Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mục giải đáp: Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ – cơ chế phòng thủ tự nhiên – có thể bị suy yếu, dẫn đến khả năng chống lại nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm bị ảnh hưởng. Tiêm vacxin trong thai kỳ được chứng minh về độ an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, câu hỏi tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi hay không cũng cần được giải đáp.

Bầu tiêm vacxin gì?

Hiện tại, trên thế giới chưa có khuyến cáo và thử nghiệm lâm sàng cho thấy tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng là những vaccine an toàn và được khuyên dùng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai. Các kháng thể trong cơ thể người mẹ đi qua nhau thai và giúp bảo vệ con của họ khỏi các bệnh nghiêm trọng trong giai đoạn đầu đời.

Dưới đây là một số loại vacxin cho phụ nữ mang thai được sử dụng phổ biến:

1. Bệnh cúm

Vaccine cúm đã được tiêm cho hàng triệu phụ nữ mang thai trong những năm qua và chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm vaccine cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Thời điểm khuyến cáo nên tiêm phòng vào cuối tháng 10, hoặc muộn hơn trong mùa cúm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu: hiệu quả, dễ thực hiện ngay tại nhà

2. Bệnh ho gà

Đa số bà bầu được khuyên nên tiêm một số vacxin khi mang thai, trong đó có vacxin ngừa bệnh ho gà để đảm bảo cho thai kỳ. Đây chính là lý do vì sao câu trả lời mẹ nhận được là “không” cho câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Ho gà là bệnh rất nghiêm trọng, mà trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tiêm phòng ho gà trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh ra các kháng thể. Những kháng thể này truyền cho em bé để bảo vệ chống lại bệnh ho gà. Mẹ bầu có thể tiêm vaccin ho gà trong bộ vacxin 3 trong 1 gồm ( bạch hầu – ho gà – uốn ván ) khi thai được 27-35 tuần thai kì.

3. Vacxin COVID-19

tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi
Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi? Tiêm vacxin Covid-19 không ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 cao hơn nếu mang thai. Nếu mẹ bị nhiễm COVID-19 vào cuối thai kỳ, em bé trong bụng cũng có thể gặp nguy hiểm.

Việc chủng ngừa này là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh. Mẹ không nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến sau khi sinh xong.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bị Covid khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu chớ lo lắng!

4. Bạch hầu – uốn ván – ho gà (Tdap)

Hiệp hội thực hành tiêm chủng Hoa kỳ khuyến cáo nên tiêm ngừa bạch hầu – uốn ván- ho gà cho tất cả các thai phụ dù tiền sử trước đây đã tiêm. Tại Hoa Kỳ, vacxin này được khuyến cáo tiêm khoảng 27 – 35 tuần tuổi thai. Nếu thai phụ được tiêm trước tuần 27 thì không cần tiêm lại trong khoảng 27 – 35 tuần.  

Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vacxin Tdap được sản xuất từ độc tố bạch hầu bất hoạt, độc tố uốn ván giảm độc lực và vô bào ho gà. Vì vậy vacxin này không ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Vacxin thủy đậu

Vacxin thủy đậu dành cho các mẹ chưa từng tiêm hoặc chưa từng mắc thủy đậu. Bởi đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…

>> Mẹ có thể tham khảo: Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

6. Viêm gan B

Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây truyền từ mẹ sang con. Do đó để phòng bệnh cho cả mẹ và con, mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để tư vấn về việc tiêm phòng.

Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không?

tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không
Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Vacxin phòng cúm

Cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây sốt, ớn lạnh, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy. Mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ). Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và có thể phải nằm viện lâu hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Có nhiều loại virus cúm khác nhau và chúng luôn thay đổi. Mỗi năm, một loại vắc-xin cúm mới được sản xuất để bảo vệ chống lại 3-4 loại virus cúm mới.

Đối với bệnh cúm, tiêm vaccine có ảnh hưởng tốt đến thai nhi và cả người mẹ, bao gồm: 

  • Ngăn ngừa các biến chứng do cúm: Nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai cao gấp 5 lần so với bình thường. Do đó, thuốc chủng ngừa cúm được khuyến khích cho tất cả phụ nữ mang thai.
  • Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi cách tích cực: Tiêm vacxin phòng cúm trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Bảo vệ em bé sau sinh: Vacxin cúm có thể tiêm cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu mẹ đã tiêm phòng và đang cho con bú, các kháng thể sẽ truyền qua nhau thai và sữa mẹ,. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh.

Tuy nhiên, vacxin phòng cúm cũng có những tác dụng phụ nhất định. Sau khi tiêm phòng cúm, mẹ có thể gặp tình trạng đau nhức toàn thân, nhức đầu, sốt nhẹ… Thường thì những triệu chứng này tự hết hoàn toàn từ 1 – 2 ngày.

2. Bạch hầu – uốn ván – ho gà (Tdap)

Thực tế có khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ khi mắc bệnh ho gà thì càng có nhiều khả năng phải nhập viện. Do đó, tiêm vacxin Tdap khi mang thai giúp:

  • Bảo vệ con khỏi bệnh ho gà trong vài tháng đầu đời. Vì đây là thời điểm bé có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất và em bé còn quá nhỏ để được tiêm vaccin ho gà. 
  • Thai phụ có ít nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh. Những tháng cuối thai kỳ, kháng thể từ vacxin Tdap cũng được truyền cho thai nhi. Từ đó làm tăng khả năng miễn dịch của bé. Do đó, tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là không. 

Với Tdap, các tác dụng phụ mẹ thường gặp là: người mệt mỏi, đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt hay tiêu chảy,… Tuy nhiên, chúng thường tự biến mất sau khi tiêm khoảng 1-3 ngày.

Trong những trường hợp hiếm gặp, vaccine Tdap có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như: đau hoặc chảy máu ở nơi tiêm thuốc, sốt cao, khó thở, nổi mề đay, sưng mặt hoặc cổ họng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ đậu có thể ngăn ngừa táo bón và dị tật ở thai nhi

3. Vacxin COVID-19

tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không

Nhiễm COVID-19 trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu. Tiêm phòng COVID-19 được khuyến cáo cho những người đang mang thai, bởi vì:

  • Thuốc chủng ngừa COVID-19 không chứa bất kỳ loại virus sống nào. Cụ thể, chưa phát hiện trường hợp nào tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Các bằng chứng cho thấy lợi ích của việc tiêm chủng vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn đã biết. 
  • Tiêm vacxin COVID-19 trong thai kỳ giúp bảo vệ trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi khỏi phải nhập viện do bệnh.

Các tác dụng phụ của vacxin COVID-19 ở thai phụ khá tương tự với người thường. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau hoặc mềm tại chỗ tiêm, ớn lạnh, sốt, đau khớp và cơ, mệt mỏi và nhức đầu,…

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid-19 nên ăn gì để khỏe mẹ khỏe con

4. Vacxin thủy đậu

Bệnh thủy đậu dễ ​​lây lan và có thể gây ngứa da, phát ban và sốt. Chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đối với cơ thể em bé. Ngoài phòng ngừa bệnh thủy đậu cho mẹ, tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi cách tích cực, gồm:

  • Em bé được bảo vệ, cho dù có tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị viêm do ảnh hưởng của thủy đậu gây ra.
  • Giảm nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang thai nhi, tránh bị thủy đậu sơ sinh, giảm tỷ lệ tử vong.
  • Vắc-xin ngừa thủy đậu được sản xuất từ virus gây bệnh giảm độc lực, nguy cơ cho thai nhi vẫn có thể. Tuy nhiên, mức độ thấp hơn nhiều lần so với mẹ bị nhiễm bệnh tự nhiên.

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có huyết thanh kháng thủy đậu đặc hiệu và phải mất khoảng 1 – 2 tuần để vắc-xin phát huy tác dụng. Vaccin thuỷ đậu được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và tốt nhất 3 tháng nếu trước đó bạn chưa từng mắc thuỷ đậu. Các triệu chứng nặng do vacxin có thể kèm theo như: đau ngực, khó thở, đau đầu, nôn, xuất huyết âm đạo, ban xuất huyết

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể phòng ngừa các bệnh khác thông qua việc tiêm vacxin. Tuy nhiên, sản phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản để chọn loại vacxin phù hợp với tình trạng của mình.

Thời điểm tiêm phòng các loại vacxin trong lúc mang thai

tiêm phòng vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi
Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi? Thời điểm tiêm phòng phù hợp

Khi đã hiểu tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, mẹ bầu cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu. Trong đó:

1. Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Hiện tại, tại Việt Nam, vacxin Tdap được tiêm cho đối tượng phụ nữ mang thai từ 4-64 tuổi với 1 liều duy nhất được sản xuất tại Pháp. Tuy nhiên, vacxin này vẫn được khuyến nghị dùng lại trong tuần 27 – 35 của thai kỳ. Thời điểm này, vacxin tạo kháng thể bảo vệ tối ưu cho trẻ sơ sinh.

2. Tiêm phòng viêm gan B

Vacxin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

3. Vacxin phòng cúm

Vaccin cúm có thể tiêm vào bất kì thời điểm nào trong quá trình mang thai, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên tiêm vacxin cúm trước khi đỉnh mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng. 

4. Vacxin COVID-19

Bộ Y tế Việt Nam đã ra hướng dẫn về tiêm phòng vacxin COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.

Lưu ý khi tiêm khi tiêm phòng vacxin trong lúc mang thai

lưu ý khi tiêm phòng vacxin

Mẹ nên nhớ cho dù đã tiêm vắc xin hay chưa, việc bảo vệ bản thân trước khi virus xâm nhập luôn là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh lưu ý tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen hằng ngày. Mẹ bầu hãy đảm bảo cho mình:

  • Xây dựng và duy trì một khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu.
  • Uống 2 – 2.5 lít nước cần thiết mỗi ngày.
  • Loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây stress, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu.
  • Giữ tâm trí luôn luôn lạc quan, thoải mái. 
  • Ngoài ra, việc tiêm phòng vacxin càng được siết chặt hơn đối với các mẹ bầu mắc bệnh nền.
  • Đối với những phụ nữ có nguy cơ dễ bong nhau non, co giật hoặc các bệnh tai biến sản khoa, nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng. 

Sau khi tiêm, thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể. Mẹ phải báo cáo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào nhé.

[inline_article id=296509]

Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là hoàn toàn hợp lý. Mẹ hoàn toàn yên tâm việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi không nhé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm tra thăm khám kỹ càng trước khi tiêm. Hơn hết, việc lựa chọn loại vacxin để tiêm nên tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.