Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay bệnh nguy hiểm?

Những thắc mắc tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai của chị em sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Đọc ngay để hiểu rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách ngăn ngừa đi tiểu buốt ra máu.

Tiểu buốt ra máu là gì?

Để biết tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay không, bạn cần tìm hiểu thêm căn bệnh này. Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khiến chị em khó chịu mỗi khi đi tiểu.

Những người bị bệnh sẽ có cảm giác như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh và nước tiểu thường ngắt quãng, nhỏ giọt. Nếu tình trạng tiểu buốt không chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện thêm ra máu cùng nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Còn tiểu ra máu là trong nước tiểu có chứa hồng cầu. Tiểu buốt ra máu chính là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm đường tiết niệu.

Đi tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt ra máu ở chị em phụ nữ

Thực tế nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu buốt ra máu rất nhiều và được chia thành sinh lý và bệnh lý.

1. Tiểu buốt ra máu do nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân đầu tiên, có thể do chị em phụ nữ vệ sinh vùng kín không đảm bảo chính là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh ở vùng kín và các cơ quan khác như niệu đạo, bệnh viêm phụ khoa.

Sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hay thuốc kháng sinh kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho môi trường âm đạo thay đổi và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây bệnh.

Cơ thể bị nóng do thói quen ăn ít rau xanh, trái cây, thực phẩm có chất xơ hay uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng… Khi đó, chị em phụ nữ đi tiểu sẽ buốt và màu nước tiểu vàng, khai, nồng…

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai
Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai còn tùy tình trạng chị em

Nguyên nhân sinh lý cuối cùng cũng có thể do chị em đang mang thai. Vì mang thai khiến chị em thay đổi nội tiết tố, hormone HCG tăng cao.

Còn thai nhi lớn dần nên ngoại hình tử cung cũng phát triển theo và gây chèn ép bàng quang. Theo đó, chị em phụ nữ khi mang thai cũng xuất hiện các biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt và và thậm chí ra máu.  

2. Tiểu buốt ra máu do nguyên nhân bệnh lý gây nên

Chị em phụ nữ mà bị viêm âm đạo không chỉ ngứa vùng kín, quan hệ đau rát, dịch có mùi hôi mà còn đi tiểu buốt, tiểu ra máu và có mùi. Còn có người bị viêm cũng xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu buốt ra máu, màu nước tiểu vàng đục. 

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi tiểu buốt và ra máu ở chị em phụ nữ. Bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu kèm theo biểu hiện đau lưng và đau bụng.

Những người bị viêm thận, viêm bể thận cùng thường xuất hiện triệu chứng đi tiểu máu, số lần đi tiểu nhiều và đau thắt lưng. Chị em phụ nữ bị viêm nhiễm ở nội mạc tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu nên đi tiểu buốt, rát, tiểu nhiều lần.

Người bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang sẽ có những cơn đau quặn thắt khi sỏi đi theo đường nước tiểu ra ngoài. Chúng đều là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu đại thể và vi thể.

Nhiều chị em có tuyến tiền liệt bị phình cũng sẽ chèn ép vào niệu đạo và cản trở một phần lưu thông của nước tiểu. Dấu hiệu các dấu hiệu của bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt là đi tiểu khó khăn, buồn tiểu, đi tiểu liên tục và có kèm theo máu.

Bệnh nhân bị bệnh ung thư, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt… cũng có biểu hiện tiểu ra máu. Người bị rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, mắc hội chứng Alport cũng đều gặp phải tình trạng tiểu buốt ra máu đại thể hay vi thể.

Chị em phụ nữ nào tập luyện và vận động mạnh với cường độ nặng cũng có thể gặp phải hiện tượng tiểu buốt ra máu. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất hiếm và được giải thích là do sự mất nước, chấn thương bàng quang… trong quá trình tập luyện.

Ngoài ra quan hệ mạnh bạo, chấn thương vùng lỗ niệu đạo cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu.

Vậy tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay không?

Theo những phân tích ở trên thì chị em phụ nữ phần nào đã tìm lời giải đáp cho thắc mắc tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay không rồi đúng không nào.

Nó có thể là một trong những dấu hiệu mang thai nếu chị em còn bị chậm kinh, người mệt mỏi, cảm thấy buồn nôn, ngực căng tức…

Cách tốt nhất để kết luận tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay không là chị em dùng que thử hay đến phòng khám, bệnh viện khoa sản uy tín kiểm tra.

Đi tiểu buốt ở nữ giới có tự khỏi được không?

Đi tiểu buốt ra máu có tự khỏi được hay không, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân sinh lý thì chị em chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học.

Còn chị em phụ nữ bị tiểu buốt do bệnh lý thì không tự khỏi được mà cần phải thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai
Tiểu buốt do bệnh lý không thể tự khỏi, bạn cần thăm khám kịp thời

Nếu chị em chủ quan để bệnh kéo dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Do đó, ngay khi gặp tình trạng tiểu buốt ra máu chị em cần đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai? Gợi ý cách chữa tại nhà 

Tình trạng tiểu buốt ở nữ giới cũng tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị hiệu quả tại nhà khác nhau. Cùng tham khảo xem chị em phù hợp với cách chữa trị nào.

1. Cách chữa đi tiểu buốt ở nữ giới bằng mẹo dân gian

Nếu chị em bị tiểu buốt nhẹ và nguyên nhân do sinh lý thì có thể áp dụng một số cách điều trị an toàn, hiệu quả ngay tại nhà dưới đây.

  • Bí xanh: Với tính mát, lợi tiểu nên rất hiệu quả trong việc chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nóng trong người. Chị em chỉ cần lấy 5g bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, giã lấy nước cốt cho thêm chút muối và uống trực tiếp mỗi ngày. 
  • Bột sắn dây: Đây là thực phẩm giải nhiệt với nhiều tác dụng như giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm, lợi tiểu. Các thực hiện đơn giản, pha 10g bột sắn dây với nước lọc rồi uống trực tiếp. Nếu chị em nào thấy khó uống thì nấu chín và ăn khi còn ấm.
  • Da vàng mề gà: Công dụng bổ tỳ vị, bổ thận, chữa chứng táo bón, són tiểu, tiểu buốt. Chỉ cần làm sạch khoảng 10 cái da vàng mề gà rang cho cháy xém và tán thành bột mịn. Sau đó, chị em chia ra làm 4 phần và mỗi lần uống trực tiếp thì hoà với nước trắng.
  • Kim tiền thảo: Với tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm nên kim tiền thảo sử dụng chữa tiểu buốt do sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu. Cách làm đơn giản, rửa sạch 30g kim tiền thảo, 15g xa tiền tử, 12g ngưu tất và 10g mỗi loại  gồm có ngưu tất, ô dược, thanh bì, đào nhân. Cho tất cả vào nồi sắc thành nước uống đều đặn 2 lần/1 ngày.

2. Điều trị đi tiểu buốt ở nữ giới với thuốc tây y

Một số chị em phụ nữ bị tiểu buốt ra máu với nguyên nhân bệnh lý thì cần dùng thuốc điều trị tại nhà. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê toa mà chị em cần biết:

  • Amoxicillin, Cephalexin, Penicillin, Bactrim, Trimethoprim, Fosfomycin… là thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau gồm có Paracetamol, Ibuprofen, Panadol, Aspirin…
  • Thuốc giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang Nospa.
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế thần kinh như Tolterodine, Darifenacin, Oxybutynin…
Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai
Có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu buốt từ Đông y đến Tây y

Bật mí cách phòng tránh tiểu buốt ra máu hiệu quả

Khi đã rõ tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai, bạn cần đề phòng căn bệnh này. Tình trạng tiểu buốt ra máu thường gặp ở chị em phụ nữ có thể phòng tránh được hiệu quả chỉ với một số cách dưới đây. Chị em cùng tham khảo và áp dụng để tránh gặp phải bệnh lý khó chịu này.

  • Nếu chị em thấy tiểu buốt ra máu thì đến ngay cơ sở y tế thăm khám. Không được tự ý điều trị tại nhà bằng phương thuốc dân gian.
  • Khi chị em bị bệnh sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu thì cần được tầm soát nhiễm trùng và lấy sỏi càng sớm càng tốt. Vì nếu kéo dài người bệnh dễ bị tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Nhớ uống đủ nước mỗi ngày từ 2-2.5 lít nước giúp thận được bài tiết nước tiểu, ngăn ngừa lây nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm bể thận.
  • Không nên nhịn tiểu vì lâu dài sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, chị em phụ nữ cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu và vệ sinh sạch sẽ sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Những ngày chu kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần hay trong quá trình sinh con để ngăn ngừa vi khuẩn di chuyển từ hậu môn lên niệu đạo.
  • Sau mỗi lần đại tiện vệ sinh đúng cách. Vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng bộ phận sinh dục từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.
  • Mặc quần lót không quá bó sát, dùng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Chú ý, khi vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu vì có thể gây tổn thương vùng kín.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Chị em cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, nhất là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Bởi vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể và mức độ axit trong nước tiểu nên làm giảm số lượng vi khuẩn có hại.

Hy vọng với những thông tin ở trên, chị em phụ nữ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai”. Chị em cũng nên nhớ tình trạng tiểu buốt ra máu  do nguyên nhân bệnh lý thì cũng rất nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.