Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ, vừa và nặng. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa cách nhận biết và chữa trị trầm cảm sau sinh. Hãy theo dõi nhé!

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm có thể mắc phải sau khi sinh. Trầm cảm có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé.

Nhưng bệnh thường phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc chứng này, mẹ bỉm sữa sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi. Mẹ cũng có thể cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.

Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu mà cũng có thể xảy ra ở các mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?

Không có một nguyên nhân duy nhất gây bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:

  • Thay đổi về cơ thể: Sau khi sinh con, các hormone (estrogen và progesterone) giảm đáng kể trong cơ thể. Điều này, có thể gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp có thể giảm mạnh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản.
  • Vấn đề cảm xúc: Khi thiếu ngủ, mẹ có thể gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề thậm chí rất nhỏ. Mẹ có thể lo lắng về khả năng chăm sóc cho con, cảm thấy kém hấp dẫn; giảm giá trị; hay cảm thấy bị mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bất kỳ vấn đề tương tự đều có thể góp phần vào trầm cảm sau khi sinh.

>> Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

bệnh trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh xảy ra trước, trong hoặc sau khi mang thai đều giống nhau. Bạn có thể bị trầm cảm sau sinh nếu có 5 hoặc nhiều hơn các biểu hiện trầm cảm sau sinh dưới đây:

  • Khóc mọi lúc.
  • Bồn chồn hoặc trì trệ.
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Cảm thấy cuộc đời không đáng sống.
  • Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú hay không vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thông thường.
  • Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.
  • Cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi chế ngự cảm xúc.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh khác bao gồm:

  • Cáu kỉnh hay tức giận.
  • Tránh bạn bè và gia đình.
  • Lo lắng quá nhiều cho con.
  • Không quan tâm đến hoặc không có khả năng chăm sóc con.
  • Cảm giác mệt mỏi đến mức bạn không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.

Trong số ít các trường hợp, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng; hoặc ảo giác và có thể gây hại cho con họ. Nếu nhận biết mẹ bỉm sữa đang có những suy nghĩ làm tổn thương cho bản thân hoặc con mình, cần phải liên lạc ngay với bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ bỉm có thể gặp các dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác không được đề cập. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện trầm cảm sau sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

Nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm sau khi sinh

1. Mức độ phổ biến của bệnh trầm cảm sau khi sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hòa Kỳ (CDC), có 11-20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong thực tế, số lượng phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và các bệnh liên quan trong một năm nhiều hơn tổng các trường hợp mới mắc bệnh lao; bạch cầu; đa xơ cứng; Parkinson; Alzheimer; Lupus và động kinh ở cả nam và nữ.

bệnh trầm cảm sau sinh

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Tiền sử bị trầm cảm, trong khi mang thai hoặc vào những thời điểm khác.
  • Bị rối loạn lưỡng cực.
  • Bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước.
  • Những trải nghiệm căng thẳng trong năm qua như các biến chứng khi mang thai; bệnh tật; hoặc mất việc làm.
  • Bị khó khăn khi cho con bú.
  • Gặp rắc rối trong mối quan hệ với người bạn đời hoặc những người thân khác.
  • Không có ai giúp đỡ.
  • Gặp khó khăn về tài chính.
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc không được mong đợi.
  • Em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc các nhu cầu đặc biệt khác.
  • Các thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

Khi nào mẹ bỉm cần gặp bác sĩ?

Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi biểu hiện trầm cảm ngày càng nặng hơn:

  • Không nhẹ đi sau hai tuần.
  • Biến chuyển nặng hơn.
  • Làm con tổn thương, hoặc ám ảnh với việc chăm con
  • Gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày.
  • Xuất hiện những suy nghĩ muốn gây hại đến bản thân hoặc con.

Cách điều trị trầm cảm sau sinh

1. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm sau sinh?

Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ nói chuyện với mẹ bỉm về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần. Điều này để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Vì thế, mẹ đừng xấu hổ, hãy chia sẻ các triệu chứng của bản thân đang gặp phải với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị trầm cảm sau sinh tốt nhất.

Để đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu mẹ bỉm trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm.
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp.
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác.

2. Những phương pháp nào dùng để điều trị trầm cảm sau sinh?

– Nếu mẹ bỉm có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên.

– Nếu các biểu hiện trầm cảm sau sinh nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý; dùng thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.

  • Với liệu pháp nói chuyện, hay liệu pháp tâm lý, bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự sẽ nói chuyện với mẹ bỉm.
  • Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng các hóa chất trong não để điều chỉnh tâm trạng của mẹ. Vì thế, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh có thể được cải thiện sau khi uống thuốc ba hoặc bốn tuần.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ. Nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày; hoặc nếu tình trạng trầm cảm trở nên tệ hơn, mẹ cần cho bác sĩ biết.

– Trong trường hợp, một số phụ nữ có bệnh trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sự kích thích điện có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Những biện pháp giúp hạn chế bệnh trầm cảm sau sinh

Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp mẹ bỉm đối phó với trầm cảm sau sinh:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh như đi dạo với bé hàng ngày; nghỉ ngơi đầy đủ; ăn thực phẩm lành mạnh; và tránh uống rượu.
  • Không gây áp lực cho bản thân phải chu toàn mọi công việc. Hãy điều chỉnh mong muốn, nhu cầu của bản thân. Không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bản thân có thể.
  • Có thể chọn những thói quen mẹ thích như đi mua sắm, nói chuyện với gia đình, xem phim hài, vẽ tranh, viết nhật ký…
  • Nói chuyện với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc của bản thân. Hỏi kinh nghiệm các bà mẹ khác về những trải nghiệm và các khắc phục của họ.
  • Có thể nhờ người thân để chăm sóc bé thay bạn để bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

[inline_article id=263639]

Hy vọng bài viết về bệnh trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về trầm cảm sau sinh hãy để lại bình luận tại bài viết này. Chúc mẹ bỉm sữa luôn vui khỏe nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Dấu hiệu bệnh tiểu đường giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Dấu hiệu tiểu đường rất khó phát hiện vì dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào 17 dấu hiệu dưới đây để phát hiện xem mình có mắc bệnh này hay không nhé.

1. Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường

1.1 Mệt mỏi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi, trong số đó có bệnh tiểu đường. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi sau khi vừa ăn xong thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. 

1.2 Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường 

Khi bị tiểu đường, nước có sẵn trong các tế bào được “kéo ra” để loại bỏ glucose dư thừa. Điều này khiến thận bị “choáng ngợp” khi cố gắng lọc và tái hấp thu nước.

Từ đó dẫn đến việc bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn; và khiến cơ thể bị mất nước, kiệt sức. Bên cạnh đó, dấu hiệu bệnh tiểu đường này còn ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn.

1.3 Đói và khát quá mức 

Đôi lúc cơ thể bị mất nước do đi trời nắng hoặc trễ bữa ăn thì cảm giác này là bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đói đến bủn rủn tay chân hoặc khát đến khô rát cổ họng; nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra cảm giác này là do cơ thể bị quá tải với nhiệm vụ xử lý glucose trong máu. Nước được kéo ra khỏi tế bào để cố gắng loại bỏ phần glucose dư thừa. Song quá trình này lại làm mất đi tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, bao gồm cả glucose. 

Kết quả là một chu kỳ mất nước và đói xảy ra khiến bạn luôn muốn ăn và uống nhiều hơn.

1.4 Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường: Nhìn mờ, không rõ

Hoạt động của mắt phụ thuộc vào chất lỏng bên trong và trên bề mặt. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ bị mất nhiều nước và ảnh hưởng đến dịch trong mắt. Khi mắt thiếu dịch sẽ làm cho ống kính bị cong, vênh và khó có độ tập trung. Đây chính là nguyên nhân khiến mắt bạn bị mờ. 

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ gây tổn thương thần kinh mắt và có thể khiến bạn bị mù vĩnh viễn. 

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 1

2.1 Giảm cân không rõ nguyên nhân

Trong cuộc sống, cân nặng lúc lên, lúc xuống là bình thường. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên giảm cân đột ngột và dù bạn có ăn nhiều tới cỡ nào cũng không thể tăng cân trở lại. Đây có thể là một dấu hiệu tiểu đường mà bạn nên chú ý theo dõi.

2.2 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1: Buồn nôn và nôn ói

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc giảm cân nhanh chóng. Điều này là do cơ thể bạn đang đốt cháy chất béo với tốc độ không bền vững. 

Quá trình đốt cháy mỡ của cơ thể sẽ tạo ra ketone. Chất này gây buồn nôn và nôn nhiều ở những người có dạ dày nhạy cảm.

Đặc biệt, nếu ketone bị tích tụ trong máu ở mức nguy hiểm sẽ dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường, có thể gây tử vong. 

Buồn nôn và nôn ói
Hay bị nôn không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường

3. Dấu hiệu bệnh tiểu đường Tuýp 2

3.1 Nhiễm trùng nấm men 

Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra ở các mô âm đạo. Nấm men ăn đường dư thừa, có thể được tiết ra trong mồ hôi, nước tiểu và chất nhầy. 

Do đó, nhiễm trùng nấm men được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên da, nhưng đặc biệt là ở những nơi có xu hướng ẩm cao.

Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương thì nấm men có thể khó kiểm soát, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường.

3.2 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2: Rối loạn cương dương

Rối loạn chức năng cương dương có khả năng bắt nguồn từ tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Nguyên nhân chứng này có thể là do bệnh tiểu đường gây ra. 

Rối loạn cương dương khiến nam giới cảm thấy bối rối khi gần gũi đối tác. Bạn nên gạt bỏ nỗi mặc cảm để chia sẻ cùng bạn tình và tới bệnh viện thăm khám, điều trị sớm. Bởi vì rối loạn cương dương cũng là một dấu hiệu tiểu đường ở nam giới cần cảnh giác.

3.3 Vết loét lâu lành là dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2

Những vết thương khó tự chữa lành cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường. Điều này là do vi khuẩn, vi trùng rất thích ăn đường. Trong khi đó, hệ thống cơ thể bạn lại đang nỗ lực trục xuất glucose dư thừa nên vô tình đã tạo điều kiện để các yếu tố gây bệnh này phát triển.

Tình trạng này dẫn đến các vết thương, vết loét rất lâu lành nếu không can thiệp y tế. 

3.4 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2: Chân bị đau hoặc tê

Bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng xơ cứng động mạch và tổn thương thần kinh. Các triệu chứng này khá dễ nhận thấy ở bàn chân và chân.

Lưu lượng máu kém và tổn thương thần kinh kết hợp có thể dẫn đến loét da hoặc nhiễm trùng hoặc chân bị tê, đau nặng. 

4. Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

5. Biến chứng của bệnh tiểu đường

5.1 Nướu bị sưng hoặc đau

Bệnh tiểu đường làm hệ miễn dịch suy yếu, dẫn đến khả năng chống lại vi trùng bị kém đi. Trong khi đó, miệng là nơi rất dễ bị nhiễm trùng do môi trường ẩm ướt và thường xuyên có thức ăn bị mắc lại ở chân răng. 

Do vậy, khi thấy nướu bị lỏng, tụt chân răng hoặc phát triển túi mủ, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

5.2 Hôi miệng 

Chứng hôi miệng thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh nhân này dễ bị nhiễm trùng, viêm nướu. Chứng hôi miệng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, hôi miệng do tiểu đường cũng có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm toan ceto. Nồng độ ketone cao trong máu có liên quan đến mùi trái cây ngọt ngào trên hơi thở. 

dấu hiệu tiểu đường
Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

5.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên

Nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên xảy ra với cảm giác nóng, buốt thì nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân là do đường huyết cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng lượng nước tiểu trong bàng quang. Tất cả chất lỏng có đường trong bàng quang lại là nơi vi trùng sinh sản. Do đó, nếu nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhé. 

5.4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng vô sinh ở phụ nữ. Điều đáng nói là hội chứng này lại thường xuyên dẫn đến kháng insulin. Có đến 50% phụ nữ mắc PCOS cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Do đó hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể là một dấu hiệu tiểu đường ở nữ giới mà bạn cần hết sức cảnh giác.

5.5 Sạm da acanthosis nigricans

Rất nhiều người bị sạm, nám da, nhất là phụ nữ sau khi sinh nở hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Điều này chỉ là do nội tiết tố bị xáo trộn và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sạm do do chứng acanthosis nigricans lại khác.

Đây là triệu chứng làm da bị tối màu và dày da, đặc biệt là ở các nếp gấp vùng nách, cổ, háng hoặc dưới vú. Acanthosis nigricans được coi là một dấu hiệu tiểu đường và có liên quan đến tình trạng kháng insulin.

5.6 Mất nước mãn tính 

Mất nước xảy ra do tình trạng đường huyết cao khiến tế bào bị rút hết nước và không thể bổ sung nước đúng cách. Điều này dẫn đến việc bạn thường xuyên đi tiểu.

Tình trạng mất nước rất nguy hiểm vì có thể gây khô da, thị lực kém, đau khớp và cũng có thể dẫn đến tử vong. 

dấu hiệu tiểu đường

5.7 Biến chứng bệnh tiểu đường: Khó chịu/trầm cảm

Các dấu hiệu tiểu đường có thể không rõ ràng khiến bạn khó khăn trong việc chẩn đoán và chữa trị. Do vậy, hàng ngày bạn luôn phải chịu đựng sự khó chịu trong cơ thể và có thể dẫn đến trầm cảm. 

Một trong số những triệu chứng khó chịu phổ biến khi bị tiểu đường mà bạn sẽ gặp phải như cảm giác đói, khát, mệt mỏi, rối loạn cương dương, nhiễm trùng nấm men/bàng quang tái phát. 

Tiểu đường là một căn bệnh nan y nguy hiểm với các biến chứng có thể gây tử vong cao. Hiện nay rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nhưng không hề hay biết. Hệ quả là, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn nặng nên việc chữa trị rất khó khăn. MarryBaby hy vọng với những dấu hiệu tiểu đường trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể nhận biết bệnh sớm. 

Hanako