Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?

Vậy trẻ sơ sinh thở nhanh, mạnh và phồng bụng khi ngủ có sao không? Câu trả lời ở ngay phần bên dưới sẽ khiến cha mẹ bất ngờ.

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Tốc độ thở bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 40 đến 60 lần mỗi phút. Khi trẻ đang ngủ, tốc độ thở có thể chậm xuống còn 30 đến 40 lần mỗi phút. Hơi thở của mỗi trẻ sơ sinh là không đều hoàn toàn. Có trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh gấp vài lần, sau đó nghỉ ngắn trong thời gian ít hơn 10 giây, rồi tiếp tục thở. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ hơi thở và là một trạng thái bình thường. Trẻ sơ sinh thường sử dụng cơ hoành, một cơ bắp lớn nằm dưới phổi, để thở.

Để nhận biết xem trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường hay không, cha mẹ có thể chú ý các dấu hiệu sau:

  • Lắng nghe nhịp thở của trẻ: Cha mẹ đặt tai gần mũi và miệng của bé, sau đó tập trung lắng nghe xem có thấy hiện tượng thở khò khè, nặng nề hay không.
  • Quan sát: Đặt mắt ở mức ngang ngực của trẻ và theo dõi chuyển động của lồng ngực lên xuống theo từng nhịp thở khi bé hít vào và thở ra.
  • Cảm giác: Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt bàn tay lên cạnh miệng và mũi của con để cảm nhận nhịp thở của bé nhanh hay chậm.

2. Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến và vô cùng bình thường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh là do đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. 

Để xác định xem việc trẻ em thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có bất thường hay không là cha mẹ có thể lắng nghe các âm thanh phát ra từ mũi hoặc vòm họng của trẻ khi trẻ đang ngủ hoặc trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vui chơi. Trẻ sơ sinh thở mạnh có kèm theo các triệu chứng này thì cũng chứng tỏ hơi thở của bé có vấn đề:

  • Ho sâu: Có thể là dấu hiệu có chất nhầy hoặc nhiễm trùng ở phổi.
  • Tiếng thở khi ngủ khò khè hoặc ngáy: Cha mẹ cần hút dịch mũi cho bé.
  • Khóc kèm theo khàn tiếng: Dấu hiệu của viêm thanh quản.
  • Thở nhanh, nặng nhọc: Do có dịch lỏng trong đường hô hấp do trẻ mắc viêm phổi hoặc khó thở.
  • Thở khò khè: Có thể do viêm phế quản mao mạch.
  • Ho khan dai dẳng: Có thể là dấu hiệu của dị ứng.
  • Trẻ sơ sinh ngừng thở ít nhất 20 giây: Đây có thể là dấu hiệu của ngưng thở.

Những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh

3. Nguyên nhân bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng

Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có sao không. Để có câu trả lời chính xác, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là do:

  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh mới chào đời có hệ hô hấp non nớt, các cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn toàn. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh thở nhanh và sâu hơn, dẫn đến hiện tượng bụng phập phồng khi ngủ.
  • Tắc nghẽn mũi: Nếu trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hoặc sổ mũi, trẻ sẽ buộc phải thở bằng miệng. Việc hít thở lượng khí lớn qua miệng có thể khiến trẻ thở nhanh và bụng phập phồng hơn bình thường.
  • Kích thích từ môi trường: Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn hoặc nhiệt độ không phù hợp. Khi bị kích thích, trẻ có thể thở nhanh và bụng phập phồng.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Thời tiết thay đổi đột ngột, lông chó mèo, mạt bụi, phấn hoa,… là những tác nhân khiến đường thở của trẻ bị kích ứng, trong đó bao gồm triệu chứng thở mạnh khi ngủ.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim hoặc rối loạn tiêu hóa.

[key-takeaways title=””]

Nếu cảm thấy không lo lắng khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách.

[/key-takeaways]

4. Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

Khi thấy bé sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ, cha mẹ đừng vội lo lắng vì trẻ sơ sinh thường thở mạnh hơn lúc ngủ. Nhưng để an tâm hơn, cha mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau để điều hòa nhịp thở của bé:

  • Thay đổi tư thế ngủ cho trẻ: Hành động này nhằm giúp hệ hô hấp của bé hoạt động một cách trơn tru hơn. Khi thay đổi tư thế ngủ cho bé, cha mẹ nên nghe kỹ tiếng thở của bé để xem liệu hơi thở vẫn còn mạnh hay không. Nếu cha mẹ vẫn nghe thấy bé đang thở mạnh, thở khò khè, có thể đó là dấu hiệu bất thường của bệnh về hệ hô hấp.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng: Đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng ngủ của bé là thoải mái và ổn định. Tránh cho bé bị quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều này có thể làm bé thở nhanh hơn.
  • Làm sạch mũi bé: Nếu bé có triệu chứng tắc nghẽn mũi, hãy thử làm sạch mũi bằng dung dịch muối sinh lý hoặc hút dịch tiết bằng ống hút mũi nhỏ; thực hiện mỗi tuần làm 2-3 lần.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé: Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là do có dịch nhầy trong thanh quản hoặc phổi. Dùng máy tạo ẩm có thể làm loãng dịch nhầy và giúp bé dễ thở hơn.

trẻ sơ sinh thở mạnh

5. Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ sơ sinh thở mạnh đi khám?

Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng kèm các dấu hiệu dưới đây, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:

  • Da xanh tái hoặc tím tái ở môi, mặt hoặc các đầu ngón tay là dấu hiệu thiếu oxy.
  • Trẻ quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì khó đánh thức.
  • Trẻ sốt liên tục, có lúc sốt cao >38.5 độ C.
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh kèm theo triệu chứng bỏ bú, bú kém.

Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh khi ngủ

[inline_article id=297673]

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ là một hiện tượng bình thường vì khi ngủ trẻ sẽ thở nhanh hơn gấp nhiều lần bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng quên quan sát xem trẻ thở mạnh có kèm theo dấu hiệu bất thường nào không để đưa trẻ đi khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường? Cách điều trị

Trước tiên cha mẹ cần biết trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường nhé!

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ lớn hơn và người lớn. Trong điều kiện bình thường, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhịp thở trung bình là từ 40 – 60 nhịp/phút (theo Hệ thống Nhi khoa Standford). Khi trẻ sơ sinh ngủ, nhịp thở có thể chậm lại một ít, từ 30 – 40 nhịp/phút. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thở khoảng 25 đến 40 lần mỗi phút.

Nhịp thở của em bé cũng có thể thay đổi nhiều kiểu khác nhau. Bé có thể thở nhanh nhiều lần, sau đó nghỉ ngắn dưới 10 giây rồi thở lại nhanh hơn; khoảng 50 – 60 nhịp thở mỗi phút trong 10 đến 15 giây. Điều này thường được gọi là cơn thở nhanh thoáng qua (Periodic breathing); đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn.

Cha mẹ đã biết trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường. Vậy trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

Những thay đổi về nhịp thở hoặc kiểu thở hoặc trẻ sử dụng các cơ và bộ phận khác của ngực để thở có thể cho thấy trẻ đang bị suy hô hấp và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một số vấn đề về hô hấp:

  • Thở khò khè: Thở khò khè có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn hoặc hẹp đường hô hấp dưới. Sự tắc nghẽn có thể được gây ra bởi viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn hoặc do bệnh từ virus hô hấp gây ra.
  • Thở rít khi ngủ: Trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào? Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể là dấu hiệu trong lỗ mũi bé đang bị tắc nghẽn. Chỉ cần hút sạch mũi bé và cho bé dùng siro trị nghẹt mũi thì có thể chấm dứt tình trạng này. 
  • Khóc khàn hoặc ho: Tiếng khàn, ho có thể là do tắc nghẽn khí quản. Nếu trẻ thở mạnh kèm ho, khàn tiếng có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản, trong trường hợp đó nó có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Ngáy: Trẻ sơ sinh thở mạnh thường là do có chất nhầy trong lỗ mũi bé. Trong một số ít trường hợp, ngáy có thể là dấu hiệu của một tình trạng mãn tính. Chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc sưng amidan.
  • Nấc cụt: Ăn quá nhanh và nuốt nhiều không khí trong khi bú là hai trong số những nguyên nhân có thể gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Nấc cụt cũng có thể là một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây trào ngược.

[key-takeaways title=”Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?”]

Nếu bé đi ngủ thở mạnh nhưng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: bé vẫn nên cân đều, thì mẹ có thể thở phào yên tâm. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề quá lớn nên mẹ không cần quá lo lắng.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường
Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở không bình thường là như thế nào?

3. Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ do đâu?

Muốn biết trẻ sơ sinh thở nhanh mạnh có sao không cha mẹ cần nắm nguyên nhân trẻ thở mạnh khi ngủ là gì. Khi trẻ sơ sinh thở mạnh và bụng phập phồng khi ngủ, có một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số lí do phổ biến:

  • Hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh mới sinh thường có hệ thống hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến việc thở mạnh hơn và bụng phập phồng.
  • Hệ tiêu hóa yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có thể chưa phát triển đủ mạnh để duy trì sự cân bằng trong quá trình hô hấp và tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bụng phập phồng khi trẻ thở mạnh.
  • Trẻ bị tắc nghẽn mũi: Nếu mũi của trẻ bị tắc, ví dụ như do cảm lạnh, dị ứng hoặc sổ mũi, trẻ có thể thở qua miệng và hít phải lượng khí lớn hơn thông qua miệng, gây ra hiện tượng thở mạnh và bụng phập phồng.
  • Sự kích thích từ môi trường: Một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng mạnh với sự kích thích từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, hoặc nhiệt độ không phù hợp. Điều này có thể làm cho trẻ thở nhanh hơn và bụng phập phồng.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Có một số vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra hiện tượng này, bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

4. Điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề hô hấp

Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi thở, cha mẹ nên làm những cách sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngủ để bé dễ thở hơn: Sau khi giúp bé thay đổi tư thế; cha mẹ hãy quan sát biểu hiện thở của trẻ, lắng nghe xem trẻ còn thở mạnh nữa hay không. Nếu trẻ thở vẫn mạnh và thở khò khè; tức là đường hô hấp của bé đang gặp vấn đề, cần đưa bé đi khám.
  • Vệ sinh mũi cho bé: Trong mũi của trẻ sơ sinh có thể chứa rất nhiều bụi bẩn và chất nhờn. Do vậy để giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Hãy để nước muối đủ ấm trước khi nhỏ; mỗi bên mũi mẹ hãy nhỏ khoảng 2 giọt và thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần. Nếu trẻ thường xuyên thở mạnh khi ngủ; mẹ hãy nhỏ mũi 2 lần/ngày cho bé.
Biện pháp xử lý khi bé có vấn đề hô hấp
Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh thở bất thường đi khám?

Cha mẹ nên đưa bé đi khám ở bệnh viện khi bé có các biểu hiệu dưới đây:

  • Trẻ ngừng thở quá 10 giây.
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn 60 nhịp mỗi phút.
  • Bé thở mệt, khó chịu bứt rứt khi thở và bé dường như kiệt sức vì khó thở.
  • Trẻ cằn nhằn mỗi khi thở ra, cánh mũi phập phồng hoặc thở rút lõm ngực. Cha mẹ cũng có thể thấy các cơ dưới xương sườn của bé co vào trong mỗi hơi thở.
  • Da của bé trở nên rất nhợt nhạt hoặc xanh lam; hoặc da bên trong môi hoặc dưới lưỡi của bé chuyển sang tím tái. Điều này nghĩa là máu không nhận đủ oxy.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Có ảnh hưởng đến nhịp thở

[inline_article id=190013]

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường để cha mẹ đỡ phải lo lắng hơn. Ngoài ra, nếu cha mẹ phát hiện vấn đề bất thường ở trẻ sơ sinh thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.