Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Top 16+ thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mau ăn chóng lớn

Dưới đây là top 16 loại thực phẩm giàu kẽm để bổ sung cho bé. Nhưng trước tiên mẹ cũng nên biết kẽm có vai trò gì cho sự phát triển của bé.

1. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của bé

Trẻ em cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Vai trò của kẽm đối với trẻ em gồm có:

  • Kẽm hỗ trợ sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ.
  • Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
  • Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương. 
  • Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. 

Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục.

Vậy mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bé như thế nào mới hợp lý?

2. Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ theo độ tuổi

Dưới đây là lượng kẽm mẹ nên bổ sung kẽm cho bé theo từng tháng tuổi:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg.
  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 3mg.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg.
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg.
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: 11mg.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất. CDC Hoa Kỳ cũng khuyến khích trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bổ sung dưỡng chất và bú hoàn toàn sữa mẹ.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn dặm cũng như lượng sữa bú mẹ giảm dần; do đó, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm hoặc là thực phẩm chức năng theo hướng dẫn bác sĩ.

Vậy những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm bao gồm gì? 

3. Top 16 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé ăn dặm

Bé bị thiếu chất kẽm nên ăn gì? Dưới đây là 16 loại thực phẩm tốt nhất có hàm lượng kẽm cao mẹ nên bổ sung cho bé.

3.1 Hàu

hàu
Hàu đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé

Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt hàu có chứa đến 20,25mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calorie, giàu các loại chất khoáng và vitamin như vitamin C, B12 và sắt.

Do hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bé đã đủ 7 tháng tuổi trở lên cha mẹ hẳn nên cho bé ăn hàu. Cháo hàu có lẽ là món ăn dễ nấu và được nhiều bé thích.

3.2 Thịt bò

Thịt bò nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách các thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho trẻ. Trong 100g thịt bò có chứa đến 8mg kẽm.

Ngoài ra, thịt bò là thực phẩm giàu protein chất lượng cao có tác dụng duy trì và phát triển khối lượng cơ bắp. Thịt bò còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng đa dạng như vitamin B12, kẽm, sắt… 

Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn thịt bò ở khoảng 7 tháng tuổi. Mẹ nên bắt đầu với thịt bò xay nhuyễn vì trẻ không có răng hàm để nhai.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm từ 7-9 tháng tuổi

3.3 Ngũ cốc

Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 3 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn. 62g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.

Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với bột ngũ cốc vì từ giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển và tiêu hóa được tinh bột.

3.4 Cua biển

cua biển
Cua biển là thực phẩm giàu chứa nhiều kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

Trong 100g thịt cua biển chứa đến 6,4mg kẽm. Ngoài ra cua còn giàu protein, vitamin, magie, giúp tim mạch và cơ bắp của bé hoạt động tốt.

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn thịt cua biển. Mẹ có thể nấu cháo cua hoặc súp cua hoặc đơn giản là cua luộc để bé ăn. 

3.5 Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Cứ 100g nấm sẽ cho khoảng 1,4mg kẽm và nhiều vitamin có lợi. Do đó mẹ nên tận dụng thực phẩm này để nấu cháo, xào cùng rau,…

Tuy nhiên, nấm thuộc thực phẩm dễ gây ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10 – 12 tháng tuổi trở đi.

3.6 Tôm hùm

tôm là một trong những thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Tôm hùm – hải sản là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

Tôm hùm cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt tôm hùm chứa 2mg kém. Ngoài ra tôm hùm còn chứa vitamin B12, protein và canxi. Do đó, mẹ có thể sử dụng thịt tôm để làm cháo tôm, salad tôm đều rất hấp dẫn.

Mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với tôm hùm khoảng 9 tháng tuổi với 1 lượng nhỏ. Đến 12 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ tôm hùm một cách hiệu quả.

3.7 Yến mạch

Yến mạch cũng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Bởi vì, 100g yến mạch chứa đến 2,35mg kẽm. Ngoài ra, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, selen, kẽm, vitamin B1.

Yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé, cũng như nấu yến mạch với sữa, rắc yến mạch lên sữa chua đều vô cùng ngon. 

3.8 Mầm lúa mì

mầm lúa mì
Mầm lúa mì cũng là thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Mầm lúa mì cũng thuộc danh sách thực phẩm dồi dào kẽm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Trung bình 100g mầm lúa mì sẽ có khoảng 17mg kẽm, tương đương với hơn 100% nhu cầu thực tế của các bé.

Ngoài ra, mầm lúa mì còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như natri, kali, acid Folic, vitamin A, C..

3.9 Các loại trái cây

Các loại trái cây chứa nhiều kem gồm có lựu, mận, quýt, chuối, bơ, dâu tây… Trong 100g các loại quả này có thể chứa đến 1mg kẽm, tương đối nhiều so với nhiều loại trái cây khác. Ngoài ra trong các loại quả trên còn chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều bệnh. 

Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn trái cây cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất

3.10 Rau củ quả

Một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi là nguồn thức ăn bổ sung kẽm cho bé rất tuyệt vời; đồng thời cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. 

Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ 6 tháng tuổi trở lên mà lại không chứa quá nhiều calories.

3.11 Chocolate đen

Chocolate đen giúp cung cấp kẽm cho bé
Chocolate đen là một trong những thực phẩm giúp cung cấp, bổ sung kẽm cho bé

Chocolate đen, một nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn khối lượng chocolate đen trẻ ăn không quá một thanh (khoảng 28g) trong 1 ngày nhé.

Mẹ lưu ý rằng, chocolate đen chỉ thích hợp cho bé từ 2 tuổi trở lên thôi nhé!

3.12 Thịt ức gà

Nói đến thực phẩm giàu kẽm thì không thể không nhắc đến ức gà. Trong 100g thịt ức gà chứa đến 0,8mg kẽm. Ngoài ra ức gà còn chứa đến 28,04gr protein, các vitamin như B6, B12, A, E,…

Với ức gà mẹ có thể chế biến thành nhiều món cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên như cháo gà, súp gà, salad gà, gà kho gừng, tiệu,…

3.13 Các loại hạt

Các loại hạt - Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Các loại hạt cũng là thực phẩm bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé.

Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia cũng bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…

3.14 Trứng gà

Ngoài được biết đến là thực phẩm giàu protein, trứng gà cũng là một thực phẩm dồi dào kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trung bình cứ 100mg lòng đỏ trứng sẽ cho khoảng 2.5mg kẽm. 

Trứng gà nấu được nhiều món như cháo trứng gà, trứng gà nướng, trứng chiên, canh trứng cà chua,… Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn trứng gà và bắt đầu từ 1/2 quả trứng. 

3.15 Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa động vật nói chung và sữa chua, phô mai nói riêng là nguồn cung cấp canxi cần thiết cho trẻ. Đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là thực phẩm giàu kẽm cho bé. Các mẹ nhớ cho con uống sữa để bổ sung kẽm cho bé.

Do sữa động vật có thể khiến bé khó tiêu nên mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi uống sữa thôi nhé!

3.16 Sườn lợn

Trong 100g sườn lợn sẽ cho khoảng 2,9mg kẽm. Vì vậy, sườn lợn cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung vào bữa ăn cho bé. 

Tương tự như nhiều loại thịt khác, bé từ 6 tháng trở lên có thể ăn được sườn lợn. Với sườn lợn, mẹ có thể nấu nước dùng, rim, xào hoặc nấu canh cho bé đều vô cùng thơm ngon.

[inline_article id=290986]

Trên đây là top 16 thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho bé yêu nhà mình. Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não, thể chất và trao đổi chất của bé. Vì vậy mẹ nên bổ sung kẽm cho bé đầy đủ.

Lưu ý rằng một số thực phẩm bên trên có thể khiến bé dị ứng. Nếu thấy bé có bất cứ dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở,… hãy cho bé dừng ăn ngay mẹ nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất

Nhưng trước khi biết rõ những loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất thì cùng tìm hiểu về vai trò của nó đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần biết nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ mắc phải một số bệnh nào.

Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu trái cây chứa nhiều kẽm, bạn cần biết chất này có vai trò gì. Theo các nghiên cứu sinh học, kẽm tham gia vào rất nhiều các quá trình hoạt động quan trọng trong cơ thể.

  • Kẽm tham gia vào quá trình gia tăng, phân chia tế bào; đồng thời tái tạo tổ chức giúp tế bào tổn thương được khôi phục nhanh chóng.
  • Kẽm cũng là yếu tố góp phần cho thai nhi sinh trưởng, phát triển bình thường. Bên cạnh đó, kẽm cũng tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan trong cơ thể.
  • Điều hoà vị giác và kích thích ngon miệng cũng cần sự góp mặt của kẽm.
  • Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Quá trình phát triển não bộ, dẫn truyền thần kinh và điều hoà các rối loạn thần kinh đều cần sự tham gia của kẽm.
  • Kẽm giúp điều hòa hormone trong cơ thể như hormone tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
trái cây chứa nhiều kẽm
Kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể

Bổ sung kẽm cho cơ thể như thế nào là đủ?

Không thể phủ nhận vai trò của kẽm đối với cơ thể. Nhưng bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như tình trạng sinh lí  của từng người. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, lượng kẽm cần thiết cho từng đối tượng sẽ được tính cụ thể như:

  • Trẻ 0 – 6 tháng cần lượng kẽm là 2 mg/ngày
  • Trẻ 6 – 12 tháng là 3 mg/ngày
  • Trẻ 1 – 3 tuổi cần trung bình lượng kẽm là 5mg/ngày
  • Trẻ 3 – 13 tuổi cần 10mg/ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi và người trưởng thành là 15 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai sẽ cần lượng kẽm từ 15 – 25 mg/ngày
Trái cây chứa nhiều kẽm
Bên cạnh trái cây chứa nhiều kẽm, chúng ta có thể bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm khác

Dễ mắc phải bệnh gì nếu cơ thể thiếu kẽm?

Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như suy giảm thính giác, xơ vữa động mạch, loét miệnggây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

1. Rụng tóc

Cơ thể thiếu kẽm sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hay các bộ phận khác của cơ thể. Vì kẽm chính là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein.Theo đó, kẽm giúp cho mái tóc của bạn dày và bóng mượt.

2. Một số bệnh mãn tính

Một loạt các bệnh liên quan mà bạn có thể gặp phải nếu thiếu kẽm như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh

Kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Nên có thể thiếu kẽm sẽ tác động đến các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.

3. Vết thương trở nên khó lành

Cơ thể thiếu kẽm dễ gặp phải tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn. Còn các vết thương sẽ rất mất nhiều thời gian để tự hồi phục.

4. Thị lực suy giảm

Kẽm có nhiều trong mắt, nhất là võng mạc. Bởi kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc rồi tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.

5. Rối loạn thính giác

Nên bổ sung trái cây chứa nhiều kẽm thì kẽm là một chất hoạt động như chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hay phần bên trong của tai. Vì vậy, những người có nồng độ kẽm thấp thường có biểu hiện ù tai.

6. Ảnh hưởng đến xương khớp

Ngoài canxi, kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào và thay mới collagen làm cho xương chắc khỏe.

7. Loét miệng

Theo nhiều nghiên cứu, loét miệng thường xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm loét lở miệng.

Top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất và dễ dàng hấp thu vào cơ thể

Dù lượng kẽm cần thiết cho cơ thể không quá nhiều nhưng vẫn phải đủ. Bởi kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều quá trình sinh học phát triển của cơ thể. Cũng chính vì thế mà chúng ta có thể bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại trái cây.Vậy trái cây nào nhiều kẽm?

1. Lựu, trái cây chứa nhiều kẽm hàng đầu

Nói đến trái cây chứa nhiều kẽm không thể không nhắc đến lựu. Trong mỗi 100 gram quả lựu tươi chứa 1 mg kẽm. Kẽm có trong lựu chính là nguồn bổ sung hoàn hảo cho nam giới mắc phải các bệnh về sinh lý như giảm ham muốn, xuất tinh sớm

Trái cây chứa nhiều kẽm
Trái cây chứa nhiều kẽm nhất phải kể đến trái lựu

2. Bơ

Cứ 100g bơ chứa 1mg kẽm vừa tốt cho sức khoẻ vừa bổ sung lượng kẽm dồi dào trong bữa ăn hàng ngày. Các bạn có thể có thể ăn bơ cùng salad, ăn bơ chín, uống sinh tố hay làm kem bơ.

3. Mận

Một trong những trái cây nhiều kẽm không thể không nhắc đến là mận. Cứ 100g mận sấy khô sẽ chứa 0.77 mg kẽm. Mận với vị chua chua ngọt ngọt giúp kích thước vị giác của trẻ.

Đặc biệt, mận không chỉ giàu kẽm mà còn chứa nhiều nước, các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó, mận là món trái cây rất nên thêm vào khẩu phần ăn của mọi gia đình.

4. Trái cây chứa nhiều kẽm vị ngon: Quýt

Quýt có hạt chứa hàm lượng kẽm cực cao. Chúng đi vào cơ thể sẽ giúp phòng ngừa sự oxi hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc.

Mỗi  100 gram quả quýt tươi có chứa 0.35 mg kẽm. Vì vậy, các bạn đừng quên bổ sung loại trái cây này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

5. Dưa lưới

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dưa lưới ruột cam hoặc xanh chứa rất nhiều kẽm. Hàm lượng 0.18 mg kẽm sẽ có trong 100g dưa lưới. Ngoài chứa kẽm, dưa lưới còn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và đầy hơi.

6. Chuối

Chuối không chỉ chứa các chất dinh dưỡng như kali, mangan… mà còn có hàm lượng kẽm cực lớn. Vì vậy, các bạn đừng quên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày 1 trái chuối nhé!

7. Kiwi là trái cây chứa nhiều kẽm

Kiwi không chỉ có màu xanh bắt mắt cùng vị thơm dịu nhẹ mà còn chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất và trong đó có kẽm. Một trái kiwi thái lát sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 0.25 miligam kẽm.

8. Blackberries

Một chén blackberries tươi có chứa 0.53 miligam kẽm. Các bạn có thể dung nạp loại trái cây giàu kẽm này vào mỗi buổi sáng cùng bát ngũ cốc hay một bát sữa chua tươi.

Hy vọng với một số gợi ý về các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất, các bạn sẽ bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhớ là nếu bổ sung kẽm cho cơ thể bằng các loại trái cây chưa đủ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: