Khi thấy con trẻ 2 tuổi chậm nói, cha mẹ nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Quyết định đúng đắn của cha mẹ ở thời điểm chìa khóa này sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua trở ngại đầu đời.
1. Khi nào trẻ biết nói? Các giai đoạn tập nói của trẻ
Con trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Bé thật sự bắt đầu tập nói từ các tháng thứ 3 và thứ 4. Và suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian bé tiếp thu, học hỏi rất nhanh kỹ năng nói này.
- Từ 3–4 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ; biết kết hợp các nguyên âm và phụ âm tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
- Từ 5–7 tháng tuổi: Bé biết nói theo ngữ điệu, điều chỉnh âm lượng; đáp lại lời nói và nét mặt của người đối diện.
- Từ 8–9 tháng tuổi: Bé bắt chước lời nói của cha mẹ; bé đã bắt đầu nói được cụm gồm 3 từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Trẻ nói những từ có nghĩa, bắt chước một vài từ trong cụm từ cha mẹ nói ra.
- Từ 10-11 tháng tuổi: Bé có thể giao tiếp bằng tiếng ồn hoặc cử chỉ; với mục đích yêu cầu điều gì đó.
- Từ 12-14 tháng tuổi: Trẻ sử dụng ngữ điệu và các hoạt động tay nhiều hơn để minh họa cho lời nói.
- Từ 16 tháng tuổi: Bé biết gọi “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Con cũng biết dùng cử chỉ gật hoặc lắc đầu cho các câu hỏi như có – không…
- Từ 18 tháng tuổi: Bé có thể nói cụm từ đơn giản như “muốn con búp bê”; vốn từ vựng lúc này ở khoảng 10-20 từ; như tên mẹ và các từ quen thuộc khác trong sinh hoạt.
- Từ 2 tuổi: Trẻ có vốn từ vụng khoảng 50 đến 100 từ. Lúc này con đã nói được các câu ngắn 2-3 từ và biết dùng những từ chỉ bản thân như con-em… khi giao tiếp.
Mẹ có thể xem video tổng kết các dấu hiệu cảnh báo chậm nói sớm ở trẻ sau đây:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói có thể là do:
- Bẩm sinh vòm họng của trẻ (bao gồm môi, lưỡi, hàm, vòm mềm) có vấn đề.
- Phụ huynh mải làm việc, ít giao tiếp với con. Trẻ thường xuyên xem ti-vi, chơi điện thoại mà “quên” kỹ năng giao tiếp, lười nói chuyện với những người xung quanh.
- Cha mẹ ứng quá nhanh khi thấy trẻ mới có biểu hiện đòi hỏi điều gì đó, không tạo cơ hội cho trẻ nói thành lời. Đây chính là trở ngại trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
- Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như trong gia đình có người dùng tiếng Việt nhưng cũng có người dùng một ngoại ngữ khác như Anh hoặc Pháp hoặc Đức. Tình trạng này khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, không biết nên học nói theo ngôn ngữ nào dẫn tới tình trạng bé hoang mang, chậm học nói.
- Trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể vì trí não, nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực từ hậu quả của các hội chứng tự kỷ, tăng động…
- Khả năng nghe kém hoặc không nghe thấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói.
Vì vậy, nếu con trẻ 2 tuổi chậm nói, cụ thể là có các biểu hiện như bên trên thì bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
>> Mẹ xem thêm: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết
3. Trẻ 2 tuổi chậm nói cha mẹ phải làm sao?
Khi phát hiện ra con trẻ 2 tuổi chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ phải làm sao? Cha mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để hỗ trợ con phát triển kỹ năng nói:
3.1 Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị cho trẻ tuổi chậm nói
Trước tiên, cha mẹ có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn, thường xuyên mỉm cười cũng là một cử chỉ quan trọng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.
3.2 Cho trẻ 2 tuổi chơi các trò chơi tập thể
Cha mẹ nên cho trẻ 2 tuổi chậm nói tham gia các trò chơi mang tính tập thể. Có các bé cùng độ tuổi sẽ giúp con tăng khả năng tương tác. Hơn nữa, trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.
Các trò chơi tập thể ở đây có thể là bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ, rồng rắn lên mây, chim bay cò bay…
>> Cha mẹ có thể tham khảo: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh
3.3 Nói tên hành động khi đang thực hiện
Để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn; cha mẹ nên gọi tên từng hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ khi cho trẻ thay quầy áo, mẹ nên nói “thay áo”. Tương tự với hành động “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.
3.4 Đọc truyện cho bé nghe
Cha mẹ nên tìm truyện tranh hoặc sách phù hợp với lứa tuổi để đọc cho bé nghe, cho trẻ nhìn vào sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nhận diện ngôn ngữ và hình ảnh, màu sắc.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm
3.5 Hạn chế cho trẻ 2 tuổi chậm nói xem tivi
Cha mẹ nên hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại quá 2 giờ/ngày. Đây là các hoạt động khiến trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.
Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói khắc phục nhược điểm này là cha mẹ nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.
[inline_article id=281713]
4. Cách điều trị tình trạng trẻ chậm nói
4.1 Khi nào nên đưa trẻ 2 tuổi chậm nói đến bệnh viện?
Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi. Việc can thiệp và điều trị trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng; có thể giúp rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị.
[key-takeaways title=””]
Do đó, khi thấy con có những biểu hiện chậm nói ở trên hoặc cha mẹ chỉ hiểu 50% những gì bé nói; hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.
[/key-takeaways]
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục
4.2 Cách điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói
Khi trẻ 2 tuổi chậm nói có các dấu hiệu rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát cấu trúc vận động của vòm miệng.
Nếu cấu trúc miệng của con có vấn đề bất thường như sứt môi hoặc chẻ vòm hay lưỡi gà ngắn, dính thắng lưỡi lệch khớp hàm, hô, móm, cơ hàm yếu, căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi… đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của trẻ.
Với trẻ 2 tuổi chậm nói do những nguyên nhân do thính lực kém; các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn. Nếu trẻ nghe kém thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo máy trợ thính.
Nếu trẻ mắc phải vấn đề ở cơ vòm miệng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Ngoài ra, nếu bé chậm nói vì các nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bé 2 tuổi giúp con phát triển chiều cao vượt trội!
Việc điều trị trẻ 2 tuổi chậm nói cũng là sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, là cha mẹ, hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé!