Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cây thì là: Chữa ho, lợi sữa và nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ

Mời bạn cùng MarryBaby khám phá về những công dụng tuyệt vời của cây thì là trong bài viết này nhé.

Giới thiệu về cây thì là

Cây thì là là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Thì là có hương thơm đặc trưng, nên thường được dùng để khử mùi tanh hoặc mùi hăng của các loại thực phẩm.

Bên cạnh việc sử dụng để khử mùi, rau thì là còn có công dụng giúp lợi sữa, hỗ trợ tiêu hóa và đặc biệt là giúp giảm hôi miệng.

[key-takeaways title=”Thành phần dinh dưỡng của rau thì là”]

Một chén cây thì là tươi (khoảng 9g) có thể cung cấp:

Cây thì là chứa ít calo nhưng giàu vitamin C, mangan và vitamin A.

[/key-takeaways]

Nguồn gốc của cây thì là

Cây thì là có nguồn gốc từ các quốc gia ven biển Địa Trung Hải, là loại thực vật thân thảo sống một năm. Cây có chiều cao trung bình từ 60–90cm, thân nhẵn hoặc có khía rãnh. Trong Đông y, thì là còn được xem là một loại thảo mộc có tính nóng, giúp điều hòa cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, và đặc biệt là tốt cho mẹ bầu đang trong giai đoạn cho con bú.

Nguồn gốc của cây thì là
Cây thì là đã được sử dụng trong y học Đông y từ rất lâu đời.

Lợi ích của thì là

Lợi ích sức khoẻ chính

  • Cải thiện hô hấp: Tinh dầu từ hạt thì là có thể làm dịu viêm họng, giảm ho đờm. Súc miệng hàng ngày với 1-1,5 thìa tinh dầu thì là giúp giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
  • Chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư: Nhờ hàm lượng vitamin C cao, cây thì là hỗ trợ giảm viêm, ức chế tế bào ác tính, và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư hay Alzheimer.
  • Bảo vệ tim mạch: Thì là giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu nhờ các hợp chất flavonoid, terpenoid và tannin, giúp bảo vệ tim mạch và tăng cường miễn dịch
  • Chống nhiễm trùng: Polyacetylenes trong cây thì là có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành.
  • Giảm đau bụng kinh: Tinh chất thì là kết hợp với vitamin E giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng hiệu quả.

[recommendation title=””]

Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), thì là còn một số công dụng khác như ngăn ngừa viêm loét dạ dày, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.

[/recommendation]

Lợi ích sức khỏe cho mẹ sau sinh

Thì là được xem là một loại thảo mộc bồi bổ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh ở giai đoạn hậu sản rất tốt. Vì thế, mẹ nên thêm thì là như một loại gia vị vào trong bữa ăn hàng ngày của mình, vì điều này sẽ giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ, khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Những lợi ích của thì là đối với sức khỏe mẹ sau sinh có thể kể đến như:

  • Kích thích tiết sữa: Các chất anethole, dianethole, và photoanethole có trong thì là giúp tăng cường estrogen, thúc đẩy tiết sữa khiến lượng sữa mẹ dồi dào hơn.
  • Tăng cường đề kháng: Thì là chứa các loại dưỡng chất đa dạng, giúp chống lại vi khuẩn tự nhiên, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
  • Giảm nguy cơ tiểu đường: Thì là chứa tinh dầu eugenol và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hiệu qu

[recommendation title=””]

Lợi ích giảm căng thẳng từ cây thì là. Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) hạt thì là giúp giảm căng thẳng, lo âu và tăng cường sức khỏe tinh thần. Một số nghiên cứu khác trên động vật cho thấy các hợp chất trong thì là có thể có tác động tích cực đến hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chức năng nhận thức. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học trên người để chứng minh trực tiếp cho những tác dụng này của thì là.

[/recommendation]

Lợi ích của cây thì là
Cây thì là giúp kích thích tăng tiết sữa mẹ sau sinh.

Một số lưu ý khi sử dụng cây thì là

Cây thì là là một loại thảo mộc khá lành tính và an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có thể gặp dị ứng, như ngứa, tiêu chảy hoặc sưng họng.

Ngoài ra, tránh dùng thì là song song với các loại thuốc như thuốc tránh thai chứa estrogen hoặc thuốc chống co giật để giảm nguy cơ tương tác thuốc. Để tránh các tác dụng phụ khi sử dụng cây thì là, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ loại thảo mộc này

Câu hỏi thường gặp

1. Cây thì là có giúp giảm cân không?

Câu trả lời là có. Bởi nhờ có các đặc tính chống oxy hóa và giảm viêm, thì là giúp giảm cân, giảm mỡ và giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể.

2. Nên ăn bao nhiêu thì là mỗi ngày thì đủ?

Thì là không có độc, nhưng sử dụng quá nhiều cũng không nên bởi vị hăng của thì là có thể lấn át vị của món ăn. Khi nêm nếm, bạn có thể thêm một thìa cà phê thì là và tăng dần cho vừa khẩu vị. Còn nếu bạn muốn sử dụng hạt thì là để kích thích tiêu hoá, chỉ nên dùng khoảng 1-2 muỗng cà phê hạt hoặc một lượng vừa phải trong bữa ăn hàng ngày.

Kết luận

Cây thì là không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon mà còn là một “thảo dược tự nhiên” mang lại vô số lợi ích sức khỏe. Có một điểm cần lưu ý khi sử dụng cây thì là chính là nó có thể gây kích thích, co bóp tử cung nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn hay sử dụng cây thì là.

Vậy nên, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng thì là một cách khoa học và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào nhé!

[related-articles title=”” articles=”329050,327821,265631,327708,315633,315645,311653″][/related-articles]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi có nhiều điểm khác biệt so với trước đó. Trẻ 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước qua giai đoạn ăn dặm thứ hai. Đây là giai đoạn mà nhu cầu sữa mẹ đã giảm bớt và trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn từ những bữa ăn.

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi sẽ khác hơn so với thời kỳ trẻ mới ăn dặm. Khi mới ăn dặm, trẻ chủ yếu làm quen với thức ăn và bú mẹ vẫn là chính. Còn ở giai đoạn 9 tháng, trẻ bắt đầu tập nhai nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao trong khi sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Vậy nên để biết được cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi đúng chuẩn nhất, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau nhé!

Mẹ cần biết gì khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 9 tháng tuổi là giai đoạn bé đã bắt đầu tập nhai những thức ăn thô và có độ đặc nhiều hơn. Trẻ không nên ăn thức ăn lỏng được xay nhuyễn hoàn toàn như trước vì như vậy sẽ không kích thích được cơ hàm vận động, dẫn đến việc tập nhai cũng trở nên khó khăn hơn.

Khi trẻ được 9 tháng tuổi là đã có thể ngồi vững vàng. Bạn nên cho trẻ ngồi vào ghế ăn dặm để tạo thói quen ăn uống lành mạnh thay vì bồng trẻ đi khắp nơi đút ăn.

Thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi nên có đủ 4 loại dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bạn đừng ngại cho trẻ ăn tôm, thịt, cá vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã được hoàn thiện nên sẽ tiêu hóa tốt nhiều loại thức ăn khác nhau.

nuoc-ep-trai-cay-chong-tao-bon

Rau xanh và trái cây tươi là hai thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ vì đó là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt. Trẻ 9 tháng tuổi có thể ăn được tất cả các loại rau xanh rồi đấy mẹ ạ!

Bên cạnh việc ăn dặm thì bạn đừng quên bổ sung thêm lượng sữa cần thiết cho trẻ nhé! Trẻ 9 tháng tuổi cần khoảng 350ml – 500ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Trẻ cũng nên uống nước thường xuyên để đảm bảo có đủ nước cung cấp cho cơ thể.

Cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Làm sao để nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi ăn ngon miệng mà không bị ngán luôn là trăn trở của rất nhiều bà mẹ. Đặc biệt là với trẻ 9 tháng tuổi thì món cháo vừa phải thơm ngon, vừa phải đảm bảo đủ dưỡng chất thì quả thật chẳng dễ dàng, chưa kể là bạn cần phải thay đổi thực đơn liên tục để đa dạng bữa ăn cho trẻ.

Để giúp mẹ bớt phải “lăn tăn” suy nghĩ hôm nay nấu cháo gì, Marry Baby sẽ chia sẻ ngay cho mẹ thực đơn 10 món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi với các nguyên liệu dễ tìm và dễ nấu, đặc biệt vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho con ăn nhanh chóng lớn.

1. Các món cháo cho bé 9 tháng: Cháo mồng tơi cá lóc

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Cá lóc: 30g
  • Mồng tơi, gừng, hành lá.

Chế biến

  • Cá lóc rửa sạch rồi hấp chín với gừng, bỏ da bỏ xương rồi nghiền nát thịt đem xào với hành lá.
  • Mồng tơi thái nhỏ theo độ ăn thô của bé.
  • Khi cháo gần chín thì bạn cho cá lóc và rau vào nấu cùng. Cháo chín rồi, bạn múc ra tô cho bé thưởng thức.

2. Cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo thịt gà khoai lang

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt gà: 30g
  • Khoai lang: 1/2 củ

Chế biến

  • Khoai lang rửa sạch, đem hấp rồi nghiền nhuyễn.
  • Thịt gà luộc rồi xé nhỏ cho bé tập nhai.
  • Lấy nước thịt gà luộc nấu cháo. Cháo gần chín cho khoai lang và thịt gà vào trộn đều rồi múc ra cho bé thưởng thức.

3. Nấu cháo cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bò: 30g
  • Khoai tây: 1 củ nhỏ
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt bò băm nhuyễn rồi đem xào chín với hành phi cho thơm.
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Cháo gần chín thì bạn cho thịt bò và khoai tây vào nấu cùng cho nhừ rồi múc ra tô cho bé thưởng thức.

4. Các món cháo cho bé 9 tháng: Cháo tôm mướp

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Tôm tươi: 30g
  • Mướp: 1/2 quả
  • Hành khô

Chế biến

  • Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Hành phi thơm rồi cho tôm và mướp vào xào cùng.
  • Cháo nấu gần chín rồi cho tôm và mướp vào khuấy đều đến chín rồi múc cháo ra tô.

5. Cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo trứng gà cải thảo

Nguyên liệu

  •  Gạo tẻ: 20g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Cải thảo: 1 lá
  • Hành khô

Chế biến

  • Trứng gà đập vỏ, đánh tan trong một bát riêng.
  • Cải thảo rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cháo nấu gần chín thì bạn cho trứng và cải thảo vào khuấy đều đến khi cải thảo mềm hẳn và cháo nhừ rồi tắt bếp.

6. Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi: Cháo yến mạch, thịt bò, cà rốt

Thịt bò cho bé ăn dặm
Thịt bò là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào cho bé

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 40g
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Thịt bò: 30g

Chế biến

  • Thịt bò rửa sạch rồi băm bỏ, cà rốt cũng rửa sạch rồi thái nhỏ theo độ ăn thô của bé.
  • Bạn cho yến mạch vào nước nấu khoảng 2 phút rồi cho cà rốt và thịt bò vào nấu chung đến khi chín nhừ thì múc ra tô cho bé thưởng thức.

7. Các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo hạt sen, bồ câu

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bồ câu
  • Hạt sen
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt bồ câu rửa sạch, lọc lấy xương ở phần ức rồi thái nhỏ, đem phi với hành cho thơm.
  • Cho hạt sen vào nấu chung với gạo tẻ cho nhừ, sau đó cho thịt bồ câu vào nấu cùng đến khi sôi là được.

8. Nấu cháo cho bé 9 tháng: Cháo cá hồi, cà chua, thì là

Cháo cá hồi cho bé

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Cá hồi: 30g
  • Cà chua: 1 quả nhỏ
  • Rau thì là
  • Sữa tươi không đường

Chế biến

  • Cá hồi rửa sạch, bỏ lớp da rồi đem ngâm với sữa tươi không đường khoảng 20–30 phút. Cá ngâm xong đem hấp với gừng cho chín rồi dằm nát thịt cá.
  • Cà chua rửa sạch, cắt vỏ, bỏ hột rồi đem xào chung với cá hồi.
  • Cháo gần chín cho hỗn hợp cà chua, cá hồi vào nấu cùng. Rau thì là thái nhỏ bỏ vào nồi cháo để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn.

9. Cháo cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò, bắp ngọt, măng tây

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt gà: 30g
  • Bắp ngọt bào: 20g
  • Măng tây: 2 ngọn
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ rồi đem phi với hành khô cho thơm, sau đó cho thêm bắp ngọt bào vào xào cùng
  • Măng tây rửa sạch, thái nhỏ (chỉ lấy phần non ở trên)
  • Khi cháo gần chín thì cho thịt gà xào bắp ngọt cùng với măng tây vào nấu cùng. Cháo chín rồi tắt bếp múc ra tô để nguội.

[inline_article id = 187224]

10. Các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò, bí đỏ, đậu Hà Lan

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bò: 20g
  • Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
  • Đậu Hà Lan

Chế biến

  • Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bí đỏ rửa sạch rồi đem hấp, tán nhuyễn.
  • Đậu Hà Lan rửa sạch rồi bóc vỏ.
  • Cháo nấu gần chín rồi cho thịt bò, bí đỏ và đậu Hà Lan vào nấu cùng. Đến khi cháo nhừ rồi tắt bếp múc ra tô.

Mách nhỏ cho bạn một bí kíp nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi đó là mẹ có thể cho thêm 1 thìa cà phê dầu oliu/dầu gấc/dầu óc chó… vào tô cháo để cung cấp thêm chất béo và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bạn cũng nhớ đừng nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào vào cháo cho đến khi trẻ được 1 tuổi nhé! Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều công thức nấu món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi thưởng thức.

Hoa Hồng