Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

Trong bài viết này MarryBaby mong muốn chia sẻ cũng cha mẹ nỗi lo “em bé hay trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không”. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cha mẹ nhé.

1. Những cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé 2 tuổi

Để trả lời “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; cha mẹ cần xác định các cột mốc phát triển bình thường khi bé ở độ tuổi này. Theo Mayo Clinic, sự phát triển ngôn ngữ của bé 2 tuổi bao gồm các cột mốc:

  • Sử dụng các cụm từ đơn giản, chẳng hạn như “thêm sữa”.
  • Đặt những câu hỏi một đến hai từ, chẳng hạn như “Đi chơi?”
  • Làm theo các lệnh đơn giản và hiểu các câu hỏi đơn giản.
  • Nói khoảng 50 từ trở lên.
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc hiểu ý của bé 2 tuổi ít nhất một nửa thời gian.

Trong độ tuổi từ 2 đến 3, hầu hết trẻ em:

  • Nói bằng các cụm từ hoặc câu có hai và ba từ.
  • Sử dụng ít nhất 200 từ và nhiều nhất là 1.000 từ.
  • Nói tên của bé.
  • Sử dụng đại từ (con, bé, của con hoặc của bé).
  • Gia đình hoặc bạn bè thân thiết có thể hiểu trẻ hầu hết thời gian.

Xem thêm Video Dấu hiệu sớm cảnh báo chậm nói ở trẻ:

2. Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

Với những thông tin về cột mốc phát triển ngôn ngữ như trên; khi thấy em bé 2 tuổi lặng lẽ, im ắng và ít nói hơn các bạn đồng trang lứa. Ắt hẳn cha mẹ sẽ rất lo lắng không biết “em bé 2 tuổi chưa nói có sao không?”.

Cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi trẻ sẽ có một quá trình phát triển riêng. Một số bé 2 tuổi không đạt được cột mốc phát triển nêu trên. Điều này chưa phải quá đáng lo ngại.

[key-takeaways title=”Em bé 2 tuổi chưa biết nói sẽ có thể không có sao khi”]

  • Bé vẫn sử dụng động tác chỉ để cho mẹ thấy đồ vật bé yêu thích.
  • Bé 2 tuổi vẫn tỏ ra hiểu ý của cha mẹ. Đồng thời, phản ứng khi được gọi tên.
  • Bé sử dụng nét mặt và cử chỉ của mình để giao tiếp với mọi người.
  • Bé 2 tuổi biết càu nhàu và chỉ chỏ đồ vật.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, bé 2 tuổi chưa biết nói cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải các vấn đề liên quan đến chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ hơn về rối loạn phát triển ngôn ngữ; và tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ.

>> Mẹ xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân tại sao trẻ 2 tuổi chưa biết nói?
Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Có phải là dấu hiệu chậm phát triển?

3. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ và chậm nói ở trẻ 2 tuổi

3.1 Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao khi bị rối loạn ngôn ngữ, chậm hoặc không nói

Để biết “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; cha mẹ cần phân biệt giữa rối loạn lời nói và ngôn ngữ; và tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ (delayed language development) là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ; đây là tình trạng chậm phát triển phổ biến ở trẻ em; và cũng là một trong số các dạng chậm phát triển khác ở trẻ. Ví dụ như, trẻ chậm phát triển trí tuệ, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ (delayed speech) là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường; tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Tóm lại, sự khác biệt giữa trẻ 2 tuổi chậm nói và trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là:

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể đã nói được; nhưng chỉ nói được hai từ ghép lại với nhau.
  • Trẻ chậm nói: Trẻ có thể nói được các từ, các cụm từ để diễn đạt ý; nhưng khó hiểu.

Theo đó, một nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ bị chậm nói có thể liên quan đến tiền sử gia đình mắc hội chứng chậm nói; hoặc trẻ bị sinh non trước 37 tuần.

tình trạng rối loạn phát triển ngôn ngữ và chậm nói
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?

3.2 Vì sao bé 2 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ và chậm nói?

Theo các chuyên gia; em bé 2 tuổi chưa biết nói có thể do một số nguyên nhân như, chậm phát triển; trẻ có vấn đề thính giác; suy giảm chức năng vòm miệng,…

Tuy nhiên, bên ngoài những bệnh lý, ngày nay em bé 2 tuổi chưa biết nói còn bị ảnh hưởng do việc tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trong thời gian dài, và như vậy có sao không?

Trong một nghiên cứu về tình trạng em bé 2 tuổi chậm biết nói có sao không? Kết quả từ các bác sĩ nhận định rằng “cứ mỗi 30 phút trẻ tiếp xúc với màn hình làm gia tăng 49% trẻ có nguy cơ bị chậm nói”

Ngược lại, với nhóm phụ huynh dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp cùng con sẽ biết cách hiểu con tốt nhất. Lợi ích nối tiếp lợi ích. Theo nghiên cứu, có 50 – 90% nhóm trẻ có nhiều thời gian bên cạnh cha mẹ sẽ phát triển khả năng hoạt ngôn đủ tốt; thậm chí bé có thể nói cho người lạ hiểu.

4. Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?

khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Khi nào gặp bác sĩ?

Cha mẹ nếu quá lo lắng về việc “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”; hãy chú ý về những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ; và chậm nói sau đây:

  • Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động; không tạo ra các từ hoặc cụm từ một cách tự phát.
  • Chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc từ; không thể sử dụng ngôn ngữ miệng để giao tiếp nhiều hơn nhu cầu tức thì.
  • Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản.
  • Có giọng nói bất thường (chẳng hạn như giọng khàn hoặc giọng mũi).

Vậy có sao không khi em bé 2 tuổi chưa biết nói có những dấu hiệu nên trên? Khi con 2 tuổi của cha mẹ có những biểu hiện đã nêu trên; nên đưa con đi khám bác sĩ. Thay vì cha mẹ tiếp tục giữ niềm tin rằng con vẫn phát triển bình thường và chỉ có phần hơi chậm so với các bạn đồng trang lứa.

Với trẻ 2 tuổi chưa biết nói, và để tránh dẫn đến sai lầm về sau; cha mẹ sẽ cần quyết định nhanh khi quan sát thấy những điểm khác lạ trong quá trình phát triển của con. Bởi vì khi con lớn hơn và qua giai đoạn 2 – 3 tuổi, quá trình điều trị có thể sẽ khó và tiêu tốn thời gian hơn.

>> Mẹ nên xem: Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ để phát triển chiều cao vượt trội?

5. Cách tập cho em bé 2 tuổi chưa biết nói

Cha mẹ cần làm gì để tập nói cho trẻ

Ngoài bác sĩ trị liệu, cha mẹ chính là người có thể giúp con tốt nhất trong giai đoạn này. Biết rằng, nỗi lo em bé 2 tuổi vẫn chưa biết nói có sao không luôn làm phiền tâm trí của cha mẹ.

Dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể áp dụng và cùng con vượt qua trong giai đoạn này:

Dành thêm thời gian giao tiếp với con: Cha mẹ có thể hát, nói chuyện với con, khuyến khích con làm theo, cử chỉ cũng là tốt lắm rồi.

Phát âm đơn giản: Mẹ hãy khuyến khích con nói những chữ cái đơn như “b”. Đến khi con nói tốt hơn, mẹ hãy ghép thêm chữ thành “ba ba ba” hoặc “bi bi bi”, và cho con duy trì luyện tập. 

Đọc sách cùng con: Cha mẹ có biết rằng đọc sách cùng con chính là cơ hội và môi trường để con tiếp xúc với ngôn ngữ và hình ảnh ngay từ bé không. Không những vậy, đây còn là một trong 7 hoạt động gắn kết tình cảm gia đình lành mạnh.

Sử dụng ống hút: Mẹ hãy tập cho con sử dụng ống hút như hút nước lên hoặc thổi ngược vào lại để tạo ra bong bóng. Như một trò giải trí cho con mà còn giúp con cải thiện vùng cơ hàm, vòm miệng. Từ đó kích thích con muốn nói nhiều hơn.

[key-takeaways title=””]

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Tóm lại, cha mẹ nên quan sát và cần dành thêm thời gian chơi với con. Trường hợp nếu thấy con có những dấu hiệu đã nêu trên; cách tốt nhất là cha mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ ngay!

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Cách khắc phục trẻ chậm nói

Khi thấy con trẻ 2 tuổi chậm nói, cha mẹ nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Quyết định đúng đắn của cha mẹ ở thời điểm chìa khóa này sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua trở ngại đầu đời.

1. Khi nào trẻ biết nói? Các giai đoạn tập nói của trẻ

Con trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Bé thật sự bắt đầu tập nói từ các tháng thứ 3 và thứ 4. Và suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian bé tiếp thu, học hỏi rất nhanh kỹ năng nói này.

  • Từ 34 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ; biết kết hợp các nguyên âm và phụ âm tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
  • Từ 57 tháng tuổi: Bé biết nói theo ngữ điệu, điều chỉnh âm lượng; đáp lại lời nói và nét mặt của người đối diện.
  • Từ 89 tháng tuổi: Bé bắt chước lời nói của cha mẹ; bé đã bắt đầu nói được cụm gồm 3 từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Trẻ nói những từ có nghĩa, bắt chước một vài từ trong cụm từ cha mẹ nói ra.
  • Từ 10-11 tháng tuổi: Bé có thể giao tiếp bằng tiếng ồn hoặc cử chỉ; với mục đích yêu cầu điều gì đó.
  • Từ 12-14 tháng tuổi: Trẻ sử dụng ngữ điệu và các hoạt động tay nhiều hơn để minh họa cho lời nói.
  • Từ 16 tháng tuổi: Bé biết gọi “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Con cũng biết dùng cử chỉ gật hoặc lắc đầu cho các câu hỏi như có – không…
  • Từ 18 tháng tuổi: Bé có thể nói cụm từ đơn giản như “muốn con búp bê”; vốn từ vựng lúc này ở khoảng 10-20 từ; như tên mẹ và các từ quen thuộc khác trong sinh hoạt.
  • Từ 2 tuổi: Trẻ có vốn từ vụng khoảng 50 đến 100 từ. Lúc này con đã nói được các câu ngắn 2-3 từ và biết dùng những từ chỉ bản thân như con-em… khi giao tiếp.

Mẹ có thể xem video tổng kết các dấu hiệu cảnh báo chậm nói sớm ở trẻ sau đây:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói có thể là do:

  • Bẩm sinh vòm họng của trẻ (bao gồm môi, lưỡi, hàm, vòm mềm) có vấn đề.
  • Phụ huynh mải làm việc, ít giao tiếp với con. Trẻ thường xuyên xem ti-vi, chơi điện thoại mà “quên” kỹ năng giao tiếp, lười nói chuyện với những người xung quanh.
  • Cha mẹ ứng quá nhanh khi thấy trẻ mới có biểu hiện đòi hỏi điều gì đó, không tạo cơ hội cho trẻ nói thành lời. Đây chính là trở ngại trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như trong gia đình có người dùng tiếng Việt nhưng cũng có người dùng một ngoại ngữ khác như Anh hoặc Pháp hoặc Đức. Tình trạng này khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, không biết nên học nói theo ngôn ngữ nào dẫn tới tình trạng bé hoang mang, chậm học nói.
  • Trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể vì trí não, nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực từ hậu quả của các hội chứng tự kỷ, tăng động…
  • Khả năng nghe kém hoặc không nghe thấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói.

Vì vậy, nếu con trẻ 2 tuổi chậm nói, cụ thể là có các biểu hiện như bên trên thì bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

>> Mẹ xem thêm: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

3. Trẻ 2 tuổi chậm nói cha mẹ phải làm sao?

trẻ 2 tuổi

Khi phát hiện ra con trẻ 2 tuổi chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ phải làm sao? Cha mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để hỗ trợ con phát triển kỹ năng nói:

3.1 Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị cho trẻ tuổi chậm nói

Trước tiên, cha mẹ có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn, thường xuyên mỉm cười cũng là một cử chỉ quan trọng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.

3.2 Cho trẻ 2 tuổi chơi các trò chơi tập thể

Cha mẹ nên cho trẻ 2 tuổi chậm nói tham gia các trò chơi mang tính tập thể. Có các bé cùng độ tuổi sẽ giúp con tăng khả năng tương tác. Hơn nữa, trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.

Các trò chơi tập thể ở đây có thể là bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ, rồng rắn lên mây, chim bay cò bay…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

3.3 Nói tên hành động khi đang thực hiện

Để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn; cha mẹ nên gọi tên từng hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ khi cho trẻ thay quầy áo, mẹ nên nói “thay áo”. Tương tự với hành động “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.

3.4 Đọc truyện cho bé nghe

Cha mẹ nên tìm truyện tranh hoặc sách phù hợp với lứa tuổi để đọc cho bé nghe, cho trẻ nhìn vào sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nhận diện ngôn ngữ và hình ảnh, màu sắc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

3.5 Hạn chế cho trẻ 2 tuổi chậm nói xem tivi

Cha mẹ nên hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại quá 2 giờ/ngày. Đây là các hoạt động khiến trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói khắc phục nhược điểm này là cha mẹ nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.

[inline_article id=281713]

4. Cách điều trị tình trạng trẻ chậm nói

4.1 Khi nào nên đưa trẻ 2 tuổi chậm nói đến bệnh viện?

Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi. Việc can thiệp và điều trị trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng; có thể giúp rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị.

[key-takeaways title=””]

Do đó, khi thấy con có những biểu hiện chậm nói ở trên hoặc cha mẹ chỉ hiểu 50% những gì bé nói; hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục

4.2 Cách điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi trẻ 2 tuổi chậm nói có các dấu hiệu rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát cấu trúc vận động của vòm miệng.

Nếu cấu trúc miệng của con có vấn đề bất thường như sứt môi hoặc chẻ vòm hay lưỡi gà ngắn, dính thắng lưỡi lệch khớp hàm, hô, móm, cơ hàm yếu, căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi… đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của trẻ.

Với trẻ 2 tuổi chậm nói do những nguyên nhân do thính lực kém; các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn. Nếu trẻ nghe kém thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo máy trợ thính.

Nếu trẻ mắc phải vấn đề ở cơ vòm miệng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu bé chậm nói vì các nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bé 2 tuổi giúp con phát triển chiều cao vượt trội!

Việc điều trị trẻ 2 tuổi chậm nói cũng là sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, là cha mẹ, hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé!