Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Các bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Chúng ta biết rõ tầm quan trọng của vắc-xin trong việc tăng miễn dịch và bảo vệ trẻ em. Cùng tham khảo các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và lịch tiệm phòng cho trẻ.

Tiêm chủng mở rộng là gì?

Trước khi đi qua khái niệm thế nào là tiêm chủng mở rộng, cùng tìm hiểu vai trò của vắc-xin là gì nhé. 

Vắc-xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi được tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên sẽ tiêu diệt và tạo “trí nhớ miễn dịch”. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ được bảo vệ để chống lại bệnh đó. 

Vì vậy, tiêm vắc-xin là công việc vô cùng cần thiết không chỉ đối với người lớn mà còn trẻ em. Các chương trình tiêm chủng cho trẻ em cũng từ đó mà ra đời. Hiểu rõ lịch trình tiêm chủng và các loại vắc xin cần tiêm chính là cách mà ba mẹ bảo vệ sức khỏe cho con yêu. 

tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng mở rộng là hoạt động cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêm chủng mở rộng gồm những vắc-xin nào?

1. Vắc xin Pentaxim 5 trong 1

Loại vắc-xin này giúp ngừa 5 bệnh là: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type B) gây ra.

>> Bài tham khảo thêm: Nhớ ngay 5 trường hợp tuyệt đối không được tiêm vắc-xin cho trẻ

2. Vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy 

Đây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng rất dễ nhiễm Rotavirus. Bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

3. Vắc xin viêm não Nhật Bản

Virus viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên bệnh viêm màng não rất dễ mắc phải. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt. Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin cho trẻ.

4. Vắc-xin phòng bại liệt (OPV)

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền qua đường tiêu hoá do vi rút Polio. Cơ thể người là nguồn chứa vi rút bại liệt duy nhất.  Vậy nên việc tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

5. Vắc-xin phòng bệnh sởi

Trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc-xin này có nguy cơ mắc bệnh sởi. Một liều vắc-xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi-rút. Hai liều có hiệu quả khoảng 97%.

tiêm chủng mở rộng
Các loại vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ 

– Giai đoạn sơ sinh

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B. Mũi thứ hai sẽ được tiêm vào một tháng sau đó. 

Dưới 1 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin lao (BCG) với một liều duy nhất. Nếu không có các chống chỉ định, trẻ sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện phụ sản và không cần tiêm lại.

Lưu ý: Sau khi tiêm phòng lao khoảng 2 tuần, tại chỗ tiêm xuất hiện có thể xuất hiện vết loét đỏ. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch phòng ngừa lao.

– 02 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1. Lưu ý: Cần bám sát lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 vì đây là 5 bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Nếu như ở 2 tháng đầu trẻ còn được hưởng miễn dịch từ mẹ thì từ tháng thứ 2, miễn dịch đã giảm dần nên ba mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Vắc-xin phòng bại liệt (OPV)

Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.

>> Bài tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ li bì: Coi chừng viêm màng não hoặc mất nước

– 03 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1 mũi 2.

Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 5 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Viêm màng não C (viêm màng não nhóm C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, uống liều thứ 2.

– 04 tháng

Tiêm vắc- xin 5 trong 1 mũi 3.

Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 trở đi: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

– Từ 12 đến 13 tháng tuổi

Tiêm Haemophilus influenzae týp b (Hib) và viêm màng não C (Hib/Men C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin sởi, quai bị và Rubella còn gọi là sởi Đức (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

>> Bài tham khảo thêm: Bệnh quai bị kiêng gì? Những nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ

– Từ 2 đến 3 tuổi

Vắc-xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1. Chủng ngừa cúm cho trẻ là dùng vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1.

– Từ 3 đến 5 tuổi

Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 2.

tiêm chủng mở rộng
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ

3 loại vắc xin mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng

1. Vắc xin phòng bệnh sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi – Rubella. Trong tháng 03/2018, loại vắc-xin này đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng. 

Theo đó, từ tháng 04/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc. Trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm.

2. Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV)

Từ năm 2000, Việt Nam đã thành công trong việc phòng bệnh bại liệt cho trẻ. Để duy trì thành quả này cùng với việc tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp). Vắc-xin dạng tiêm IPV dành cho trẻ 5 tháng tuổi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng kể từ tháng 08/2018.

3. Vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới

Bộ Y tế tiến hành tiêm thí điểm vắc xin 5 trong 1 mới (Combe Five) tại 4 tỉnh. Sau đó, Bộ đưa loại vắc-xin này vào chương trình tiêm chủng trên toàn quốc vào khoảng cuối quý II năm 2018.

Combe Five là vắc xin phối hợp 5 trong 1 do Ấn Độ sản xuất. Hiệu quả phòng bệnh đạt các tiêu chuẩn về kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vắc-xin đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia, đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.

>> Bài tham khảo thêm: Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn WHO?

Các vắc xin cần thiết cho trẻ ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Ngoài ra, các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tiêm phòng cho bé đầy đủ là:

  • Vắc xin phế cầu
  • Vắc xin phòng thủy đậu
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B
  • Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A
  • Vắc xin HPV
  • Vắc xin thương hàn
  • Vắc xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra.

Sức khỏe của trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ nói riêng và cả ngành y tế nói chung. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những điều kiện tối ưu là việc làm rất quan trọng. Y học thế giới vẫn khẳng định tiêm chủng mở rộng là một giải pháp hữu hiệu trong nhiệm vụ phòng tránh bệnh tật cho trẻ em.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không, bạn hãy đọc ngay bài này nhé!

Đưa trẻ đi tiêm ngừa là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ an toàn khỏi các loại bệnh tật và giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Tuy rằng việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện đầy đủ và đúng lịch trình nhưng trường hợp trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đấy bạn! Chúng ta cần biết rõ tình trạng của con để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?

Để trả lời cho câu trên thì bạn cần phải hiểu rõ tình trạng sức khỏe của trẻ, cụ thể như các trường hợp sau đây:

♦ Nếu trẻ đi ngoài ít lần trong ngày, phân đặc, không có dấu hiệu sốt, nôn hoặc đau bụng dữ dội thì điều này có nghĩa là con chỉ tạm thời bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ vẫn nên được tiêm phòng bình thường đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia để phát huy hiệu quả tối đa của các loại vaccine. Vaccine không làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể gây ra một vài phản ứng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhức ở nơi tiêm. Hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy chưa yên tâm về tình trạng của con thì hãy liên hệ với bác sĩ để theo dõi tình hình và quyết định xem có nên tiêm phòng cho trẻ ở giai đoạn này hay không.

♦ Nếu trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày kèm theo phân lỏng và có dấu hiệu sốt, nôn, đau bụng dữ dội… thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc bệnh nhiễm trùng cấp thì không nên tiêm phòng. Việc cần làm trong trường hợp này là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ xem con có phải đang bệnh tiêu chảy không. Khi nào trẻ khỏi bệnh rồi thì vẫn tiêm phòng như bình thường.

Những trường hợp nào không được tiêm phòng vaccine?

bé thông minh

Ngoài vấn đề trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng nên biết một số trường hợp trẻ không nên tiêm phòng hoặc lùi lại lịch tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Đó là khi trẻ đang bị một số bệnh:

  • Trẻ bị sốt cao, ho, viêm phổi, nhiễm trùng, viêm da mủ, viêm thận… Hoặc là trẻ vừa mới hết các bệnh trên nhưng đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe thì cũng không nên tiêm phòng.
  • Trẻ đang bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc một vài chất nào đó.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cũng có thể không được tiêm phòng mà phải chờ sự chỉ định của bác sĩ.

Trước khi tiêm ngừa, nhân viên y tế sẽ tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng tùy theo tình trạng của trẻ để tránh những phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về việc trẻ có nên tiêm phòng hay không.

Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Bên cạnh lưu ý về việc trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng cần biết một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn khi đưa trẻ đi tiêm phòng, đó là:

  • Trước khi tiêm ngừa, bạn không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ là được.
  • Trước khi tiêm cho bé, bạn hãy nói rõ cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khỏe của con: trẻ đang bị bệnh gì, trẻ có dị ứng gì không… để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vaccine.
  • Sau khi tiêm phòng, bạn nên theo dõi xem trẻ có gặp những phản ứng phụ nào không. Nếu trẻ sốt cao (từ 39ºC) thì mới cần dùng đến thuốc hạ sốt, còn nếu con sốt nhẹ hay sưng tấy chỗ tiêm thì cũng là vấn đề bình thường, sẽ tự hết sau ít ngày. Một số trường hợp trẻ gặp phản ứng nặng hơn như viêm hạch, viêm não…, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Bạn cần đưa con đi tiêm vaccine đủ liều và đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ. Điều quan trọng là nên tiêm phòng cho trẻ trước khi có dịch bệnh xảy ra chứ đừng thấy dịch bệnh rồi mới đi tiêm ngừa thì vaccine sẽ không phát huy được hiệu quả và có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vaccine.

[inline_article id=3113]

Hãy chọn một địa chỉ uy tín để trẻ được tiêm phòng an toàn nhất.

Như vậy là bạn đã nắm rõ thông tin trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không rồi đấy! Tiêm phòng cho trẻ rất cần thiết và quan trọng, bạn hãy nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe con yêu nhé!

[video-embeb title=’Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh’ description=” url=’https://youtube.com/shorts/lQkJdGZTwyU?feature=shared’ ][/video-embeb]