Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà cho bé!

Trẻ bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy mức độ nặng nhẹ. Mẹ hiểu rõ về bệnh sẽ chăm sóc và có cách chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi tốt hơn.

Các nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Viêm lợi ở trẻ em phổ biến nhất vẫn là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và làm hỏng nướu răng. 

Bên cạnh mảng bám, các nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi cho trẻ 2 tuổi còn là vì:

  • Viêm lợi do mọc răng: là tình trạng có tính chất tạm thời, thường gặp vào lúc trẻ khoảng 6–7 tuổi, thời điểm trẻ mọc răng vĩnh viễn.
  • Viêm lợi do sang chấn: thường gặp do các sang chấn cơ học do trẻ té ngã, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng…
  • Viêm lợi do vi khuẩn Herpes: xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bình thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra biến chứng liên quan đến não bộ

Ở mức độ nặng hơn, viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi có thể là do tác dụng phụ của những loại thuốc mà con đang sử dụng như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh,… Những thành phần có trong những loại thuốc này có thể làm giảm tiết nước bọt khiến các mảng bám quanh răng không được làm sạch và làm vi khuẩn gia tăng gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ.

Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Lúc này, lợi của bé sẽ bị viêm và thương tổn một cách nhanh chóng. Vì đây là mức độ nặng nhất nên bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được can thiệp chữa trị kịp thời.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi – Triệu chứng và các giai đoạn phát triển

viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi đứa trẻ mà sẽ có các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
  • Răng dễ bị lung lay
  • Hơi thở hôi
  • Lợi có màu sắc bất thường
  • Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu
  • Lợi bị tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài
  • Lở loét bên trong má, nướu răng.

Các giai đoạn phát triển viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi:

  • Giai đoạn đầu: Lợi bị sưng đỏ rất dễ bị chảy máu nhất là khi trẻ đánh răng. Nếu mẹ phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
  • Giai đoạn hai: Giai đoạn lợi bị viêm. Khi thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng và không được vệ sinh hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi, khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy. Thức ăn dính ở kẽ răng nếu không được lấy ra, ngoài biến chứng gây viêm lợi còn gây biến chứng sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng…

Cách chữa viêm lợi cho trẻ em 2 tuổi tại nhà:

Đối với những trường hợp viêm lợi không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng cách giảm triệu chứng bệnh cho con ngay tại nhà vừa đơn giản vừa dễ làm. Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng: 

1. Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ

giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ

Bé bị viêm lợi càng đáng báo động hơn khi bé không ý thức được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng. Vì thế, mẹ cần tạo cho trẻ thói quen chải răng và súc miệng cho con từ nhỏ. Đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn.

Nếu nướu răng của bé bị sưng đau, mẹ không nên chải răng tại vị trí đó. Thay vào đó có thể sử dụng miếng rơ lưỡi để chà quanh chân răng và mảng bám.  Trung bình thời gian đánh răng súc miệng từ 2 – 3 phút cho mỗi lần.

2. Nước muối có tác dụng chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi hiệu quả

Muối là thành phần có tính sát khuẩn cao nên có thể giúp chữa lành tổn thương do viêm lợi gây ra ở giai đoạn đầu. Ngoài ra đây cũng là một nguyên liệu lành tính đối với trẻ nhỏ.

Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa, mẹ cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày. Trong trường hợp con yêu không biết cách súc miệng, mẹ có thể sử dụng băng gạc thấm nước muối và vệ sinh cho con. 

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả có tác dụng trong việc trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi vì khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên tinh dầu thường cay, nóng nên mẹ cần phải pha loãng trước khi cho bé sử dụng để tránh những kích ứng xảy ra.

Cách thực hiện:

  • Mỗi lần sử dụng khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu kết hợp cùng 1/2 cốc nước ấm.
  • Phụ huynh dùng phần nước này súc miệng hoặc rơ miệng cho trẻ trong 30 giây.
  • Súc miệng lại cho trẻ bằng nước sạch
  • Cha mẹ thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để các tính chất của sả tác dụng sâu vào nướu răng.

Chữa viêm lợi cho trẻ em 2 tuổi bằng lá ổi

Trong dân gian sử dụng nước lá ổi để giảm chứng viêm lợi và viêm nha chu ở trẻ em. Ngoài ra dùng bã lá ổi đắp lên răng lợi cũng là giảm đau răng an toàn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 5–10 lá ổi đun cùng với 300ml nước trong vòng 15 phút, sau cùng cho vào chút muối.
  • Mẹ cho bé súc miệng trong 30 giây, sau đó nhổ và không cần súc miệng lại bằng nước.
  • Áp dụng cách này 2–3 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng cho bé. 
  • Khi sử dụng lá ổi, mẹ nên chọn lá ổi sạch, rửa nhiều lần và đun sôi kỹ với nước.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi? Những lưu ý mẹ nên biết sớm

chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Song song với việc áp dụng những cách chữa trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi, mẹ cũng cần phòng tránh bệnh tái phát. Viêm lợi có thể xảy ra nhiều lần trong thời gian ngắn khi răng miệng của bé không được vệ sinh đúng cách. 

  • Khi điều trị viêm lợi ở trẻ, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại và đúng liều lượng có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Không để trẻ mút tay, cắn móng tay hoặc ngậm đồ chơi vì có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng bé gây nhiễm trùng.
  • Chuẩn bị cho trẻ bộ dụng cụ chăm sóc răng lợi và khăn lau miệng riêng.
  • Mẹ kiểm tra răng miệng cho trẻ thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đến các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và chữa trị.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế ăn các món ăn vặt, món ăn chứa nhiều đường vì những món ăn này tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mảng bám phát triển.
  • Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi năm.

Hy vọng những thông tin cơ bản trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Từ đó, bố mẹ biết cách phòng ngừa cũng như xử trí nhanh chóng khi con gặp phải những triệu chứng của bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 2 tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc bé toàn diện

Bé 2 tuổi là cụm từ chung để chỉ trẻ trong độ tuổi từ 24 đến dưới 36 tháng. Ở tuổi này, vốn từ vựng của con khá phong phú nên bé dễ dàng hơn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Các kỹ năng về thể chất cũng dần hoàn thiện giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh theo cách thức “mạo hiểm” hơn.

Mặc dù trọng lượng cơ thể và chiều cao ở các bé 2 tuổi có thể chênh nhau một chút nhưng nhìn chung con đạt được các cột mốc quan trọng sau:

Sự phát triển của bé 2 tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 2 tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình ở trẻ 24 tháng như sau:

  • Bé gái cao 86,4cm và nặng 11,5kg.
  • Bé trai cao 87,1cm và nặng 12,2kg.

Trong giai đoạn từ 24-36 tháng, trẻ có thể tăng thêm 4kg và cao thêm khoảng 8cm. Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng này chỉ mang tính tương đối và có thể dao động đôi chút ở các bé, tùy thuộc vào gen, môi trường sống, chế độ nuôi dưỡng…

2. Các mốc phát triển của bé 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Hãy cùng điểm qua những “thành tựu” của con ở giai đoạn 2-3 tuổi nhé.

2.1 Sự phát triển về mặt thể chất của bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi biết phối hợp vận động các nhóm cơ để làm những gì con muốn và “thử thách” khả năng của bản thân.

  • Kỹ năng vận động thô: Con có thể chạy nhảy, đá, chụp, ném bóng; lên xuống cầu thang nhờ tay vịn; đi lùi hoặc giữ thăng bằng trên 1 chân. Mẹ cũng sẽ thấy bé vừa đi vừa kéo một món đồ chơi hoặc kiễng chân để lấy thứ gì đó ngoài tầm với. Nhìn chung, bé hoàn toàn đủ khả năng kiểm soát các hoạt động cơ bản của cơ thể.
  • Kỹ năng vận động tinh: Các hành động đòi hỏi sự khéo léo như vẽ bằng bút chì, xoay vặn nắp chai, cầm thìa, xếp khối, đóng mở ngăn kéo… đã được con thực hiện thành thạo hơn.

Các mốc phát triển của bé 2 tuổi

2.2 Sự phát triển về mặt kỹ năng xã hội

Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.

Con thích bắt chước các hành vi của người lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách cư xử của bố mẹ, người chăm sóc trực tiếp.

Mặt khác, con có thể tự vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, biết ngồi bô khi có nhu cầu. Con biết cởi và mặc quần áo nhưng chưa biết cài khuy áo.

2.3 Bé 2 tuổi biết làm gì với sự phát triển cảm xúc?

Bé đã ý thức được mình là một “cá thể” độc lập. Vì vậy con trở nên cứng đầu, thậm chí ăn vạ nhằm kiểm tra ranh giới xem mình có thể làm gì và không thể làm gì. Đây là sự phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2.

Mẹ có thể tham khảo cách xử trí khi trẻ ăn vạ tại đây.

Sự phát triển ấn tượng ở bé 2 tuổi là con biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Vì vậy, mẹ hãy vỗ về con và hỏi lý do khi bé nói “Mẹ ơi, con buồn” nhé. Ngoài ra, bé 2 tuổi đã phát triển sở thích cá nhân và điều đó thể hiện qua những chọn lựa về món ăn, trang phục của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

2.4 Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi có vốn từ khoảng 200-400 từ. Bé có thể nói được những câu ngắn tuy trật tự câu còn lộn xộn và hiểu được nhiều hơn những gì người khác nói.

Bé 2 tuổi biết phân loại đồ vật theo màu sắc và hình dạng, phân biệt con vật theo loài (chẳng hạn chim sẻ thuộc loài chim). Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ phát triển theo tốc độ không như nhau. Đừng quá lo lắng nếu em bé của mẹ biết làm ít hơn những gì kể trên.

3. Các vấn đề thường gặp ở bé 2 tuổi

Làm sao biết bé 2 tuổi chậm nói?

bé 2 tuổi chậm nói

Không phải tất cả các bé ở tuổi này đều bắt đầu giao tiếp rõ ràng nhưng bé đã có thể nói tròn câu. Một vài bé 2 tuổi có thể nói được những câu ngắn với từ ngữ đơn giản đi kèm điệu bộ mà bé đã học hỏi dần từ tháng này sang tháng khác. Cũng có những bé sẽ huyên thuyên luôn miệng suốt ngày, nhưng chỉ có ba mẹ mới có thể hiểu được bé đang nói gì. Cả 2 trường hợp nói trên đều khá bình thường, đơn giản là bé đang trải qua quá trình phát triển ngôn ngữ mà thôi.

Bên cạnh đó, việc các bé 2 tuổi phát âm sai là khá phổ biến. Bé thường gặp khó khăn với các chữ cái được phát âm gần giống nhau. Có thể bé sẽ lắp bắp khi không thể nhớ chính xác từ cần nói. Những trường hợp như thế bé sẽ dần dần khắc phục theo thời gian nên mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau, mẹ cần chú ý vì điều đó cho thấy con bị chậm nói và cần được đi thăm khám:

  • Hầu như không nói gì cả.
  • Không bắt chước lời nói của người khác.
  • Bỏ qua toàn bộ các phụ âm (ơi thay vì chơi).
  • Không nói được các câu chứa từ 2-4 từ.
  • Không bao giờ đặt câu hỏi (Cái gì vậy ba/mẹ?) hoặc không tỏ vẻ thất vọng khi không được giải thích rõ ràng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mách mẹ mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Hơn 90 bé trai bị hẹp bao quy đầu sinh lý và thường sẽ hết khi trẻ lên 5 hoặc chậm lắm là trước tuổi dậy thì. Để biết con có bị hẹp bao quy đầu bệnh lý hay không và cách chữa trị thế nào, mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Hướng dẫn chăm sóc cho bé 2 tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

  • Tập cho bé ăn cơm: Giai đoạn này con đã mọc đủ răng nên phần lớn trẻ đã chuyển sang ăn cơm nát hoặc cơm hạt. Nếu bé còn ăn cháo thì mẹ nên nhanh chóng tập cho bé ăn cơm. Vì trẻ đã lớn mà chưa ăn được cơm hoặc thức ăn lợn cợn sẽ gặp phải một số trở ngại sau:
  • Bé lười ăn do không cảm nhận được hương vị thức ăn, trở nên biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Cơ hàm kém phát triển, trở nên hẹp, ảnh hưởng xấu đến việc mọc răng sau này.
  • Gặp khó khăn khi đi học mẫu giáo vì không thể ăn cơm hoặc nhai thức ăn như những trẻ khác.

[inline_article id=93648]

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Thực đơn cho trẻ 2-3 tuổi cần đảm bảo:

  • Gạo, bột gạo: 150-200g (tính luôn cả các bữa phụ bún, phở).
  • Đạm (tôm, thịt, cá…): 150-200g.
  • Rau xanh: 150-200g.
  • Dầu mỡ: 40g.
  • Sữa: 400-500ml.

Món ăn cho bé 2 tuổi

Gợi ý mẹ:

Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

2. Hoạt động cho bé 2 tuổi phát triển tốt

Những hoạt động sau rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não:

  • Tập cho bé vận động bằng cách xếp từng chồng giấy dưới sàn nhà và hướng dẫn bé nhảy lần lượt qua những “hòn đảo” bằng giấy”.
  • Với bé 2 tuổi, trí tưởng tượng của con rất phong phú. Ví dụ như hộp giày của bố có thể “biến” thành giường ngủ cho chú gấu bông của con. Hãy phát huy khả năng sáng tạo vô hạn của trẻ bằng các chơi trò chơi “đóng giả”. 
  • Duy trì việc đọc sách, kể chuyện cho bé nghe vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh kể chuyện, hãy đặt câu hỏi cho bé để con trả lời (trong câu chuyện, ai là người tốt, ai là người xấu, hành động nào là tốt, hành động nào không nên làm…). Điều này vừa giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ vừa định hướng phát triển tính cách cho trẻ.
  • Dạy bé hát những bài hát cho trẻ 2-3 tuổi hoặc những bài đồng dao.

3. Cách giữ an toàn cho trẻ 2 tuổi

Trẻ hiếu động và nghịch ngợm nên mẹ phải trông chừng con sát sao là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ lưu ý thêm những điều sau:

  • Không để trẻ ở gần khu vực ao hồ, sông, suối, bể chứa nước… để ngừa đuối nước. Không để các chum, vại, chậu, xô đựng nước trong nhà mà không che chắn cẩn thận.
  • Khuyến khích trẻ ngồi khi ăn và nhai kỹ thức ăn để tránh bị nghẹn.
  • Thường xuyên kiểm tra những đồ chơi vận động ngoài trời xem có bị lỏng hoặc hỏng các bộ phận không để phòng trường hợp con bị té ngã.
  • Bé cũng thích khám phá các ngăn kéo tủ nơi có thể bị kẹp ngón tay hay đụng phải các đồ vật sắc nhọn. Để tránh điều này, tốt nhất hãy lắp khóa ngăn kéo cho an toàn và an tâm mẹ nhé.
  • Không để các vật nhỏ, dễ nuốt như pin, cúc áo, hóa chất, thuốc… trong tầm tay trẻ.
  • Nhắc trẻ không cho bút chì hoặc sáp màu vào miệng khi tô màu vì vừa mất vệ sinh lại nguy hiểm nếu trẻ lỡ nuốt phải.
  • Không cầm đồ uống nóng khi đang cho bé ngồi trên đùi hay có bé bên cạnh. Những cử động đột ngột có thể làm đổ nước, khiến con bị phỏng.
  • Khi đi ô tô, đảm bảo rằng con ngồi ở ghế sau và được thắt dây an toàn đúng cách.

Một điều lưu ý nữa là mẹ cần trang bị đầy đủ các đồ dùng sơ cứu cần thiết trong nhà như băng cứu thương, thuốc sát trùng… Mẹ cũng đừng quên những câu nói vỗ về xoa dịu khi chẳng may bé bị trầy xước hay bầm tím, chúng có tác dụng như một loại thuốc giảm đau hiệu quả với bé đấy.

4. Chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo

Chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo

Chẳng bao lâu con sẽ đi học mẫu giáo. Điều mẹ cần làm bây giờ là chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng để con không gặp khó khăn khi hòa nhập vào môi trường mới, đặc biệt là 2 kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: biết tự xúc ăn, mặc quần áo, đi vệ sinh…
  • Kỹ năng giao tiếp: dạn dĩ, biết cách kết bạn, diễn đạt điều mong muốn.

Không chỉ nuôi dạy con theo các phương pháp tiến bộ nhất, việc chọn trường cho con cũng là điều vô cùng quan trọng. Vì chọn sai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, làm trẻ sợ đi học thì vô cùng nguy hại.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh

Lời khuyên của bác sĩ để bé 2 tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Trẻ ở tuổi này thường bệnh vặt do hệ miễn dịch còn non nớt cũng như trẻ chưa biết cách giữ vệ sinh, hay ngậm tay, các vật xung quanh. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi mẹ cần tham khảo về triệu chứng và cách chăm sóc bé:

2. Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một bé 2 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

  • Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình: Việc chăm sóc bé 2 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng. Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó chỉ dành cho mẹ sẽ giúp mẹ có cơ hội sạc lại pin.
  • Để tránh cảm giác bị cô lập, mẹ có thể kể chuyện cho bé 2 tuổi tại thư viện hoặc trung tâm cộng đồng. Hoặc mẹ có thể gặp gỡ bạn bè và con cái của họ tại sân chơi hoặc công viên; hoặc gặp gỡ những phụ huynh trong nhà trẻ nơi con học để chia sẻ những câu chuyện và mẹo nuôi dạy con.
  • Tạo ra một mối liên kết với các bậc cha mẹ hỗ trợ có nghĩa là mẹ sẽ có một người nào đó để trò chuyện trong hoàn cảnh tương tự. Điều này có thể giúp giảm bớt một số căng thẳng hoặc lo lắng mà mẹ cảm thấy khi giải quyết tất cả những thăng trầm của việc nuôi dạy bé 2 tuổi.

Để ngừa bệnh cho bé 2 tuổi, mẹ cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch vào thực đơn của con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Cách khắc phục trẻ chậm nói

Khi thấy con trẻ 2 tuổi chậm nói, cha mẹ nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn. Quyết định đúng đắn của cha mẹ ở thời điểm chìa khóa này sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua trở ngại đầu đời.

1. Khi nào trẻ biết nói? Các giai đoạn tập nói của trẻ

Con trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Bé thật sự bắt đầu tập nói từ các tháng thứ 3 và thứ 4. Và suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian bé tiếp thu, học hỏi rất nhanh kỹ năng nói này.

  • Từ 34 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ; biết kết hợp các nguyên âm và phụ âm tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.
  • Từ 57 tháng tuổi: Bé biết nói theo ngữ điệu, điều chỉnh âm lượng; đáp lại lời nói và nét mặt của người đối diện.
  • Từ 89 tháng tuổi: Bé bắt chước lời nói của cha mẹ; bé đã bắt đầu nói được cụm gồm 3 từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Trẻ nói những từ có nghĩa, bắt chước một vài từ trong cụm từ cha mẹ nói ra.
  • Từ 10-11 tháng tuổi: Bé có thể giao tiếp bằng tiếng ồn hoặc cử chỉ; với mục đích yêu cầu điều gì đó.
  • Từ 12-14 tháng tuổi: Trẻ sử dụng ngữ điệu và các hoạt động tay nhiều hơn để minh họa cho lời nói.
  • Từ 16 tháng tuổi: Bé biết gọi “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Con cũng biết dùng cử chỉ gật hoặc lắc đầu cho các câu hỏi như có – không…
  • Từ 18 tháng tuổi: Bé có thể nói cụm từ đơn giản như “muốn con búp bê”; vốn từ vựng lúc này ở khoảng 10-20 từ; như tên mẹ và các từ quen thuộc khác trong sinh hoạt.
  • Từ 2 tuổi: Trẻ có vốn từ vụng khoảng 50 đến 100 từ. Lúc này con đã nói được các câu ngắn 2-3 từ và biết dùng những từ chỉ bản thân như con-em… khi giao tiếp.

Mẹ có thể xem video tổng kết các dấu hiệu cảnh báo chậm nói sớm ở trẻ sau đây:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói có thể là do:

  • Bẩm sinh vòm họng của trẻ (bao gồm môi, lưỡi, hàm, vòm mềm) có vấn đề.
  • Phụ huynh mải làm việc, ít giao tiếp với con. Trẻ thường xuyên xem ti-vi, chơi điện thoại mà “quên” kỹ năng giao tiếp, lười nói chuyện với những người xung quanh.
  • Cha mẹ ứng quá nhanh khi thấy trẻ mới có biểu hiện đòi hỏi điều gì đó, không tạo cơ hội cho trẻ nói thành lời. Đây chính là trở ngại trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như trong gia đình có người dùng tiếng Việt nhưng cũng có người dùng một ngoại ngữ khác như Anh hoặc Pháp hoặc Đức. Tình trạng này khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, không biết nên học nói theo ngôn ngữ nào dẫn tới tình trạng bé hoang mang, chậm học nói.
  • Trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể vì trí não, nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực từ hậu quả của các hội chứng tự kỷ, tăng động…
  • Khả năng nghe kém hoặc không nghe thấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói.

Vì vậy, nếu con trẻ 2 tuổi chậm nói, cụ thể là có các biểu hiện như bên trên thì bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

>> Mẹ xem thêm: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

3. Trẻ 2 tuổi chậm nói cha mẹ phải làm sao?

trẻ 2 tuổi

Khi phát hiện ra con trẻ 2 tuổi chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ phải làm sao? Cha mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để hỗ trợ con phát triển kỹ năng nói:

3.1 Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị cho trẻ tuổi chậm nói

Trước tiên, cha mẹ có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn, thường xuyên mỉm cười cũng là một cử chỉ quan trọng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.

3.2 Cho trẻ 2 tuổi chơi các trò chơi tập thể

Cha mẹ nên cho trẻ 2 tuổi chậm nói tham gia các trò chơi mang tính tập thể. Có các bé cùng độ tuổi sẽ giúp con tăng khả năng tương tác. Hơn nữa, trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.

Các trò chơi tập thể ở đây có thể là bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ, rồng rắn lên mây, chim bay cò bay…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

3.3 Nói tên hành động khi đang thực hiện

Để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn; cha mẹ nên gọi tên từng hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ khi cho trẻ thay quầy áo, mẹ nên nói “thay áo”. Tương tự với hành động “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.

3.4 Đọc truyện cho bé nghe

Cha mẹ nên tìm truyện tranh hoặc sách phù hợp với lứa tuổi để đọc cho bé nghe, cho trẻ nhìn vào sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nhận diện ngôn ngữ và hình ảnh, màu sắc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

3.5 Hạn chế cho trẻ 2 tuổi chậm nói xem tivi

Cha mẹ nên hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại quá 2 giờ/ngày. Đây là các hoạt động khiến trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói khắc phục nhược điểm này là cha mẹ nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.

[inline_article id=281713]

4. Cách điều trị tình trạng trẻ chậm nói

4.1 Khi nào nên đưa trẻ 2 tuổi chậm nói đến bệnh viện?

Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi. Việc can thiệp và điều trị trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng; có thể giúp rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị.

[key-takeaways title=””]

Do đó, khi thấy con có những biểu hiện chậm nói ở trên hoặc cha mẹ chỉ hiểu 50% những gì bé nói; hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục

4.2 Cách điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi trẻ 2 tuổi chậm nói có các dấu hiệu rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát cấu trúc vận động của vòm miệng.

Nếu cấu trúc miệng của con có vấn đề bất thường như sứt môi hoặc chẻ vòm hay lưỡi gà ngắn, dính thắng lưỡi lệch khớp hàm, hô, móm, cơ hàm yếu, căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi… đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của trẻ.

Với trẻ 2 tuổi chậm nói do những nguyên nhân do thính lực kém; các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn. Nếu trẻ nghe kém thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo máy trợ thính.

Nếu trẻ mắc phải vấn đề ở cơ vòm miệng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu bé chậm nói vì các nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bé 2 tuổi giúp con phát triển chiều cao vượt trội!

Việc điều trị trẻ 2 tuổi chậm nói cũng là sự đồng hành của phụ huynh trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, là cha mẹ, hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé!