Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc phát triển quan trọng

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Trong một khoảng thời gian ngắn, bé có thể chuyển từ bò sang đi và di chuyển khắp nhà mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. 

Chắc chắn rằng các cột mốc phát triển mà bé đạt được rất đáng tự hào nhưng đi kèm với đó, mẹ cũng cực hơn vì con quá hiếu động. 

Sự phát triển của trẻ 12 tháng

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi

Trước khi hiểu bé 12 tháng tuổi biết làm gì, nhiều mẹ mong muốn biết trẻ 12 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Khi bé 1 tuổi, các chỉ số chiều cao, cân nặng trung bình như sau

  • Bé trai 1 tuổi: cân nặng là khoảng 9,6kg và chiều cao là khoảng 75,7cm
  • Bé gái 1 tuổi: cân nặng là khoảng 8,9kg và chiều cao khoảng 74cm.

Việc đánh giá sự phát triển của con cần dựa vào biểu đồ tăng trưởng của bé (trong sổ khám sức khỏe định kỳ). Điều này tốt hơn là chỉ tìm hiểu trẻ 12 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu hoặc so sánh cân nặng, chiều cao của bé với trẻ khác.

Biểu đồ tăng trưởng sẽ cho biết sự phát triển của trẻ 1 tuổi con mẹ như thế nào, có nguy cơ thừa cân hay suy dinh dưỡng không. 

2. Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Các mốc phát triển của bé

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Sau sinh nhật đầu tiên, bé tiếp tục phát huy sự “năng động” thông qua nhiều hoạt động thể chất khác nhau.

Về khả năng vận động, bé 12 tháng tuổi biết làm gì?

Khi chạm đến giai đoạn thôi nôi, trẻ 12 tháng tuổi có thể đã biết tự đứng vững, một số bé thậm chí còn chập chững những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì khác? Bên cạnh đó, con yêu cũng đã quen với việc tự ngồi, bò bằng tứ chi, bám vào vật gì đó để đứng dậy. Bé tròn 1 tuổi khá giỏi làm một số việc cho bản thân, chẳng hạn như bốc đồ ăn và lật các trang của một cuốn truyện, bấm nút để các món đồ chơi phát ra tiếng nhạc hay chuyển động.

Bên cạnh những cột mốc đã đạt được ở giai đoạn 11 tháng tuổi, bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Bé thể hiện sự tiến bộ về mọi mặt bằng các hành động sau:

  • Có thể leo lên cầu thang với sự hỗ trợ.
  • Ngồi xuống ghế nhỏ hoặc ngồi xổm sau đó đứng lên.
  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Thích khám phá các hộp, ngăn kéo và để xem có gì bên trong.
  • Vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu hoặc bút chì.
  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Thích lặp đi lặp lại một hành động, chẳng hạn cởi giày rồi mang giày vào liên tục.
  • Nhận diện chính mình trong gương.
  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Bắt đầu hiểu công dụng của một số đồ vật như chổi là để quét nhà.
  • Muốn thể hiện sự độc lập theo nhiều cách, chẳng hạn khăng khăng muốn tự mặc quần áo.
  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Nếu được dạy, bé có thể chỉ đúng các bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.

Về khả năng giao tiếp, bé 12 tháng tuổi biết làm gì?

Bé ở giai đoạn 12 tháng tuổi đã có thể phần nào diễn đạt được nhu cầu của mình cho người lớn thông qua cử chỉ lắc đầu, vươn tay. Ngoài ra, con yêu cũng sẽ có thể tỏ ra căng thẳng, thậm chí khóc khi bố mẹ hoặc người thường chăm nom con không ở gần bên.

  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? La hét để thu hút sự chú ý của mẹ hoặc người khác.
  • Đưa cho mẹ quyển sách nếu muốn được nghe kể chuyện.
  • Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Thích chơi chung trong một nhóm trẻ nhưng sẵn sàng đánh lại trẻ khác nếu bị giật đồ chơi.
  • Trẻ 12 tháng tuổi cũng bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đơn giản, chẳng hạn như “ba”, “bố”, “mẹ”… dẫu cho đôi lúc con phát âm không tròn vành rõ chữ lắm.

Như vậy, mẹ đã biết bé 12 tháng tuổi biết làm gì rồi phải không?

Các mốc phát triển của trẻ 12 tháng

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

1. Thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi

Thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi hay thực đơn cho bé 1 tuổi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày chia thành 3 bữa ăn chính, xen kẽ 3-4 cữ sữa. Ngoài ra, cần thêm một số thực phẩm ăn vặt như trái cây, sữa chua, bánh flan…

Lúc này, bé có thể ăn súp, cháo hạt vỡ hoặc cháo nguyên hạt, các thức ăn mềm như bún, phở, nui. Để tập cho bé nhai, các thực phẩm từ rau củ, thịt, tôm nên băm nhuyễn hơn là xay.

Mẹ cũng lưu ý nước dùng cho bé (từ rau củ, xương) không phải là tinh túy chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nước dùng chỉ góp phần làm món ăn thêm thơm ngon, hay nói cách khác nó giống như một chất “điều vị” do hạn chế nêm muối, đường, bột ngọt vào thức ăn cho trẻ.

Dầu ăn dặm là thứ không thể thiếu với trẻ 1 tuổi vì nó chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển của bé, nhất là sự phát triển trí não.

Trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa? Việc bé ăn cơm được chưa còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của trẻ, con có bao nhiêu răng, con biết nhai chưa, khả năng cầm nắm của con thế nào… Nhìn chung, mẹ đừng quá áp lực với câu hỏi trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa. Đừng thấy trẻ hàng xóm biết ăn cơm mà nóng vội ép bé làm theo tương tự. Chỉ nên bắt đầu khi bé thật sự sẵn sàng. Còn nếu bé 1 tuổi của mẹ vẫn thích ăn cháo thì đừng quên tham khảo nhiều món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé như cháo bò, cháo cá, cháo gà, cháo lươn, cháo ngô, cháo rau chùm ngây

[inline_article id=162660]

Gợi ý món ngon cho trẻ 12 tháng tuổi

Một vài món ăn thú vị mà mẹ có thể chế biến để bé yêu thưởng thức gồm:

Gà hấp khoai lang với sữa

Nguyên liệu:
  • Khoai lang: 30g
  • Trứng gà: 1/2 quả
  • Sữa tươi: 60ml
  • Thịt ức gà: 20g
Cách thực hiện:
  • Khoai lang cắt lát mỏng, hấp chín rồi dằm nát.
  • Băm nhỏ ức gà, sau đó cho cả trứng gà cùng sữa tươi vào cùng, trộn đều.
  • Cho hỗn hợp vào bát (chén) đã được thoa 1 lớp dầu mỏng.
  • Hấp cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng trong khoảng 5 phút.

Gan nấu cùng củ cải

Nguyên liệu:
  • Củ cải: 50g
  • Gan gà: 40g
  • Nước dùng: 100ml
  • Xì dầu: 1 thìa cà phê
  • Bột năng: 1 thìa cà phê
Cách thực hiện:
  • Luộc hoặc hấp gan gà với vài lát gừng để tạo mùi thơm, bạn có thể cắt hình quân cờ để bé dễ dàng ăn.
  • Củ cải thái hạt lựu, luộc hoặc hấp chín.
  • Cho bột năng vào nước dùng để tạo độ sánh, cho xì dầu vào khuấy cùng và làm thành nước sốt.
  • Khi ăn, rưới nước sốt lên gan và củ cải.

bé 12 tháng tuổi biết làm gì

2. Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Hoạt động giúp trẻ phát triển

Không cần phải có một núi đồ chơi. Việc bố hoặc mẹ chơi với bé bao giờ cũng mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé.

Sau đây MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ 5 trò chơi đơn giản nhưng có thể phát triển nhiều kỹ năng mới ở bé.

– Sáng tác nhạc

Mẹ hãy huy động tất cả những thứ có thể tạo ra âm thanh như thìa, nĩa, lục lạc, trống… để tạo ra những “bản nhạc” vui nhộn cùng bé.

Trò chơi này giúp bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Kỹ năng phối hợp, lắng nghe và khám phá âm thanh.

– Nhà đồ chơi

Ngôi nhà hoặc pháo đài bằng bìa carton có lối ra vào, có đường hầm cho bé vui chơi là một trong những ý tưởng tuyệt vời để chơi cùng con. Bên cạnh đó, mẹ có thể giả vờ gõ cửa hoặc bấm chuông và hỏi xem có ai ở nhà không.

Trò chơi này giúp bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động thô.

– Gọi điện thoại

Mẹ hãy mua cho con một chiếc điện thoại đồ chơi và chơi trò gọi điện thoại với con. Hãy tạo ra nhiều câu chuyện với các nhân vật hài hước.

Trò chơi này giúp bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

chơi trò gọi điện thoại với con

– Nói chuyện qua ống nghe

Làm một ống tròn bằng bìa cứng. Rồi mẹ đặt ống bìa cứng một bên tai của con và trò chuyện với con. Sau đó, hãy đổi ngược lại, bé sẽ là người nói và mẹ là người nghe.

Trò chơi này giúp bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Phát triển thính giác, kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

– Thay đổi ngoại hình

Đánh một chút son đỏ lên mặt bé và cho bé soi gương. Hãy thử xem phản ứng của bé thế nào. Có thể sẽ xảy ra 2 trường hợp: một số bé sẽ chùi vết son trên mặt trong khi các bé khác chưa thể nhận ra sự khác biệt giữa hình ảnh trong gương với “bản chính”. Nếu bé không phản ứng gì cũng là bình thường, chẳng có gì đáng lo vì nhận thức giữa các bé là không giống nhau.

Trò chơi này giúp bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Phát triển khả năng tự nhận thức về bản thân.

3. Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Mọc răng và cắn ti mẹ

Thứ tự mọc răng ở các bé là không giống nhau. Có bé sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên khi 12 tháng tuổi. Nhưng cũng có bé chỉ mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên ở thời điểm này. 

Cảm giác khó chịu khi mọc răng sẽ làm bé bứt rứt, cắn ti mẹ. Mẹ không chỉ đau mà còn có thể bị nứt, viêm nhiễm đầu ti. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ hãy thử áp dụng một số cách sau:

  • Trước khi bé bú, mẹ hãy cho bé ngậm vòng mọc răng hoặc nhai một miếng trái cây ướp lạnh để làm bé giảm cảm giác đau, ngứa.
  • Khi cho bé bú, mẹ nhớ là cho bú đúng cách, tức ngậm hết cả quầng vú. Nếu chỉ ngậm phần đầu ti thì khả năng bé cắn mẹ sẽ rất cao.

4. Chích ngừa

Nhắc mẹ một số mũi tiêm cho bé khi con đủ 12 tháng, gồm:

một số mũi tiêm cho bé khi con đủ 12 tháng

5. Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Chắc chắn là chưa biết giữ an toàn cho bản thân

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 12 tháng chưa thể phán đoán vật nào là an toàn để bám vào. Khi bắt đầu tập đi, con có thể vịn vào bất kỳ thứ gì con thấy. Vì vậy, mẹ hãy tạo một một môi trường an toàn cho con bằng cách cất đi các đồ vật dễ đổ, không xếp chồng các vật dụng lên nhau.

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Bé có thể cho mọi thứ vào miệng để nhai hoặc ngậm. Vì vậy, đồ chơi của bé cần mua loại được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín, không chứa hóa chất độc hại, không chứa cạnh sắc nhọn. Những món đồ trôi nổi, không xuất xứ rõ ràng sẽ rất khó đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Hàng tuần, mẹ nên vệ sinh đồ chơi của bé như rửa bằng xà bông rồi phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh, cũng là để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng cho con.

  • Ổ cắm điện trong nhà cần có nắp đậy hoặc lắp đặt xa tầm tay của trẻ.
  • Dây rèm cửa cần treo lên cao để tránh quấn lấy bé hay làm bé vấp ngã.
  • Thuốc tây và đồ vật chứa hóa chất nguy hiểm cần để trên cao hoặc trong ngăn tủ có ổ khóa.
  • Những vật dụng nguy hiểm như dao, phích nước nóng phải để ở các vị trí bé không thể chồm, với.
  • Mẹ cần để mắt đến bé liên tục vì ở giai đoạn này con rất hiếu động. Tốt nhất nên có khu vực dành riêng cho bé, có cửa đóng kín, tránh bé bò, chạy ra ngoài, khó kiểm soát, dễ gặp nguy hiểm.
  • Khi cho bé ra ngoài, tránh thời điểm nắng gắt. Da bé còn non, nếu cháy nắng dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về sau.
  • Khi cho trẻ đi xa bằng xe hơi, nên cho trẻ ngồi ở giữa hàng ghế sau có cài dây an toàn. Tuyệt đối không cho bé ngồi ghế trước vì vị trí này mang tính rủi ro cao với trẻ, đặc biệt là nếu chẳng may gặp sự cố.

4. Cách nuôi dạy con

– Cẩn thận với hành vi bắt chước ở bé

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Đây là giai đoạn trẻ thích bắt chước các hành vi của người lớn. Mẹ sẽ thấy bé bắt chước mẹ chải đầu, dùng khăn lau mặt, đeo kính…

Tuy nhiên, hành vi này ở trẻ sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ sơ ý để các loại thuốc trong tầm tay của con, bé có thể bắt chước mẹ uống thuốc và hậu quả sau đó thật khó lường. Vậy nên, hãy luôn để các loại thuốc cũng như hóa chất ở nơi kín đáo, xa tầm tay trẻ.

Mặt khác, để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của bé, cả nhà hãy có cách ứng xử phù hợp trước mặt bé. Đừng để bé phải chứng kiến những thói tật xấu như nói tục chửi thề, hút thuốc, uống rượu, cãi vã…

– Làm gì khi bé không chia sẻ đồ chơi với bạn

Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Bé đã hình thành ý thức sở hữu. Mẹ sẽ thấy con giữ khư khư đồ chơi không cho trẻ khác mượn. 

Ở tuổi này, bé chưa hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ. Do đó, mẹ đừng cố thuyết phục hay bắt con phải cho bạn mượn đồ chơi. Tốt hơn hết, hãy tôn trọng ý muốn của bé. Nếu bọn trẻ giành đồ chơi với nhau, mẹ có thể đưa thêm vài món đồ chơi khác để các bé lựa chọn. Đó cũng là cách đánh lạc hướng bọn trẻ để các con quên đi việc giành đồ chơi với nhau.

Làm gì khi bé không chia sẻ đồ chơi với bạn

Lời khuyên của bác sĩ để 12 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Đề chuẩn bị cho đợt khám sức khỏe khi cho bé đi chích ngừa, mẹ có thể chuẩn bị phần trả lời cho một số câu hỏi cụ thể sau (dự trù bác sĩ sẽ hỏi). 

  • Giấc ngủ: Bé ngủ bao nhiêu tiếng vào ban đêm và ban ngày?
  • Ăn uống: Bé đang ăn thức ăn gì hàng ngày? Bé có ăn ngon miệng không? Bé có tự xúc ăn không?
  • Răng: Bé đã mọc bao nhiêu chiếc răng?
  • Kỹ năng vận động và nhận thức: Bé biết bò chưa? Bé tự ngồi dậy được không? Bé tự đứng hoặc đi được chưa? Bé có biết quay lại khi nghe gọi tên?
  • Thị giác: Bé có thường xuyên nheo mắt, dụi mắt, hoặc để đồ chơi và sách gần mặt không?
  • Thính giác: Bé có hướng về phía phát ra âm thanh không?
  • Ngôn ngữ: Bé có biết bắt chước âm thanh? Bé có nói bập bẹ hoặc nói được từ nào chưa?

2. Lưu ý chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Ngoài việc biết bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ có thể lưu giữ những kỷ niệm với bé cưng bằng một cuốn sổ lưu niệm, sách ảnh, hộp ký ức hoặc các vật lưu niệm khác để giúp mẹ ghi lại năm đầu tiên của bé. Đừng quên bao gồm cả hình ảnh của mẹ và các thành viên khác trong gia đình.

Dưới đây là gợi ý khác giúp mẹ đánh dấu ngày sinh nhật đầu tiên vui vẻ của con:

  • Chọn một chủ đề. Mẹ có thể chọn chủ đề theo mùa, như một bữa tiệc trong vườn; hoặc chủ đề lễ hội mùa thu.
  • Khi mẹ đã có chủ đề trong đầu, việc chọn thiệp mời và đồ trang trí sẽ dễ dàng hơn một chút.
  • Sau đó, hãy xem xét danh sách khách mời.
  • Cuối cùng, hãy chụp thật nhiều ảnh, tận hưởng ngày sinh nhật bên con và gia đình.

Mỗi em bé sẽ phát triển theo cách riêng của mình. Vì vậy sẽ không thể nói chính xác bé 12 tháng tuổi biết làm gì. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy có gì bất ổn, hãy cho con đi thăm khám hoặc trao đổi với bác sĩ để yên tâm hơn mẹ nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

10 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng

Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi bao gồm món ăn gì? Bé 1 tuổi cần đảm bảo dưỡng chất từ nhóm thực phẩm nào? Mẹ tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Khi được 1 tuổi, bé không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Trong giai đoạn này, thức ăn dặm bắt đầu là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn bất cứ thứ gì; vì vậy hãy cho bé ăn món ăn gia đình nấu. Quan trọng là mẹ cần đảm bảo mỗi bữa ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng.

Gợi ý mẹ một số món ăn tốt cho bé:

  • Thực phẩm bổ sung đạm: sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm.
  • Thực phẩm bổ sung chất xơ: các loại đậu (như đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan) – hoặc các loại hạt, và rau.
  • Trái cây tốt cho bé: Mẹ nên chọn trái màu cam hoặc xanh. Thêm một ít dầu hoặc chất béo vào thức ăn của cô ấy để cung cấp năng lượng.

2. Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Thực đơn cho bé 1 tuổi

Theo khuyến cáo của UNICEF, trẻ 1 tuổi cần ăn 3 bữa chính/ngày (cháo, súp, mì, cơm); kèm 2 bữa ăn phụ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần đảm bảo:

  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua) tương ứng với khoảng 100-120gr chất đạm.
  • Chất béo (dầu gấc, oliu…) khoảng 30 – 140g.
  • Rau xanh, hoa quả tương ứng với khoảng 50 – 100g.
  • Uống khoảng 600-800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trọng lượng của bé ở độ tuổi này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, ngay khi bé được 1 tuổi, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng; và đảm bảo tăng cường bổ sung canxi; chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ.

Mẹ lưu ý, nên cho trẻ ăn đủ chất béo vì nếu thiếu chất này có thể dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì các vitamin đó tan trong dầu.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi thơm ngon, bổ dưỡng

Ở giai đoạn này, bé vẫn còn bú sữa mẹ và tập ăn dặm. Vì thế, trong thực đơn hàng ngày cho bé 1 tuổi, mẹ nấu xen kẽ những món cháo, súp nhẹ nhàng, hỗ trợ tiêu hóa cho con nhé!

3.1 Thực đơn số 1

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt lợn và rau nghiền
10h Chuối tiêu: 1/2 quả
12h Cháo cua và rau mồng tơi
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, trứng chiên và canh chua thịt nạc
20h Cháo tôm, nấm hương và su hào
21h Bú mẹ

3.2 Thực đơn số 2

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp ngô gà và nấm hương
10h Đu đủ: 100 – 200g
12h Cơm nát, thịt nạc và canh lươn nấu cải ngọt
14h Sữa chua 60 – 80g
16h Súp trứng cút nấm hương
20h Súp đậu xanh, bí đỏ và sữa
21h Bú mẹ

3.3 Thực đơn số 3

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt bò, khoai tây và cà rốt
10h Kiwi: 100 – 200g
12h Cơm nát, cá hồi và canh bí đỏ
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, cá thu và canh mồng tơi
20h Cháo cá và rau cải
21h Bú mẹ

3.4 Thực đơn số 4

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp khoai tây và thịt bằm
10h Xoài: 100 – 200g
12h Cháo lươn và su su
14h Sữa chua: 60 – 80g
16h Súp cua biển và phô mai
20h Cháo sườn heo, hạt sen và bí đỏ
21h Bú mẹ

3.5 Thực đơn số 5

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu
10h Sinh tố xoài chuối
12h Cơm nát, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai
14h Bánh táo khoai lang
16h Súp cua kèm 1 quả trứng cút
20h Cháo bắp ngô nấu thịt heo bằm
21h Bú mẹ

3.6 Thực đơn số 6

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cà ri thịt sườn, canh cải
10h Măng cụt: 100 – 200g
12h Cháo gà, hạt sen và rau củ
14h Bánh bí đỏ
16h Cháo tôm, rau mồng tơi
20h Cơm ba màu, cải nấu khoai sọ
21h Bú mẹ

3.7 Thực đơn số 7

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo, salad rau củ và canh rong biển
10h Nho đen không hạt
12h Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
14h Bánh chuối hấp
16h Cháo hàu phô mai
20h Cơm rắc bột đậu, lươn kho củ cải
21h Bú mẹ

3.8 Thực đơn số 8

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, đậu phụ sốt cà chua, canh bắp cải
10h Sữa chua trái cây
12h Cơm nát, canh su su và thịt kho tàu
14h Bánh đúc mặn và trái cây
16h Cháo yến mạch, cà rốt
20h Bún sườn cà chua
21h Bú mẹ

3.9 Thực đơn số 9

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cá quả sốt cà chua
10h Xoài chín: 100 – 200g
12h Cháo thịt bò, bí đỏ
14h Bánh táo khoai lang
16h Cơm cuộn rong biển, chả cá chình kho gừng
20h Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây và cá hồi
21h Bú mẹ

3.10 Thực đơn số 10

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Risotto cá hồi, khoai lang tím lăn vụn dừa, canh cải cầu vồng
10h Táo: 100 – 200g
12h Cháo cua đậu hà lan, hành tây
14h Sinh tố chuối Kale
16h Súp nấm kim châm kèm rong biển
20h Cơm nát, bò hầm khoai tây và cà rốt
21h Bú mẹ

4. Gợi ý mẹ món cháo ngon cho bé 1 tuổi ăn dặm

4.1 Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu: Chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc; cà rốt băm nhuyễn; thịt bò băm nhuyễn; 1 thìa canh gạt dầu; 1/3 chén nước.

Cách chế biến:

  • Hòa cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước cho chúng tan đều vào với nhau.
  • Cho cháo vào đun sôi. Rồi mẹ cho dầu vào khuấy cho đều lên.
  • Để hoàn thành món cháo này ta cần nêm nếm sao cho vừa khẩu vị của bé.
  • Khi thấy cháo chín thì nhấc nồi khỏi bếp để đó cho nguội.

>> Công thức cháo thịt bò cho thực đơn bé 1 tuổi: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé

4.2 Cháo tôm, rau mồng tơi

Nguyên liệu: Tôm; rau mồng tơi; hành lá; dầu ăn trẻ em.

Cách chế biến:

  • Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng.
  • Băm nhỏ tôm cùng phần thân trắng hành lá rồi nêm thêm gia vị.
  • Mồng tơi băm nhỏ. Sau đó, mẹ nấu cháo trắng.
  • Cho phần tôm đã ướp gia vị vào ngoáy đều.
  • Bỏ tiếp rau mồng tơi băm nhỏ và nêm nếm cho vừa miệng.

>> Mẹ xem thêm món cháo hải sản: Cháo ếch; cháo cá hồi, cháo cá diêu hồng

4.3 Cháo cá lóc cho bé

Nguyên liệu: 1 khúc cá lóc vừa ăn, 1 lát gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.

Cách chế biến: 

  • Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng để khử mùi tanh.
  • Vo gạo rồi nấu với rau củ cho đến khi nguyên liệu chín nhừ.
  • Cá chín, mẹ gỡ xương và phi thơm cùng hành tím, hành lá.
  • Cháo chín, múc ra bát và cho cá lên để trang trí rồi cho bé thưởng thức.

>> Công thức cháo ngon cho thực đơn bé 1 tuổi: Cháo bắp; cháo thịt vịt; cháo gà

4.4 Cháo yến mạch cà rốt

Nguyên liệu: 30g yến mạch, 20g cà rốt, 20g thịt nạc dăm băm nhỏ, hành lá.

Cách chế biến:

  • Ngâm yến mạch 5 phút để cho nở. Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu và luộc chín.
  • Cho thịt băm vào nước luộc cà rốt và khuấy đều; rồi sau đó mẹ vặn lửa to lên.
  • Đến khi nước sôi sùng sục, mẹ cho yến mạch vào hỗn hợp và nấu cho đến khi nguyên liệu chín.

Mẹ thử áp dụng ngay thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân mà MarryBaby gợi ý xem nhé! Biết đâu đó, thiên thần sẽ tăng cân đạt “chuẩn” sau tháng đầu tiên.