Bà bầu không tiêm phòng khi mang thai có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc và quan tâm. MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé các mẹ bầu!
Vì sao phải tiêm vacxin cho bà bầu?
Trước khi giải đáp câu hỏi không tiêm phòng khi mang thai có sao không; chúng cần biết vì sao nên tiêm vacxin cho bà bầu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); việc tiêm chủng là điều tất cả chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Đối với phụ nữ mang thai thì rất cần thiết. Bởi vì khi mang thai sự thay đổi chức năng miễn dịch; phổi và tim sẽ khiến thai phụ dễ nhiễm bệnh hơn.
Ngoài ra, bà bầu chủ động tiêm phòng khi mang thai cũng là cách để bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ. Với các mũi tiêm vacxin khi mang thai sẽ truyền một ít kháng thể sang thai nhi để bảo vệ em bé ngay khi vừa sinh ra trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vì thế, việc tiêm phòng khi mang thai là một điều cần thiết. Vậy các mẹ bầu nên tiêm vacxin nào? MarryBaby sẽ chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!
Đối với mẹ bầu các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm các mũi vacxin bất hoạt. Bởi vì mũi tiêm vacxin sống sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus hoặc vi khuẩn cho thai nhi. Và đã có nhiều báo cáo y khoa chứng minh việc tiêm vacxin bất hoạt cho bà bầu rất an toàn. Dưới đây là các mũi tiêm mẹ bầu cần được tiêm phòng khi mang thai.
Cúm: Thai phụ dễ bị cúm nặng do chức năng hệ miễn dịch thay đổi. Vì thế, mẹ bầu phải được tiêm vacxin cúm để bảo vệ mẹ và con.
Uốn ván – bạch hầu – ho gà: Mẹ sẽ cần tiêm mũi vacxin này vào tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của mỗi lần mang thai; hoặc sớm hơn càng tốt. Trong 3 loại bệnh này, ho gà là bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong.
COVID-19: Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Vì thế, gần đây các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mẹ bầu nên được tiêm phòng COVID-19 bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ; cũng như tiêm liều nhắc lại cho những người đủ điều kiện.
Vậy bà bầu không tiêm phòng khi mang thai có sao không? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần dưới đây. Mẹ bầu cùng theo dõi tiếp nhé!
Thai phụ không tiêm phòng khi mang thai có sao không?
Bà bầu không tiêm phòng khi mang thai có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ rất quan tâm. Như MarryBaby đã đề cập ở hai phần trước, việc tiêm phòng trước và khi mang thai rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bảo vệ mẹ và con trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thai kỳ cũng như sau khi sinh con.
Theo CDC, nếu mẹ bầu trong thai kỳ không tiêm vacxin ngừa bệnh thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thay đổi nên rất dễ nhiễm bệnh. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, khi mẹ bầu tiêm phòng khi mang thai cũng giúp tăng sức đề kháng bảo vệ thai nhi trước khác bệnh truyền nhiễm sau khi ra đời. Và chất lượng vacxin cũng sẽ thay đổi theo thời gian; vì thế trẻ sơ sinh cũng nên được tiêm vacxin theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nếu mẹ bầu không kịp tiêm phòng khi mang thai; thì hãy tiêm vacxin ngay sau khi sinh em bé để không lây bệnh truyền nhiễm cho con. Trước khi đăng ký tiêm phòng, mẹ nên nói rõ vấn đề sức khỏe và tình trạng sau sinh để được bác sĩ tư vấn loại vacxin cần tiêm cho phù hợp nhé.
[inline_article id=185164]
Như vậy mẹ đã biết không tiêm phòng khi mang thai có sao không rồi đúng không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Tiêm vaccine COVID-19 là cách để có thể bảo vệ bạn tránh khỏi nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như giảm thiểu khả năng bệnh chuyển nặng nếu chẳng may mắc bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là điều khiến nhiều người lo lắng.
Trước khi tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, nhân viên y tế sẽ thực hiện khám sàng lọc và hỏi liệu bạn có đang mang thai hay không. Liệu việc khám sàng lọc này mang ý nghĩa gì và người chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú thì có được tiêm vaccine?
Hãy cùng MarryBaby và Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn, Trường đại học Y dược Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng tìm hiểu ngay!
Nguy cơ nhiễm COVID-19 của phụ nữ mang thai
MarryBaby: COVID-19 có gây ảnh hưởng đến thai phụ? Liệu mẹ đang mang thai nhiễm COVID có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn: Theo các chuyên gia y tế, phụ đang mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19 so với những người không mang thai.
Ngoài ra, nếu bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai, sẽ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng hoặc diễn biến nặng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển, chẳng hạn như sinh non hoặc thai chết lưu.
Do đó, việc tiêm vaccine COVID-19 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp phụ nữ mang thai tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh chuyển nặng sau khi mắc COVID-19.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú có thể tiêm vaccine COVID-19 hay không?
MarryBaby: Vaccine COVID-19 có an toàn với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:
Trên các diễn đàn sức khỏe, nhiều phụ nữ quan tâm việc chuẩn bị mang thai có nên tiêm vaccine COVID-19 hoặc đang cho con bú có tiêm vaccine COVID-19 được không.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang cố gắng/có ý định mang thai hoàn toàn có thể tiêm vaccine này. Thậm chí, những người đang mang thai nên tiếp tục tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19, bao gồm cả việc tiêm các mũi vaccine tăng cường khi đã đến thời gian.
Tính đến thời điểm hiện tại, các bằng chứng đều cho thấy tiêm chủng phòng COVID-19 trong thai kỳ là an toàn cho thai nhi và có hiệu quả bảo vệ đối với sức khỏe của người mẹ.
Hơn nữa, các loại vaccine COVID-19 không gây nhiễm COVID-19, kể cả ở những người đang mang thai hoặc trẻ sơ sinh (trong trường hợp mẹ đang cho con bú có tiêm ngừa) bởi không có vắc xin COVID-19 nào chứa virus sống.
Do đó, vaccine sẽ không gây nhiễm COVID-19 với bất kỳ ai, dù cho bạn có đang mang thai hay không. Do đó, bạn có thể yên tâm nếu quyết định tiêm ngừa COVID-19.
Trước khi và sau khi tiêm vaccine covid-19 thì các đối tượng phụ nữ có thai, và cho con bú cần chuẩn bị gì và chú ý gì để đảm bảo sức khỏe?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:Trước, trong và sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 phụ nữ có thai và đang cho con bú cần chuẩn bị các thuốc và dụng cụ theo dõi sức khỏe sau tiêm như: nhiệt kế, thuốc hạ sốt giảm đau, lưu số liên lạc của nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để có thể liên hệ trong trường hợp cần thiết.Và vẫn cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bị nhiễm SARS-Cov-2 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế
Thường xuyên đeo khẩu trang
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hoặc khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Duy trì khoảng cách với người xung quanh, tránh tụ tập đông người
Tiêm phòng trong thời kỳ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ em bé
Một số nghiên cứu cho thấy, việc mẹ tiêm phòng vaccine trong giai đoạn đang mang thai có thể giúp cơ thể có kháng thể để chống lại sự “xâm nhập” của virus SARS-CoV-2.
Không chỉ vậy, các kháng thể được tạo ra sau khi một người mang thai được tiêm vaccine COVID-19 còn được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này cho thấy, việc mẹ bầu tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.
Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của việc mẹ tiêm vaccine COVID-19 khi mang thai đối với trẻ sơ sinh cho thấy, khi được 6 tháng tuổi, có đến khoảng 57% trẻ sơ sinh có mẹ tiêm chủng ngừa COVID-19 trong thai kỳ có kháng thể có khả năng chống lại COVID-19. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có kháng thể chống COVID-19 do mẹ nhiễm COVID-19 trong khi mang thai là 8%.
Ngoài ra, một số thống kê cho thấy, có đến 84% trẻ sơ sinh nhập viện vì COVID-19 do mẹ chưa được tiêm phòng trong thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng, việc người mẹ tiêm hai mũi vaccine COVID-19 trong thời kỳ mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh tránh khỏi việc nhập viện do nhiễm COVID-19.
Tuy cần có thêm dữ liệu để xác định xem những kháng thể chống lại COVID-19 có trong cơ thể trẻ sơ sinh sẽ hoạt động như thế nào nhưng nhìn chung, việc mẹ bầu tiêm ngừa COVID-19 có thể bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
MarryBaby: Có rủi ro với trẻ nếu mẹ tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ hoặc khi đang cho con bú?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể chỉ ra rủi ro đối với thai nhi và trẻ sơ sinh nếu mẹ tiêm ngừa COVID-19 trong thời gian mang thai hoặc khi đang cho con bú.
Dựa trên cách hoạt động của các loại vaccine trong cơ thể, các chuyên gia y tế tin rằng, vaccine COVID-19 không có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh.
Nên tiêm vaccine COVID-19 vào thời điểm nào thì tốt?
CDC và các tổ chức y tế uy tín, chẳng hạn như Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi (Society for Maternal-Fetal Medicine), khuyến nghị tiêm phòng COVID-19 vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu đã tiêm vaccine COVID-19, đừng chần chừ mà hãy tiêm liều nhắc lại ngay khi đủ điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mẹ tốt nhất trong thai kỳ.
MarryBaby: Trong các loại vaccine Covid-19 thì đâu là vaccine phù hợp nhất dành cho mẹ bầu và mẹ cho con bú?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:Hiện nay hầu hết các loại vaccine được cấp phép sử dụng cho phòng bệnh Covid-19 đều cho thấy có hiệu quả và an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Theo đó, các vaccine trong danh sách dưới đây được khuyến cáo bởi WHO đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú:
MarryBaby:Cách xử lý khi mẹ bầu và mẹ cho con bú bị sốt sau tiêm vaccine covid-19? Họ có được dùng thuốc hạ sốt không? Nếu được thì là những loại thuốc nào?
Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:Trong trường hợp bị sốt sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 ở phụ nữ có thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau có chứa Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng/1 lần. Uống mỗi lần cách nhau ít nhất 4-6h. Cần lưu ý dự trữ đủ số thuốc cần thiết cho khoảng 3-5 ngày.
Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai hoặc đang cố gắng mang thai và lo lắng rằng việc tiêm vaccine có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không thì hãy an tâm. Tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Do đó, không cần phải tạm trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vaccine hoặc không tiêm vaccine vì đang có ý định mang thai.
Như vậy, có thể thấy, tiêm vaccine COVID-19 không gây ảnh hưởng xấu hay tác dụng phụ đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy, không có lý do gì để trì hoãn việc tiêm chủng mà hãy tiêm ngay khi có điều kiện để bảo vệ sức khỏe bản thân và trẻ sơ sinh bạn nhé!
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu là một điều các mẹ bầu luôn quan tâm hàng đầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức từ A – Z về việc tiêm phòng khi mang thai; bao gồm cả giá cả và lịch tiêm phòng cho bà bầu. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Vì sao mẹ bầu phải tiêm phòng khi mang thai?
1. Mẹ bầu và bé là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm
Như đã nói ở phía trên, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém khi chưa mang thai. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm của người mẹ bầu cũng rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai là một trong những biện pháp tốt nhất để nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
2. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ
Nếu người mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển.
3. Mẹ tiêm vaccine con được hưởng nhờ
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé sơ sinh sau khi chào đời có được hệ miễn dịch thụ động từ mẹ. Thực tế cho thấy, một số loại vaccine có thể giúp thai nhi tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hơn nữa, vaccine còn giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời trước những căn bệnh hiểm nghèo.
[inline_article id=275903]
4. Tiêm phòng khi mang thai an toàn cho mẹ và con
Theo Bộ Y tế khuyến cáo, nếu mẹ bầu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Và tiêm các mũi vaccine trước khi mang thai sẽ sẽ không gây hại cho mẹ và con
Bên cạnh đó, các mũi vaccine được khuyến cáo và cho phép tiêm chủng khi mang thai đều có nguồn gốc từ vaccine tái tổ hợp; hoặc vaccine bất hoạt. Các loại vaccine này không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Một số hệ quả khi mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ
Trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi. Dưới đây là các hệ quả nếu mẹ bầu không tiêm phòng đầy đủ:
Nếu mẹ bầu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng; thai chết lưu; sảy thai; sinh non.
Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, không may mẹ bầu mắc bệnh quai bị. Thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh; trường hợp xấu nhất có thể thai chết lưu hoặc sinh non.
Còn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu nhiễm rubella. Thai nhi sẽ có nguy cơ 90% bị dị tật não; tim; tai; mắt hoặc ngưng phát triển.
Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong khoảng tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ. Thai nhi sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh. Còn nếu chẳng may mẹ bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh; trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và có thể tử vong.
Tuy bệnh cúm không gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Nhưng nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đối với mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ cao sẽ lây cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với trẻ sơ sinh bị lây viêm gan B từ mẹ sẽ có khả năng diễn tiến xơ gan; hoặc ung thư gan khi trưởng thành.
[inline_article id=289698]
Mẹ bầu mấy tháng thì tiêm phòng khi mang thai?
Trước khi tìm hiểu về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, thai phụ cần hiểu về thời gian tiêm phòng. Trước khi mang thai, chị em cần tiêm đủ các mũi chuẩn bị mang thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần được tiêm phòng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC khuyến cáo, thai phụ cần tiêm các mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà và uốn ván vào tuần thai từ 27 -35 tuần. Điều này để phòng ngừa sớm bệnh ho gà cho bé sơ sinh. Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã tiêm các mũi này rồi thì có thể bỏ qua.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vaccine uốn ván. Thì mẹ bầu cần phải tiêm 2 mũi uốn ván; mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu
Bên cạnh việc tìm hiểu bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, mẹ cũng nên biết về lịch tiêm phòng cho bà bầu. Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ:
1. Trước khi mang thai
Mũi 3 trong 1 (gồm sởi – quai bị – rubella): Trước khi có thai tiêm 1 mũi ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
Thủy đậu: Tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
Cúm: Tiêm 1 mũi/năm. Mẹ bầu có thể tiêm vào mọi thời điểm. Nhưng nên tránh tiêm vào 3 tháng đầu khi mang thai vì lúc này thai nhi còn yếu ớt sẽ gây ảnh hưởng đến con.
Viêm gan B: Mẹ bầu cần tiêm 3 mũi: Mũi 1 cách mũi 2 trong vòng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 trong vòng 6 tháng. Và mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó.
2. Trong khi mang thai
– Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu.
Mũi 1 sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi.
Mũi 2 lại cách mũi 1 trong vòng 1 tháng.
– Những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine phòng uốn ván thôi.
[inline_article id=172486]
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu
Dưới đây là một số bảng giá tiêm phòng cho bà bầu của các bệnh viện phụ sản và trung tâm Y tế uy tín. Mẹ bầu cùng tham khảo và so sánh nhé:
1. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại bệnh viện Hùng Vương
Nhìn chung, vaccine ở bệnh viện Hùng Vương có mức giá từ 61.498 – 1.205.791VNĐ/ mũi. Bảng giá được áp dụng từ năm 2021.
2. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Viện Pasteur
Bảng giá tiêm phòng tại viện Pasteur TPHCM có mức giá dao động từ 95.000 – 1.415.000VNĐ/ mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 02/2022.
3. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Trung tâm tiêm chủng VNVC
Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, các mũi tiêm phòng có mức giá tùy vào gói đăng ký bán lẻ hay đặt mua theo yêu cầu. Nhìn chung, mức giá chỉ dao động từ 150.000 – 1.450.000VNĐ/mũi.
Bảng giá này áp dụng từ ngày 06/11/2021 đã bao gồm chi phí khám và tư vấn với Bác sĩ cũng như các tiện ích đi kèm.
4. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu – Trung tâm Y tế Quận 1
Tại Trung tâm Y tế Quận 1, bảng giá tiêm phòng cho bà bầu có mức giá các mũi tiêm dao động từ 72.890 – 947.993 VNĐ/mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 8/2020.
Hy vọng với những thông tin về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc tiêm chủng khi mang thai. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe trong suốt thai kỳ nhé!