nước mía lúc này là giải pháp thích hợp để bổ sung năng lượng cho cơ thể và giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu.

Trong thời gian này, bạn nên uống khoảng 150ml nước mía mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Bạn có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng vào nước mía để uống để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm.

2. Ba tháng giữa của thai kỳ

Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu nên bạn có thể thoải mái uống nhiều loại nước khác nhau bao gồm cả nước mía. Nước mía rất giàu năng lượng để giúp bạn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, đuối sức và cả giúp cơ thể giải nhiệt. Thời gian này bạn chỉ nên uống nước mía với liều lượng khoảng 2-3 lần/tuần.

3. Ba tháng cuối của thai kỳ

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ bầu có thể uống thêm nhiều nước mía. Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể uống khoảng 200ml với liều lượng 2 lần/ngày và uống đều đặn mỗi ngày 1 ly.

Tác dụng của nước mía đối với bà bầu

Tác dụng của nước mía rất tốt cho bà bầu bao gồm:

1. Cung cấp protein

Protein rất quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ lượng protein cần thiết, bạn nên uống nước mía, bởi mía có hàm lượng protein khá cao.

2. Cung cấp chất chống oxy hóa

Nước mía là nguồn rất giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, thức uống này giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không
Bà bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

3. Chống viêm đường tiết niệu

Việc uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Ngăn ngừa táo bón

Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

5. Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời

Nước mía giúp cân bằng nồng độ bilirubin, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể giúp thai nhi tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi chào đời. Nồng độ bilirubin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

6. Ngăn ngừa các bệnh về da 

Các axit glycolic trong mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện những vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, tàn nhang…

7. Kiểm soát cân nặng

Polyphenol của mía hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát.

[inline_article id=173424]

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm, nhất là những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.