Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Ba mẹ lưu ý để bảo vệ bé khỏi bệnh truyền nhiễm

Vậy cột mốc trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Mời bạn đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ!

Trẻ 18 tháng tuổi tiêm phòng mũi gì tùy thuộc vào quá trình tiêm chủng trước đó của trẻ. Thông thường, các mũi tiêm chủng cho trẻ 18 tháng tuổi là mũi nhắc lại của các loại vắc xin bé đã tiêm trong giai đoạn 0 đến dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý đến những mũi vắc-xin mới để đảm bảo trẻ phòng được những bệnh mà trẻ chưa được tiêm đúng lịch.

Vì sao cần tiêm nhắc lại vắc-xin cho trẻ 18 tháng tuổi?

Song song với thắc mắc trẻ 18 tháng tiêm mũi gì, nhiều cha mẹ cũng muốn biết vì sao cần tiêm nhắc lại cho con trong độ tuổi này.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), trẻ sẽ được bảo vệ tốt nhất khi được tiêm đủ liều lượng khuyến cáo đối với mỗi loại vắc-xin. Tùy thuộc vào loại vắc-xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều lần để xây dựng khả năng miễn dịch đủ tốt giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Hơn nữa, tiêm nhắc lại vác-xin cũng đảm bảo trẻ 18 tháng tuổi được bảo vệ khi trẻ chưa có khả năng miễn dịch ngay từ mũi đầu tiên. Hoặc để bảo vệ con chống lại những loại vi trùng biến đổi theo thời gian (như bệnh cúm).

Mỗi liều tiêm vắc-xin đều quan trọng vì nó đều giúp bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy mũi tiêm 18 tháng là mũi gì hay trẻ 18 tháng tiêm mũi gì và với liều lượng như thế nào?

Trẻ 18 tháng tuổi tiêm mũi gì?

Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì
Để biết chính xác trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì, cha mẹ luôn cần kiểm tra với bác sĩ về lịch tiêm của trẻ trước đây

*Những thông tin giải đáp trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì sau đây chỉ mang tính tham khảo. Cha mẹ muốn biết lịch trình tiêm chủng chính xác và phù hợp với con cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1. Vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP)

Vắc-xin DTaP là loại vắc xin đầu tiên cần nhớ đến khi tìm hiểu trẻ 18 tháng tiêm mũi gì để phòng bệnh. Vắc-xin DTaP có thể ngăn ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Bạch hầu và ho gà có khả năng lây từ người sang người. Còn bệnh uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ 18 tháng tuổi qua các vết cắt hoặc vết thương.

CDC khuyến cáo trẻ em nên tiêm 5 liều DTaP. Khi trẻ 18 tháng tuổi, con sẽ được tiêm liều thứ 4. DTaP có thể được tiêm dưới dạng vắc xin độc lập hoặc là một phần của vắc xin kết hợp (loại vắc xin kết hợp nhiều loại vắc xin với nhau thành một mũi tiêm như vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1).

Vắc – xin bạch hầu, uốn ván, ho gà có thể được tiêm cùng lúc với các loại vắc xin khác.

>> Cha mẹ xem thêm Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

2. Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Vắc – xin ngừa viêm gan A (HepA)

Vắc xin HepA có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan A. Đây là một bệnh gan nghiêm trọng.

Viêm gan A thường lây lan qua tiếp xúc gần gũi, thân mật với người bị nhiễm bệnh hoặc khi một người vô tình nhiễm vi-rút từ đồ vật, thực phẩm.

Người bị nhiễm viêm gan A có thể truyền bệnh cho người khác ngay cả khi người đó không có bất kỳ triệu chứng của bệnh.

Trẻ em cần tiêm 2 liều vắc xin viêm gan A:

  • Liều đầu tiên: Từ 12 đến 23 tháng tuổi.
  • Liều thứ hai: Ít nhất 6 tháng sau liều đầu tiên.

Như vậy, trẻ 18 tháng tuổi có thể bắt đầu tiêm vắc-xin HepA liều đầu tiên.Liều thứ hai khi con 24 tháng tuổi. Hoặc trẻ tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A lần đầu vào 12 tháng tuổi và lần thứ hai vào 18 tháng tuổi. Thời điểm tiêm tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, khuyến nghị của bác sĩ và thể trạng của trẻ.

Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Vắc - xin ngừa viêm gan A (HepA)
Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Vắc – xin ngừa viêm gan A (HepA) liều đầu tiên hoặc liều thứ hai.

3. Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Hãy cho trẻ tiêm vắc – xin viêm gan B (HepB)

Vắc-xin HepB cũng là loại vắc xin nằm trong danh sách khi giải đáp thắc mắc trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì. Đây là mũi tiêm phòng có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan B. Viêm gan B là một bệnh gan có thể gây ra bệnh nhẹ kéo dài vài tuần; hoặc có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng, mãn tính suốt đời.

Viêm gan B lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể khác bị nhiễm vi rút viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh qua:

  • Sinh nở (nếu mẹ mang thai bị viêm gan B, con có thể bị nhiễm bệnh).
  • Dùng chung các vật dụng như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng với người bị bệnh.
  • Tiếp xúc với máu hoặc vết loét hở của người bị bệnh.
  • Tiếp xúc với máu từ kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.

Hầu hết trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B đều được miễn dịch suốt đời.

Vắc-xin HepB thường được tiêm 3 hoặc 4 mũi. Trẻ sơ sinh nên tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên 24 giờ sau sinh; và thường sẽ hoàn thành loạt vắc xin này khi được 6-18 tháng tuổi.

>> Cha mẹ xem thêm Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh 24 giờ sau khi chào đời?

4. Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Vắc – xin bại liệt bất hoạt (IPV)

Vắc-xin IPV giúp bảo vệ chống lại bệnh bại liệt (một loại bệnh có thể gây tê liệt và tử vong).

CDC khuyến cáo rằng trẻ em nên tiêm bốn liều vắc-xin bại liệt; với lộ trình tiêm chủng lần lượt là: 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi; 6 đến 18 tháng tuổi; và 4 đến 6 tuổi.

18 tháng tuổi là lúc trẻ nên hoàn thành liều thứ 3. Liều nhắc lại cuối cùng nên được tiêm cho trẻ sau sinh nhật lần thứ 4 và ít nhất 6 tháng kể từ liều trước đó.

Cha mẹ có thể tiêm hơn 4 liều IPV trước khi trẻ được 4 tuổi nếu có sử dụng vắc – xin kết hợp có chứa thành phần IPV. Tuy nhiên; nên tiêm một mũi cho trẻ khi trẻ được 4 tuổi trở lên và ít nhất 6 tháng kể từ liều trước đó.

>> Cha mẹ xem thêm Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và những biểu hiện thường gặp

Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì? Vắc - xin bại liệt bất hoạt (IPV)
Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Vắc – xin bại liệt bất hoạt (IPV) liều thứ ba.

5. Tiêm phòng cúm (IIV)

Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Theo khuyến cáo của CDC, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm và nhắc lại mỗi năm.

Trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể cần 2 liều trong một mùa cúm. Tiêm phòng cúm thường mất khoảng 2 tuần để hệ thống miễn dịch phát triển sau khi tiêm chủng.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

6. Trẻ 18 tháng tuổi tiêm phòng mũi gì? Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR-Vac)

CDC khuyến cáo mọi người nên chủng ngừa MMR để bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella. Trẻ em nên chủng ngừa hai liều vắc-xin MMR; bắt đầu với liều đầu tiên khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi; và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

Ở Việt nam do tính chất dịch tễ; Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ tiêm phòng sởi từ 9 tháng tuổi (Sởi đơn hoặc MMR và nhắc lại MMR lúc 15 tháng tuổi). Sau 4 -6 tuổi trẻ được tiêm nhắc lại MMR II lần nữa.

7. Tiêm vắc-xin SII

Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì? Theo Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, trẻ 18 tháng tuổi sẽ cần tiêm vắc-xin SII.

Vắc-xin SII giúp phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đối với loại vắc-xin này, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi gồm và 1 mũi nhắc thứ 4 cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.

8. Trẻ 18 tháng tuổi tiêm phòng mũi gì? Tiêm vắc-xin phòng tả

Ngoài vắc-xin SII, danh mục tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế còn khuyến khích trẻ 18 tháng tuổi tiêm phòng tả. Tiêm phòng tả cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch.

9. Tiêm vắc-xin thương hàn

Tiêm ngừa thương hàn được khuyến cáo cho trẻ từ 3-10 tuổi; đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.

10. Trẻ 18 tháng tuổi tiêm phòng mũi gì? Vắc – xin Haemophilus influenzae loại b (Hib)

Đối với trẻ từ 12 – 59 tháng tuổi, nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ vắc – xin Haemophilus influenzae loại B thì nên tiêm 1 liều.

11. Vắc – xin phế cầu khuẩn

Đối với trẻ đã được tiêm đầy đủ 3 mũi Synflorix hoặc Prevenar 13 (nếu trẻ tiêm trước 6 tháng tuổi) hoặc 2 mũi (nếu trẻ tiêm sau 7 tháng tuổi). Thì mũi 4 sẽ được nhắc lại khi trẻ sau 12 tháng tuổi cách mũi 3 ít nhất 6 tháng.

Đối với trẻ chưa được tiêm phế cầu trước 12 tháng sẽ tiêm 2 mũi phế cầu (Tiêm Synflorix hoặc Prevenar 13) cách nhau ít nhất 8 tuần.

Giá trị của mũi tiêm nhắc lại

Trẻ 18 tháng tiêm mũi gì
Không chỉ biết trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì, cha mẹ cần chú trọng đến những mũi tiêm nhắc lại.

Sau khi có câu trả lời cho trẻ 18 tháng tiêm mũi gì. Cha mẹ cũng cần hiểu rõ giá trị của mũi tiêm nhắc lại để không chủ quan đối với sức khỏe của con.

Đối với một số loại vắc – xin, do thời điểm tiêm nhắc lại thường cách những mũi tiêm trước đó khá xa, nên nhiều bậc cha mẹ thường quên mất thời điểm của mũi tiêm này. Trong khi đó, trẻ phải được tiêm đủ mũi và đúng lịch thì mới đảm bảo đạt được hiệu quả miễn dịch.

[key-takeaways title=””]

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, sau đợt tiêm ban đầu, trẻ được bảo vệ để ngăn ngừa nhiều loại bệnh lý một cách tạm thời, sau thời gian càng dài thì lượng kháng thể sinh ra nhờ vắc – xin sẽ càng giảm đi và có khi xuống dưới ngưỡng bảo vệ (không đủ khả năng miễn dịch). Như vậy, liều vắc – xin nhắc lại sẽ giúp tái kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh, tái khởi động hệ thống bảo vệ đã được tạo ra trước đó.

[/key-takeaways]

Với vắc – xin ngừa sởi, sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất trước 1 tuổi, vẫn còn khoảng 15% các trẻ không có miễn dịch. Chính vì vậy, để giúp trẻ hình thành miễn dịch chủ động, bảo vệ sức khỏe tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bố mẹ nên đưa trẻ đi chủng ngừa theo lịch tiêm chủng cho trẻ với những mũi tiêm nhắc lại. Nếu trước đó đã tiêm đầy đủ theo khuyến cáo, thời điểm trẻ 18 tháng tuổi cần chú ý tiêm nhắc lại để phòng tránh nguy cơ mắc 5 căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi và rubella.

[inline_article id=295911]

Tóm lại, đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc – xin phù hợp theo độ tuổi và chỉ định của bác sĩ; đặc biệt lưu ý không được quên những mũi tiêm nhắc lại là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã được giải đáp trẻ 18 tháng tiêm mũi gì để bảo vệ sức khỏe con yêu.

Marry Baby mời bạn gia nhập cộng đồng Gia đình của chúng tôi để cùng tham gia thảo luận, chia sẻ những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Các bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Chúng ta biết rõ tầm quan trọng của vắc-xin trong việc tăng miễn dịch và bảo vệ trẻ em. Cùng tham khảo các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và lịch tiệm phòng cho trẻ.

Tiêm chủng mở rộng là gì?

Trước khi đi qua khái niệm thế nào là tiêm chủng mở rộng, cùng tìm hiểu vai trò của vắc-xin là gì nhé. 

Vắc-xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi được tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên sẽ tiêu diệt và tạo “trí nhớ miễn dịch”. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ được bảo vệ để chống lại bệnh đó. 

Vì vậy, tiêm vắc-xin là công việc vô cùng cần thiết không chỉ đối với người lớn mà còn trẻ em. Các chương trình tiêm chủng cho trẻ em cũng từ đó mà ra đời. Hiểu rõ lịch trình tiêm chủng và các loại vắc xin cần tiêm chính là cách mà ba mẹ bảo vệ sức khỏe cho con yêu. 

tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng mở rộng là hoạt động cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêm chủng mở rộng gồm những vắc-xin nào?

1. Vắc xin Pentaxim 5 trong 1

Loại vắc-xin này giúp ngừa 5 bệnh là: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type B) gây ra.

>> Bài tham khảo thêm: Nhớ ngay 5 trường hợp tuyệt đối không được tiêm vắc-xin cho trẻ

2. Vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy 

Đây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng rất dễ nhiễm Rotavirus. Bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

3. Vắc xin viêm não Nhật Bản

Virus viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên bệnh viêm màng não rất dễ mắc phải. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt. Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin cho trẻ.

4. Vắc-xin phòng bại liệt (OPV)

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền qua đường tiêu hoá do vi rút Polio. Cơ thể người là nguồn chứa vi rút bại liệt duy nhất.  Vậy nên việc tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

5. Vắc-xin phòng bệnh sởi

Trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc-xin này có nguy cơ mắc bệnh sởi. Một liều vắc-xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Hai liều có hiệu quả khoảng 97%.

tiêm chủng mở rộng
Các loại vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ 

– Giai đoạn sơ sinh

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B. Mũi thứ hai sẽ được tiêm vào một tháng sau đó. 

Dưới 1 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin lao (BCG) với một liều duy nhất. Nếu không có các chống chỉ định, trẻ sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện phụ sản và không cần tiêm lại.

Lưu ý: Sau khi tiêm phòng lao khoảng 2 tuần, tại chỗ tiêm xuất hiện có thể xuất hiện vết loét đỏ. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch phòng ngừa lao.

– 02 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1. Lưu ý: Cần bám sát lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 vì đây là 5 bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Nếu như ở 2 tháng đầu trẻ còn được hưởng miễn dịch từ mẹ thì từ tháng thứ 2, miễn dịch đã giảm dần nên ba mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Vắc-xin phòng bại liệt (OPV)

Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.

>> Bài tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ li bì: Coi chừng viêm màng não hoặc mất nước

– 03 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1 mũi 2.

Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 5 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Viêm màng não C (viêm màng não nhóm C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, uống liều thứ 2.

– 04 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1 mũi 3.

Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 trở đi: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

– Từ 12 đến 13 tháng tuổi

Tiêm Haemophilus influenzae týp b (Hib) và viêm màng não C (Hib/Men C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin sởi, quai bị và Rubella còn gọi là sởi Đức (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

>> Bài tham khảo thêm: Bệnh quai bị kiêng gì? Những nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ

– Từ 2 đến 3 tuổi

Vắc-xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1. Chủng ngừa cúm cho trẻ là dùng vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1.

– Từ 3 đến 5 tuổi

Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 2.

tiêm chủng mở rộng
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ

3 loại vắc xin mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng

1. Vắc xin phòng bệnh sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi – Rubella. Trong tháng 03/2018, loại vắc-xin này đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng. 

Theo đó, từ tháng 04/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc. Trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm.

2. Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV)

Từ năm 2000, Việt Nam đã thành công trong việc phòng bệnh bại liệt cho trẻ. Để duy trì thành quả này cùng với việc tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp). Vắc-xin dạng tiêm IPV dành cho trẻ 5 tháng tuổi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng kể từ tháng 08/2018.

3. Vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới

Bộ Y tế tiến hành tiêm thí điểm vắc xin 5 trong 1 mới (Combe Five) tại 4 tỉnh. Sau đó, Bộ đưa loại vắc-xin này vào chương trình tiêm chủng trên toàn quốc vào khoảng cuối quý II năm 2018.

Combe Five là vắc xin phối hợp 5 trong 1 do Ấn Độ sản xuất. Hiệu quả phòng bệnh đạt các tiêu chuẩn về kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vắc-xin đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia, đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.

>> Bài tham khảo thêm: Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn WHO?

Các vắc xin cần thiết cho trẻ ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Ngoài ra, các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tiêm phòng cho bé đầy đủ là:

  • Vắc xin phế cầu
  • Vắc xin phòng thủy đậu
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B
  • Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A
  • Vắc xin HPV
  • Vắc xin thương hàn
  • Vắc xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra.

Sức khỏe của trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ nói riêng và cả ngành y tế nói chung. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những điều kiện tối ưu là việc làm rất quan trọng. Y học thế giới vẫn khẳng định tiêm chủng mở rộng là một giải pháp hữu hiệu trong nhiệm vụ phòng tránh bệnh tật cho trẻ em.